Xem phim, tôi chấn động khi phát hiện ra 4 bài học giúp mình trưởng thành, đủ tự tin và làm chủ được các mối quan hệ
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Niềm vui được vào bảo vệ Thành cổ
Năm 1966, Nguyễn Thanh Bình, cậu bé 13 tuổi rời quê hương ở thôn Giang Phao, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị để cùng hơn 30.000 học sinh tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (gồm các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Vĩnh Linh) di tản ra Bắc theo chiến dịch K8 (thực hiện từ tháng 8/1966 đến cuối năm 1967). Bình được đưa đến sinh sống, học tập tại xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, trong sự yêu thương, đùm bọc của quân và dân nơi đây.
Đến tháng 1/1972, khi học xong lớp 7 (hệ 10/10), Bình xung phong rời ghế nhà trường gia nhập quân đội.
Rời Thanh Hóa, Bình cùng đồng đội được đưa vào Quảng Bình. Trải qua quá trình huấn luyện khẩn trương, tháng 6/1972, Bình mừng rỡ khi biết mình được vào chiến đấu ở nơi dự báo sẽ vô cùng ác liệt, với nhiệm vụ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.
Hành quân từ Quảng Bình theo đường Trường Sơn vào đến Quảng Trị, Bình được phân về Tiểu đoàn 8, Tỉnh đội Quảng Trị. 360 chiến sĩ Tiểu đoàn 8 ngày đêm hành quân đến sân bay Ái Tử - nơi địch đã rút chạy, bỏ lại lương thực. Lấy lương thực xong, Tiểu đoàn 8 men theo các con đường nhỏ tiến sát bờ sông Thạch Hãn - nơi có những người dân trung dũng, kiên cường bám trụ để chở bộ đội vượt sông Thạch Hãn tiến vào Thành cổ Quảng Trị. Thời điểm đó, Tiểu đoàn 8 là đơn vị đầu tiên có mặt tại Thành cổ Quảng Trị.
Ảnh tư liệu: Đoàn Công Tĩnh
Vừa đến nơi, Tiểu đoàn 8 đã khẩn trương xây dựng hầm hào, công sự, đóng chốt các hướng Đông, Nam và Tây để sẵn sàng chống trả cuộc phản kích mà địch sắp tiến hành để chiếm lại Thành cổ Quảng Trị với mật danh "Lam Sơn 72". Trước đó, Quảng Trị được giải phóng ngày 1/5/1972 đã làm thay đổi cơ bản cục diện chiến trường, đẩy chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ đến bờ vực phá sản, tạo đà và thế cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Sau Tiểu đoàn 8 là Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 vào đóng chốt ở các điểm La Vang, Tri Bưu, An Tiêm…
Trong 81 ngày đêm, mảnh đất này phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn, trung bình mỗi chiến sĩ của ta phải gánh chịu 100 tấn bom, 200 quả đạn pháo.
81 ngày đêm đỏ lửa trong ký ức
Khi công tác chuẩn bị của ta cơ bản hoàn thành thì ngày 28/6/1972, Mỹ - ngụy mở cuộc hành quân Lam Sơn, vượt sông Mỹ Chánh ở huyện Hải Lăng theo Quốc lộ 1A dần tiến ra thị xã Quảng Trị, đánh dấu cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị bắt đầu.
Địch huy động hai sư đoàn mạnh nhất thời bấy giờ của Việt Nam cộng hòa là sư đoàn thủy quân lục chiến và sư đoàn dù. Sau lưng hai sư đoàn này còn có một liên đoàn biệt động quân. Các sư đoàn của địch trang bị vũ khí tối tân, hiện đại như xe tăng, máy bay, pháo… với hỏa lực mạnh.
Ngày 3/7/1972, địch tiến đến ngã ba Long Hưng (xã Hải Phú, huyện Hải Lăng), sát nách thị xã Quảng Trị. Tiếng súng bảo vệ Thành cổ Quảng Trị do đại đội trưởng Nguyễn Văn Tre (quê ở Hải Phòng) khai hỏa. Ngay trận mở màn, quân ta đã tiêu diệt 100 tên địch, bắn cháy 5 xe tăng.
PV Báo NTNN trò chuyện với cựu binh Thái Quang Thanh và Nguyễn Văn Bình bên sông Thạch Hãn. Ảnh: N.V
"Niềm vui, sự ai ủi chúng tôi bây giờ là được thấy lớp trẻ tri ân các anh hùng liệt sĩ và được gặp lại những đồng đội đang sống trên mọi miền đất nước".
Cựu binh Thành cổ Nguyễn Thanh Bình
Với hỏa lực rất mạnh, những ngày sau đó, địch điên cuồng công kích, dồn sức đánh vào các điểm chốt của ta nhưng đều bị đánh bật…
Kể cho chúng tôi nghe về cuộc chiến bảo vệ thành cổ, cựu binh Nguyễn Văn Bình - nay đã 68 tuổi - đầy xúc cảm, rưng rưng: "Nói thật, những ngày đầu thấy địch bắn phá quá ác liệt, anh em tân binh đôi lúc bị choáng. Nhưng sau đó thì quen dần, cứ kiên trì bám chốt, địch lên ta bắn, giành giật từng ngôi nhà, tấc đất, quyết tâm chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh".
Kỷ niệm áo lính và cuộc sống đời thường
Giữa cuộc trò chuyện, ông Cao Xuân Ý chỉ về tấm ảnh hội ngộ treo trang trọng ở phòng khách. Ông kể: Đêm 9/8/1972, trung đội phó Lê Văn Lượng (quê ở Hải Phòng) dẫn đầu 4 chiến sĩ đi giành lại chốt bị địch chiếm hôm trước. Không may, họ bị địch phát hiện bắn xối xả. Trung đội phó Lê Văn Lượng bị thương nặng, gãy cả tay và chân. Chính ông Ý đã băng bó rồi cõng ông Lượng chạy giữa làn đạn của địch về khu hậu phẫu cách đó khoảng 1km, sau đó trở lại tiếp tục chiến đấu. Máu ông Lượng chảy ướt hết áo ông Ý. Không có quần áo để thay, ông Ý phải mặc chiếc áo dính máu đồng đội, khô cứng ấy suốt một tháng rưỡi…
Rất nhiều năm sau, một ngày, chuông điện thoại của ông Ý reo lên. Đầu giây bên kia hỏi: "Anh có phải Cao Xuân Ý không?". Khi ông Ý đáp phải thì hàng loạt các dữ kiện thời khói lửa được đưa ra, và 2 người trao đổi để rồi đi đến một xác nhận: "Đúng rồi, chính anh đã cõng tôi vào cái đêm cận kề cái chết ấy. Tôi Lê Văn Lượng đây".
Cựu chiến binh Thành cổ Cao Xuân Ý xem bức ảnh cuộc hội ngộ giữa ông và đồng đội Lê Văn Lượng là báu vật. Ảnh: N.V
Sáng 21/4/2007, một đoàn cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị đến nhà ông Ý trên đường Trần Hưng Đạo. Một cựu binh tóc bạc dang đôi tay lao đến ôm chầm lấy ông Ý, đó là người đồng đội Lê Văn Lượng. Những nụ cười và nước mắt mừng tủi cho ngày hội ngộ.
Còn với ông Thái Quang Thanh (SN 1954, hiện ở phường 3, thị xã Quảng Trị) - cựu chiến sĩ đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Tỉnh đội Quảng Trị, nhớ về 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, ông nhắc đến đồng đội Hán Huy Long - quê Hà Tĩnh.
Ngày 10/8/1972, khi địch tập trung quân đánh vào Thành cổ Quảng Trị hòng cắm cờ chiếm địa bàn, chiến sĩ Hán Huy Long đã bắn tới 11 quả đạn B40, B41 để tiêu diệt địch. Bắn xong, chiến sĩ Long ngất xỉu…
50 năm sau ngày giải phóng, thị xã Quảng Trị từ đống tro tàn đã phát triển sầm uất, nhộn nhịp. Giữa cuộc sống sôi động, sự bận rộn mưu sinh, những cựu binh Thành cổ như ông Bình, ông Ý, ông Thanh... vẫn giữ nếp cứ ngày rằm, lễ, tết… lại vào thành cổ thắp hương cho đồng đội. Họ cũng bận rộn, chạy đôn chạy đáo hướng dẫn, tư vấn cho những cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên đất Thành cổ… Ông Bình là người đã đích thân mua, trồng 81 cây vạn tuế ở Thành cổ tượng trưng cho 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ nơi đây.
Là trinh sát địa bàn, ông Bình liên tục di chuyển khắp mặt trận để nắm tin tức địch rồi báo về Sở chỉ huy để có phương án tác chiến. Vì vậy, ông Bình nắm rõ tình hình cuộc chiến lúc bấy giờ.
Theo ông Bình, những ngày đầu, mỗi ngày địch bắn khoảng 500 quả đạn pháo vào thị xã Quảng Trị, đó là chưa kể hàng trăm quả bom từ máy bay rải xuống. Bị quân ta đánh bật, địch tức tối tăng gấp đôi hỏa lực. Dù phía ta thiệt hại khá lớn nhưng ý chí cán bộ chiến sĩ không hề lung lay, sợ hãi.
Thời điểm 1972, ông Cao Xuân Ý (SN 1953, hiện trú phường 3, thị xã Quảng Trị) là chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 808, Tỉnh đội Quảng Trị. Ông Ý nhớ lại, Thành cổ Quảng Trị lúc ấy đêm cũng như ngày, địch bắn pháo sáng, cối sáng, đạn, bom đỏ rực cả bầu trời. Sau khi vượt sông Thạch Hãn, ông Ý cùng đồng đội phải nhanh chóng đào hầm chữ A ngay trong đêm để tờ mờ sáng sẵn sàng chiến đấu.
"Mỗi hầm có 3 chiến sĩ cắm chốt, thấy địch tiến lên là mình nổ súng tiêu diệt, hầu như không có phút nào ngơi nghỉ. Ban đêm, anh em chúng tôi mới bò lên mặt đất tìm đến hố bom múc nước mang về hầm đổ vào gạo sấy cho nở ra rồi ăn, gặp nước bẩn cũng phải uống chứ không có cách nào khác. Lương khô thì để dành lúc bí bách nhất mới dùng. Đôi khi đang ăn thì địch bắn phá, lại bỏ bữa để chiến đấu. Việc tắm rửa là xa xỉ…
Trước sự càn quét, đánh phá với hỏa lực rất mạnh của địch, từ ngày 10-24/7/1972, quân ta bổ sung thêm Tiểu đoàn 3 Tam Đảo, Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5, Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 95)…
Bà Nguyễn Thị Thu (SN 1954, người xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) nhớ lại, lúc ấy bà chưa tròn 18 tuổi đã theo cha chồng là ông Nguyễn Con (SN 1915) chèo đò chở bộ đội vượt sông Thạch Hãn mỗi khi ngớt tiếng pháo của địch. Thế nhưng, không phải lúc nào qua sông cũng an toàn. Có không biết bao nhiêu chiến sĩ cùng người lái đò đã hy sinh vì trúng đạn pháocủa địch. Họ đã mãi mãi nằm xuống, máu thịt hòa với dòng sông. Thế nhưng, lớp này ngã xuống lớp khác lại tiếp tục vượt sông sang bảo vệ Thành cổ... Cứ thế, bà Thu không nhớ nỗi mình đã chở bao nhiêu chiến sĩ vượt sông vào Thành cổ và ngược lại khi chở thương binh về hậu cứ.
Theo ông Bình, ở thị xã Quảng Trị lúc đó địch có quân số gấp 10 lần ta. Với tham vọng nhanh chóng tái chiếm Thành cổ Quảng Trị, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu 3 lần (các ngày 13, 15 và 20/7) sốt sắng tuyên bố phải cắm cờ lên Thành cổ nhưng đều thảm bại. Những lần tuyên bố như vậy, mỗi ngày địch bắn hơn 30.000 quả đạn pháo vào thị xã và Thành cổ Quảng Trị.
Cựu binh Thành cổ Thái Quang Thanh (trái) và Nguyễn Văn Bình thắp hương cho đồng đội ở Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: N.V
Thế nhưng, từ đầu tháng 9/1972, mưa lớn, nước sông Thạch Hãn dâng cao gây ngập hầm hào, công sự, vận tải quân lương gặp vô vàn khó khăn. Trong khi địch có vũ khí tối tân đã mở nhiều đợt tấn công khiến quân ta thương vong lớn. "Thời điểm đó, nhiều điểm chốt chiến sĩ ta luôn trong tình trạng ở dưới hầm, nửa người ngập nước, gạo sấy đổ nước lạnh vào cho nở ra rồi ăn. Hết gạo sấy phải ăn lương khô cầm cự, vất vả vô cùng" - ông Bình kể.
Khi địch đã tiến sát Thành cổ Quảng Trị, lực lượng quân ta còn quá mỏng nên từ 20 giờ ngày 15/9, bộ đội được lệnh rút quân qua bờ Bắc sông Thạch Hãn. 2 giờ ngày 16/9, quân ta rút hết quân, kết thúc 81 ngày đêm kiên cường bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.
Khi nghe quê mình sẽ sáp nhập, không còn tên gọi cũ, chắc hẳn luyến tiếc sẽ là cảm giác của nhiều người. Nhưng sau sự luyến tiếc đó sẽ là một tương lai rộng mở...
Bộ phim không chỉ đơn thuần là một câu chuyện về tình dục mà còn là những trải nghiệm, khám phá sâu sắc những mối quan hệ.
Đầu thời Chiến Quốc, nước Ngụy hùng mạnh nhất. 50 vạn quân Tần với hiệu quả chiến đấu thấp đã bị 5 vạn Ngụy tinh nhuệ của Ngô Khởi đánh bại. Nước Tần khi đó binh lực gấp mười lần, lại bị tinh quân của Ngụy đánh bại, thua rất thê thảm. Vậy vì sao sau này Tần có thể tiêu diệt 6 nước?
Pháo hoa tầm cao, tầm thấp kết hợp hỏa thuật rực sáng, người dân Hà Nội có dịp chiêm ngưỡng màn pháo hoa mãn nhãn kể từ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng của Việt Nam, Lào, Campuchia hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm đại lễ 30/4 trên nhiều đường TP HCM, tối 22/4.
“Hẹn ước Bắc Nam” – chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tối 22/4 tại SVĐ Quốc gia Mỹ Đình đã mang đến cảm giác choáng ngợp, xúc động.
Khi nhắc đến các mỹ nhân của Tam Quốc, ngoài Điêu Thuyền, Chân Mật, mọi người nhắc ngay đến Đại Kiều và Tiểu Kiều vùng Lư Giang.
Người sinh vào những tháng Âm lịch này tài năng lại may mắn. Họ được dự báo sẽ đạt được bước nhảy vọt trong sự nghiệp, về sau tiền của dồi dào.
Điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Nam Phi chính thức mời Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và mời đoàn Lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị các chính đảng G20, Hội nghị Thượng đỉnh G20
Ba Hương, Tư Đạp và dàn diễn viên phim "Địa đạo" mặc áo bà ba, đầu quấn khăn rằn theo trang phục du kích cùng hợp luyện diễu binh tối 22/4 tại TP.HCM. Nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng được người đi xem nhận ra, hò reo cổ vũ.
Tối 22/4, hai chiếc xe tăng T-54 huyền thoại có số hiệu 173 và 822 được vận chuyển vào sân khấu chính SVĐ Mỹ Đình tại chương trình chính luận nghệ thuật "Hẹn ước Bắc Nam”.
Ở cuộc đọ sức tại vòng tứ kết Cúp Quốc gia, CLB CAHN được chơi hơn người trong phần lớn thời gian của trận đấu. Nhờ đó, các học trò HLV Alexandre Polking lội ngược dòng hạ Hải Phòng với kết quả 3-1.
Không gian lễ hội tại Chợ tình Xuân Dương đã mang đến cho du khách nhiều cơ hội trải nghiệm những đặc sắc văn hóa không chỉ của huyện Na Rì. Chợ tình Xuân Dương như một bức tranh sinh động về đời sống văn hóa của người vùng cao tại Bắc Kạn.
Chiều 22/4, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa đọc 2025 với chủ đề “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã xác định có 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (sữa dạng bột), có chỉ tiêu chất lượng một số chất chính chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, được xác định là hàng giả.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Tối 22/4, Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) tại khu vực trường đua F1, SVĐ Mỹ Đình.
Sau thời gian dài úp mở, Vũ Văn Thanh cuối cùng cũng công khai bạn gái Trần Bích Hạnh đúng dịp sinh nhật tuổi 29 của mình. Theo tiết lộ, Trần Bích Hạnh sinh năm 1993, quê ở Nam Định, sinh ra trong gia đình có tiếng và kinh tế khá giả.
Gần hai thế kỷ trước, ba khẩu thần công do một người Quảng Nam chỉ huy đúc đã chìm xuống biển Hà Tĩnh. Gần đây, một tàu cá cũng từ Quảng Nam vô tình tìm thấy chúng. Một cuộc trùng phùng kỳ lạ giữa người xưa và hậu thế, qua làn nước sâu và duyên nợ lịch sử.
Nhóm đối tượng dùng chất cấm sản xuất hơn 3.500 tấn giá đỗ bán ra thị trường ở Nghệ An và vùng phụ cận. Sau vụ việc, người tiêu dùng e ngại, thậm chí quay lưng với giá đỗ.
Không quân Ukraine vừa tấn công một căn cứ phóng máy bay không người lái (UAV) của Nga tại Kursk, tiêu diệt 20 sĩ quan của đối phương, theo Pravda.
Nhiều tuyến đường khu vực trung tâm TP.HCM cấm lưu thông từ 18h để chuẩn bị hợp luyện diễu binh lần thứ hai. Hàng quán khu vực sát đường Lê Duẩn đóng cửa để phục vụ công tác hợp luyện diễu binh.
Ông Nguyễn Tấn Tuân - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, Khánh Hòa đảm bảo các nguyên tắc, nơi làm việc phải bố trí đầy đủ, khang trang phù hợp với các cơ quan chuyên môn, các cơ quan đoàn thể.
3 con giáp này khéo léo hơn trong giao tiếp, có thể tránh được những tranh chấp, hiểu lầm không đáng có, thành công hơn trong tháng 5.
Hậu vệ Việt kiều Kevin Phạm Ba 1m81 báo tin dữ cho ĐT Việt Nam; PSG quyết qua mặt Real trong vụ Alexander-Arnold; Barca ra giá bán Raphinha; HLV Parker bật khóc khi giúp Burnley thăng hạng; Bùi Tiến Dũng đón con trai.
Chiều 22/4, hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về trung tâm TP HCM để xem hợp luyện diễu binh. Trước giờ hợp luyện, các chiến sĩ đã rạng rỡ chụp ảnh, hát vang ca khúc Bác cùng chúng cháu hành quân cùng đông đảo người dân.
Quá trình lấy ý kiến của dân, có nguyện vọng đặt tên phường mới có bản sắc, địa danh mang ký ức, gắn bó với quê hương, nên Ban Thường vụ Thị uỷ Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) họp khẩn, quyết định thay tên phường mới từ số sang chữ. Hoài Nhơn, Bồng Sơn, Tam Quan là những cái tên được đặt cho phường mới.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, chiều 22/4, Công an tỉnh Bình Thuận đã tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ, bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận đối với đại tá Trần Văn Mười và đại tá Đinh Kim Lập.
Điện Kremlin yêu cầu chính quyền của Tổng thống Zelensky dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Moscow trong bối cảnh cả Nga và Ukraine đều đứng trước áp lực phải đưa ra phản ứng trong tuần này với loạt đề xuất sâu rộng từ chính quyền Tổng thống Trump nhằm chấm dứt chiến tranh.
"Đẩy mạnh công tác dạy nghề, hướng dẫn kỹ thuật,…cho hội viên nông dân đã góp phần thực hiện hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn" - Đó là khẳng định của ông Bạc Cầm Khuyên, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh Sơn La.
Chiều 22/4, trao đổi với PV Dân Việt, ông Trần Xuân Duy - Chủ tịch UBND phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho biết, đến thời điểm hiện tại đơn vị vẫn chưa truy ra được thủ phạm đổ hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vứt tràn lan ra đường Nguyễn Lân khiến nhiều người xôn xao.