Cùng với Báo Nông thôn Ngày nay, Báo điện tử Dân Việt là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, với tôn chỉ, nhiệm vụ chính trị rất rõ ràng "Sát cánh cùng nông dân Việt". Phó Chủ tịch đánh giá như thế nào về vai trò đồng hành với nông dân của Báo điện tử Dân Việt trong suốt 13 năm qua?
- Trước hết, thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôi xin chúc mừng, biểu dương Ban Biên tập, cán bộ, biên tập viên, phóng viên Báo điện tử Dân Việt nhân dịp kỷ niệm 13 năm ra mắt bạn đọc (8/6/2010 – 8/6/2023).
Dưới sự lãnh đạo và định hướng của Trung ương Hội, trong suốt 13 năm qua, Báo điện tử Dân Việt đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức trong việc thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội Nông dân Việt Nam đến với bà con nông dân. Sau 13 năm trưởng thành và phát triển, Báo Điện tử Dân Việt đã tạo cho mình bản sắc, dấu ấn riêng và có được chỗ đứng trong lòng bạn đọc, nhất là đông đảo bạn đọc nông dân.
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm thăm mô hình sản xuất nông nghiệp trên cả nước Ảnh: Thu Hà - Nguyễn Tình
Đặc biệt, với tôn chỉ, nhiệm vụ chính trị rất rõ ràng "Sát cánh cùng nông dân Việt", Báo điện tử Dân Việt đã lựa chọn tuyên truyền mảng nội dung về tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) là bản sắc cốt lõi của báo, là bảo chứng cho thương hiệu của Dân Việt.
Nhiều sự kiện lớn, vấn đề thực tiễn đặt ra trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người nông dân đã được Báo điện tử Dân Việt ghi nhận, phản ánh kịp thời.
Báo điện tử Dân Việt đã tổ chức đăng tải nhiều loạt bài phóng sự về các vấn đề xã hội; chuyên đề phản ánh, phản biện các sự kiện, sự việc thời sự được dư luận quan tâm, được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phản hồi, giải đáp…
Bên cạnh những tin tức thời sự được cập nhật nhanh chóng 24/7, Báo điện tử Dân Việt còn là kho kiến thức, là "người bạn" đồng hành của cán bộ, hội viên nông dân trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Với các chuyên mục mang bản sắc riêng của điện tử Dân Việt như "Nhà nông", "Hội Nông dân" đã liên tục cập nhật, đăng tải và tăng cường số lượng, chất lượng tin, bài về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về các hoạt động công tác và các phong trào thi đua của các cấp Hội. Báo điện tử Dân Việt là một trong những kênh thông tin giới thiệu nhiều nhất các mô hình, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các nông dân điển hình, tiêu biểu trên khắp mọi miền đất nước.
Có thể khẳng định, Báo điện tử Dân Việt đã góp phần ứng dụng công nghệ số vào hoạt động thông tin, tuyên truyền về Hội Nông dân Việt Nam; đưa thông tin, hình ảnh, hoạt động và các sự kiện quan trọng của Hội Nông dân cả nước lan tỏa rộng hơn trên môi trường báo chí số hóa và mạng xã hội…
Thông qua đó báo góp phần nâng cao vai trò, vị trí, nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh.
Điện tử Dân Việt cũng là kênh thông tin phản ánh thiết thực và quan trọng giúp Hội Nông dân Việt Nam nắm bắt, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.
Từ đó, Hội Nông dân Việt Nam tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện những chính sách mới, bổ sung những chính sách còn thiếu, điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về công tác của Hội Nông dân Việt Nam
Những năm qua, Báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tin tưởng giao thực hiện tổ chứcnhiều chương trình, sự kiện quan trọng. Vậy vai trò của Báo trong việc tổ chức thành công các chương trình, sự kiện, qua đó tạo nên thương hiệu của Báo được thể hiện như thế nào, thưa Phó Chủ tịch?
- Cùng với thực hiện tốt nội dung thông tin tuyên truyền, tôi cũng ghi nhận, đánh giá cao sự chủ động, tích cực, năng động của Báo Nông thôn ngày nay/Báo điện tử Dân Việt khi được giao thực hiện tổ chức các chương trình, sự kiện quan trọng có tiếng vang.
Qua việc tổ chức thành công các chương trình, sự kiện quan trọng, uy tín của Hội Nông dân Việt Nam được nâng lên, vị thế, vai trò của người nông dân được khẳng định.
Có thể kể đến như: Chuỗi chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam với hoạt động trọng tâm là bình chọn và tôn vinh những Nông dân Việt Nam xuất sắc nhất cả nước hàng năm. Đến nay, qua 10 năm tổ chức chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã có 698 nông dân xuất sắc được ghi nhận và vinh danh.
Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã có một hành trình đầy vẻ vang và ý nghĩa, đã trở thành một sự kiện thường niên, được đông đảo cán bộ, hội viên, nông dân cả nước và xã hội quan tâm, mong đợi; được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao.
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm thăm mô hình sản xuất nông nghiệp ở Nam Định. Ảnh: Thu Hà
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân là sự kiện chính trị quan trọng, được nông dân cả nước mong chờ. Hội nghị thực sự là diễn đàn để nông dân, cán bộ Hội trực tiếp phản ánh tâm tư, nguyện vọng với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đề xuất, kiến nghị để Thủ tướng xem xét, quyết định và chỉ đạo các bộ, ngành có giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để nông dân yên tâm sản xuất, kinh doanh.
Tiếp nối thành công của 4 lần tổ chức Hội nghị vào các năm 2018, 2019, 2020, 2022; Hội Nông dân Việt Nam sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam (lần thứ 5) năm 2023; giao Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt làm đầu mối thực hiện.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia hàng năm cũng là một sự kiện thường niên mang tính thương hiệu mà Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giao cho Báo Nông thôn ngày nay/Báo Điện tử Dân Việt thực hiện tổ chức rất tốt. Diễn đàn Nông dân Quốc gia đã trở thành nơi nông dân – doanh nghiệp – nhà quản lý gặp gỡ, trao đổi để cùng đề xuất, kiến nghị các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
Tiếp nối thành công của 7 lần tổ chức trước, năm 2023 này, Diễn đàn Nông dân Quốc gia sẽ bước sang lần tổ chức thứ 8, Báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt tiếp tục được giao trực tiếp tổ chức và thực hiện Diễn đàn. Hiện nay, Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt đang khẩn trương hoàn thành các công việc để chuẩn bị tốt nhất cho Diễn đàn.
Tôi tin tưởng với kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp, bài bản, Báo sẽ tổ chức và thực hiện tốt Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 8 tới đây.
Trong bối cảnh thời đại công nghệ số bùng nổ về thông tin, đứng trước nhiều thách thức, theo Phó Chủ tịch, Báo điện tử Dân Việt cần làm gì để tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của một tờ báo hàng đầu về "tam nông"?
- Trong kỷ nguyên số, thời đại số, báo chí, truyền thông đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt nếu không nói là khốc liệt với các nền tảng mạng xã hội, cạnh tranh gay gắt giữa các cơ quan báo chí truyền thông đa phương tiện.
Để phát triển bền vững, thời gian tới, Báo điện tử Dân Việt cần tiếp tục bám sát tôn chỉ, nhiệm vụ chính trị của báo; nâng cao đạo đức người làm báo; tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng, bản sắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, mục tiêu kinh tế - xã hội, thông tin đa dạng phong phú để phục vụ hàng triệu lượt bạn đọc mỗi ngày mà Dân Việt đã phấn đấu không ngừng nghỉ trong 13 năm qua mới có được, cũng như phục vụ thông tin hữu ích nhất cho độc giả là cán bộ, hội viên, nông dân, đúng với tôn chỉ, nhiệm vụ chính trị của Báo "Sát cánh cùng nông dân Việt".
Bên cạnh đó, Báo Dân Việt cần tiếp tục đổi mới hệ thống trang thiết bị làm báo; đầu tư có trọng điểm cho chuyển đổi số, đổi mới công nghệ làm báo, xây dựng Báo Điện tử Dân Việt trở thành một trong những tờ báo điện tử đa phương tiện, đa nền tảng hàng đầu.
Thách thức nhiều nhưng cơ hội cho Dân Việt cũng không ít: tôn chỉ, mục đích tờ Báo rất quan trọng, có ý nghĩa chiến lược phát triển đất nước (mảng tam nông: nông nghiệp, nông dân, nông thôn); đội ngũ phóng viên trẻ, nhiều, năng động, sáng tạo; làm báo thời nay bằng nhiều phương tiện (viết, nghe, nhìn, truyền tin trực tuyến; truyền hình internet... hình thức trình diễn sáng tạo thông qua nội dung, hình ảnh, video, đồ họa, audio) đem lại hình ảnh sống động cũng như thông tin trung thực nhất.
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm dự họp giao ban đầu tuần cùng với tập thể Báo Nông thôn ngày nay/Báo điện tử Dân Việt và có buổi làm việc với Ban Biên tập và cán bộ chủ chốt Báo Nông thôn ngày nay/Điện tử Dân Việt. Ảnh: Phạm Hưng
Những hình thức thông tin trên lại được Báo Dân Việt phát triển trên đa nền tảng kỹ thuật số khác nhau như website, ứng dụng di động và mạng xã hội. Đặc biệt là xu hướng sử dụng các nền tảng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok, Zalo… để truyền tải thông tin.
Tôi đề nghị Ban biên tập Báo Điện tử Dân Việt cần chú trọng đầu tư công nghệ cho Tòa soạn, trang bị cho các phóng viên những thiết bị công nghệ, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng cho đội ngũ phóng viên.
Ngược lại, về phía đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên phải không ngừng học tập, bổ sung kiến thức, kỹ năng để cho ra các tác phẩm báo chí chất lượng, các thông tin thích ứng thời công nghệ số.
Tôi được biết, Báo Dân Việt đang xây dựng một trường quay hiện đại để phát triển Media. Báo điện tử Dân Việt cũng đang có dự định cho ra mắt bạn đọc một sản phẩm mới mang tên "Dân Việt Diamond", một dạng thức Báo chí thu phí tuy còn khá mới mẻ ở Việt Nam những đã phát triển rất mạnh trên thế giới. Đó là những bước đi mạnh dạn cần vững tin trong thời gian tới.
Tôi tin tưởng, với bản lĩnh, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của mình, Đảng ủy bộ phận, Ban Biên tập, đội ngũ người làm báo Báo điện tử Dân Việt sẽ tiếp tục đổi mới, vượt qua khó khăn, thách thức, gặt hái được nhiều thành quả, xứng đáng với niềm tin yêu của đông đảo bạn đọc và hội viên nông dân cả nước…
Xin trân trọng cảm ơn Phó Chủ tịch TƯ Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm!
Ngày 17/4, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị nghe báo cáo và cho ý kiến về Đề án thành lập Đặc khu Cô Tô. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Ngọc Hân – Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án.
Sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh mới tiếp tục phấn đấu xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đô thị để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo lộ trình.
Trong khi tỉnh Ninh Bình dự kiến đặt tên mới cho các đơn vị hành chính cấp xã theo tên gọi của một địa phương trong diện sáp nhập thì hai tỉnh Nam Định, Hà Nam lại chọn phương án lấy tên huyện, thành phố cũ và đánh thêm số thứ tự. Sau sáp nhập, tỉnh mới Ninh Bình sẽ có 129 xã.
Sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã giảm từ 24 xã, thị trấn xuống còn 5 xã, thị trấn (tỷ lệ giảm 79,17%). Tên gọi 5 xã mới sau sáp nhập là: xã Thiệu Hóa, xã Thiệu Tiến, xã Thiệu Toán, xã Thiệu Trung và xã Thiệu Quang.
Vẫn là cái cảm giác hoang phế và lạnh lẽo. Bên cạnh mả Hời như người dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vẫn gọi vậy, có những ngôi mộ cổ của người Việt, người Minh Hương.
Ngày 22/4, đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội tiếp xúc với cử tri huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại đây, nhiều cử tri kiến nghị cần có giải pháp cụ thể để giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân khi sáp nhập xã, bỏ cấp huyện, đảm bảo thông suốt không bị ngắt quãng.
Hiện tại, ngành tiêu đang rơi vào giai đoạn cung thấp hơn cầu, vì vậy nhiều người tin tưởng giá tiêu năm nay sẽ quay lại mốc 200.000 đồng/kg - thời kỳ hoàng kim của giá tiêu.
Việt Nam đã có hơn 142 trung tâm và điểm bán hàng OCOP được thành lập, cùng với hơn 10.000 gian hàng tại các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh và khu vực, giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho sản phẩm OCOP. Huy động được 22.845 tỷ đồng cho chương trình OCOP...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai nhiều nội dung, việc làm cụ thể, khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể nông dân thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, làm cho bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.
Ngày 21/4, ông Võ Tấn Công, Bí thư Đảng ủy xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nơi bất ngờ xuất hiện đàn cò nhạn( loài chim hoang dã quý hiếm có tên trong sách Đỏ) cho biết địa phương đã ban hành văn bản yêu cầu xã và các đoàn thể lên kế hoạch bảo vệ đàn cò nhạn quý hiếm.