Ông Nguyễn Quang Hòa- Giám đốc Dương Vũ Rice cho biết, Ấn Độ vừa ban hành quy định cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế 20% đối với các loại gạo xuất khẩu từ ngày 9/9.
Cụ thể, cùng với cấm xuất khẩu tấm, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành thông báo số 49/2022-Customs về việc áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại thóc, gạo (từ 9/9) đối với các sản phẩm như: Thóc (HS 100610), gạo lứt (HS 10620) và các loại gạo khác trừ gạo đồ, gạo basmati (HS 10063090).
Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm đang tạo nhiều cơ hội cho gạo của Việt Nam.
Ông Nguyễn Thái Bình- Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cũng cho biết, Ấn Độ xuất khẩu gạo tới hơn 150 quốc gia, nên bất kỳ sự giảm sút số lượng gạo xuất khẩu từ quốc gia này sẽ làm tăng áp lực lên giá lương thực vốn đang có xu hướng tăng trên thế giới do hạn hán, sóng nhiệt và ảnh hưởng của xung đột chính trị Nga - Ukraina.
Tuy nhiên, sự sụt giảm số lượng gạo xuất khẩu từ Ấn Độ sẽ tạo cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam tăng xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới và tăng giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới.
Ấn Độ cấm xuất khẩu tấm, chắc chắn thị trường gạo trên thế giới sẽ bị tác động, các đối tác sẽ phải tìm kiếm các nguồn hàng khác để bù đắp lượng thiếu hụt khá lớn từ gạo Ấn Độ.
Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tạm ngừng giao dịch để chờ đợi biến động của thị trường, kỳ vọng giá gạo trong thời gian tới sẽ vào đợt tăng mới do nguồn cung giảm.
Còn theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo dự báo sẽ tạo hiệu ứng đẩy giá gạo toàn cầu tăng cao.
Đồng thời, việc cấm xuất khẩu gạo tấm (nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi) sẽ đẩy giá thức săn chăn nuôi tăng lên, đặc biệt tại thị trường nhập khẩu chính loại sản phẩm này là Trung Quốc (nhập 1,1 triệu tấn năm 2021).
Năm 2021, Ấn Độ đã xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo, nhiều hơn tổng số gạo của 4 nước xuất khẩu lớn gồm Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ cộng lại. Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng với các đối tác Ấn Độ cần nhanh chóng liên hệ với người bán để kiểm tra tình trạng giao hàng và đàm phán lại hợp đồng với những lô hàng chưa xuất khẩu.
Seven & I Holdings, chủ sở hữu của các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, cho biết họ dự kiến sẽ phải xem xét kỹ lưỡng chuỗi cung ứng của mình và kiểm soát chi phí khi người tiêu dùng Mỹ vật lộn với tác động của thuế quan do chính quyền Trump đề ra.
Doanh nghiệp ở nhiều ngành đang phải tăng giá, điều chỉnh lại hướng đi tài chính và cảnh báo về sự bất định ngày càng gia tăng khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động làm đội chi phí, đứt gãy chuỗi cung ứng và gây lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Dù iPhone 16 vẫn là lựa chọn đáng giá, nhưng những tin đồn xoay quanh iPhone 17, dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2025, đang dồn dập xuất hiện, hé lộ nhiều nâng cấp đáng chú ý và thay đổi đầy kỳ vọng.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.
Seven & I Holdings, chủ sở hữu của các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, cho biết họ dự kiến sẽ phải xem xét kỹ lưỡng chuỗi cung ứng của mình và kiểm soát chi phí khi người tiêu dùng Mỹ vật lộn với tác động của thuế quan do chính quyền Trump đề ra.
Doanh nghiệp ở nhiều ngành đang phải tăng giá, điều chỉnh lại hướng đi tài chính và cảnh báo về sự bất định ngày càng gia tăng khi chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động làm đội chi phí, đứt gãy chuỗi cung ứng và gây lo ngại về kinh tế toàn cầu.
Dù iPhone 16 vẫn là lựa chọn đáng giá, nhưng những tin đồn xoay quanh iPhone 17, dự kiến ra mắt vào tháng 9 năm 2025, đang dồn dập xuất hiện, hé lộ nhiều nâng cấp đáng chú ý và thay đổi đầy kỳ vọng.
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ ở Bắc Kinh, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nghĩa là thịt bò Mỹ - một nguyên liệu từng là ngôi sao - sẽ sớm không còn trên bàn ăn.