Hiện nay, ốc núi được coi như sản vật của núi rừng. Những năm gần đây, một số người dân ở huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang) thường đi bắt ốc núi để có thêm thu nhập.
Chủ đề nóng
Bắc Giang: Leo núi, vô rừng săn loài ốc trước kia nướng ăn chống đói, nay nhặt về làm món đặc sản đắt tiền
- Hoa lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ đang "nổi đình nổi đám" vốn có "quê quán" ở đâu?
- An Giang: Xóm "Yết Kiêu" độc nhất vô nhị ở miền Tây, thời lặn dưới đáy sông bắt cá hô khủng 200 kg còn không!
- Long An: Vùng đất dân đi đóng đáy trên sông Vàm Cỏ bắt con gì để làm ra thứ mắm bán chạy như tôm tươi
- Lào Cai: Vườn hoa đào Tết nở bung đẹp mê li, khách háo hức xin vô còn chủ "buồn như trấu cắn". Vì sao?
- Hà Giang: Làng quê này đẹp như một miền cổ tích ẩn mình dưới chân núi Tây Côn Lĩnh
- Bình Định: Đầu năm nông dân rủ nhau ra đầm Đề Gi bắt con đặc sản gì mà thương lái tranh nhau mua?
- So với bông sen, loài hoa này nhận thua "0-3", nhưng vì sao dân miền Tây vẫn mê như điếu đổ?
Đi tìm lộc trời trên núi
Trong một lần lên huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang), tôi được nghe nói về loài ốc sinh sống trong lớp đất, đá thường chỉ xuất hiện theo mùa.
Thế nhưng phải đợi khi có trận mưa lớn sau đợt nắng nóng kéo dài, tôi mới có dịp cùng cậu thanh niên Nguyễn Văn Hải, thị trấn Tây Yên Tử lên núi… bắt ốc.

Anh Nguyễn Văn Hải (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) vui mừng với kết quả thu được trong buổi sáng đi rừng bắt ốc núi.
Sáng sớm, khi tôi đến nơi, Hải đã chuẩn bị sẵn những vật dụng đi rừng gồm chiếc rổ nhựa, bao dứa, chai nước, dao quắm. Ngoài ra còn có chiếc gậy cho tôi, đề phòng trượt chân do đường trơn.
Qua chốt kiểm soát, Hải khoát tay về phía khu rừng nguyên sinh nói: “Khu này em từng lên nhiều lần, núi không quá cao chị có thể leo được”.
Dựng xe máy ở chân núi, buộc chặt dây giày và trùm áo chống nắng kín đầu để tránh cây lá cào vào mặt, chúng tôi đi sâu vào rừng. Mùa này, cây cối xanh tốt, rậm rạp, nhiều chỗ gai góc, thực bì dày đặc khiến chúng tôi phải cúi thấp người mới len qua được. Đi chừng 2 km, Hải nói đã đến nơi ốc trú ngụ.
Tại đây, tầng mùn dày làm cho bước chân êm hơn thay vì tiếng sột soạt giẫm lên cỏ lá. Những tảng đá rêu phong ẩm thấp làm cho chúng càng thêm trơn trượt.
Trận mưa đêm hôm trước đã tạo ra một số mạch nước nhỏ chảy róc rách trong không gian yên tĩnh. Mỗi khi có gió, nước đọng ở cành lá văng ra thấm đẫm áo quần khách bộ hành. Thấy hơi người, muỗi rừng vây xung quanh, vắt cũng ngo ngoe bật tanh tách khiến tôi rùng mình, ngần ngại.
Tiếp tục men theo những phiến đá lởm chởm, Hải bảo tôi nhìn kỹ sẽ thấy ốc núi. Quả thật, ngay sau đó tôi bắt được vài con ốc núi to bằng cái chén uống trà đang nằm, bò.
Nếu không để ý rất khó nhận ra vì vỏ ốc cứng, màu gần giống lá mục. Ốc núi có dạng dẹt, to ngang, vỏ có sọc trắng, xám xen kẽ, viền quanh miệng ốc màu đỏ hoặc trắng, khác biệt so với ốc sinh sống dưới nước.
Thật may khi chúng tôi đến đúng “lãnh địa” của ốc núi. Quen mắt, chúng tôi bắt đầu bắt được nhiều ốc núi hơn. Mải miết ngược lên khe nước nhỏ gom ốc cho đến tầm giữa trưa, trên trời tiếng sấm ì ầm báo hiệu sắp có trận mưa lớn, chúng tôi quyết định xuống núi.
Với khoảng 3 kg ốc núi thu được, Hải ước tính với giá bán thời điểm này 50.000 đồng/kg, một buổi sáng leo núi cũng kiếm được 150.000 đồng.
Hải còn khoe, có ngày “xôm” lắm, ốc túm tụm lại, anh và nhóm bạn vơ được từng nắm, thu về vài chục kg, tiền bán ốc lên đến cả triệu đồng chỉ trong buổi sáng. Bởi vậy, người dân trong vùng đều coi ốc núi là lộc trời ban khi vừa tạo nguồn thức ăn sẵn có, vừa mang lại thu nhập.
Ốc núi-Vị thuốc quý
Trong câu chuyện trên đường xuống núi, Hải cho biết, người dân trong vùng thường đi rừng bắt ốc núi thành từng tốp vài ba người để hỗ trợ nhau, đề phòng khi chẳng may chân trượt ngã hoặc bị rắn rết cắn và những rủi ro khác.
Nắm bắt đặc tính ốc núi thường bò ra ngoài sau thời điểm trời nắng to gặp mưa để kiếm ăn và sinh sản, Hải cũng như người dân nơi đây tranh thủ đi săn ốc núi về làm thức ăn hoặc bán. Hiện, nhu cầu đối với loại thực phẩm này lớn nên ốc núi có bao nhiêu cũng bán hết cho vài đầu mối thu gom trong huyện.
Năm nay ngoài 30 tuổi nhưng Hải có đến gần 20 năm đi rừng. Từ năm 10 tuổi, Hải đã theo bố mẹ lên rừng kiếm củi, hái măng. Thế nên, không một khoảnh rừng hay mỏm đá nào quanh đây là Hải không đặt chân tới.
Hải nói, từng nghe các cụ kể từ xa xưa người dân đã bắt ốc núi nướng và ăn chống đói tại chỗ mỗi khi vào rừng mưu sinh nhưng gần đây mới biết gom, mang bán như một thứ hàng hóa. Đối với người dân bản địa, ốc núi không chỉ làm thức ăn mà được coi như một vị thuốc quý.
Tiện đường, Hải dẫn tôi gặp anh Thân Văn Hiền, tổ dân phố Đồng Rì, thị trấn Tây Yên Tử, người hành nghề thuốc nam gia truyền tại địa phương.
Anh Hiền thường xuyên đi rừng hái cây thuốc nên nắm rõ về công dụng của nhiều loài động, thực vật trong đó có ốc núi.
Theo anh Hiền, ốc núi chủ yếu ăn lá cây rừng và món khoái khẩu là cây thuốc lá vai. Thuở xưa, trong lúc tân dược khó mua, người dân dùng ốc núi để chữa chứng mờ mắt hay mắt bị kéo màng bằng cách đốt ốc núi cháy thành tro, pha loãng, lọc lấy nước để tra mắt, rửa mặt. Ngoài ra còn dùng ốc núi để chữa một số bệnh về đường ruột.
Do chưa ai từng thấy ổ trứng ốc núi nên mọi người đoán rằng loài ốc này đẻ con chứ không đẻ trứng như loài ốc thông thường.
Điều đặc biệt là hết mùa mưa hoặc khi chớm xuất hiện gió heo may là ốc núi gần như mất dấu. Mùa đông hay nắng nóng bắt ốc này rất khó vì chúng ẩn sâu từ 5-10 cm trong đất, đá.
Những người có kinh nghiệm đi rừng vẫn có thể kiếm được ốc núi nhưng phải chịu khó soi vào ban đêm và lượng ốc thu được không nhiều. Nếu mưa liên tục khi tiết trời giá lạnh, ốc núi ngoi lên mặt đất trong khoảng thời gian rất ngắn để lấy ô-xy rồi lặn mất hút.
Giữ rừng, bảo tồn sản vật
Chủ yếu ăn sương, lá cây nên ốc núi khá sạch giúp việc sơ chế đơn giản, ngâm ốc xâm xấp trong nước chừng nửa giờ có thể chế biến.
Theo chị Nguyễn Thị Lan, xã An Lạc (huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang), người chuyên gom ốc núi cung cấp cho các điểm cân trong huyện và một số địa bàn lân cận, ốc vốn sống trên cạn nên khi bắt về có thể để cả tuần mà không lo bị hỏng.
Chỉ cần cho ốc núi vào chậu hay bể khô rồi thả cơm nguội, hoa quả tươi chúng đều ăn và sống khỏe, không bị hao hụt.

Món ốc núi om chuối thơm ngon, hấp dẫn.
Qua tìm hiểu được biết, hiện ốc núi đã trở thành món ăn hấp dẫn du khách khi đến vãn cảnh vùng cao Sơn Động.
Ốc núi được chế biến thành các món như hấp, nộm, luộc, chiên, nướng, xào măng, nấu chuối đậu…tùy theo nhu cầu của khách. Ốc núi rất giòn, béo, khách được thưởng thức món ốc này một lần sẽ nhớ mãi vì thơm ngon khó tả, mang hương vị rất riêng của núi rừng Yên Tử.
Giám đốc HTX Dịch vụ du lịch cộng đồng An Lạc Vũ Ngọc Huân cho biết, ốc núi là một trong những món ăn luôn được khách ưu tiên lựa chọn trong thực đơn của HTX song rất tiếc không phải lúc nào cũng có. Không chỉ ăn tại quán, khách còn đặt ốc núi mang về làm quà.
“Ốc núi trở thành sản phẩm du lịch mà du khách đến Sơn Động muốn khám phá. Họ muốn tìm kiếm, được tự tay cầm nắm, bắt những con ốc to, món quà thiên nhiên ưu đãi cho nơi này. Tuy vậy, việc bắt ốc núi khó khăn, ngay cả người dân trong bản cũng không dễ dàng thực hiện. Vì vậy, khi khách có nhu cầu chiêm ngưỡng phải báo trước, thấy thời tiết phù hợp, khả năng cao xuất hiện ốc núi, HTX sẽ liên hệ với khách để bố trí, sắp xếp cùng trải nghiệm săn ốc núi”- anh Huân chia sẻ.
Theo người dân bản địa, ốc núi đang dần ít đi bởi nhu cầu tiêu dùng tăng cao, người đi săn tìm ngày càng nhiều.
Để gìn giữ, bảo tồn sản vật này, chính quyền và người dân địa phương đang chung tay bảo vệ rừng tự nhiên; không khai thác tận diệt, bắt ốc núi bằng phương pháp thủ công.
Nhiều người mong muốn ngành nông nghiệp có thể nghiên cứu, nhân nuôi ốc núi để từng bước phát triển mô hình kinh tế, có khả năng cung ứng sản phẩm quanh năm, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Nuôi chim sách Đỏ y như nuôi gà ta ở một nơi của Hải Dương, bán 3,5 triệu/con
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Đọc thêm
Nhóm cựu cán bộ hợp thức hồ sơ, giúp Lộc Ninh 3 được bán điện giá cao cho EVN như thế nào?
Dù nhà máy Lộc Ninh 3 thuộc trường hợp bán điện giá 1.184 đồng/kwh cho EVN nhưng nhóm cựu cán bộ hợp thức hóa hồ sơ, khiến doanh nghiệp này được bán điện với mức cao hơn 489 đồng/kwh, gây thiệt hại 209 tỷ đồng.
Tỉnh Đắk Nông có ba xã không thuộc diện sáp nhập, trong đó một xã có diện tích trồng cây mắc ca lớn nhất nhì Việt Nam
Thực hiện kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Đắk Nông dự kiến sắp xếp 71 đơn vị hành chính cấp xã thành 28 đơn vị, trong đó có 3 xã được giữ nguyên, nghĩa là không phải sáp nhập với xã nào.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Bãi trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép gây xáo trộn cuộc sống của người dân
Bãi trung chuyển vật liệu xây dựng trái phép dưới chân núi đá Chẹ (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) hoạt động cả ngày lẫn đêm, gây bụi, tiếng ồn, ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân.
Ông Putin lần đầu tiên tuyên bố sẵn sàng đàm phán song phương với Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất các cuộc đàm phán song phương với Ukraine lần đầu tiên sau nhiều năm, và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Kiev đã chuẩn bị cho bất kỳ cuộc thảo luận nào nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công vào mục tiêu dân sự.
Bất ngờ ở Gia Lai, một đàn chim hoang dã có tên trong sách Đỏ bay rợp trời xanh
Ngày 21/4, ông Võ Tấn Công, Bí thư Đảng ủy xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nơi bất ngờ xuất hiện đàn cò nhạn( loài chim hoang dã quý hiếm có tên trong sách Đỏ) cho biết địa phương đã ban hành văn bản yêu cầu xã và các đoàn thể lên kế hoạch bảo vệ đàn cò nhạn quý hiếm.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Phước Hà Anh Dũng “Bình Phước sáp nhập Đồng Nai, Hội Nông dân vững mạnh”
Ông Hà Anh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước đã có những chia sẻ về sáp nhập tỉnh Bình Phước với tỉnh Đồng Nai trong ngày 21/4 nhân Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh, giai đoạn 2020-2025 do Hội Nông dân tỉnh tổ chức.
Bạn đọc Báo Dân Việt đồng hành giúp cụ ông 76 tuổi nuôi hai cháu mồ côi ăn học
Gần một tháng từ khi Báo Dân Việt kết nối hỗ trợ, gia đình ông Toán đã nhận được hơn 10 triệu đồng từ các nhà hảo tâm. Trong căn nhà cũ, người ông nghèo khổ nuôi cháu côi cút được tiếp thêm hy vọng khi con đường học tập của hai cháu gái được rộng mở.
Nhiều lần mổ tiết niệu mới phát hiện ung thư cực hiếm
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc Sarcoma mô bào - ung thư cực hiếm - sau hơn một năm điều trị các vấn đề tiết niệu phức tạp.
TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Hà Nội; tuyên án Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan
Truy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Hà Nội; tuyên án Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan và các đồng phạm; ... là những tin nóng 24 giờ qua.
Một con cá chép khổng lồ "đang nằm" ở một cánh đồng Ninh Bình, khi nào chín vàng thiên hạ mới ngỡ ngàng
Với tạo hình “Cá chép vượt vũ môn”, cánh đồng lúa nghệ thuật Tam Cốc được kỳ vọng sẽ tạo điểm nhấn độc đáo, thu hút du khách đến với Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025.
Nằm im lìm bí ẩn hàng trăm năm, vô số mộ cổ ở nơi này Bình Định là của người Minh Hương, vậy, người Minh Hương là ai?
Vẫn là cái cảm giác hoang phế và lạnh lẽo. Bên cạnh mả Hời như người dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vẫn gọi vậy, có những ngôi mộ cổ của người Việt, người Minh Hương.
Nuôi con động vật hoang dã bán làm con đặc sản hút hàng, một ông tỷ phú Đắk Nông bán 6 triệu/cặp
Tình cờ đọc thông tin trên mạng, ông Vũ, tỷ phú Đắk Nông hiện ở xã Kiến Thành, huyện Đắk R’lấp đã nuôi chồn hương-một loài động vật hoang dã có mùi hương. Mô hình nuôi con đặc sản ham ăn chuối chín này đã giúp ông thu về tiền tỷ.
Quả đặc sản trồng ở một nơi giáp biển tại TP HCM, dân có thu nhập tốt, nông thôn mới thêm niềm vui mới
Xoài cát là loại quả đặc sản miền Tây. Giờ đây, ở Cần Giờ của TP HCM, thứ cây ra quả ngon này đang mang lại thu nhập tốt hơn cho nông dân khu dự trữ sinh quyển thế giới. Loại quả đạt 4 sao OCOP đang góp phần làm đổi thay vùng nông thôn từng một thời gian khó.
Ở một nơi của Sơn La, dân ùa xuống ao đánh cá, cả làng ngồi trên bờ hồi hộp chả kém
Lễ hội đánh cá suối Lỗ Sơn là dịp để người Mường gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Thức 3 đêm xem "Sex Education", tôi nhận ra sai lầm: Tưởng mình là cha mẹ thông thái, nhưng áp đặt quá mức khiến con gái 14 tuổi cực đoan, tự ti
Áp đặt quá mức, tôi đã vô tình đẩy con gái vào ngõ cụt.
Nhà Hậu Lê có 27 hoàng đế, có 1 người nhu nhược nhưng lại may mắn nhất, đó là ai?
Nói vua Lê Hiển Tông là hoàng đế may mắn là hoàn toàn không sai. Vì chỉ 5 tháng sau khi nắm quyền bính, chúa Trịnh Doanh đã ép vua Lê Ý Tông trả ngôi lại cho con trưởng của vua Lê Thuần Tông là Lê Duy Diêu, tức là Lê Hiển Tông.
Ngày sinh Âm lịch may mắn: Giàu có đạt đỉnh ở tuổi trung niên, lão niên "đào được vàng"
Người sinh ngày Âm lịch này luôn biết cách biến kinh nghiệm và các mối quan hệ thành "vàng" ở tuổi trung niên, càng già càng phất nhanh.
“Bài ca thống nhất”: Gợi nhớ một thời hoa lửa, tôn vinh hòa bình
“Bài ca thống nhất” - đêm nhạc đặc biệt diễn ra tối 21/4 tại Nhà hát Quân đội (quận Tân Bình, TP.HCM) với những khúc tráng ca lịch sử.
Trung Quốc tuyên bố 'nóng' về lệnh ngừng bắn ở Ukraine
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn hôm nay 21/4 tuyên bố lệnh ngừng bắn là "bước cần thiết" để hướng tới hòa bình ở Ukraine và Bắc Kinh nước này hoan nghênh mọi nỗ lực dẫn tới việc đạt được lệnh ngừng bắn.
Vì sao Tôn Kiên uy mãnh lại chết một cách lãng xẹt?
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, Tôn Kiên được miêu tả là người khỏe mạnh, dũng mãnh xông trận, thường một mình đánh sâu vào trận địa. Có lần ông bị thương nằm ngã xuống cỏ, mọi người tìm không thấy, nhờ có con ngựa chiến hí vang nên quân sĩ tìm thấy ông mang về dưỡng thương. Vừa đỡ vết thương ông lại xin ra trận.
Sức sống mới ở đô thị văn minh Tằng Loỏng
Không còn hình ảnh một xã vùng ven lặng lẽ của những thập kỷ trước, Tằng Loỏng hôm nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, năng động, khang trang và tràn đầy hy vọng.
Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu trực tiếp báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính về Dự án cảng biển Trần Đề
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư (chủ yếu đến từ nước ngoài) tiếp cận, xin tham gia dự án cảng biển Trần Đề.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sẽ khởi công tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ vào năm 2027
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sẽ phấn đấu khởi công tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trong năm 2027. Đối với tuyến đường sắt Cần Thơ – Cà Mau sẽ cố gắng phấn đấu khởi công trong năm 2028.
Mỹ phũ phàng dập tắt tham vọng gia nhập NATO của Ukraine, Điện Kremlin tuyên bố hết sức 'hài lòng'
Ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Nga và Ukraine thẳng thừng tuyên bố rằng việc Ukraine gia nhập NATO "đã không còn nằm trên bàn đàm phán".
Hendrio gia nhập ‘đại gia’ Thái Lan, từ bỏ giấc mơ ĐT Việt Nam?
Hendrio đang có mặt tại đại bản doanh của Port FC (Thái Lan) và điều đó làm dấy lên những tin đồn tiền vệ này chuẩn bị gia nhập Thai-League. Nếu điều này xảy ra, Hendrio sẽ không còn nhiều cơ hội để hiện thực hoá tham vọng khoác áo ĐT Việt Nam.
Ông Trump ra điều kiện miễn giảm thuế nhập khẩu
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nêu ra một điều kiện then chốt để các quốc gia mong muốn được miễn giảm thuế nhập khẩu: Đó là phải đến Mỹ và đầu tư sản xuất tại đây.
Hà Nội bắn pháo hoa tại đường đua F1 ngày 22/4 và Công viên Thống Nhất ngày 27/4
TP.Hà Nội sẽ bắn pháo hoa trong chương trình chính luận nghệ thuật “Hẹn ước Bắc Nam” tại khu vực đường đua F1 ngày 22/4 và trong chương trình Cầu truyền hình trực tiếp “Vang mãi khúc khải hoàn” tại Công viên Thống Nhất ngày 27/4.
Tin tối (21/4): Văn Toàn báo ‘tin dữ’ cho HLV Kim Sang-sik
Văn Toàn báo ‘tin dữ’ cho HLV Kim Sang-sik; tuyển thủ Campuchia qua đời vì tai nạn; Saka lọt vào tầm ngắm của Real; trọng tài Pháp bị CĐV ném đồng xu vào đầu; Tonali sẵn sàng chia tay Newcastle.
Chưa từng thấy suốt hàng thế kỷ - WSJ cảnh báo những gì đang xảy ra tại biên giới với Nga
Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan đang tích cực tái vũ trang trước mối đe dọa bị cho là đến từ Nga, theo bài viết trên The Wall Street Journal.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Giữ vững chủ quyền, hòa bình là nhiệm vụ chiến lược để phát triển đất nước
Gặp mặt các nhân chứng lịch sử, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, giữ vững chủ quyền và môi trường hòa bình là nhiệm vụ chiến lược, nền tảng để phát triển đất nước trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường.