Đưa mẹ chồng 100 triệu để chữa bệnh, bà nói cảm ơn mà tôi sợ cuộc hôn nhân của mình kết thúc | Đời sống - Giải trí
Cách đây không lâu, chị chồng gọi điện cho chồng tôi, nói rằng mẹ chồng bị ung thư dạ dày và cần phải phẫu thuật.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi với PV Dân Việt, TS. Phạm Công Thiếu - Viện trưởng Viện Chăn nuôi chia sẻ: "Sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đặc biệt là lại do đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương, chúng tôi vô cùng phấn khởi. Nghị quyết ban hành không khác nào như ruộng khô hạn gặp mưa rào, các nhà khoa học "cây đa cây đề" trong lĩnh vực chăn nuôi khi gọi điện cho chúng tôi đều bày tỏ sự vui mừng".
Phấn khởi thứ hai, đó là Tổng Bí thư yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Năm ngoái, ngân sách thu hơn 2 triệu tỷ đồng, nếu chúng ta dành 3% trong số đó thôi thì sẽ là số tiền rất lớn.
"Phải có kinh phí đủ mạnh mới có đột phá cho nghiên cứu khoa học. Thực tế từ trước tới nay chúng ta luôn không có đủ kinh phí cho nghiên cứu khoa học, và bố trí rất ngắn hạn" - ông Thiếu nói.
TS. Phạm Công Thiếu thăm Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Gia cầm VIGOVA, thuộc Phân Viện Chăn nuôi Nam Bộ. Ảnh: vcn
TS. Thiếu kể: "Ví dụ chúng tôi xây dựng 1 đề tài về chọn tạo gà giống, đáng lẽ chọn lọc phải có quy mô xuống chuồng 5.000 con gà 1 ngày tuổi mới đảm bảo chọn ra số lượng ưu tú nhất; nhưng ngân sách chỉ cho có 1.500 con, kiểu "gọt chân cho vừa giày" thì không đi đến đâu cả".
Đề tài nghiên cứu có hiệu quả trong thực tế phải mất 6-10 năm. Nhưng kinh phí không đủ, thời gian lại quá ngắn, đã thế còn phân tán ra nhiều đầu mối nên làm các nhà khoa học nản lòng, nhụt chí. Tâm huyết đam mê vì thế mà cũng bị bào mòn dần theo thời gian.
Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thời gian từ khi bắt đầu một đề tài nghiên cứu khoa học cho đến khi có hiệu quả trong thực tế sản xuất phải mất 6-10 năm, nhanh nhất là 5 năm, đặc biệt là nghiên cứu chọn tạo về giống phải có thời gian khá dài mới cho ra sản phẩm cung cấp cho sản xuất, nhất là các vật nuôi gia súc như trâu, bò, ngựa...
Trong khi kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ của nước ta vừa ít vừa phân tán khiến trình độ khoa học công nghệ của nước ta không mạnh. Mà đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ là đầu tư có hiệu quả nhất, lãi nhất.
Viện trưởng Viện Chăn nuôi khẳng định: Tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi thời gian luôn duy trì ở mức cao (5-6%/năm) chính là nhờ khoa học và công nghệ, với những tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới được áp dụng vào sản xuất, từ thức ăn, con giống tới quy trình nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh và xử lý môi trường...
Hệ thống chăn nuôi lợn 4 cấp (cụ kỵ - ông bà - bố mẹ - thương phẩm) đang phát triển mạnh, trong đó có 16 doanh nghiệp lớn đầu tư lĩnh vực này. Nước ta đã có một số chuỗi sản xuất theo mô hình 4 cấp, với quy mô từ 0,5-2 triệu lợn thịt hàng hóa/chuỗi cho hiệu quả cao, an toàn dịch bệnh.
Ngoài ra, nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới trong chăn nuôi và sử dụng nguồn thức ăn chất lượng tốt, nhiều trại chăn nuôi lợn đã có giá thành bằng hoặc thấp hơn Thái Lan. Đặc biệt, trong nuôi gà công nghiệp, đã có những trại nuôi giá thành chỉ còn chưa đến 1 USD/kg, thấp hơn cả Thái Lan và một số nước EU.
Riêng về công nghệ sinh học - chăn nuôi là lĩnh vực có những bước đột phá quan trọng trong nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ được công nghệ. Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam đã nhân bản thành công đàn lợn ỉ; thành công trong nghiên cứu cấy phôi tươi, phôi đông lạnh trên lợn nái sinh sản, trong việc thụ tinh ống nghiệm và xác định giới tính của phôi.
Vậy với kinh phí 3% tổng chi ngân sách cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chúng ta nên đầu tư như thế nào? Trả lời câu hỏi này, ông Phạm Công Thiếu khẳng định: "Để Nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống, theo tôi phải gắn với trách nhiệm của nhà khoa học với công trình nghiên cứu. Chứ không thể tiêu tiền nhà nước xong, tới khi đề tài dự án không thành công lại đổ hết cho yếu tố khách quan, trả lại nhà nước, còn người làm phủi tay trách nhiệm thì cũng không được".
Bà Nguyễn Khánh Vân - Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm (Viện Chăn nuôi) sử dụng thiết bị kính hiển vi được dự án JICA tài trợ. Ảnh: Nguyễn Chương
Trong nghiên cứu khoa học bao giờ cũng có rủi ro, làm thế nào để các nhà khoa học dám chịu trách nhiệm, không sợ thất bại và dám thực hiện những nghiên cứu chưa từng có? Nếu nghiên cứu khoa học mà chỉ cần đọc đề tài đã thấy thành công rồi, thì cần gì nhiều công sức đầu tư nữa?
TS. Thiếu kể: "Từ tháng 7/2017, Viện Chăn nuôi đã tổ chức triển khai Đề tài "Nghiên cứu tạo lợn Ỉ bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma". Đây là đề tài thuộc Chương trình trọng điểm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020. Nhưng ngay sau khi bắt tay làm, chúng tôi đã thấy bế tắc vì dịch tả lợn châu Phi bùng phát mạnh, sau đó là đại dịch Covid-19... Ngỡ là đề tài đi vào ngõ cụt".
Nhưng được sự động viên khích lệ kịp thời từ lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các cán bộ của Viện Chăn nuôi đã nỗ lực đầu tư trí tuệ; tiếp cận, học hỏi những tiến bộ khoa học thế giới để làm chủ công nghệ nhân bản lợn Ỉ từ tế bào soma mô tai trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, lạc hậu. Ngày 10/3/2021 đã có 4 chú lợn Ỉ nhân bản ra đời khỏe mạnh.
"Có thể nói sự thành công của đề tài nhân bản lợn Ỉ đã khẳng định được trình độ khoc học công nghệ của Việt Nam, khẳng định khả năng làm chủ công nghệ mới, gạt bỏ những tự ti lâu nay" - ông Thiếu nói.
Về đầu tư cơ sở vật chất, TS Phạm Công Thiếu cho rằng, phải đầu tư đủ mạnh, đủ lớn cho cơ sở vật chất, máy móc công nghệ. Để một đề tài tầm cỡ như "Nghiên cứu tạo lợn Ỉ bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào soma" thành công, Viện Chăn nuôi đã được cấp kinh phí 9 tỷ đồng.
Ông Thiếu khẳng định, nếu có sự đầu tư tốt và bài bản về cơ sở vật chất thì chắc chắn đề tài sẽ thực hiện nhanh hơn, bớt rủi ro hơn và có thể tiếp tục tạo ra những con lợn Ỉ cái bằng công nghệ nhân bản.
Chỉ tay vào một số máy móc trong phòng thí nghiệm và nhất là chiếc kính hiển vi đang được bà Nguyễn Khánh Vân sử dụng, TS. Phạm Công Thiếu nửa đùa nửa thật: "Chiếc kính hiển vi đó là chúng tôi xin được từ dự án JICA tài trợ. Cũng có một số máy móc hiện đại khác trị giá vài tỷ đồng, nhưng đều là phải đi xin, phát huy hợp tác quốc tế, chứ Nhà nước không có nguồn để cấp cho chúng tôi. Ít lắm! Kể cả làm một đề tài muốn mua 2 máy tính để bàn cũng xin mãi chưa được".
"Khi thế giới đã đổi mới và đi rất xa, thì chúng ta vẫn phải dùng máy móc cũ, lạc hậu. Nói đi phải nói lại, dù đội ngũ nhà khoa học của chúng ta nhiều tâm huyết và vẫn cố gắng khắc phục khó khăn thiếu thốn, song điều kiện làm việc phải cần được cải thiện thì mới tạo động lực cho họ gắn bó, phát huy trí tuệ. Khi thiết bị lạc hậu thì tỉ lệ hư hỏng rủi ro sẽ cao hơn, mất nhiều công sức trí tuệ hơn và lắm lúc chưa làm ra tấm ra món thì đã đến kì nghiệm thu..." - ông Thiếu nói thêm.
"Trong nhiều năm làm việc ở lĩnh vực chăn nuôi, tôi nhận thấy những người làm quản lí nhà nước về ngành chăn nuôi ở địa phương được cọ sát với thực tiễn thì sẽ biết lĩnh vực chăn nuôi cần nghiên cứu vấn đề gì, trong khi các nhà khoa học không thể đi nhiều nơi biết tường tận. Đáng ra, các nhà quản lí phải ra đề bài, đặt hàng các nhà khoa học. Ví dụ khi có một danh sách đề tài, Viện Chăn nuôi sẽ nhìn vào xem khả năng của mình làm được những gì, từ đó làm hồ sơ đấu thầu đề tài.
Nhưng từ trước tới nay chúng ta độc có làm ngược. Các nhà khoa học đề xuất ý tưởng rồi cấp trên thẩm định, bỏ cái này bỏ cái kia, tuyển chọn đề tài rồi tổ chức đấu thầu. Nhiều đề tài xây dựng qua loa cho có, nên làm xong là cất ngăn kéo" - TS Thiếu nói.
Chăn nuôi gia cầm tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Nhachannuoi
Tiếp đó, khi nghiên cứu tạo ra được một dòng giống gà mới, giống lợn mới năng suất cao, sau khi nghiệm thu công nhận thì bước tiếp theo phải có sản xuất thử nghiệm, xây dựng một số mô hình khảo kiểm nghiệm trong sản xuất. Khi thành công mới chuyển giao kết quả nghiên cứu và việc này do Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện. Nếu không có bước chuyển tiếp này thì kết quả nghiên cứu sẽ lại cất ngăn kéo!
"Nhà khoa học đã được nhà nước bao cấp một phần lương, kết quả nghiên cứu chuyển giao công ích là chính. Tôi vẫn hay nói với anh em rằng, thôi không kêu nữa, bây giờ chỉ có duy nhất nhà khoa học là được Nhà nước bao cấp, không bị đánh thuế thu nhập. Còn các lĩnh vực khác đều phải tự bơi" - ông Phạm Công Thiếu bày tỏ.
Về chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều vấn đề. Hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nhân lực có học hàm, học vị của toàn khối Viện bị thiếu hụt. Việc tuyển lao động phổ thông, kỹ sư trẻ khó khăn, trong khi nhiều cán bộ khoa học có kinh nghiệm xin nghỉ việc hoặc chuyển công tác.
Trong hơn 30 năm qua, Viện Chăn nuôi đã tuyển sinh 30 khóa đào tạo tiến sĩ, và đào tạo tổng số 168 nghiên cứu sinh với 3 chuyên ngành: Di truyền và chọn giống vật nuôi, Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi và Chăn nuôi. Nhiều tiến sĩ được đào tạo từ cơ sở Viện Chăn nuôi là đồng tác giả của các Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng của Nhà Nước về khoa học công nghệ; trở thành các nhà nghiên cứu khoa học giàu kinh nghiệm, các nhà quản lý. Tuy nhiên còn rất nhiều lĩnh vực ít được quan tâm, như chưa có nhiều nghiên cứu về chế phẩm sinh học, thảo dược thay thế kháng sinh...
Từng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì (Hà Nội), TS. Tăng Xuân Lưu cho biết, Nghị quyết 57 đã có nhiều đổi mới và đang tạo động lực cho các nhà khoa học phát triển. Nhà nước đã trao cho họ "thanh kiếm", sử dụng nó như thế nào để tạo sự sắc bén, đột phá?
Tôi cho rằng ngay từ khâu suy nghĩ triển khai đề tài, chúng ta phải tôn trọng sáng kiến, ý tưởng của người đề xuất. Chứ không phải thấy ý tưởng đó không phù hợp với lãnh đạo là dừng, như thế thì khác nào lãnh đạo đang áp đặt suy nghĩ, quan điểm của mình lên một vấn đề, trong khi có thể vấn đề đó người làm quản lí không nắm bắt hiểu hết được.
"Làm khoa học không thể cưỡng bức ý tưởng, áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác, nó sẽ làm triệt tiêu sự sáng tạo, dù có thể ý tưởng đó ban đầu hơi điên rồ, khác người. Nhưng đó chính là khoa học, là sự sáng tạo, tìm ra sự khác biệt để tạo động lực cho phát triển. Muốn phát huy sáng tạo khoa học công nghệ thì cần tôn trọng ý kiến của mọi người, và phải được kiểm chứng bằng kết quả cuối cùng" - ông Lưu nói.
Làm khoa học có thất bại và thành công, nhưng hầu hết các nhà khoa học đều đưa ra ý tưởng dựa trên cơ sở lý luận và khoa học chứ không phải hoàn toàn điên rồ.
Xưa nay chúng ta triển khai nhiều vấn đề từ sự ràng buộc bởi "ý tớ", nếu làm trái ý lãnh đạo, chẳng may đề tài thất bại thì ai là người chịu trách nhiệm? Chính suy nghĩ này đã trói buộc sự sáng tạo của rất nhiều cán bộ trẻ. Họ có trình độ, có sự háo hức nhưng đôi khi bị dập tắt bởi tư duy khác với lãnh đạo, không khác nào "mở" cơ chế đầu này nhưng lại "chặn" đầu kia. Lâu ngày tạo thành sức ỳ cho cán bộ trẻ, gây ra sự bất cập cho quá trình phấn đấu sáng tạo về sau.
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Cách đây không lâu, chị chồng gọi điện cho chồng tôi, nói rằng mẹ chồng bị ung thư dạ dày và cần phải phẫu thuật.
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Kể từ khi Đại Vũ truyền ngôi cho con trai, thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc mở ra một hệ thống cha truyền con nối. Nhưng trong lịch sử có một triều đại, Thái hậu trước khi lâm chung khuyên Hoàng đế truyền ngôi cho em trai của mình, nguyên nhân vì sao?
Phát biểu trong buổi họp báo sau thất bại của B.Bình Dương trước Hà Nội FC, HLV Nguyễn Công Mạnh đã lên tiếng xác nhận chia tay đội bóng.
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ của MC này về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Ngày sinh Âm lịch của một người giống như số trang của một kịch bản cuộc đời, ẩn chứa những điềm báo thú vị.
"Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp ủy trung ương sẽ luôn đồng hành, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn mà giới báo chí đang đối mặt", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Làm khách trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng 19 V.League 2024/2025, Thể Công Viettel buộc phải thắng để nuôi hy vọng bám đuổi đương kim vô địch Thép xanh Nam Định và Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra trên sân Thanh Hóa khi đội khách để thua với tỷ số 1-3.
Tối 19/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ, thu hút đông đảo người dân đổ về các điểm trung tâm chiêm ngưỡng.
Ngày 19/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: “Kỷ niệm Đội điều trị lán 2”. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Sáng 19/4, tại Chùa Đậu - TP. Hà Nội đã diễn ra hội thảo góp phần giải mã về hiện tượng “toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Không có tượng đài nào dựng từ nước mắt. Không có huy chương nào dành cho sự hy sinh lặng thầm. Nhưng chính từ những hy sinh không tên tuổi ấy, hòa bình hôm nay được xây nên - không chỉ bằng máu, mà bằng cả một đời lặng lẽ gánh chịu vết thương.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Tuấn Hải tỏa sáng giúp Hà Nội FC đánh bại B.Bình Dương 3-0 ngay trên sân Gò Đậu tối 19/4, đội bóng Thủ đô áp sát ngôi đầu của Thép Xanh Nam Định.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.