Từ các kết quả, điểm nổi bật của ngành nông nghiệp năm 2021, trên cơ sở ý kiến góp ý của các chuyên gia nông nghiệp, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt xin giới 10 sự kiện nổi bật nhất của ngành nông nghiệp do báo tổ chức bình chọn.
10 SỰ KIỆN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NỔI BẬT NĂM 2021 ĐƯỢC BÌNH CHỌN BỞI 10 CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN HIỆN NAY, GỒM:
1. Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PTNT, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT.
2. TS Đặng Kim Sơn - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn.
3. GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ.
4. GS-VS Nguyễn Văn Bộ - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
5. TS. Nguyễn Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương.
6. Ông Hoàng Văn Tú - chuyên gia hệ thống thực phẩm, đại diện Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam.
7. ThS. Bùi Kim Thùy - chuyên gia, Đại diện Cấp cao Hội đồng kinh doanh ASEAN- Hoa Kỳ (USABC).
8. TS Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT).
9. Ông Hoàng Trọng Thủy - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nông thôn mới.
10. Bà Nguyễn Thị Thành Thực - doanh nhân, Ủy viên BCH Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagico.
Lần đầu tiên bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật trong năm
Lần đầu tiên chương trình Bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật năm 2021 và Toạ đàm: "Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; Chinh phục thị trường nông sản thế giới 2022" do Bộ NNPTNT phối hợp với Báo Nông thôn ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức đã nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Từ các kết quả, điểm nổi bật của ngành nông nghiệp năm 2021, trên cơ sở ý kiến góp ý của các chuyên gia nông nghiệp, thay mặt Ban Tổ chức, Nhà báo Lưu Quang Định- Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt công bố 10 sự kiện nổi bật nhất của ngành nông nghiệp 2021.
1.Tăng trưởng nông nghiệp năm 2021 đạt 2,82%. Chịu tác động bởi dịch Covid-19, tăng trưởng nông nghiệp vẫn duy trì ở mức cao so với GDP bình quân chung cả nước (ước đạt 2%). Sản lượng lương thực tăng hơn 1 triệu tấn đạt 43,86 triệu tấn trong điều kiện sử dụng linh hoạt 3,5 triệu ha đất lúa mà Quốc hội thông qua; góp phần đảm bảo an ninh lương thực vững chắc và phục vụ xuất khẩu.
Đây cũng là năm đầu tiên ngành nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".
Tại Hội nghị thượng đỉnh Đại hội đồng LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: Việt Nam sẽ trở thành nhà cung ứng lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững của thế giới.
Một trong những điểm nhấn ấn tượng của ngành nông nghiệp năm 2021 là xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu đạt kỷ lục đạt 48,6 tỷ USD.
2. Xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu đạt kỷ lục đạt 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. Thặng dư thương mại đạt 6,4 tỷ USD, giảm 40% so với năm 2020.
Cụ thể: Nông nghiệp tăng 3,19%, lâm nghiệp tăng 3,5%, thủy sản tăng 1,58%.
Đây cũng là năm đầu tiên Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, Thái Lan, Philipines để trở thành quốc gia châu Á xuất khẩu lớn nhất nông lâm thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ.
Có 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo).
3. 1,3 triệu lao động hồi hương sau làn sóng Covid-19.
Sau đại dịch Covid-19, ước tính đã có 1,3 triệu lao động từ các tỉnh phía Nam hồi hương về quê (ở miền Bắc). Vấn đề này đặt ra câu hỏi cần giải quyết, đó là cần xây dựng các ngành nghề ở nông thôn để hạn chế tình trạng di cư, giúp người dân yên tâm ở lại lao động sản xuất.
Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, việc 5.000 container ùn tắc ở các cửa khẩu đợi thông quan sang Trung Quốc cho thấy nhiều vấn đề bất cập trong chuỗi cung ứng.
4. 5.000 xe container chở hàng hóa nông sản ùn tắc tại cửa khẩu. Đây là đợt ùn tắc kỷ lục xe chở nông sản tại cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi về sản xuất; trong đó có vấn đề về kiểm soát dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng...
5. Giá cả vật tư đầu vào tăng cao, giá thực phẩm giảm sâu. Trong khi giá thịt lợn, nhất là giá gia cầm giảm sâu suốt hơn 1 năm với giá thịt lợn hơi giảm tử 80.000-90.000 đồng/kg xuống còn 50.000-60.000 đồng/kg; giá gà thấp nhất còn 29.000-37.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá vật tư đầu vào (thức ăn chăn nuôi tăng gấp 2 lần, phân bón tăng 3 lần), đặc biệt phân bón u rê đã vượt mốc 1 triệu đồng/bào đã gây khó khăn cho người nông dân.
6. Cả nước đã có 5.496 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, riêng năm 2021 đã tăng thêm 2.000 sản phẩm.
Năm 2021 chứng kiến làn sóng nông sản được tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử. Ảnh: Voso.
7. Làn sóng nông sản lên sàn thương mại điện tử trong đại dịch Covid-19. Đã có 2 triệu hộ nông dân đăng ký gian hàng số trên các sàn thương mại điện tử. Nhiều mặt hàng như vải thiều, nhãn, xoài đã được đưa lên sàn điện tử để tiêu thụ.
Cũng trong năm 2021, Bộ NNPTNT đã quyết định thành lập Tổ công tác 970 để kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân 19 tỉnh, thành phía Nam chịu tác động bởi phong tỏa và giãn cách vì Covid-19, qua đó giúp nhiều mặt hàng nông sản đã được tiêu thụ kịp thời.
8.Cam kết tại COP 26 về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. Theo đó, tại Hội nghị COP 26 diễn ra ở Glasgow (Vương Quốc Anh), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết: Đến năm 2030, Viêt Nam sẽ chấm dứt nạn phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.
9. Quốc hội phê duyệt chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái. Bổ sung tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới, tỉnh nông thôn mới.
Đồng thời, đã thông qua Nghị quyết cho phép thành lập Ban Chỉ đạo chung cho cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.
10. Khánh thành đại dự án Cống Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, phục vụ tưới cho 384.000ha lúa vùng mặn ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đây cũng là dự án nhận được rất nhiều sự quan tâm, tranh luận nhiều chiều. Việc khánh thành dự án sẽ giúp giảm xâm nhập mặn ở ĐBSCL và chủ động nguồn nước tưới bền vững phục vụ canh tác lúa và nuôi trồng thủy sản.
Ngày 17/4, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị nghe báo cáo và cho ý kiến về Đề án thành lập Đặc khu Cô Tô. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Ngọc Hân – Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án.
Sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh mới tiếp tục phấn đấu xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đô thị để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo lộ trình.
Trong khi tỉnh Ninh Bình dự kiến đặt tên mới cho các đơn vị hành chính cấp xã theo tên gọi của một địa phương trong diện sáp nhập thì hai tỉnh Nam Định, Hà Nam lại chọn phương án lấy tên huyện, thành phố cũ và đánh thêm số thứ tự. Sau sáp nhập, tỉnh mới Ninh Bình sẽ có 129 xã.
Sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã giảm từ 24 xã, thị trấn xuống còn 5 xã, thị trấn (tỷ lệ giảm 79,17%). Tên gọi 5 xã mới sau sáp nhập là: xã Thiệu Hóa, xã Thiệu Tiến, xã Thiệu Toán, xã Thiệu Trung và xã Thiệu Quang.
Vẫn là cái cảm giác hoang phế và lạnh lẽo. Bên cạnh mả Hời như người dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vẫn gọi vậy, có những ngôi mộ cổ của người Việt, người Minh Hương.
Ngày 22/4, đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội tiếp xúc với cử tri huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại đây, nhiều cử tri kiến nghị cần có giải pháp cụ thể để giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân khi sáp nhập xã, bỏ cấp huyện, đảm bảo thông suốt không bị ngắt quãng.
Hiện tại, ngành tiêu đang rơi vào giai đoạn cung thấp hơn cầu, vì vậy nhiều người tin tưởng giá tiêu năm nay sẽ quay lại mốc 200.000 đồng/kg - thời kỳ hoàng kim của giá tiêu.
Việt Nam đã có hơn 142 trung tâm và điểm bán hàng OCOP được thành lập, cùng với hơn 10.000 gian hàng tại các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh và khu vực, giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho sản phẩm OCOP. Huy động được 22.845 tỷ đồng cho chương trình OCOP...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai nhiều nội dung, việc làm cụ thể, khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể nông dân thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, làm cho bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.
Ngày 21/4, ông Võ Tấn Công, Bí thư Đảng ủy xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nơi bất ngờ xuất hiện đàn cò nhạn( loài chim hoang dã quý hiếm có tên trong sách Đỏ) cho biết địa phương đã ban hành văn bản yêu cầu xã và các đoàn thể lên kế hoạch bảo vệ đàn cò nhạn quý hiếm.