Giá USD hôm nay 26/7: Tiếp đà tăng bất chấp lo ngại của thị trường
Giá USD hôm nay 26/7 duy trì xu hướng tăng nhẹ, bất chấp lo ngại của thị trường về quyết định lãi suất của Fed và thời hạn áp thuế đối ứng 1/8 đến gần.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Kim Sơn là huyện ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở Đông Nam của tỉnh Ninh Bình cách thành phố Ninh Bình 28 km. Bên cạnh đó, diện tích tự nhiên của huyện Kim Sơn là 239,78 km2, dân số trên 187 nghìn người, bao gồm 23 xã, 2 thị trấn.
Kim Sơn là huyện ven biển duy nhất của tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng
Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, tiếp giáp biển Đông có chiều dài gần 18km cùng những đa dạng sinh học nổi bật đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Đặc biệt, với các tuyến đường bộ, đường thủy chạy qua tạo điều kiện cho huyện Kim Sơn trong việc giao lưu kinh tế với các huyện lân cận, thúc đẩy nền kinh tế xã hội của địa phương phát triển theo hướng toàn diện trong giai đoạn tới.
Huyện Kim Sơn hệ thống sông ngòi dày đặc. Ảnh: Vũ Thượng
Ngoài ra, Kim Sơn có vị trí tương đối bằng phẳng, không có địa hình đồi núi xen lẫn, độ cao thấp dần ra phía biển, nghiêng theo hướng Bắc-Nam và Đông-Tây. Huyện nằm trong vùng bờ biển được bồi tụ, tốc độ bồi tụ cao nhất dải ven biển Bắc Bộ, hàng năm mở ra biển khoảng 60-80 m làm tăng diện tích tự nhiên của huyện lên khoảng 100 ha.
Cùng với đó, hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo nên cho huyện Kim Sơn có nguồn tài nguyên nước tương đối dồi dào để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện…
Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, điều kiện kinh tế - xã hội huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) còn gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình nhất là về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống điện - đường-trường-trạm, giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, trụ sở làm việc của các xã còn hạn chế so với yêu cầu.
Người dân xã Kim Trung (huyện Kim Sơn) vệ sinh ao để ươm con hàu giống. Ảnh: Vũ Thượng
Đồng thời, trong phát triển sản xuất nông nghiệp còn chậm, quy mô manh mún, nhỏ lẻ, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác năm 2009, mới đạt 77,3 triệu đồng/ha/năm;..
Ngoài ra, năm 2010, huyện Kim Sơn thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 11,1 triệu đồng. Đặc biệt, chưa có xã nào đạt so với tiêu chí 10 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009, theo chuẩn giai đoạn 2006-2010 của các xã trên địa bàn huyện Kim Sơn là 8,58% (toàn huyện là 8,32%).
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 ,theo chuẩn giai đoạn 2011-2015, là 16,99% (toàn huyện là 16,46%). Các hộ nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ thông qua chế độ, chính sách xã hội, đặc biệt được tập huấn trang bị kiến thức để chủ động phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo.
Đến nay, huyện Kim Sơn đã hoàn thiện hồ sơ quy hoạch vùng gửi cơ quan chức năng xem xét, thẩm định. Ảnh: Vũ Thượng
Ngoài ra, công tác lập quy hoạch vùng huyện, cũng như công tác lập quy hoạch chung xây dựng NTM của các xã, còn một số hạn chế dẫn đến phải điều chỉnh bổ sung cục bộ quy hoạch.
Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển còn chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Môi trường nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm.
Công tác tuyên truyền và phát động phong trào thi đua chưa đủ mạnh và thường xuyên; phong trào chưa đồng đều giữa các vùng; trong xây dựng NTM đang coi trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, chưa thực sự quan tâm đến các hoạt động ở cộng đồng dân cư và nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, phát triển văn hóa, cải thiện môi trường,...
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh Ninh Bình về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Kim Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện hệ thống tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện từ huyện đến cơ sở.
Trụ sở UBND huyện Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) được xây dựng khang trang. Ảnh: Vũ Thượng
Đối với cấp huyện lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của huyện, thường xuyên kiện toàn đảm bảo chỉ đạo thực hiện chương trình có hiệu quả. Giai đoạn 2021-2025 gồm 30 người, do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban.
Hiện tại, ngoài các chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện Kim Sơn luôn bố trí nguồn lực để hỗ trợ xây dựng NTM. Cụ thể, theo Đề án số 02/ĐA-UBND ngày 07/12/2020 của UBND huyện Kim Sơn: Thưởng xây dựng công trình phúc lợi cho xã đạt chuẩn NTM 500 triệu đồng/xã; xã đạt chuẩn NTM nâng cao: 200 triệu đồng/xã; xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu: 300 triệu đồng /xã.
Xã Lai Thành một trong những xã đạt chuẩn nông thôn mới huyện Kim Sơn. Ảnh: Vũ Thượng
Đặc biệt, thưởng cho thôn (xóm) đạt chuẩn Khu dân cư NTM kiểu mẫu: 50 triệu đồng/thôn (xóm) để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí. Ngoài ra, còn hỗ trợ kinh phí mua xi măng cho các xã làm đường giao thông thôn, xóm: 13,25 tỷ đồng. Hỗ trợ nhà văn hóa thôn (xóm) xây mới: 0,6 tỷ đồng (12 nhà văn hóa thôn, xóm),…
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quyết tâm chính trị cao, các chính sách linh hoạt, phù hợp, cùng với sự tham gia chủ động, tích cực của người dân…Các địa phương đã chủ động khắc phục khó khăn ban đầu để dần từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM.
Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp chính quyền địa phương vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua xây dựng NTM thông qua các phong trào
Đường NTM được trồng hoa xanh tốt tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Vũ Thượng
Cụ thể như: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"; "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường"; "Ngày thứ bảy xanh, ngày chủ nhật sạch"; Phòng, chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội…
Đặc biệt phải kể đến các cấp Hội Nông dân huyện Kim Sơn với các mô hình: "Nói không với thực phẩm bẩn", "Bể chứa rác, bao bì thuốc bảo vệ thực vật", "Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ"…
Các cấp Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình tham quan mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Kim Đông, huyện Kim Sơn. Ảnh: Vũ Thượng
Từ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội...tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Sơn đã có những chuyển biến tích cực, thay đổi rõ rệt, chuyển dịch theo hướng hàng hóa, an toàn, hiệu quả. Năm 2021, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt 179,5 triệu đồng/ha/năm.
Đối với lĩnh vực trồng trọt, huyện Kim Sơn đã chuyển dịch theo hướng từ năng suất sang chất lượng, đặc sản, sản xuất theo hướng hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bà Lê Thị Xuyến (xã Kim Đông, huyện Kim Sơn) với mô hình đào ao trên vườn nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp thu lời gần 400 triệu đồng/năm. Ảnh: Vũ Thượng
Trong chăn nuôi từ nhỏ lẻ từng bước chuyển sang chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, gia trại và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong sản xuất chăn nuôi như: Cho ăn, uống bằng hệ thống tự động; theo dõi bằng camera; xây dựng hệ thống chuồng trại khép kín,…
Do xuất phát điểm thấp, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nên năm 2011, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện Kim Sơn mới đạt 13 triệu đồng/người/năm.
Giáo dân thuộc Giáo xứ Hợp Thành (xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đồng lòng xây dựng NTM. Ảnh: Vũ Thượng
Để nâng cao đời sống nhân dân, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Kim Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp,…để nâng cao thu nhập nhân dân. Bên cạnh hỗ trợ của nhà nước, các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách,…được giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần nhằm vươn lên thoát nghèo, nâng cao thu nhập.
Qua đó, thu nhập bình quân đầu người hàng năm trên địa bàn huyện Kim Sơn liên tục tăng. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, mỗi năm thu nhập bình quân tăng khoảng 4,7 triệu đồng so với năm trước liền kề, tương đương tăng 15%/năm.
Một hộ nông dân ở xã Lai Thành (huyện Kim Sơn) nuôi con ốc nhồi làm giàu. Ảnh: Vũ Thượng
Riêng năm 2021, nền kinh tế của huyện chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, không chỉ ngành công nghiệp, dịch vụ mà ngành thủy sản cũng bị thiệt hại nặng nề do không có thị trường đầu ra. Vì thế , thu nhập bình quân đầu người của huyện cũng bị ảnh hưởng và không tăng so với năm 2020.
Tuy vậy với đà phục hồi mạnh mẽ, năm 2022, các ngành, các thành phần kinh tế của huyện đã đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và có bước tăng trưởng nhảy vọt. Theo điều tra, khảo sát đến năm 2022, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 57,2 triệu đồng/người/năm (Khu vực nông thôn đạt 53,5 triệu đồng; khu vực thành thị đạt 59,5 triệu đồng).
Kim Sơn đã hoàn thiện hồ sơ để thẩm định huyện đạt chuẩn NTM mới năm 2022. Ảnh: Vũ Thượng
Có được một kết quả ấn tượng như trên, ngoài việc phát triển mạnh các ngành kinh tế của huyện, một lượng tiền lớn đã được chuyển về Kim Sơn bởi trên 10 nghìn lao động đang làm việc tại các thành phố lớn, các tỉnh thành phía nam và người đi xuất khẩu lao động.
Phó Chủ tịch UBND xã Thu Cúc (tỉnh Phú Thọ mới, sau sáp nhập Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) Hà Thị Tố Nguyệt cho biết thêm: Xã có gần 30 cán bộ, công chức là cán bộ của huyện Tân Sơn cũ và các xã lân cận được điều động đến làm việc. Tuy khoảng cách từ nhà đến xã gần 20km nhưng các cán bộ đều nỗ lực làm viêc, có những hôm làm xong việc đã 23 giờ đêm mới về nhà, nhưng sáng hôm sau đã có mặt sớm tại trụ sở làm việc.
Giá USD hôm nay 26/7 duy trì xu hướng tăng nhẹ, bất chấp lo ngại của thị trường về quyết định lãi suất của Fed và thời hạn áp thuế đối ứng 1/8 đến gần.
Ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cùng các lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã đến đảo Phú Quý( tỉnh Bình Thuận cũ) dự, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Đặc khu Phú Quý, nhấn mạnh đến xây dựng nông thôn mới, khai thác hiệu quả kinh tế biển...
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kế hoạch thanh tra chuyên đề diện rộng, với hơn 898 dự án thuộc diện rà soát. Mục tiêu là làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm tiến độ và những vướng mắc pháp lý tại các dự án này.
Tại vùng đất từng oằn mình trong đói nghèo như xã Hướng Hiệp (Quảng Trị), mỗi mái nhà mới được dựng lên, mỗi đàn bò được trao, mỗi người con xuất khẩu lao động gửi tiền về… đều là minh chứng sống động cho hiệu quả của chính sách giảm nghèo bền vững góp phần tạo nên một Hướng Hiệp hôm nay ấm no, khởi sắc.
Phim hành động mới nhất của Điện ảnh Công an Nhân dân tái hiện vụ cướp máy bay có thật, hứa hẹn những pha hành động nghẹt thở và chân thực.
Hà Nội đề xuất giao UBND cấp xã xác nhận điều kiện thu nhập cho người thu nhập thấp không có hợp đồng lao động khi mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhằm kiểm soát đúng đối tượng thụ hưởng.
Một số hộ nông dân xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên cũ) đã cải tạo ruộng kém hiệu quả, khu đất bỏ hoang để nuôi ốc bươu đen-ốc nhồi (là loại ốc đặc sản). Nổi lên trong mô hình nuôi ốc bươu đen là ao nuôi của anh Đỗ Duy Phong, Chủ tịch Hội Nông dân xã.
Chiều 25/7, xã Vị Xuyên tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên.
Theo nhiều sinh viên, trường Đại học Điện lực tăng học phí lên đến 20% cho khóa học cũ và 30-40% cho khóa mới là con số chưa phù hợp, gia đình không thể xoay xở.
Cổ phiếu bất động sản SJS tăng gần 50% sau 6 phiên “tím lịm”, vươn lên nhóm đắt giá nhất sàn. Nhưng nghịch lý là Chủ tịch HĐQT lại không sở hữu cổ phần nào tại thời điểm chốt quý 2/2025.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố trong vòng đàm phán thứ ba ở Istanbul đã đạt được một thỏa thuận mang tính nguyên tắc về cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine.
Tác giả Niê A Dũng gửi về cuộc thi viết "Việt Nam trong tôi" do báo điện tử Dân Việt phát động bài thơ mang tên "Đất nước".
Bức xúc vì trọng tài đưa ra quyết định gây tranh cãi, HLV Kim Sang-sik đã ra sát đường biên phản ứng và lập tức phải nhận 1 thẻ vàng từ vị “vua áo đen” điều khiển trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Philippines.
Điều tra vụ chiếc vali bốc mùi nghi chứa thi thể nữ ở TP.HCM; người đàn ông nổ súng khi cảnh sát kiểm tra hành chính; Bộ Tài chính lên tiếng về một Vụ trưởng tử vong tại Cơ quan Bộ... là những tin nóng 24 giờ qua.
Bà Phạm Thị Diêm, xã Xuân Sơn, TPHCM (trước sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, TP HCM, xã Xuân Sơn thuộc huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) vươn lên làm giàu nhờ nuôi heo rừng lai. Mô hình nuôi loại heo đặc sản này giúp bà Diêm có doanh thu hơn 1 tỷ/năm.
Anh Phạm Minh Đức, Chủ nhiệm CLB Chim săn mồi tỉnh Cà Mau (mới), cho biết, hiện CLB có 15 thành viên chính thức, ở nhiều độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau, nhưng có chung niềm đam mê biến những con chim rừng, chim hoang dã như chim đại bàng, diều hâu, cú mèo, chim cắt...trở nên gần gũi, biết nghe lời.
Tình hình dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Ninh Bình mới (bao gồm 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam cũ) đang diễn biến phức tạp, đặc biệt sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính. Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ninh Bình, tính đến nay, dịch bệnh đã xuất hiện tại 19 xã, phường, buộc phải tiêu hủy hơn 3.000 con lợn, gây thiệt hại đáng kể cho ngành chăn nuôi địa phương.
Giữa đại ngàn xanh thẳm của Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng mới, sau sáp nhập tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Thuận), quần thể 108 cây thông hai lá dẹt-loài cây cổ thụ đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.
110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cùng nhau trải qua 14 ngày, đi qua 10 tỉnh, thành phố, khám phá những vùng đất giàu bản sắc văn hóa và lịch sử; cùng nhau vun đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước.
Nghe đến đâu, tôi thấy như ai đó vừa vạch ra con người mình đến đó.
Tối ngày 25/7, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Hà Tĩnh vinh dự trở thành trung tâm của võ thuật Châu Á với lễ khai mạc Giải Vô địch Pencak Silat Châu Á 2025.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tấn công Okinawa, quân đội Nhật ép buộc người Lưu Cầu tự sát, còn mở cuộc tàn sát người dân Lưu Cầu. Dẫn đến dân số Lưu Cầu giảm một phần tư trong chiến tranh thế giới thứ hai.
U23 Indonesia đã giành chiến thắng trong cuộc đọ sức rất kịch tính với U23 Thái Lan tại vòng bán kết giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 để lọt vào trận chung kết gặp U23 Việt Nam.
Triều đại hưng suy thay đổi, nhân gian vật đổi sao dời nhưng dưới lòng đất lăng mộ ngàn năm của Tần Thủy Hoàng trải qua phong sương vẫn không bị xói mòn. Vinh quang và trí tuệ của đế chế cổ đại đã khép lại nhưng vô số điều vẫn còn là ẩn đó với hậu thế.
Theo tử vi, người sinh vào một số khung giờ Âm lịch nhất định thường mang số mệnh kiên cường, càng trải đời càng vững vàng.
Lễ trao trả hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (MIA) lần thứ 170 diễn ra vào thời điểm đặc biệt với cả hai nước. Phía Việt Nam đã bàn giao cho phía Hoa Kỳ 3 hòm đựng hài cốt, là kết quả của nỗ lực tìm kiếm mới đây của đội tìm kiếm hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa.
Công an tỉnh Quảng Ninh đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương nhận đỡ đầu cháu bé 10 tuổi, một trong những nạn nhân sống sót trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh QN-7105 xảy ra trên vịnh Hạ Long ngày 19/7 vừa qua.
Mới đây, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã gửi thư ngỏ tới du khách về vụ tai nạn trên vịnh Hạ Long. Đồng thời, đơn vị này cũng gửi lời cam kết về các tiêu chí an toàn khi vận hành tàu du lịch.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai vừa triển khai rà soát hiện trạng các trường học, đề xuất đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú tiểu học và THCS tại các xã biên giới.
Phát biểu tại Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở xã Gia Phú, ông Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đưa Ngày hội hướng về cơ sở, đến từng thôn, xóm, khu dân cư.