Nóng: Xả súng tại chợ ở Bangkok, Thái Lan khiến 6 người thiệt mạng
Chiều 28/7, một vụ xả súng xảy ra tại chợ Or Tor Kor (quận Chatuchak, thủ đô Bangkok, Thái Lan) khiến 6 người thiệt mạng.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trong suốt hơn 2 thế kỷ, vương triều Achaemenid (690 TCN – 328 TCN) của Ba Tư (còn gọi là Đế chế Ba Tư thứ nhất) thống trị hoàn toàn thế giới Địa Trung Hải.
Là một trong những siêu cường thực sự đầu tiên trong lịch sử, Đế chế Ba Tư trải dài từ biên giới Ấn Độ xuống Ai Cập đến biên giới phía bắc của Hy Lạp.
Nếu như Cyrus Đại đế (600 TCN-530 TCN) là vị hoàng đế khai quốc của Đế chế Ba Tư (sau khi chinh phạt Đế quốc Tân Babylon thành công) thì Hoàng đế Darius III (380 TCN-330 TCN) lại là vị vua cuối cùng của Đế chế Ba Tư.
Sự cai trị của Ba Tư với tư cách là một đế chế thống trị cuối cùng đã bị chấm dứt bởi một chiến lược gia vĩ đại kiêm nhà quân sự tài giỏi bậc nhất trong lịch sử thế giới: Alexander Đại đế của Vương quốc Macedonia (một quốc gia của người Hy Lạp cổ đại).
Alexander Đại đế (Alexander III) sinh năm 356 TCN tại Vương quốc Macedonia. Được triết gia người Hy Lạp Aristotle (384 TCN-322 TCN) dạy dỗ từ khi còn nhỏ và được huấn luyện thực tế trong các trận chiến của cha mình, Hoàng đế Philip II của Macedonia, Alexander Đại đế nhanh chóng được tôi luyện để trở thành vị hoàng đế vĩ đại bậc nhất trong lịch sử cổ đại.
Thất bại không thể chối cãi của Hoàng đế Darius III nhà Ba Tư trước Alexander Đại đế trong trận Gaugamela (còn gọi là trận Arbela) diễn ra vào ngày 1/10/331 TCN là trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến chinh phục đế quốc Ba Tư của Alexander Đại đế. Đồng thời, trận chiến cũng là cuộc đọ sức nảy lửa cuối cùng, quyết định sự sụp đổ của Đế chế Ba Tư dưới triều đại Achaemenid.
Để có được chiến thắng hiển hách trong lịch sử cổ đại, giúp tiếng tăm của Alexander Đại đế vang xa khắp nơi, thì những yếu tố gì đã giúp vị của Macedonia đánh bại Ba Tư hoàn toàn?
Hoàng đế Philip II của Vương quốc Macedonia (382 TCN-336 TCN), vua cha của Alexander III, nổi tiếng là nhà cầm binh kiệt xuất trong lịch sử quân sự phương Tây. Chính ông là người có công gây dựng đội quân Macedonia thành một trong những “cỗ máy chiến đấu” đáng sợ nhất trong thế giới cổ đại.
Di sản vĩ đại mà vị danh tướng xuất sắc bậc nhất phương Tây để lại cho con trai mình chính là đội hình phương trận Macedonia (Macedonian Phalanx).
Phương trận là một đội hình gồm những chiến binh thiện chiến, được trang bị áo giáp cùng các loại vũ khí hạng nặng như giáo, kích. Họ đứng khăng khít với nhau trong hàng ngũ, tạo thành khối quân lính vũ trang hình chữ nhật.
Đặc điểm đáng sợ của phương trận Macedonia là tạo thành bức tường khiên vững chắc, di chuyển về phía kẻ thù với hàng giáo nhọn hoắt chĩa đồng loạt về phía trước.
Để có được đội quân thiện chiến, sử dụng thành thục phương trận Macedonia, chính tay Hoàng đế Philip II đào tạo lực lượng chiến đấu tinh nhuệ, không chỉ bộ binh mà còn cả kỵ binh, cung thủ.
Các khóa huấn luyện quân sự sẽ kéo dài 11 năm. Từ việc thu nạp các ứng viên nam tiềm năng năm 7 tuổi, họ sẽ được đào tạo bài bản trong quân ngũ đến năm 18 tuổi. Sau khi tốt nghiệp, những chiến binh xuất sắc nhất sẽ được kết nạp vào Lực lượng Kỵ binh đồng hành hoàng gia (phi đội riêng của nhà vua) và Lực lượng Hypaspists hoàng gia (một đơn vị bộ bình gồm 500 người ưu tú, bao quanh nhà vua trong các trận chiến).
Không chỉ đào tạo về người, Hoàng đế Philip II còn chú trọng vào việc nâng cấp vũ khí chiến đấu. Ông cho thay thế toàn bộ các ngọn giáo ngắn, chất liệu gỗ từ thời xưa, bằng những ngọn Sarissa (mâu) dài 7m, mũi sắt, có khả năng đâm thủng áo giáp hạng nặng và kỵ binh.
Tài cầm quân cộng khả năng sáng tạo quân sự và thiết quân luật bậc thầy của Hoàng đế Philip II đã đưa tên tuổi của ông trở thành vị tổng tư lệnh kiệt xuất của lực lượng Macedonia.
Tất cả tài năng của ông được sớm truyền lại cho con trai, Alexander III của Vương quốc Macedonia và kỳ diệu thay, người kế tục ngai vàng của Philip II đã không làm ông thất vọng. Ngay khi lên ngôi, Alexander III công khai tuyên bố sẽ hoàn thành ước nguyện chinh phục Ba Tư hoàn toàn dưới tay mình. Và Alexander III đã làm được!
Dưới triều đại của Darius III, nhà Achaemenid suy yếu rõ rệt không phải bởi Darius III là một vị quân vương kém cỏi. Sử gia nhận định, nhà Achaemenid chịu thất bại trước các cuộc tấn công của Alexander Đại đế một phần đến từ sự suy tàn bên trong của đế chế này.
Vào thế kỷ thứ 4 TCN, Ba Tư đã ngừng mở rộng bờ cõi. Thời đó, đế quốc này suy yếu vì lâm vào cuộc nội chiến và những cuộc đấu đá khác nhau từ quân nổi loạn. Hoàng đế Darius III cùng lúc đối mặt với thù trong-giặc ngoài, ông vừa chỉ huy đội quân tinh nhuệ để đánh lại Alexander III, vừa phải giành lại quyền hành cai trị đế quốc từ tay kẻ cai trị thực thụ của Ba Tư (trong thời gian 338 TCN- 336 TCN) – Quan tể tướng Bagoas.
Sau khi ám sát Artaxerxes III (hoàng đế thứ 11 của Ba Tư), tể tướng Bagoas đưa Codomannus (họ hàng xa với hoàng gia, khi đó 45 tuổi) lên làm vua bù nhìn. Codomannus lấy hiệu là Darius III.
Nhận thấy âm mưu ám sát mình từ tể tướng Bagoas (vì Bagoas sớm nhận ra Darius III không còn là “bù nhìn” của hắn nữa), Darius III một mặt đối phó với viên quan lão luyện, một mặt điều tra nguyên nhân khiến phiến quân nổi loạn, và nhanh chóng nhận ra rằng mình đang đứng trên một đế quốc bất ổn.
Tháng 3/333 TCN, vua xứ Macedonia Alexander Đại đế cầm binh thực hiện trận đánh đầu tiên trực tiếp chống lại Darius III và Quân đội Hoàng gia Ba Tư gần thành phố duyên hải Issus.
Darius III khi đó lên làm tổng tư lệnh, trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội, chống lại Alexander Đại đế. Chiến lược của Darius III là tổ chức hành quân vòng qua lưng quân Macedonia hòng cắt đứt đường tiếp tế của Alexander Đại đế từ phía sau và buộc quân đội Macedonia phải quay lại và đối mặt.
Tuy nhiên, Alexander khi đó đích thân chỉ huy đội kỵ binh tinh nhuệ Macedonia tại Issus, dốc hết tốc lực đánh nhanh-thắng nhanh, cuối cùng đập tan quân của vua Ba Tư tại Issus.
Darius III chóng váng và nhanh chóng lên ngựa tháo chạy không quên hẹn tái đấu trong 2 năm nữa. Sau khi chinh phạt Ai Cập, Alexander Đại đế quay lại Ba Tư, giữ lời hẹn đấu.
Hoàng đế Ba Tư và các tướng đã chọn địa điểm chiến đấu gần thị trấn Gaugamela. Đó là thung lũng rộng, bằng phẳng, cho phép đội quân Ba Tư gồm 250.000 người đối đầu với 50.000 quân của Alexander Đại đế.
Lịch sử gọi đó là trận Gaugamela.
Sử gia nhận định, trận Gaugamela tiêu biểu cho tài nghệ dụng binh cùng sức mạnh “bách chiến bách thắng” của đạo quân thiện chiến do Alexander Đại đế dẫn đầu.
Dù không có lợi thế số đông, nhưng Alexander Đại đế biết dùng đầu óc để thực hiện cú đánh vĩ đại nhất trong cuộc chinh phạt Ba Tư cuối cùng của mình.
Địa điểm hai quân giao chiến là một thung lũng rộng lớn nhưng Alexander Đại đế vẫn mang theo quân tiếp tế, nấp ở những ngọn đồi phía xa.
Đêm hôm trước khi giao chiến, người Ba Tư lo sợ sẽ bị vua xứ Macedonia đánh úp nên luôn trong tư thế sẵn sàng giao chiến với một cuộc tấn công ban đêm không bao giờ đến từ Alexander Đại đế.
Rạng sáng, quân của Darius III ra chiến trường nghênh chiến. Tận dụng lợi thế số đông, Darius III triển khai đoàn kỵ binh bọc sườn quân Macedonia từ hai phía. Để giảm thương vong từ “cặp kìm” của kẻ thù, Alexander cho quân di chuyển theo đội hình nghiêng, tập trung toàn lực đánh vào cánh phải của quân Ba Tư. Đúng như tiên liệu của Alexander, đội bộ binh với phương trận Phalanx thiện chiến cùng đội kỵ binh tinh nhuệ của vị vua xứ Macedonia nhanh chóng đẩy lùi cánh phải của kẻ thù.
Thừa thắng xông lên, Alexander cùng đội kỵ binh hoàng gia lao thẳng vào trung tâm hàng phòng thủ của quân Ba Tư. Giữa vòng vây kẻ thù, các trung đoàn sarissa giàu kinh nghiệm của Macedonia đã chọc thủng sức mạnh trung tâm của Ba Tư.
Sử sách nói rằng, đích thân Alexander Đại đế giết chết người lái xe ngựa của Hoàng đế Darius III rồi gần như bắt sống được vị vua Ba Tư trước khi ông ta trốn thoát thành công một lần nữa trên lưng ngựa.
Quân đội Ba Tư không hoàn toàn bại trận trong trận đánh Gaugamela. Cánh trái của quân đội Macedonia đã bị đẩy lui. Tuy nhiên, sau khi biết nhà vua rút chạy, như rắn mất đầu, đội quân này cũng không thể kháng cự lâu mà nhanh chóng tháo chạy theo vua.
Kỵ binh của Alexander Đại đế tiếp tục truy quét tàn quân và nhà vua Ba Tư. Hoàng đế Darius III cuối cùng bị giết bởi chính người anh em họ của mình. Kinh hoàng trước hành động phản quốc, Alexander thẳng tay trừng trị người đã giết Darius III và tuyên bố chiếm được Ba Tư hoàn toàn về tay mình.
Triều đại của Alexander Đại đế chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Sau khi khuất phục toàn bộ Đế quốc Ba Tư, quân đội của ông đã hành quân về phía tây và đến tận Ấn Độ trước khi trở về quê nhà ở Paraon. Nhưng dự định đó đã không bao giờ thành hiện thực.
Ở độ tuổi 32, Alexander Đại đế đã chết trong cung điện của vua Nebuchadnezzar II ở Babylon vì một căn bệnh bất ngờ và bí ẩn. Cái chết của Alexander Đại đế vì thế vẫn còn nhiều câu hỏi chưa lời giải đáp đối với các sử gia hiện đại.
Đánh bại Darius III trong trận Gaugamela đã giúp Alexander Đại đế – con trai của Hoàng đế Philip II – hoàn thành ước mơ chinh phục Ba Tư của vua cha (người đã bị giết hại trong một vụ ám sát khi ông khẩn trương chuẩn bị cho cuộc viễn chinh để chinh phạt Ba Tư).
Sử gia nhận định, trong sự nghiệp cầm binh của Alexander Đại đế, trận Gaugamela năm 331 TCN là chiến thắng nổi bật nhất và tiêu biểu nhất cho nghệ thuật dụng binh kiệt xuất của vị vua xứ Macedonia. Alexander Đại đế thực sự nhạy bén trong nghệ thuật tận dụng thời cơ, biến thách thức thành cơ hội, trên hết là biết tập trung tổng lực để tấn công mũi nhọn vào kẻ thù.
Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.
Chiều 28/7, một vụ xả súng xảy ra tại chợ Or Tor Kor (quận Chatuchak, thủ đô Bangkok, Thái Lan) khiến 6 người thiệt mạng.
Vướng mắc cuối cùng liên quan đến việc nắn tuyến đường để bảo tồn biệt thự cổ Võ Hà Thanh (nhà lầu Ông Phủ, phường Trấn Biên, thuộc phạm vi TP Biên Hòa cũ) đã được tháo gỡ, Dự án Đường ven sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai mới, sau sáp nhập 2 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước) sẽ được tăng tốc thi công để hoàn thành.
Diễn viên Mai Huê trong vai Thảo hiện đang gây nhiều tranh cãi và là nhân vật bị khán giả cảm thấy bức xúc, ghét nhất trong phim "Dịu dàng màu nắng".
Vừa chính thức khai trương cuối tuần qua, Sun Gallery Vung Tau đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình Sun Property và đô thị biển Blanca City tiệm cận với khách hàng phía Nam.
Ông Piyasak, CEO của công ty tài chính Ngern Tid Lor (NTL) nổi tiếng Thái Lan, người đứng sau một trong những thương vụ IPO lớn nhất ngành tài chính chứng khoán Thái Lan, đã gia nhập làm thành viên HĐQT độc lập của F88 ngay trước thềm công ty này chuẩn bị lên UPCoM. Với những kinh nghiệm thực chiến quốc tế của mình, F88 kỳ vọng ông Piyasak sẽ mang lại những giá trị mới cho hành trình lớn hơn của mình trong tương lai.
Nguyên Hoàng hậu Viên Tề Quy yêu chồng hơn cả con trai, đã vì giang sơn xã tắc mà muốn giết con mình để ngăn họa về sau.
Các vị trí bị đứt gãy, nứt toát và sụt lún nằm trên tuyến Tỉnh lộ 627, Quốc lộ 40B đoạn đi qua xã Măng Ri và khu vực giáp ranh của địa phương này.
Mỗi ngày, anh Thành ở xã Mường Xén, Nghệ An nấu hơn 1.200 suất cơm gửi đến người dân vùng lũ. Không riêng anh Thành, nhiều người khác giữa tâm lũ đã có những hành động thiết thực giúp đỡ bà con trong lúc khốn cùng nhất.
Giải đấu Pickleball Negin Phantom 2025, đã quy tụ nhiều Ca sỹ, nghệ sỹ, diễn viên nổi tiếng cùng với các tay vợt là những gương mặt nổi tiếng trong giới Pickleball.
Là một trong 5 doanh nghiệp Việt Nam có điểm số ACGS cao nhất năm 2024, VPBank được vinh danh tại Hội nghị và Lễ trao giải Quản trị Doanh nghiệp ASEAN.
V.League 2025/2026 đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng, tuy nhiên đến nay CLB Quảng Nam vẫn chưa có văn bản xác nhận chính thức việc tiếp tục góp mặt ở mùa giải mới.
Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, làm việc với cán bộ ngoại giao cùng đại diện cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản.
"Hoa Lư mùa lễ hội" ghi lại những khoảnh khắc rực rỡ và trang nghiêm của vùng đất Cố đô trong mùa lễ hội truyền thống. Những đoàn rước kiệu uy nghi, nhịp trống hội vang vọng, múa rồng sôi động, cờ hoa rợp sắc... làm sống dậy khí thế đất kinh kỳ.
Nhưng điện thoại anh luôn sạch bóng, lịch trình rõ ràng như sách giáo khoa.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, lực lượng An ninh chính trị nội bộ cần kịp thời phát hiện những biểu hiện “lợi ích nhóm,” trục lợi, tác động thể chế, chính sách trong quá trình đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Hàng loạt cửa hàng tiện ích gắn thương hiệu Winmart, Winmart+/Win xuất hiện ở các tỉnh lẻ, khu dân cư nông thôn cho thấy, Wincommerce (thuộc Tập đoàn Masan) đang dẫn đầu xu hướng hiện đại hoá thị trường nông thôn, thể hiện chiến lược "phủ sóng" ấn tượng, giúp WCM khai phá thị trường trị giá hàng chục tỷ USD.
Tàu ngầm Yasen-M được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon có thể gây ra nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cho hạm đội đối phương, Tạp chí Military Watch đưa tin sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh sản xuất hàng loạt tàu ngầm tuần dương.
Liên quan đến vụ dùng điếu cày đánh người xảy ra ở phường Liên Hòa, Quảng Ninh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Cố ý gây thương tích".
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 457/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tỉnh Đồng Nai. Theo quyết định này, Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Sơn làm Phó Trưởng ban thường trực.
Trung tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã báo cáo báo cáo với Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác về tình hình, kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng cần nâng cao vai trò lãnh đạo địa phương, thúc đẩy xóa nhà tạm, nhà dột nát. Gắn trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống dân cư.
Đỗ Chung Nguyên vừa gia nhập CLB Ninh Bình để mở ra cơ hội khoác áo U23 Việt Nam cũng như ĐT Việt Nam nếu anh thi đấu tốt và nhận được sự quan tâm của HLV Kim Sang-sik.
Ông Nguyễn Tiến Huấn, cựu chiến binh, nông dân ở thôn Khe Cò, xã Sơn Tiến, tỉnh Hà Tĩnh (trước đây, Sơn Tiến là một xã của huyện Hương Sơn cũ) đã làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi lợn, trồng cây ăn quả...
Ngày 28/7, HĐND TP.HCM đã thông qua Tờ trình của UBND TP.HCM, về việc hỗ trợ đối với lực lượng cộng tác viên Đội quản lý trật tự đô thị và người ký hợp trong chỉ tiêu biên chế của Hội Chữ thập đỏ cấp huyện (cũ) nghỉ việc, do thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có bộ sách giáo khoa chung áp dụng cho học sinh trên cả nước cho phù hợp với điều kiện thực tế xã hội hiện nay.
Suốt 8 năm qua, ông Nguyễn Văn Phân ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn, TP Cần Thơ sau sáp nhập tỉnh (trước sáp nhập tỉnh, Vĩnh Viễn là 1 xã của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũ) mạnh dạn thử nghiệm trồng dừa sáp trên vùng đất phèn. Kết quả bước đầu cho thấy cây dừa sáp trên đất phèn có thể mang lại hiệu quả kinh tế và nhân rộng tại địa phương.
Chúng tôi đi giữa những khu chợ bỏ hoang, được đầu tư bằng ngân sách nhà nước từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng để “sờ” được sự lãng phí. Những công trình được ví như "ung nhọt" lãng phí cần điều trị gấp.
Ngành y tế Nghệ An đã vận chuyển các trang thiết bị thiết yếu và thuốc men, tăng cường bác sĩ, lập trạm y tế dã chiến ở vùng tâm lũ, thăm khám bệnh cho người dân xã Mỹ Lý.
Tính đến thời điểm ngày 28/7, hơn 100 trường trên cả nước đã công bố công thức quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển. Trong số này, nhiều trường đã thông báo công cụ quy đổi điểm 2025 để thí sinh tiện theo dõi.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, một cánh tay người từng bị tự chặt vẫn bất hoại. Câu chuyện kỳ lạ ấy gắn với sư Kiệm – vị chân tu đất Hà Tĩnh, người từng âm thầm hiến thân vì đạo. Cánh tay bất hoại ấy, là chứng tích của lòng tin tuyệt đối hay một truyền thuyết huyền bí chưa lời giải?
4