Cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo nên một tuyến đường sắt tốc độ cao trong tương lai.
Theo phương án đề xuất của Tư vấn lập dự án, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ đi qua 20 tỉnh thành, với 23 ga hành khách đi qua 20 tỉnh thành. Bắt đầu ở ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP HCM), tuyến đường dài 1.541 km. Ảnh: AI.Qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), các ga hành khách tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam rất đông người, các trang thiết bị bên trong ga hiện đại, không gian rộng rãi như sân bay. Ảnh: AI.Tuyến đường sắt đi qua một khu dân cư tại thủ đô Hà Nội qua góc nhìn của AI. Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng mức đầu tư 67 tỷ USD, tương đương khoảng 1,7 triệu tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành. Trước đó, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư, sau gần 18 năm nghiên cứu và xây dựng phương án. Ảnh: AI.Với quy mô nền kinh tế Việt Nam hiện nay được đánh giá có đủ điều kiện để triển khai thực hiện. Theo phương án bố trí vốn, mỗi năm dự án sẽ cần khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 16% vốn đầu tư công trung hạn hàng năm giai đoạn 2026-2030. Dự kiến khởi công vào năm 2027 và cơ bản hoàn thành vào năm 2035. Trong ảnh, AI tạo ra tuyến đường sắt băng qua một vùng nông thôn Việt Nam. Ảnh: AI.Thay vì đi xuyên qua trung tâm thành phố, hầu hết nhà ga đường sắt tốc độ cao đang được bố trí ở vùng nông thôn ngoại ô, đảm bảo dư địa phát triển đô thị. Điều này có thể thấy rõ trong địa điểm dự kiến đặt nhà ga, gồm 18 ga đặt tại các xã, chỉ có 5 nhà ga đặt ở phường. Ảnh: AI.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua hàng loạt cánh đồng lúa tuyệt đẹp ở vùng nông thôn nước ta. Ảnh: AI.Qua góc nhìn của AI, tuyến đường sắt sẽ băng qua những bãi biển vào dạng đẹp nhất thế giới nằm ở khu vực miền Trung. Tàu đường sắt tốc độ cao có tốc độ thiết kế ở mức 350km/h. Ảnh: AI.Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ngành đường sắt như khoác lên mình một tấm áo mới phù hợp với sự lớn lên sau hơn 100 năm. Dự án sẽ giúp tăng thêm gần một điểm phần trăm GDP bình quân mỗi năm của nước ta so với không đầu tư dự án. Đầu tư đường sắt tốc độ cao là đầu tư cho tương lai. Ảnh: AI.Hình ảnh AI sáng tạo tuyến đường sắt này đi xuyên núi ở nhiều khu vực. Trước đó, theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ, hướng tuyến của đường sắt tốc độ cao phải "thẳng nhất có thể". Tuy nhiên, bản đồ hướng tuyến cho thấy vẫn có nhiều đoạn đi vòng, thậm chí có đoạn đi ngang theo hướng Đông - Tây. Ảnh: AI.Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam dự kiến hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong 10 năm (khởi công 2027), khi tập trung phát triển đột phá về hạ tầng.
Thông tin này được Thủ tướng chia sẻ tại phiên Đối thoại chiến lược quốc gia trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 55 tại Davos, Thụy sĩ, ngày 21/1/2025. Ảnh: AI.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua những cánh đồng dứa, lúa xanh rì ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và nhiều tỉnh miền Trung nước ta qua trí tưởng tượng của AI. Ảnh: AI.Toàn tuyến được đầu tư mới khổ đôi 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục. Ảnh: AI.Ngoài việc vận chuyển hành khách, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Dự án này dự kiến khởi công vào 2027. Ảnh: AI.
Ngày 17/4, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì lễ đón trọng thể đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Bộ trưởng Đổng Quân dẫn đầu sang Việt Nam tham dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
357 cây cổ thụ xanh mát, gắn bó với cảnh quan đô thị Hà Nội sắp bị di chuyển và chặt hạ để nhường chỗ cho dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Nút giao đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội) và quốc lộ 6 hàng ngày luôn có một lượng phương tiện giao thông lớn qua lại. Cảnh ùn tắc giao thông, xếp hàng dài chờ đèn đỏ thường xuyên xảy ra tại nút giao này, nhất là vào giờ cao điểm.
Ngày 17/4, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì lễ đón trọng thể đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Bộ trưởng Đổng Quân dẫn đầu sang Việt Nam tham dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu cơ quan đại diện Ngoại giao (thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động - Bộ Công an) là lực lượng quan trọng, đảm bảo an ninh tại các khu vực trọng yếu như cơ quan ngoại giao, đại sứ quán, cơ quan nhà nước... Hiện nay, với 73 mục tiêu cần bảo vệ và 119 vọng gác, Trung đoàn Cảnh sát bảo vệ mục tiêu đang triển khai lực lượng trên phạm vi rộng, bao phủ 7 quận và 22 phường của Thủ đô Hà Nội.
62 chiến mã của lực lượng Cảnh sát cơ động Kỵ binh được chăm sóc đặc biệt, chu đáo để đảm bảo sức khỏe và phong thái oai vệ cho đợt diễu hành trong dịp Đại lễ 30/4 sắp tới.
Hoạt động Giao lưu thiếu nhi Lạng Sơn, Việt Nam và thiếu nhi thị trấn Bằng Tường, Trung Quốc nằm trong chuỗi chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 9 năm 2025.
Chiều 16/4, tại Hà Nội, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư đã khai mạc. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu dự Lễ khai mạc và tham quan Triển lãm về Tăng trưởng xanh, được tổ chức ngay bên lề Hội nghị.
Ngày 16/4, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tham quan Cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan, thăm Đại đội Biên phòng và Trường Tiểu học số 4 (Bằng Tường, Trung Quốc).
Dân quân biển được đặc biệt chú ý khi lần đầu tiên tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sáng nay (16/4), tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thực hiện nghi thức chào và tô son cột mốc 1116. Đây là hoạt động mở đầu cho Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.
Sáng 16/4, tại Trung đoàn Không quân 935 (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an đồng chỉ đạo kiểm tra buổi tổng hợp luyện diễu binh diễu hành lần thứ 2 của 36 khối quân đội, công an để chuẩn bị Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh là một trong những công trình giao thông trọng điểm, đang bước vào giai đoạn hoàn thiện để kịp thông xe vào dịp 30/4.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt mang tên “Bản hùng ca mùa Xuân đại thắng”. Triển lãm trưng bày gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật quý liên quan đến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, trong đó có chiếc la bàn của Đại tướng Văn Tiến Dũng sử dụng để xác định vị trí trên bản đồ chỉ đạo Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975.
Ba lần trước ông Tập Cận Bình đến Việt Nam vào các năm 2015, 2017, 2023 trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc, năm 2011 ông đến đất nước hình chữ S trên cương vị Phó Chủ tịch nước.
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam diễn ra ngày 14-15/4, theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.