Thức đêm xem phim, tôi bật khóc nhận ra mình đã làm con trai đau khổ 20 năm: Thương con nhưng lại kìm hãm "sự thật" của con
Tôi luôn mong muốn sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng tôi lại hành động đi ngược với điều đó.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sự can dự của Mỹ vào các cuộc xung đột không chỉ khiến hàng triệu cái chết vô tội mà còn góp phần tạo ra những kẻ thù mới, khiến an ninh của nước Mỹ kém an toàn hơn nhiều. Dưới đây là danh sách các cuộc chiến tranh lớn, mà khi nhìn lại, Mỹ lẽ ra không bao giờ nên tham chiến. Bài viết của David T. Pyne- Phó Giám đốc Hoạt động Quốc gia của Lực lượng Đặc nhiệm EMP về An ninh Quốc gia và Nội địa Mỹ trên tạp chí National Interest.
Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ (1898)
Chiến tranh Tây Ban Nha–xảy ra từ tháng 4 đến tháng 8/1898 vì các vấn đề giải phóng Cuba. Cuộc chiến bắt đầu sau khi Mỹ đòi hỏi giải pháp cho vấn đề đòi độc lập của Cuba mà Tây Ban Nha đã khước từ. Mỹ đã thúc đẩy chính phủ lập một kế hoạch sáp nhập những lãnh thổ hải ngoại còn lại của Tây Ban Nha gồm có Philippines, Puerto Rico và Guam.
Cuộc cách mạng tại La Habana đã khiến Mỹ gửi chiến hạm USS Maine đến Cuba để tỏ thái độ quan tâm cao của Mỹ. Tuy nhiên chiến hạm này sau đó bị nổ, khiến dư luận Mỹ thời điểm đó sục sôi phản đối. Căng thẳng gia tăng, cộng thêm báo chí khắp nơi tố cáo sự đàn áp của Tây Ban Nha tại các thuộc địa, đã khuấy động công chúng Mỹ. Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ xảy ra trong vòng 4 tháng và kết thúc bằng chiến thắng của Mỹ tại Quần đảo Philippine và Cuba nhưng đã khiến 220 ngàn người Philippines thiệt mạng.
Tuy nhiên sau này, nhiều nhà sử học đã kết luận rằng khó có khả năng Tây Ban Nha đã đánh chìm thiết giáp hạm USS Maine của Mỹ.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1917-1918)
Ban đầu Mỹ không tham chiến, nhưng đến cuối năm 1917, nhận thấy rằng nếu Đức thắng lợi thì các quyền lợi của Mỹ ở châu Âu sẽ bị đe dọa, do đó Mỹ quyết định tham chiến cùng phe Hiệp ước với Anh và Pháp. Ngày 6 tháng 4 năm 1917, Mỹ tuyên chiến với Đức và chính thức bước vào cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Khi cuộc chiến chấm dứt vào ngày 11 tháng 11 năm 1918, đã có hơn hai triệu lính Mỹ tham gia trên các chiến trường Tây Âu. Có hơn 50.000 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng. Tuy nhiên, tác động quan trọng nhất khi Mỹ tham gia vào cuộc chiến là về phương diện kinh tế. Tính đến đầu tháng 4 năm 1917, Vương quốc Anh đã chi trả gần 75 triệu đô-la một tuần để mua vũ khí và hàng tiếp tế của Mỹ nhằm phục vụ cho bản thân nước Anh và các đồng minh của mình. Nước Anh cũng đã phải thấu chi một khoản tiền lên đến gần 358 triệu đô-la Mỹ. Việc Mỹ tham gia vào cuộc chiến đã cứu Vương quốc Anh cùng toàn bộ phe Hiệp ước khỏi tình cảnh phá sản.
Mỹ cũng đóng vai trò quyết định khi hỗ trợ hải quân của phe Hiệp ước duy trì bao vây hàng hải đối với nước Đức, bắt đầu từ năm 1914, nhằm tiêu diệt nước Đức về phương diện kinh tế. Các lực lượng Hải quân Mỹ đã đến Vương quốc Anh vào ngày 9 tháng 4 năm 1917, chỉ ba ngày sau khi tuyên bố chiến tranh. Trong khi đó, người được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu, tướng John J. Pershing, mãi đến ngày 14 tháng 6 mới cùng 14.000 lính bộ binh đầu tiên của Mỹ cập bến tại Pháp để tham gia huấn luyện tác chiến. Dù những đóng góp của quân đội Mỹ khởi đầu khá chậm chạp, nhưng chúng cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc chiến và giúp phe Hiệp ước giành thắng lợi cuối cùng.
Đức buộc phải chấp nhận Hiệp ước Versailles đầy thù hận và trừng phạt đã phá nát nền kinh tế Đức, tước đi 12-13% dân số và lãnh thổ, chia cắt đất nước thành 2 miền Đông Đức và Tây Đức. Thỏa thuận cũng tạo ra cái gọi là Hành lang Ba Lan và tước đi khả năng tự vệ của các nước nhỏ như Bỉ trước sự xâm lược của các quốc gia lớn.
Chiến tranh Việt Nam (1965-1973)
Mỹ đã phát động một cuộc chiến tranh phi nghĩa, xâm lược Việt Nam, tước đi mạng sống của hàng triệu người dân vô tội. Chiến tranh Việt Nam kéo dài tới gần 20 năm, diễn ra không chỉ tại chiến trường miền Nam Việt Nam mà còn ảnh hưởng, lan rộng lên cả miền Bắc (các chiến dịch không kích lần 1, 2 và 3 của Không quân Mỹ) đồng thời có liên quan trực tiếp tới Nội chiến Lào và Nội chiến Campuchia - cũng với sự can thiệp quân sự từ phía Mỹ (chấm dứt vào năm 1973). Cuộc chiến này chính thức kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cùng chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngay trước thời điểm đó, toàn bộ công dân, nhân viên ngoại giao, quân sự và dân sự của Mỹ cùng các nước đồng minh còn duy trì sự hiện diện sau năm 1973 cũng di tản hết khỏi miền Nam Việt Nam do sự kiện này.
Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Chiến tranh Iraq lần thứ nhất ( năm 1991)
Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 38 quốc gia do Mỹ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.
Sự kiện dẫn tới chiến tranh là việc Iraq xâm chiếm Kuwait ngày 2 tháng 8 năm 1990, sau khi Iraq cho rằng (nhưng không chứng minh được) Kuwait đã "khoan nghiêng" giếng dầu của họ vào biên giới Iraq. Hậu quả của cuộc xâm chiếm là Iraq ngay lập tức bị Liên Hợp Quốc áp đặt trừng phạt kinh tế. Những hành động quân sự bắt đầu từ tháng 1 năm 1991, dẫn tới 1 thắng lợi hoàn toàn của các lực lượng đồng minh, buộc quân đội Iraq phải rút khỏi Kuwait với tổn thất nhân mạng ở mức tối thiểu cho lực lượng đồng minh. Những trận đánh chính là những trận đánh trên không và trên bộ bên trong Iraq, Kuwait và những vùng giáp biên giới Ả Rập Xê Út. Cuộc chiến không mở rộng ra ngoài vùng biên giới Iraq/Kuwait/Ả Rập Xê Út, dù Iraq đã bắn tên lửa vào các thành phố của Israel.
Trên thực tế, điều đáng chú ý là Iraq từng là khách hàng của Mỹ cho đến thời điểm xâm lược Kuwait vào tháng 8 năm 1990 sau khi được Mỹ "bật đèn xanh". Quyết định tiêu diệt quân đội Iraq trong quá trình buộc lực lượng này ra khỏi Kuwait đã làm suy yếu đáng kể khả năng của Iraq trong việc tiếp tục chiến đấu chống lại Iran, vốn đã được Tổng thống Ronald Reagan ủng hộ mạnh mẽ. Các cuộc ném bom vào Iraq vẫn tiếp tục trong một thập kỷ sau khi cuộc chiến được cho là kết thúc, gây ra cái chết của tới nửa triệu trẻ em Iraq. Quan trọng nhất, cuộc chiến chống Iraq do Mỹ lãnh đạo cũng khơi mào cho một chuỗi sự kiện dẫn đến cuộc tấn công của Osama bin Laden vào Tháp Đôi và Lầu Năm Góc vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tất nhiên, những sự kiện này sau đó dẫn đến một cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu gây thiệt hại đến sinh mạng của vài trăm nghìn dân thường kéo dài hơn hai thập kỷ.
Chiến tranh NATO-Nam Tư ( năm 1999)
Năm 1999, NATO trang bị vũ khí cho những kẻ khủng bố ma tuý của Quân đội Giải phóng Kosovo theo đạo Hồi và chiến đấu cùng phe với lực lượng nổi dậy Al Qaeda trong cuộc chiến chống lại chính phủ Nam Tư, ném bom chính phủ và các lực lượng quân sự, bao gồm cả thủ đô Belgrade. Đây là hành động gây hấn vô cớ đầu tiên của NATO, dường như là chiến đấu nhằm tạo cho NATO một mục đích mới tồn tại sau khi Liên Xô sụp đổ. Theo nhiều cách, có thể nói rằng cuộc chiến này, cùng với sự mở rộng của NATO về phía đông vào các quốc gia thuộc Khối Warszawa trước đây gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc và Hungary cùng năm đó, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ Mỹ-Nga từ một mối quan hệ được xác định bởi hợp tác với mối quan hệ được xác định bởi xung đột và đối đầu. Việc Vladimir Putin thay ông Boris Yeltsin làm tổng thống Liên bang Nga vào cuối năm báo hiệu sự bắt đầu của Chiến tranh Lạnh thứ hai với Nga.
Chiến tranh Iraq lần thứ hai (2003 đến nay)
Cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 bắt đầu từ ngày 20 tháng 3, chủ yếu bởi quân đội Mỹ và Vương quốc Anh; 98% của quân lực đến từ hai nước này, tuy nhiều quốc gia khác cũng tham gia. Cuộc xâm lược Iraq trở thành giai đoạn đầu của sự kiện thường được gọi là Chiến tranh Iraq. Theo lịch sử, nó có thể được gọi chính xác hơn là "Chiến tranh vùng Vịnh lần 3", tính từ sau chiến tranh 8 năm giữa Iraq và Iran vào thập niên 1980. Lần này, Quân đội Iraq đã bại trận hoàn toàn, và thủ đô Bagdad được giải phóng ngày 9 tháng 4 năm 2003. Ngày 1 tháng 5 năm 2003, Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố là các chiến dịch quan trọng đã kết thúc, tức là giai đoạn cầm quyền của đảng Ba'ath và nhiệm kỳ của Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã kết thúc. Quân lực Liên hiệp cuối cùng đã bắt được Saddam Hussein ngày 13 tháng 12 năm 2003. Sau đó, thời kỳ quá độ bắt đầu, trong lúc đó tại Iraq bạo lực lan tràn do các lực lượng nổi dậy phần nhiều là người Sunni theo Hồi giáo, và cũng có cả các tay súng của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda.
Cuộc giải phóng năm 2003 là một phần của cuộc chiến chống khủng bố quốc tế do Tổng thống Mỹ George W. Bush khởi xướng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9.
Một số quan chức Mỹ tin rằng Saddam chứa chấp và hỗ trợ al-Qaeda, bản thân Saddam Hussein cũng đã từng bày tỏ sự hả hê trên báo chí khi chứng kiến nước Mỹ bị khủng bố trong sự kiện ngày 11/9/2001. Tuy vậy nhìn chung đa số dư luận Mỹ ủng hộ cuộc chiến với mong muốn chấm dứt chế độ độc tài đàn áp và mang lại nền dân chủ cho nhân dân Iraq (76% người Mỹ ủng hộ hành động quân sự chống lại Iraq). Ước tính chế độ Saddam Hussein đã gây ra cái chết của 250.000 người Iraq thông qua các chiến dịch thanh trừng và diệt chủng trong hơn 30 năm cầm quyền..
Năm 2004, Ủy ban 9/11 của Mỹ kết luận không có bằng chứng nào về mối quan hệ giữa chế độ Saddam Hussein và al-Qaeda và không tìm thấy kho dự trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc chương trình sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt nào đang hoạt động ở Iraq. Việc chính phủ Mỹ tin rằng Iraq đang sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt đã được chứng minh là do thông tin tình báo bị sai lệch.
Ước tính về số người chết bắt nguồn từ cuộc chiến Iraq rất khác nhau, từ mức thấp là 151.000 đến 1.033.000 người Iraq.
Nội chiến Syria (2011 đến nay)
Nội chiến Syria là một cuộc nội chiến bắt nguồn từ cuộc nổi dậy ở Syria 2011 khởi đầu cho hàng loạt các cuộc biểu tình nhỏ diễn ra tại Syria, bắt đầu từ ngày 26 tháng 1 năm 2011 và chịu ảnh hưởng từ các cuộc biểu tình khác trong khu vực, được miêu tả là chưa từng có tiền lệ.
Tháng 1 năm 2012, Liên Hợp Quốc cho biết hơn 5.000 người đã bị giết kể từ khi các cuộc biểu tình, phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên nổ ra hồi cuối tháng 3 năm 2011. Tại Syria, Mỹ đã hỗ trợ quân sự cho nhiều nhóm phiến quân Syria, nhiều nhóm chủ yếu là các phần tử Hồi giáo cực đoan và có quan hệ với Al Qaeda, nhằm lật đổ chế độ Baathist của Bashar al-Assad. Kết quả của cuộc xung đột, có tới 610.000 người Syria được cho là đã thiệt mạng - với nhiều người khác phải rời bỏ đất nước. Nga và Iran đã mở rộng ảnh hưởng của họ ở Syria.
Cuộc nội chiến Syria kéo dài trong 10 năm.
Nội chiến Libya lần thứ nhất (2011)
Nội chiến Libya là cuộc xung đột vũ trang diễn ra tại Lybia, bắt nguồn từ các cuộc biểu tình chống chính phủ từ ngày 15 tháng 2 năm 2011. Bất ổn này lây lan từ các sự kiện ở các nước láng giềng Ai Cập và Tunisia, góp phần vào một loạt các cuộc biểu tình tại thế giới Ả Rập. Trong Nội chiến Libya năm 2011, các lực lượng NATO đã tham gia ném bom chính phủ Libya trong một chiến dịch gợi nhớ đến vụ ném bom vô cớ của NATO trong Nội chiến Nam Tư năm 1999 cũng như của Mỹ xâm lược Iraq năm 2003. Sự hỗ trợ của NATO đối với các phiến quân Hồi giáo Libya đã đạt được thành công trong việc thay đổi chế độ, lật đổ và giết chết nhà độc tài Libya Muammar el-Qaddafi. Tuy nhiên, sự can thiệp của NATO sau đó đã kích động một cuộc nội chiến tàn khốc, kéo dài vài năm và chia rẽ đất nước giữa các phe phái cạnh tranh khác nhau. Al Qaeda cũng xây dựng một sự hiện diện đáng kể ở nước này.
Kết luận
Nếu Mỹ áp dụng một chính sách đối ngoại thực tế hơn để tránh gây ra những xung đột không cần thiết, thì kết quả bất lợi lâu dài của những cuộc chiến này có thể đã được ngăn chặn và số lượng đối thủ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, việc thực hiện một chính sách như vậy có thể sẽ giúp ngăn chặn hoàn toàn một số cuộc chiến tranh xảy ra, cứu sống hàng chục triệu người.
Các cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và NATO chống lại Nam Tư, Iraq, Syria và Libya chắc chắn đã phục vụ cho các tuyên bố của NATO rằng đó là một liên minh phòng thủ hoàn toàn không có mục đích tấn công. Hơn nữa, nếu không có sự mở rộng về phía đông của NATO và việc liên minh ném bom Nam Tư, rất có thể cuộc Chiến tranh Lạnh mới này với Nga và cuộc chiến ở Ukraine vào năm 2022 sẽ không bao giờ xảy ra, đặc biệt nếu Mỹ và NATO tìm ra cách đưa Nga vào một số loại thỏa thuận an ninh chung để hội nhập tốt hơn vào châu Âu và phương Tây.
Theo hãng tin Suspilne của Ukraine, trong một cuộc họp báo ngày 22/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không thảo luận về việc công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga.
Tôi luôn mong muốn sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng tôi lại hành động đi ngược với điều đó.
Những người sinh vào 4 ngày Âm lịch này dường như được định sẵn là sẽ giàu có. Khi họ già đi, của cải của họ sẽ tích tụ như nước nhỏ giọt và biến thành vàng.
Chính phủ Ukraine ngày 24/4 cho biết nước này đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ nhằm tái cơ cấu khoản nợ khoảng 2,6 tỷ USD, làm dấy lên nguy cơ vỡ nợ khoảng 600 triệu USD vào hạn chót cuối tháng 5 tới.
Làm sao để người làm báo tiếp nối truyền thống báo chí cách mạng, chủ động thích ứng công nghệ và xây dựng môi trường văn hóa trong mỗi tòa soạn?
Fanpage chính thức của Thép xanh Nam Định vừa phát đi thông báo cho biết, đội bóng thành Nam đã đạt thoả thuận gia hạn cùng lúc với 13 ngôi sao của đội. Trong số này, Nguyễn Xuân Son được gia hạn thêm 6 năm.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã điều một tàu khu trục Mỹ tiến vào vùng biển nhạy cảm giữa Trung Quốc và Đài Loan hôm thứ Tư 23/4, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng.
Người ta nói rằng cuộc nổi dậy An Sử thời Đường, và Đường Huyền Tông Lý Long Cơ chạy đến Tứ Xuyên để lánh nạn, đã mở ra một tiền lệ cho việc đào thoát của hoàng đế triều Đường.
Trong cơn mưa lớn tối 24/4, trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM, xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến một nam sinh viên tử vong.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã quyết định hủy bỏ một phần chương trình trong chuyến thăm chính thức tới Nam Phi và lập tức trở về Kiev sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công kết hợp quy mô lớn vào lãnh thổ Ukraine.
Một chiếc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BMP-55 hiếm hoi – được cải tiến từ xe tăng T-55 thời Liên Xô – lần đầu tiên được phát hiện đang hiện diện trên chiến trường Ukraine, theo The War Zone.
HLV Kim Sang-sik nói không với Công Phượng? HLV Tan Cheng Hoe làm Giám đốc kỹ thuật FAM; M.U từ bỏ thương vụ Osimhen; cầu thủ phải trốn dưới gầm giường vì sợ những kẻ đột nhập; Madam Pang phải nhập viện.
Bên cạnh các gói combo Internet-Truyền hình MyTV, khách hàng của VNPT có nhiều lựa chọn mới với các gói cước Truyền hình MyTV. Các gói cước với đa dạng chính sách về kênh và nội dung cùng mức giá hấp dẫn giúp gia tăng trải nghiệm của người dùng.
Chợ Mới Ông Già – ngôi chợ có tên lạ tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội được công nhận là một trong những chợ lâu đời nhất thế giới. Gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử, nơi đây là biểu tượng văn hóa sống động ven sông Hồng.
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành 5 quyết định xử phạt về lĩnh vực môi trường đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
12 mẫu cà phê tham gia cuộc thi tuyển chọn chất lượng cà phê Việt Nam năm 2025 sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản, bao bì được in quốc kỳ Việt Nam.
Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định quan trọng về công tác tổ chức và cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường. Qua đó, ông Phan Thế Anh, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Ninh Bình, giữ chức vụ Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
"Làm hết việc, không hết giờ" là thông điệp được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh khi TP.HCM bước vào giai đoạn nước rút, dồn toàn lực chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chính quyền Trump vừa sa thải quan chức giám sát điều tra những cáo buộc "tội ác chiến tranh" của Nga, thu hẹp các nỗ lực truy cứu trách nhiệm Moscow. Đây là một trong những động thái mới nhất giữa bối cảnh chính quyền Trump dừng hàng loạt nỗ lực chống lại Nga.
Những phiền muộn của 4 con giáp này dường như đều được cơn mưa đầu mùa cuốn trôi, chỉ còn lại sự tràn đầy hạnh phúc và thỏa mãn.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đại sứ EU Julien Guerrier nhất trí Việt Nam và EU đều có nhu cầu duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới để phát triển.
Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Bí thư các bộ, cơ quan trung ương, tỉnh ủy, thành ủy quan tâm chỉ đạo sắp xếp trụ sở làm việc, tài sản công khi xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
ĐT Malaysia có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng hiếm thấy trước màn so tài với ĐT Việt Nam vào ngày 10/6 tới.
Sau khi sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh mới không chỉ nổi tiếng với Dân ca Quan họ mà còn là quê hương của một Á hậu quốc tế giúp Việt Nam kéo dài chuỗi thành tích tại đấu trường nhan sắc uy tín Miss Intercontinental (Hoa hậu Liên lục địa).
Nuôi một loài kiến vốn được coi là hung dữ trong chính vườn ca cao của mình, lão nông Nguyễn Thanh Long, xã Phước Cát 2, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, đã thu về kết quả khiến nhiều người bất ngờ: Năng suất cao nhất xã, thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhiều khách sạn 4-5 sao tại thủ đô đã triển khai các gói ưu đãi gồm giảm giá phòng, các combo dịch vụ, phòng nghỉ kèm tiệc trà, gala, hay xe đưa đón miễn phí hấp dẫn nhằm kích cầu du lịch và tạo động lực phát triển kinh tế.
Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều du khách và cựu chiến binh rất xúc động khi tới tham quan không gian trưng bày.
Trong các ngày từ 16 – 25/4, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức 5 lớp tập huấn nghiệp vụ cho khoảng 400 cán bộ, hội viên nông dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Các Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh, Luyện Văn Phương, Nguyễn Thế Công và nhiều cán bộ công chức vừa bị điểm tên vì chậm trễ thủ tục hành chính.
Mô hình trồng mít ruột đỏ xơ vàng lá bầu-cây trồng ra quả đặc sản của ông Ngô Văn Được– Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phú Thịnh TN, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Sau sáp nhập, mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã sẽ được triển khai như thế nào?
3