Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Trần Thanh Nam khi nói đến các giải pháp căn cơ nhằm gỡ khó xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc. Trước mắt, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị, các địa phương cần đa dạng hóa các kênh tiêu thụ trong nước, về lâu dài phải đẩy mạnh công nghệ chế biến sâu.
90% sản lượng thanh long của hai tỉnh Bình Thuận, Long An được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là con số không phải bây giờ mới được nhắc đến nhưng chỉ đến khi hơn 5.000 chuyến hàng ùn ứ ở cửa khẩu chờ thông quan sang Trung Quốc, trong đó chủ yếu là thanh long, mít Thái, người ta mới thấy, sản lượng trái cây của Việt Nam nhiều nhưng phân bố chưa hợp lý và phụ thuộc vào một thị trường lớn đến độ nào.
Là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong xuất khẩu trái cây, ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty Hoàng Phát Fruit, thừa nhận một thực tế xuất khẩu đi 50 nước gần đó cũng không bằng một Trung Quốc. Theo thống kê, tổng sản lượng Việt Nam xuất vào thị trường Nhật Bản hay Hàn Quốc bằng 2 ngày xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Huy cho rằng, thị trường Trung Quốc đã thay đổi. "Trung Quốc là đất nước có kinh tế phát triển top đầu và dân số lớn nhất thế giới. Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc với số lượng vô cùng lớn. Người dân và doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng được yêu cầu phía bạn đặt ra chứ mình không thể yêu cầu ngược lại phía bạn", ông Nguyễn Khắc Huy phân tích.
Trong khi đó, dù năng lực sản xuất rau quả của Việt Nam lên đến 28 triệu tấn/năm nhưng sản lượng lại phân bố không đều. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết chỉ trong quý I và quý IV, sản lượng thanh long cần tiêu thụ đã chiếm đến 60 – 70% tổng sản lượng thanh long cả năm. "Trong 3 tháng đầu năm, thanh long, mít, bưởi, chuối, xoài... là những loại cây ăn quả chịu áp lực tiêu thụ lớn nhất", ông Tùng nhận định.Trao đổi với Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, cho rằng Việt Nam cần xác định nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn là vấn đề quan trọng số 1 hiện nay. Đồng thời, cần thay đổi tư duy "quá phụ thuộc vào một thị trường" sang tư duy "đa dạng thị trường".
Khi Trung Quốc ban hành lệnh 248, 249 về việc kiểm soát nông sản, thực phẩm nhập khẩu có nghĩa thị trường này đã không còn dễ tính và đang tiệm cận phương thức quản lý hàng hóa nhập khẩu theo tiêu chuẩn của Mỹ, EU…
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), chuẩn hóa là con đường duy nhất để đương đầu với những khó khăn, ngặt nghèo hiện tại, trong đó, cần thay đổi cách tiếp cận liên quan đến chế biến nông sản bởi tính chất mùa vụ. Điều này đặt ra các phương thức liên quan tới quản trị vùng trồng cũng như yêu cầu chất lượng, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
"Mỗi trái cây cần có một "giấy khai sinh" cụ thể, chi tiết, đầy đủ, minh bạch", ông Nguyễn Quốc Toản khẳng định.
Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, về cơ bản các thị trường nhập khẩu, trong đó có Trung Quốc cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản về kiểm dịch thực vật và việc cấp mã số vùng trồng là điều kiện tiên quyết. Đáng tiếc, vẫn còn những vi phạm về quản lý mã số vùng trồng, nhất là tại thị trường Trung Quốc.
Cho đến nay, 3.636 mã số vùng trồng đã được cấp, tương ứng 196.472 ha tại 50/63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó mã số vùng trồng cho thị trường Trung Quốc đạt 1.991 mã số, chiếm 55,4%. Các địa phương đã thu hồi 49 mã số do vi phạm hoặc không sản xuất và hoạt động kinh doanh.
Riêng về mã số vùng trồng thanh long, tổng số mã số vùng trồng đạt 640, diện tích đạt hơn 40.000 ha (61,9% diện tích trồng cả nước), chủ yếu xuất sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand. Thị trường Trung Quốc có 247 mã số, chiếm 39,2 % tổng mã số được cấp. Thị trường Mỹ có 147 mã số, chiếm 23,3%.
"Việc quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu, các thị trường khó tính có chuyên gia tại Việt Nam nên mọi vi phạm đều được xử lý triệt để, kịp thời. Tuy nhiên, việc xuất hàng phục vụ thị trường Trung Quốc có rất nhiều vi phạm, chủ yếu về dịch hại và kiểm dịch thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, và hồ sơ kèm theo lô hàng, nên Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng đã nhiều lần cảnh báo" – ông Thiệt nêu một thực tế.
Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam cũng cho biết, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để đạt yêu cầu thực phẩm, chất lượng đang là vấn đề được công ty đặc biệt quan tâm.Ông Tiến nêu một thực trạng, những đơn hàng đầu khi công ty đôn đốc, kiểm tra tại nguồn, thì cơ sở đóng gói làm tốt nhưng những đơn hàng sau, chất lượng không còn đảm bảo. Hiện Ameii có nhiều đơn hàng thanh long nhưng chưa nắm được thông tin về vùng nguyên liệu, cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói.
Từ thực tế đó, ông Tiến kiến nghị lãnh đạo Bộ NNPTNT, Sở NNPTNT các tỉnh trồng nhiều thanh long như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang hướng dẫn, và có cơ chế giám sát cơ sở đóng gói, chế biến."Nếu cơ quan quản lý Nhà nước có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm, cũng như mã số vùng trồng, mã số đóng gói, Ameii sẽ tiếp tục đồng hành và phát triển hơn nữa việc đưa thanh long ra nước ngoài tiêu thụ", ông Tiến nói.
Để thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Quốc Trịnh, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long Ankiến nghị Bộ NNPTNT đàm phán với Hải quan Trung Quốc kí kết Nghị định thư về việc giảm tỉ lệ kiểm tra, kiểm dịch; xây dựng cơ chế kiểm tra, thống nhất cơ chế giám sát an toàn thực phẩm đối với các lô hàng nông lâm thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; đàm phán mở cửa thị trường; bổ sung danh sách doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Về lâu dài, theo ông Nguyễn Quốc Toản, để giảm phụ thuộc vào một thị trường, cần có một cuộc cách mạng chuyển đổi trong chế biến và xuất khẩu nông sản, bởi trên thực tế, số lượng rau quả được đưa vào chế biến vẫn còn khá khiêm tốn.
Đơn cử như ở "vựa" thanh long Bình Thuận, theo thông tin của ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh, toàn tỉnh có khoảng 110 cơ sở chế biến thanh long, tuy nhiên chủ yếu là các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ hạn chế. Các mặt hàng chế biến chủ yếu là thanh long sấy khô, dẻo, kẹo, nước ép… Năng lực chế biến đạt khoảng 25%/năm tổng sản lượng (tương đương 600- 700.000 tấn).
Nhưng theo ông Nguyễn Quốc Toản, cũng có một tín hiệu đáng mừng là, trong 3-4 năm qua, công nghệ chế biến đang được quan tâm, không chỉ ở chính sách, mà ở cộng đồng doanh nghiệp. Từ 2018-2020, có đến 70 tổ hợp chế biến lớn với tổng đầu tư hơn 20 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, muốn xây dựng chuỗi bền vững trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm cần có sự chung tay vào cuộc của tất cả các thành phần từ doanh nghiệp, HTX... để gia tăng giá trị cho các sản phẩm.
Bên cạnh việc xây dựng chuỗi xuất khẩu, các địa phương, vùng nguyên liệu cần hết sức quan tâm đến xây dựng chuỗi liên kết để đưa sản phẩm của mình vào các nhà máy chế biến.
"Để làm được điều này, trước tiên cần chuyển biến về mặt tư duy, nhận thức trong chế biến các mặt hàng nông lâm sản. Bộ sẽ nghiên cứu để ban hành những chính sách đích đáng, giúp công tác tiêu thụ thuận lợi nhất" – Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Một phát hiện trong "đống" số liệu của Tổng cục Thống kê, đó là Ấn Độ, một thị trường hơn 1 tỷ dân nhưng lại không chi 1 đồng nào để nhập rau quả Việt Nam. Điều đó nói lên còn rất nhiều tiềm năng để mở rộng thị trường và Ấn Độ là một ví dụ. Đây cũng là thị trường mà Sở Công Thương tỉnh Bình Thuậnhướng đến. Bởi Ấn Độ có hơn tỷ dân và rất thích trái thanh long. Trung bình mỗi người dân Ấn Độ sử dụng khoảng 3kg trái cây trong một tháng. Như vậy nếu thâm nhập thành công thì đây sẽ là thị trường tiêu thụ số lượng lớn thanh long Bình Thuận.
Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận cho biết, sẽ phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp nông dân trong việc sản xuất và xuất khẩu thanh long. Cùng với đó, những thị trường truyền thống cũng đẩy mạnh và phân ra ở nhiều cửa khẩu, tránh tập trung vào một cửa khẩu nhằm hạn chế hiện tượng ùn tắc hàng hóa. Tiếp tục vận động doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu chính ngạch thanh long bằng đường biển để cung cấp cho thị trường các tỉnh, thành phố phía Đông như Thượng Hải, Thiên Tân, Bắc Kinh, Thâm Quyến, Chiết Giang, Hồ Bắc…và các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc.
Ngày 18/1, Bộ Công Thương công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết tình hình ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm trưởng ban.Một lãnh đạo Bộ NNPTNT làm phó trưởng ban cùng với Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, các lãnh đạo bộ, ngành, địa phương như Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai.
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc áp dụng các biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải quyết tình trạng ách tắc hàng hoá, nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật tình hình và cung cấp thông tin cho các địa phương liên quan về tình hình thông quan hàng hóa.
Sau khi có phương án sắp xếp các đơn vị hành chính tại thành phố Hà Nội, một số trụ sở UBND quận, huyện có thể sẽ bố trí làm trụ sở của các phường, xã mới để tránh lãng phí tài sản công.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 48/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025.
Các phương tiện từ các tỉnh phía Nam đi về TP.Hà Nội nhằm giảm tải lưu lượng trên đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và nút giao Pháp Vân, có thể đi theo các hướng đã được TP.Hà Nội phân luồng.
Agribank triển khai chương trình ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh”, cùng hàng loạt chương trình tín dụng ưu đãi có quy mô lớn, lãi suất cạnh tranh và thủ tục linh hoạt.
Giá USD hôm nay 23/4 trên thế giới phục hồi so với sáng qua, sau khi phía Mỹ tin rằng căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc sẽ hạ nhiệt. Trong nước, tỷ giá trung tâm sáng nay tăng 20 đồng, lên 24.897 VND/USD.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các quầy dịch vụ trong bến xe cam kết không tăng giá dịch vụ và luôn nâng cao công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khoảng một tháng qua, nhiều người Gia Lai đã xuống Bình Định mua đất. Giá đất ở Bình Định có xu hướng tăng, đặc biệt là ở khu vực dự kiến đặt trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh mới sau khi sáp nhập với Gia Lai - Khu kinh tế Nhơn Hội.
Sau khi chứng kiến giá dầu thô thế giới lao dốc hai phiên liên tiếp, phiên giao dịch hôm nay ngày 23/4 giá dầu thô bất ngờ bật tăng dữ dội với mức tăng cao nhất trong 2 tuần trở lại đây.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), nhiều cổ đông bày tỏ quan tâm tới giá cổ phiếu của SHB cũng như “lộ trình” chuyển nhượng công ty tài chính, xây dựng trụ sở ngân hàng,...; đồng thời, đặt câu hỏi liên quan đến tác động từ thuế quan Mỹ.
"Nhiều tập đoàn lớn như NVIDIA, Samsung, Qualcomm, Meta, Google… đã chọn Việt Nam là trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo và trung tâm công nghiệp mới", Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hé lộ.
Giá vàng liên tục tăng và phá kỷ lục khiến người dân Hà Nội đua nhau đi xếp hàng mua vàng. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng chỉ bán "nhỏ giọt", thậm chí có nơi tạm dừng bán ra.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trước ngày 25/4 thống kê danh sách Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch tỉnh, thành phố không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đầu tư công năm 2024, báo cáo Chính phủ