Sắp xếp đơn vị hành chính, 900 cán bộ ở Bình Định có nguyện vọng xin nghỉ
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
1. Nhà giáo Chu Văn An (1292 – 1379) - một trong những nhà giáo nổi tiếng nhất, ưu tú nhất lịch sử Việt Nam
Chu Văn An tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ân, tên chữ là Linh Triệt. Chu Văn An học rộng tài cao, ai ai cũng mến phục. Ông không làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên sông Tô Lịch (Hà Nội ngày nay). Có thời điểm ông được chính vua Trần Minh Tông mời đến dạy tại Quốc Tử Giám. Trở thành thầy riêng cho thái tử Trần Vượng, sau này là vua Trần Hiến Tông. Thầy Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ”, yêu cầu vua Trần Dụ Tông chém đầu bảy tên gian thần song bị vua từ chối.
Chán nản sự đời, Chu Văn An cáo lão, về ở ẩn gần núi Phượng Hoàng, Chí Linh, Hải Dương, làm một thầy giáo truyền thụ kiến thức cho đến khi mất.
3. Nhà giáo nổi tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)
Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay Trạng Trình với cuốn “sấm Trạng Trình” tiên đoán việc đời sau. Ông là một nhà giáo nổi tiếng Việt Nam thời kỳ Lê – Mạc phân tranh với tính tình cương trực, mạnh mẽ, không sợ cường quyền.
Từ nhỏ ông đã có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có trí nhớ hơn người. Ông không hứng thú với chốn quan trường dù từng đỗ Trạng nguyên dưới thời vua Mạc Đăng Doanh và từng dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối.
Ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông trong thời điểm này có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…
4. Nhà giáo Lê Quý Đôn (1726 – 1784)
Nhà giáo Lê Quý Đôn tên thật là Lê Danh Phương có kiến thức uyên thâm, tài trí hơn người. Lê Quý Đôn đã để lại nhiều bộ sách có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau như lịch sử, địa lý, thơ văn, lý số…
Lê Quí Đôn còn là một nhà nho, nhà giáo nổi tiếng Việt Nam về tài năng và đức độ. Qua bàn tay dạy dỗ với những bài học về kiến thức, đạo đức làm người, học trò của ông có rất nhiều người đã thành tài và giữ chức vụ quan lớn trong triều đình như Bùi Huy Bích, Bùi Bích Tựu…
5. Nhà giáo “La Sơn Phu Tử” Nguyễn Thiếp (1723 – 1804)
Nguyễn Thiếp là một danh sĩ, một trong những nhà giáo nổi tiếng nhất Việt Nam đời hậu Lê và Tây Sơn. Nguyễn Thiếp sinh ra trong gia đình có dòng dõi quí tộc, năm 26 tuổi đỗ giải Hương, ông đi thi Hội vào tam trường sau đó lại từ quan lánh chốn làng quê.
Vua Quang Trung từng 3 lần mời Nguyễn Thiếp đến bàn quốc sự nhưng ông đều từ chối. Đến lần thứ 4, cảm thái độ chân tình ấy, nên lần này ông đã nhận lời gặp. Nguyễn Thiếp đã dâng lên vua Quang Trung một bản tấu bàn về 3 vấn đề: Một là “Quân đức” (đại ý khuyên vua nên theo đạo Thánh hiền để trị nước); hai là “Dân tâm” (đại ý khuyên vua nên dùng nhân chính để thu phục lòng người), và ba là “Học pháp” (đại ý khuyên vua chăm lo việc giáo dục).
Ngày 6 tháng 2 năm 1804 (Quý Hợi), danh sĩ Nguyễn Thiếp không bệnh mà mất, thọ 81 tuổi, và được an táng tại nơi ông ở ẩn.
6. Nhà giáo Cao Bá Quát (1809-1854)
Cao Bá Quát tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là người tài năng, đức độ. Người đương thời thường nói rằng: “Văn như Siêu, Quát vô triều Hán”… (trước thời Hán không có ai văn giỏi như Siêu, Quát) hoặc “Thánh Quát, Thần Siêu”… để chỉ tài năng văn chương lỗi lạc của ông và Nguyễn Văn Siêu.
Cao Bá Quát cũng là một nhà giáo nổi tiếng, khi giáo thụ ở Quốc Oai cũng như trong những thời gian khác ông đều rất quan tâm đến việc đào tạo nhân tài. Những ghi chép và giai thoại dân gian cho biết rằng, nhà giáo nổi tiếng Việt Nam Cao Bá Quát thường dẫn học trò du ngoạn núi sông và đi sâu vào cuộc sống của dân chúng.
7. Nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888)
Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lớn ở thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam. Được người dân gọi với cái tên thân mật là cụ đồ Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu có cuộc đời khá long đong, lận đận. Xuất thân trong một gia đình nhà nho, ông cũng có một tương lai tươi sáng khi đang rộng bước trên con đường khoa cử và còn được một gia đình giàu có hứa gả con gái.
Khi thân mẫu của ông mất chính là bước ngoặt thay đổi hoàn toàn cuộc sống của nhân vật này. Mẹ mất, vì quá thương mẹ mà khóc đến mù hai mắt, sau đó là bệnh tật, hôn thê bội ước, gia cảnh sa sút.
Chính hoàn cảnh này mới bộc lộ được tính cách của một nhà nho, nhà giáo nổi tiếng Việt Nam, nhà yêu nước chân chính. Trong thời gian này, ông đã cho ra đời tác phẩm nổi tiếng lưu danh hậu thế như Lục Vân Tiên với nhân vật chính là Lục Vân Tiên lấy cảm hứng từ cuộc đời của ông hay Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thể hiện rõ tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc Pháp của ông.
8. Nhà giáo Phan Bội Châu (1867–1940)
Phan Bội Châu (1867–1940) là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp thuộc.
Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi. Khoa thi năm Đinh Dậu (1897) ông đậu vào trường nhì nhưng bạn ông là Trần Văn Lương đã cho vào tráp mấy cuốn sách nên ông bị khép tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án suốt đời không được dự thi nữa.
Sau sự cố này, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, ngay khoa thi hương tiếp theo, năm Canh Tý (1900), ông đã đậu đầu (Giải nguyên) ở trường thi Nghệ An.
Đất nước bị giặc ngoại xâm, ông lập Duy Tân hội, sang Nhật cầu viện, rồi phát động phong trào Đông Du nhưng thất bại. Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.
Tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội, Hạ Long.
9. Nhà giáo Nguyễn Tất Thành (1890-1969)
Nguyễn Tất Thành là tên gọi khi còn trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trước khi sang Pháp tìm đường cứu nước và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Người dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của Hội Liên Thành.
Bác Hồ cũng là một nhà giáo nổi tiếng nhất, ưu tú nhất lịch sử Việt Nam.
Nguyễn Tất Thành thường gặp gỡ một số nhà nho yêu nước đương thời, tham gia công tác bí mật, nhận công việc liên lạc. Nguyễn Tất Thành đã có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
Nguyễn Tất Thành là một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Người còn là người Thầy tận tình chỉ bảo, đào tạo nên những chiến sĩ cộng sản xuất sắc và có nhiều tác phẩm văn học xuất sắc.
10. Nhà giáo nhân dân Đặng Thai Mai (1902-1984)
Đặng Thai Mai (1902-1984), còn được biết đến dưới tên gọi Đặng Thái Mai và những bút danh Thanh Tuyền, Thanh Bình. Đặng Thai Mai là giáo sư, nhà giáo, nhà văn, nhà phê bình văn học Việt Nam; và nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Viện trưởng đầu tiên của Viện Văn học Việt Nam.
Đặng Thai Mai có vốn nho học uyên thâm và am hiểu văn học cổ điển Pháp, văn học hiện đại Trung Quốc, văn học cận đại Việt Nam. Năm 1982, ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1996, ông lại được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt I) về các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam và văn học thế giới.
11. Thầy Lê Văn Thiêm (1918-1991)
Thầy giáo Lê Văn Thiêm quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là một học trò rất thông minh. Ông từng đỗ tú tài toàn phần và được nhận vào học tại trường Đại học Đông Dương.
Giáo sư Lê Văn Thiêm nổi tiếng vì ông gắn liền với rất nhiều cái “đầu tiên”. Là người Việt Nam đầu tiên thi đỗ vào trường Ecole Normale Superieure de Paris - trường hàng đầu trong việc đào tạo các nhà khoa học ở Pháp.
Là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên đạt được học vị Tiến sỹ quốc gia (học vị cao nhất ở Pháp). Là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán học tại một trường Đại học Châu Âu.
Là người đầu tiên trở thành Chủ tịch Hội toán học Việt Nam, Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học Việt Nam. Là Tổng biên tập đầu tiên của hai tờ báo Toán học Việt Nam là Vietnam Jaurnal of Mathematies và Acta Mathematica Vietnamica...
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương độc lập hạng nhất cùng với các giải thưởng dành cho ông là minh chứng xứng đáng cho điều đó.
12. Giáo sư Đào Văn Tiến (1920-1995)
Giáo sư Đào Văn Tiến sinh ngày 28 tháng 3 năm 1920 trong một gia đình nhà Nho tại thành phố Nam Định. Sau khi học xong tiểu học ở Nam Định, ông ra học Trung học ở Hà Nội rồi thi đậu vào trường Đại học khoa học Đông Dương.
Năm 1944 ông ra trường với tấm bằng cử nhân chuyên ngành động vật học. Lúc mới 25 tuổi, Đào Văn Tiến từng viết cuốn "Danh từ khoa học vạn vật học'' - một cuốn sách có đóng góp lớn vào việc giảng dạy ở bậc Đại học.
13. Thầy Hoàng Xuân Hãn (1908-1996)
Thầy là người làng Yên Hồ, huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Thầy Hoàng Xuân Hãn là một trường hợp đặc biệt, là một nhà khoa học giáo dục xuất sắc.
Ông là một nhà khoa học có trình độ cổ văn xuất sắc, ông nắm vững chữ Hán, chữ Nôm và đầu tư nghiên cứu văn học, sử học. Hoàng Xuân Hãn là người đầu tiên sưu tập và gìn giữ được bút tích của vua Quang Trung. Vì thế, người ta mới biết rằng Chinh phụ ngâm có 7 bản dịch.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn.
Công lao của Hoàng Xuân Hãn là đã sưu tầm được đầy đủ hồ sơ về cuộc kháng chiến chống Tống của Lý Thường Kiệt với rất nhiều số liệu, sự kiện. Đặc biệt, thầy còn nghiên cứu nhiều về Hồ Xuân Hương, về truyện Song Tinh, về Nguyễn Biểu, về cố Điện... được giới khoa học đánh giá cao.
Những đối tượng nghiên cứu của ông được nhìn nhận bằng con mắt khoa học chứ không phải bằng cái nhìn của quan điểm chủ quan. Trong cuốn “Thầy giáo Việt Nam mười thế kỷ” học giả Vũ Ngọc Khánh đã nhận xét: “... Hôm nay, ngày mai, dù ta có chỗ đứng như thế nào thì đọc Hoàng Xuân Hãn đều có thể yên tâm được”.
14. Nhà giáo Lê Thước (1891 -1975)
Thầy Lê Thước sinh ra ở làng Trung Lễ, xã Ngu Lâm, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Gia đình ông có truyền thống nổi tiếng về văn học lẫn võ nghiệp như Lê Văn Huân, Lê Minh, Lê Nghệ, Lê Võ, Lê Trực... Xuất thân ở cái nôi văn hoá, cái nôi cách mạng, cậu bé Lê Thước sớm được tạo điều kiện để học hành và có được tài năng xuất sắc khi ngồi ghế nhà trường.
Năm 27 tuổi ông đỗ đầu kỳ thi Hương và được mời làm quan. Tuy nhiên Lê Thước đã từ chối quan trường để tiếp tục dấn thân vào sự học. Năm 30 tuổi ông tốt nghiệp ban văn học trường Cao đẳng Sư phạm với bản luận văn “Việc học chữ Hán ở Việt Nam”.
Nhà giáo ưu tú Lê Thước.
Nhà giáo Lê Thước còn là một nhà văn hoá, một nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội tích cực. Ông có các tác phẩm như “Truyện cụ Nguyễn Du” (viết chung với Phan Sỹ Bàng), “Sự nghiệp và thơ văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ”. Cuộc đời của thầy Lê Thước đã để lại cho đời nhiều thành tựu là niềm cảm hứng của thế hệ học trò tiếp tục phát huy tư tưởng của thầy để làm rạng danh sự nghiệp giáo dục Việt Nam.
15. Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo".
Trải qua nhiều khó khăn, vất vả thời đi học rồi đi dạy, ngày 20.11.1992, Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký là nhà giáo viết bằng chân đầu tiên được nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Cuộc đời của ông tưởng chừng như êm xuôi, nhưng bệnh tật vẫn luôn thách thức. Năm 1993, sau khi đến TP HCM chữa bệnh viêm cầu thận, sức khoẻ của ông suy giảm trầm trọng.
Nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký.
Từ năm 1994 - 2005, ông được phân công nhiệm vụ dự giờ bài giảng của giáo viên, chép lại, tổng hợp, rút kinh nghiệm, rồi đóng góp ý kiến. Công việc hàng ngày của ông là đến các trường cấp 2 nghe giáo viên giảng bài, rồi ngồi cuối lớp chép lại những ý tưởng. Về nhà, ông ngồi bệt ra giữa nhà viết lại, nhiều ngày phải viết thâu đêm. Chuyên đề góp ý của ông trở thành những bài lý luận từ thực tiễn rất xuất sắc.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiếp tục toả sáng, tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Mảnh đất Hải Phòng, Hải Dương có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng mến mộ như NSND Trần Nhượng, NSND Tố Uyên, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Phương Anh...
Thông tin khó tin về Nguyễn Xuân Son; Ekitike bị thổi giá 100 triệu euro; Inter Milan mất Marcus Thuram trước 4 trận đấu sống còn; Cristiano Ronaldo tưởng nhớ con trai đã mất; Barcelona muốn La Liga tạo điều kiện trước thềm đại chiến Inter Milan.
Kể từ khi tái xuất V.League từ mùa 2019, ông Vũ Tiến Thành trên những cương vị khác nhau đã ba lần làm xấu hình ảnh giải đấu, và hai trong số này đã bị Ban Kỷ luật VFF đưa ra án phạt.
Ngày 19/4, tại lễ trao giải Sao Khuê 2025 được tổ chức tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã vinh dự lần thứ 3 được xướng tên với sản phẩm mới Meey Atlas - Nền tảng bản đồ số toàn diện cho người Việt.
Ngày 17/4/2025, Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2024, khẳng định chiến lược mở rộng và nâng cấp toàn diện nhằm đáp ứng sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch.
Sự kiện Vinhomes trao sổ đỏ cho chủ sở hữu sản phẩm Thương mại dịch vụ (TMDV) thấp tầng, sáng 16/4, được đánh giá là điểm sáng thị trường bất động sản. Sự kiện không chỉ cho thấy tín hiệu lạc quan khi các điều kiện pháp lý đang dần được khơi thông mà còn khẳng định uy tín vững chắc của chủ đầu tư dự án.
“Mỗi suất cơm thiện nguyện của Bữa Cơm Yêu Thương giúp chúng tôi tiết kiệm thêm được chút tiền chi phí trong quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, cả phòng tôi đều cố gắng chia nhau để đi lấy cơm” – chị Thể xúc động nói.
Một nhóm tù nhân thoát án tử nhờ được cựu Tổng thống Joe Biden giảm án đang kiện chính quyền Trump để ngặn kế hoạch đưa họ đến nhà tù được mô tả là "địa ngục biệt giam" vì quá khắc nghiệt.
Chiều ngày 19/4, gia đình, người thân cùng các đồng đội đã tiễn đưa Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải về nơi an nghỉ cuối cùng tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Chiều ngày 19/4, lễ truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất và trao bằng Tổ quốc ghi công cho Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải đã diễn ra dưới sự xúc động của người thân và đồng đội tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Trong mùa mưa lũ năm trước, một số tàu cuốc, tàu hút cát, sỏi; .... trôi tự do va chạm vào cầu Tô Mậu (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) dẫn đến bị chìm. Sau quá trình kiểm định, Sở xây dựng tỉnh Yên Bái tiến hành trục vớt các phương tiện bị chìm và đang mắc kẹt tại cầu Tô Mậu.
Trăn trở nhất hiện nay là từ phở đã thương mại hoá, song chúng ta chưa định vị được trong bát phở phải có những gì đặc trưng, nguyên liệu làm như thế nào?... Khi làm hồ sơ đề nghị lên UNESCO công nhận phở là di sản văn hoá phi vật thể thì phải định vị rõ đâu là đặc trưng của phở Việt Nam.
Hà Nội hiện có 526 phường, xã, dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập chỉ còn 126 đơn vị hành chính cấp xã.
Dù gói viện trợ quân sự và tài chính dành cho Ukraine được phê duyệt dưới thời Tổng thống Joe Biden đã cạn kiệt, đến nay gần như không có cuộc thảo luận nghiêm túc nào tại Nhà Trắng hay Quốc hội Mỹ về khả năng hỗ trợ tiếp theo - theo New York Times.
Bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, kỹ năng môn Yoga, cô Nguyễn Thị Huyền đã lan tỏa tình yêu nước tới học trò qua những hoạt động thiết thực chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc ngày 30/4/2025.
Chi cục Kiểm lâm TP.HCM vừa phối hợp với Vườn quốc gia Chư Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk) thả 24 động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Số động vật hoang dã trên thuộc 11 loài, gồm cu li nhỏ, chim cao cát bụng trắng, rùa đất lớn, rùa răng, rùa ba gờ...