Tổng giám đốc Bảo hiểm Agribank: “Thị phần không phải tất cả, quan trọng là đóng góp được gì cho tam nông”
Là một doanh nghiệp non trẻ, “sinh sau đẻ muộn” nhưng Bảo hiểm Agribank đã thành công nhờ tìm được con đường riêng biệt cho mình và tạo hiệu ứng lan tỏa rất lớn. Thành công này trở thành hình mẫu của thị trường và kênh bancassurance trên thị trường Việt Nam như “nấm nở sau mưa”.
Trò chuyện với báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt nhân dịp 15 năm thành lập, ông Nguyễn Tiến Hải, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) cho hay giá trị cốt lõi của Bảo hiểm Agribank là tấm lá chắn về tài chính cho nông dân. Bởi quan điểm của Agribank đối với Bảo hiểm Agribank là thị phần không quan trọng mà quan trọng là doanh nghiệp đóng góp gì cho khu vực nông nghiệp nông dân và nông thôn. Đồng thời hiệu quả (lợi nhuận) như thế nào – đây là một trong những mục tiêu được chú trọng.
Được biết, Bảo hiểm Agribank không phải là tên gọi đầu tiên của doanh nghiệp. Theo giấy phép đầu tiên, công ty có tên gọi Bảo Nông. Ông có thể kể lại cho độc giả Dân Việt nghe về nguồn gốc của những tên gọi này?
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn có nhiệm vụ cung cấp vốn cho khu vực nông nghiệp - nông thôn và nông dân. Nhưng đây lại là khu vực có mức độ thiên tai rủi ro rất lớn. Đáng nói, những rủi ro xảy ra với tài sản của khách hàng vay chính là rủi ro của ngân hàng. Do đó, vô hình chung ngân hàng tích tụ rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh và phải hình thành các phương pháp để quản lý rủi ro này. Trích quỹ dự phòng rủi ro là một giải pháp tài chính quan trọng
Thực tế, trước khi Agribank trở thành Công ty TNHH Một thành viên 100% vốn nhà nước, hàng năm ngân sách phải chi hàng trăm tỷ đồng để xóa nợ lãi hoặc nợ gốc của bà con vay vốn tại Agribank khi không có khả năng thanh toán do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh.
Tuy nhiên, giải pháp trích quỹ dự phòng rủi ro hay Ngân sách hỗ trợ xóa nợ chỉ là giải pháp "uống rượu để giải khát", chứ chưa giải quyết cốt lõi của vấn đề. Bởi với trích lập dự phòng, rủi ro vẫn "luẩn quẩn" trong ngân hàng. Đồng thời việc ngân hàng sử dụng nguồn lực của chính mình để xử lý nợ xấu sẽ khiến cho ngân hàng hao tốn một nguồn lực nhất định. Vô hình chung, đầu ra của các ngân hàng - chính là các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng phải gánh những chi phí này thông qua giá thành sản phẩm dịch vụ như lãi suất chẳng hạn.
Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có nền kinh tế phát triển cho thấy, các quốc gia này đã dùng kỹ thuật bảo hiểm để phân tán rủi ro cho các chủ thể khác trong nước và thế giới, thay vì "luẩn quẩn" ở nội tại các nhà băng. Bảo hiểm Agribank cũng chính vì thế được Agribank đề xướng, sáng lập. Theo đó, Agribank nắm quyền chi phối và Bảo hiểm Agribank trở thành công ty con của Agribank.
Theo Giấy phép thành lập ban đầu - Giấy phép số 38GP/KDBH ngày 18/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, công ty có tên gọi là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - gọi tắt là Bảo Nông). Tên gọi này thể hiện mong muốn của cổ đông sáng lập đó là tập trung nguồn lực để triển khai các hoạt động bảo hiểm trong khu vực "tam nông".
Tuy nhiên, sau một năm hoạt động, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2008, để thuận tiện cho phát âm và điện tín quốc tế, Công ty đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (Agriculture Bank Insurance Company, viết tắt tiếng anh là ABIC) và tên thương mại là Bảo hiểm Agribank.
Lễ khai trương hoạt động Công ty CP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp năm 2007 và Đại hội đồng cổ đông thường xuyên năm 2008. Ảnh: Tư liệu Abic
Theo giấy phép lĩnh vực hoạt động của công ty là kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính, tuy nhiên năm 2007 khi Bảo hiểm Agribank được thành lập, thị trường bảo hiểm đã có tới 22 doanh nghiệp phi nhân thọ. Vậy giải pháp nào đã đưa Công ty trở thành số 1 trong 10 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có uy tín trên thị trường theo đánh giá xếp hạng của Vietnam Report, thưa ông?
Mong muốn của cổ đông sáng lập khi thành lập Bảo hiểm Agribank là Công ty tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Tuy nhiên giai đoạn đầu, Bảo hiểm Agribank chưa có sản phẩm riêng mà chủ yếu vẫn sử dụng những sản phẩm truyền thống phù hợp với thông lệ thị trường. Đây là những sản phẩm phổ cập các "anh cả" trên thị trường đã triển khai hàng chục năm trước, có kinh nghiệm và lợi thế cạnh tranh.
Do Bảo hiểm Agribank "sinh sau đẻ muộn", lại không có tiềm lực tài chính, không có quan hệ khách hàng và không có cán bộ thành thạo tay nghề. Do vậy, việc kinh doanh rất khó khăn, năng lực cạnh tranh rất thấp và khó hòa nhập thị trường. Thậm chí, Công ty cũng không có đủ nội lực để đi vào lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Bảo hiểm Agribank trăn trở để tìm ra một "con đường riêng biệt để tạo ra sự khác biệt". Bởi nếu cứ "theo đuôi" các anh cả trong ngành, việc thất bại là điều không thể tránh khỏi.
Vậy con đường riêng để tạo ra sự khác biệt của Bảo hiểm Agribank là gì, thưa ông?
Với việc tìm kiếm con đường riêng, Bảo hiểm Agribank xác định 2 yếu tố lõi: Thứ nhất, phải có sản phẩm riêng. Hai là, phải thiết lập được kênh phân phối riêng.
Muốn như thế, bắt buộc phải dựa vào lợi thế thương mại của các cổ đông đề xướng, sáng lập, đặc biệt là cổ đông như Agribank với vai trò là cổ đông chiến lược và nắm quyền chi phối.
Năm 2009, Bảo hiểm Agribank đã trình lên lãnh đạo cấp cao của Agribank để phê chuẩn đề án triển khai thí điểm kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance).
Cũng trong năm này, đề án đã được phê chuẩn. Đồng thời, từ phân tích cơ sở dữ liệu của Agribank, chúng tôi đã thiết kế ra sản phẩm đầu tay là bảo hiểm Bảo an tín dụng – sản phẩm bảo hiểm các rủi ro tai nạn hoặc bệnh tật cho các hộ nông dân vay vốn tại Agribank.
Với sản phẩm Bảo an tín dụng, khi một khách hàng vay vốn của Agribank không may gặp rủi ro, thuộc phạm vi bảo hiểm thì họ sẽ được Bảo hiểm Agribank thay mặt để trả tiền gốc và lãi vay cho ngân hàng. Đây là sản phẩm thành công nhất và là cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của Bảo hiểm Agribank. Từ việc triển khai sản phẩm Bảo an tín dụng năm 2010, Bảo hiểm Agribank đã định hình được con đường riêng biệt của mình và bước đầu thành công từ con đường riêng biệt này.
Vậy sau 15 năm đi "con đường riêng biệt tạo sự khác biệt", Bảo hiểm Agribank đã có được những thành tựu như thế nào?
Từ 10 đơn vị đầu tiên triển khai thí điểm phân phối sản phẩm bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance), sau đó có thêm các chi nhánh Agribank tại 21 tỉnh thành khác cũng tình nguyện tham gia triển khai thí điểm.
Đến năm 2011 đã có 140 chi nhánh loại 1 đăng ký tham gia do tính hữu dụng của sản phẩm bảo hiểm bảo vệ tốt cho nguồn lực của ngân hàng đồng thời tạo sự yên tâm cho cả khách hàng vay vốn cũng như ngân hàng cấp vốn.
Đến nay, 100% chi nhánh ngân hàng cấp 1 của Agribank; 2.300 điểm giao dịch tại 63 tỉnh, thành đã tham gia kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm của Bảo hiểm Agribank.
Dù mới thành lập và với bộ máy còn non trẻ, nhân sự còn chưa nhiều nhưng Bảo hiểm Agribank đã kiên trì xây dựng kênh phân phối sản phẩm bán lẻ đến nay đạt 171 Tổng Đại lý và hơn 30.000 đại lý viên hầu hết là cán bộ ngân hàng – những cán bộ được đánh giá là chất lượng cao, có trình độ, có năng lực, hiểu biết sản xuất nông nghiệp, thấu hiểu người nông dân, am hiểu địa bàn nông thôn.
Bảo hiểm Agribank đã khẳng định vị thế số 1 về cung cấp sản phẩm bảo hiểm cho khu vực "tam nông" với hơn 3 triệu lượt hộ nông dân và hơn 10.000 doanh nghiệp hàng năm được Bảo hiểm Agribank bảo vệ thông qua các sản phẩm bảo hiểm.
Đặc biệt, chính vì tìm ra "con đường riêng biệt tạo ra sự khác biệt", trải qua 15 năm hình thành và phát triển, từ số vốn ít ỏi ban đầu 160 tỷ đồng, đến nay tổng tài sản của công ty là 3.700 tỷ đồng. Doanh thu bán hàng năm 2021 đạt trên 2.000 tỷ đồng, tăng khoảng 70 lần so với năm đầu thành lập. Đây là kết quả đáng tự hào đối với một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ non trẻ tại Việt Nam từ trước tới nay.
Biểu đồ tăng trưởng của ABIC trong 10 năm qua.
Phải nói rõ ràng rằng, hơn 2.000 tỷ doanh thu hàng năm của Bảo hiểm Agribank không phải là chúng tôi giành thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Chúng tôi tự khai thác từ tệp khách hàng mới (đến nay là hơn 3 triệu lượt hộ nông dân).
Cũng nhờ thành công của Bảo hiểm Agribank, kênh phân phối bancassurance của Bảo hiểm Agribank tự nhiên cũng trở thành hình mẫu của thị trường. Cho nên, từ năm 2013 – 2014 trở đi khi thành công của Bảo hiểm Agribank, kênh bancassurance trên thị trường Việt Nam như "nấm nở sau mưa".
Hay nói cách khác, "con đường riêng biệt của Bảo hiểm Agribank đã tạo hiệu ứng lan tỏa rất lớn và là một mô hình mẫu cho cơ quan quản lý giám sát về bảo hiểm để đưa ra được cơ chế chính sách động viên các nguồn lực phát triển thị trường bảo hiểm.
Hơn nữa, các doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu đi vào doanh thu và thị phần nhưng Bảo hiểm Agribank chú trọng đến chính là hiệu quả và được đo lường bằng vốn chủ sở hữu, tài sản, lợi nhuận....
Vào giai đoạn những năm 2009, Bancassurance là một khái niệm rất mơ hồ đối với cán bộ bảo hiểm, ngân hàng và người dân. Hơn nữa, đặc thù của kinh doanh bảo hiểm là tín chấp. Vậy yếu tố nào giúp bảo hiểm Agribank dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng đã thành công lấy được lòng tin của hơn 3 triệu lượt hộ nông dân và có những "sải bước thần tốc" như ông vừa nêu?
Tên Công ty là Bảo hiểm Agibank, ngay chính tên gọi này đã tạo sự yên tâm cho khách hàng. Vì đây là công ty con của ngân hàng Nhà nước hàng đầu chịu trách nhiệm dẫn vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn; cùng sát cánh kề vai, đồng hành và chia sẻ với bà con nông dân – lực lượng yếu thế ngay cả trong những lúc khó khăn nhất.
Hai là, các sản phẩm của Bảo hiểm Agribank là những sản phẩm đặc thù với mục tiêu bảo vệ vốn cho cả người vay và người cấp vốn. Khi vay vốn, nếu gặp rủi ro công ty bảo hiểm thay mặt khách hàng trả nợ vay cho ngân hàng, khách hàng yên tâm vay vốn và ngân hàng cũng yên tâm về khả năng thu nợ, sẽ sẵn sàng cho vay. Các sản phẩm phổ thông không có ưu điểm như thế.
Ba là, cách chăm sóc và phục vụ khách hàng từ bán hàng đến khi xử lý tổn thất thông qua kênh phân phối rộng khắp với lực lượng 30.000 đại lý viên – là lực lượng có đào tạo trình độ am hiểu thị trường tài chính ngân hàng, am hiểu khu vực tam nông và gắn bó, thấu hiểu nguyện vọng của bà con nông dân.
Ở nhiều địa phương vùng cao, vùng sâu, vùng xa, cán bộ Agribank phải dùng ngựa, xuồng, xe gắn máy để cấp vốn lưu động cho bà con nông dân. Có như vậy bà con nông dân mới tin yêu.
Bản thân cán bộ Bảo hiểm Agribank đến với bà con nông dân cũng phải hòa đồng với lối sống bình dị thì mới thuyết phục được bà con nông dân. Quan trọng nhất vẫn là ý thức nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp và chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh.
Về phía Ngân hàng mẹ Agribank, cũng có rất nhiều sự hỗ trợ.
Đầu tiên, Bảo hiểm Agribank được Hội đồng Thành viên Agribank cho phép sử dụng tên thương mại là Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ( về sau là Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp – Bảo hiểm Agribank), Logo của Agribank.
Đồng thời, Agribank còn cho phép sử dụng mạng lưới kênh phân phối của ngân hàng thông qua đề án thí điểm Bancassurance; cho phép sử dụng cơ sở dữ liệu về khách hàng, hay nói cách khác, cho phép bán các sản phẩm bảo hiểm trên cùng tệp khách hàng vay vốn của ngân hàng (bao gồm cả các tổ chức và các hộ nông dân) - đây là yếu tố quan trọng nhất.
Agribank cũng có văn bản chỉ đạo đến chi nhánh Agribank về lợi ích của kênh phân phối Bancassurance, về ích lợi của các sản phẩm bảo hiểm khi bán kèm các sản phẩm ngân hàng để bảo vệ hữu hiệu cho sản phẩm ngân hàng. Cuối cùng, Agribank cho phép đưa tiêu chí tham gia bảo hiểm trở thành một "điểm cộng" khi chấm điểm tín nhiệm của khách hàng vay vốn. Có thể nói, Bảo hiểm Agribank 15 năm qua đã có nguồn động lực rất lớn từ ngân hàng mẹ - Agribank, góp phần cho thành công bước đầu của Công ty.
Gắn bó với Bảo hiểm Agribank ngay từ những ngày đầu thành lập, ông có thể chia sẻ những sóng gió, khó khăn mà Công ty đã từng đương đầu?
Sóng gió đầu tiên là giai đoạn 3 năm đầu khởi nghiệp (2007-2010), thị trường bảo hiểm có sản phẩm gì mình làm theo đó, và kết quả là lỗ khá nhiều, gần 100 tỷ đồng. Đó là khoảng thời gian chúng tôi loay hoay tìm con đường để tồn tại và phát triển.
Khó khăn thứ hai là tổn thất sau vụ chìm tàu Vinalines Queen xảy ra ngày 25/12/2011. Hồi ấy tổng tài sản của công ty không đủ để bồi thường, phải vay ngân hàng hơn 400 tỷ đồng mới đủ để thanh toán 584 tỷ đồng cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Sau đó, Chính phủ đã đồng hành cùng Agribank và Bảo hiểm Agribank yêu cầu các nhà tái bảo hiểm quốc tế đóng góp bồi thường.
Giai đoạn khó khăn thứ ba là 2020 - 2021, đại dịch covid-19 khiến nền kinh tế gần như "đóng băng". Rất may mắn là trước đó, Hội đồng quản trị công ty đã động viên, khuyến khích các phòng quản lý chuyên môn từng bước số hóa quy trình kinh doanh. Nhờ vậy, mặc dù giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, ai ở đâu ở yên đấy, nhà nào ở nhà đấy, chúng tôi vẫn có doanh thu từ bán hàng điện tử, tháng thấp nhất là 91 tỷ đồng, còn lại vẫn duy trì ở mức 150 tỷ/tháng. Bởi vậy, năm 2020, Bảo hiểm Agribank vẫn đạt ngưỡng doanh thu 1.957 tỷ đồng trên kế hoạch 2.140 tỷ (đạt 96% kế hoạch trong bối cảnh bình thường).
Như vậy, Bảo hiểm Agribank đã trải qua 3 sự kiện vô cùng khó khăn, đầu tiên là chưa tìm ra con đường đi, thứ hai là thảm họa, thứ ba là dịch bệnh. Đồng thời, Bảo hiểm Agribank mới có 15 năm ra đời và phát triển nhưng đã trải qua nhiều chu kỳ khủng hoảng của nền kinh tế như: Năm 2007 - giai đoạn Khởi nghiệp đúng thời kỳ khủng hoảng nợ dưới chuẩn đã làm cho cả một tập đoàn bảo hiểm hàng đầu của thế giới phá sản, sau đó là chuỗi giai đoạn nền kinh tế gánh chịu hậu quả sau khủng hoảng, đến 2020 là dịch bệnh và bây giờ đang khủng hoảng lạm phát hay còn gọi là trì lạm.
Rõ ràng, bối cảnh ra đời của Bảo hiểm Agribank không được thuận lợi, may mắn, nhưng có lẽ những sóng gió đó giúp đội ngũ cán bộ "chai lỳ" hơn, bản lĩnh hơn và trưởng thành hơn để đương đầu với những khó khăn, thử thách.
Khó khăn luôn hiện hữu trong bất cứ thời điểm nào với một doanh nghiệp giúp khách hàng phân tán rủi ro như Bảo hiểm Agribank. Hơn nữa, khó khăn trong quá khứ, hiện tại và tương lai sẽ rất khác nhau. Vậy "vũ khí" nào để Bảo hiểm Agribank tự tin vững bước?
Vũ khí chính của Bảo hiểm Agribank là kênh phân phối (Bancas) và thị trường mục tiêu (nông nghiệp, nông dân và nông thôn).
Với Bảo hiểm Agribank, dù triết lý kinh doanh được biểu hiện dưới câu chữ hoặc slogan như thế nào, thì chúng tôi vẫn luôn xác định được giá trị cốt lõi là kênh phân phối Bancassurance và khu vực Nông nghiệp, nông dân và Nông thôn. Tương tự như Đảng, Nhà nước xác định nông nghiệp là trụ cột của nền kinh tế.
Khi kênh phân phối Bancassurance đi đến thị trường nào thì tự nhiên thị trường đó trở thành kết quả.
Các hậu tố khác như sản phẩm hay, con người giỏi, cơ chế phù hợp, và lợi thế đặc thù sẽ tương hỗ cho kênh phân phối Bancassurance trong hệ sinh thái phát triển của Bảo hiểm Agribank.
Về con người, từ đội ngũ lãnh đạo chủ chốt và lực lượng nhân sự cốt lõi của Bảo hiểm Agribank phải không ngừng trau dồi thực tiễn, phát huy tính sáng tạo, sáng kiến, phát minh để làm sao hoạt động hiệu quả, bền vững. Đừng thay đổi hay bóp méo nó, bởi vì khi cố gắng bẻ cong, bóp méo nó, rất có thể chúng ta lại đi theo người khác.
3 năm đầu tiên Bảo hiểm Agribank đi theo người khác và không thành công rồi. Mình phải kiên trì đi theo con đường riêng và đừng có chê nó, mặc dù nó lạc hậu một chút, cổ điển một chút, bình dị một chút.
"Vũ khí" không thể thiếu đó là công nghệ, chuyển đổi số. Nhìn lại giai đoạn 2020 – 2021, dù gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, nhưng nhờ áp dụng hoạt động bán hàng điện tử, dòng tiền của Bảo hiểm Agribank vẫn duy trì, tháng thấp nhất là 90 tỷ và các tháng ổn định ở mức 150 tỷ. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi giãn giãn cách xã hội nhưng doanh nghiệp vẫn có tổng doanh thu 1.957 tỷ, hoàn thành 96% kế hoạch năm 2021.
Trong định hướng tương lai, doanh nghiệp vẫn định hướng chuyển đổi số là xu hướng cốt lõi để nâng cao tính minh bạch, quản trị rủi ro, hiệu quả hoạt động và đồng thời phục vụ tốt hơn cho khu vực cuộc nông nghiệp, nông thôn, nông dân".
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương khóa X đã động viên mọi nguồn lực cho khu vực nông nghiệp – nông dân và nông thôn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trong 15 năm qua Bảo hiểm Agribank đã hưởng ứng lời kêu gọi này như thế nào?
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCH Trung ương Đảng về việc tăng cường đầu tư và phát triển kinh tế khu vực Nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Bảo hiểm Agribank là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm tiên phong triển khai các sản phẩm dịch vụ bảo hiểm đối với khu vực Tam nông.
Trong hành trình 15 năm xây dựng và phát triển, cấp Ủy cùng Hội đồng quản trị lãnh đạo, chỉ đạo tập thể Ban Lãnh đạo và cán bộ nhân viên Bảo hiểm Agribank đã xác định và tập trung mọi nguồn lực để phát triển hoạt động kinh doanh vào địa bàn khu vực này.
Khi có bảo hiểm, Agribank yên tâm cấp vốn cho khu vực tam nông và có điều kiện phát triển các khoản cho vay tín chấp đối với các hộ nông dân đủ điều kiện vay vốn.
Bảo hiểm Agribank tặng bồn nhựa chứa nước tại Bến Tre tháng 8/2021.
Về phía người nông dân, Bảo hiểm Agribank, với hoạt động đặc thù nghiệp vụ bảo hiểm là phân tán rủi ro và bồi thường, Công ty đã giải quyết hơn 200.000 vụ tai nạn rủi ro với tổng giá trị bồi thường hơn 4.000 tỷ đồng về người và tài sản, trong đó đã trả tiền bảo hiểm cho hàng trăm ngàn hộ nông dân gặp rủi ro với số tiền hàng nghìn tỷ đồng, góp phần giúp các cá nhân, hộ vay vốn trả nợ vay ngân hàng.
Đây thực sự là tấm lá chắn về tài chính cho các tổ chức và cá nhân thuộc các loại hình kinh tế hoạt động tại Việt Nam trước các rủi ro thiên tai khách quan, giúp các nhà đầu tư yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Không chỉ đóng góp tích cực cho cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Cùng với đó, Bảo hiểm Agribank tích cực trong hoạt động xã hội từ thiện, chia sẻ khó khăn chung và vì sự phát triển của cộng đồng và Chính phủ.
Bảo hiểm Agribank đã đồng hành cùng hệ thống Agribank liên tục triển khai các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội, thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng thông qua nhiều chương trình an sinh xã hội. Như việc ủng hộ trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xây nhà đại đoàn kết, cứu trợ thiên tai, phát triển nông thôn, công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19, …Đặc biệt trong những năm gần đây, Bảo hiểm Agribank đã đẩy mạnh hoạt động an sinh xã hội với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn chính là nét văn hóa đặc trưng của Bảo hiểm Agribank - Doanh nghiệp vì cộng đồng.
Những đóng góp này mặc dù còn nhỏ bé của một doanh nghiệp non trẻ nhưng cũng góp phần thiết thực cho công cuộc xây dựng Nông thôn mới.
Bảo hiểm Agribank tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Tới đây, "tam nông" phải lấy nông dân làm gốc, làm chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển… Vậy Bảo hiểm Agribank sẽ định hướng như thế nào để đóng góp vào đấy?
Chắc chắn rằng thị trường trọng tâm của Bảo hiểm Agribank vẫn là khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Bởi vì nó xuất phát từ thuộc tính khách quan của công ty mẹ, nhận nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao phó để dẫn vốn cho khu vực "tam nông". Bảo hiểm Agribank bắt buộc phải đi theo định hướng đó.
Trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Bảo hiểm Agribank xác định, sẽ ưu tiên nguồn lực để phát triển phân khúc thị trường ở khu vực Nông nghiệp - Nông thôn, giữ vị trí số 1 trong khu vực Tam nông, đặc biệt là nâng cao quan hệ hợp tác kinh doanh bền vững, gắn bó với hoạt động kinh doanh của hệ thống Agribank.
Vì vậy, chúng tôi phải chứng minh mình là số 1 thông qua quy mô khách hàng, quy mô doanh thu, và bảo vệ bền vững cho sản xuất nông nghiệp.
Về sản phẩm dịch vụ, chúng tôi sẽ phải tiếp tục hoàn thiện và bổ sung các sản phẩm bảo hiểm liên kết với sản phẩm Ngân hàng để cung cấp cho khách hàng qua mô hình kênh phân phối Bancassurance.
Hiện nay, Bảo hiểm Agribank đã nghiên cứu và đang triển khai thử nghiệm bảo hiểm trâu bò thịt, bò sữa, cây cao su, cà phê, rừng trồng, bảo hiểm cây công nghiệp. Với các nhóm sản phẩm đang thử nghiệm này, chúng tôi từng bước đặt chân ở những khu vực, thị trường theo mục tiêu của Bộ NN-PTNT trong đề án thí điểm 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở 14 tỉnh, thành.
Tháng 8 này, chúng tôi dự kiến đưa vào thị trường sản phẩm Bảo an tài khoản. Khi khách hàng giao dịch trên các tài khoản bị trộm cắp hay bị mạo danh rút tiền trong tài khoản của khách hàng, Bảo hiểm Agribank sẽ bồi thường cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
Thế hệ sản phẩm tương lai (đang cùng các chuyên gia tính toán nghiên cứu xây dựng) là bảo hiểm chỉ số theo sản lượng, bảo hiểm chỉ số thời tiết. Những sản phẩm này bắt buộc phải có sự tài trợ của thị trường vốn quốc tế. Chúng tôi hy vọng đến năm 2025 – 2026, các sản phẩm bảo hiểm trâu bò, cây công nghiệp, rừng trồng sẽ trở thành sản phẩm hàng hóa và bán đại trà.
Khi ấy, chúng tôi đưa nhóm sản phẩm bảo hiểm theo sản lượng, chỉ số thời tiết cho lúa, ngô, đậu tương… vào thử nghiệm. Cố gắng đạt mục tiêu chiến lược tầm nhìn đến năm 2030, Bảo hiểm Agribank đưa ra danh mục từ 3-5 sản phẩm đặc thù mà thị trường chưa có dành cho kênh Bancassurance cung cấp cho khu vực "tam nông".
Đối với những sản phẩm không phải thế mạnh của Bảo hiểm Agribank, chúng tôi coi nó giống như vết dầu loang, có thể tràn sang thị trường khác, khách hàng khác, tuy nhiên đó không phải là giá trị cốt lõi. Trục xương sống là kênh phân phối Bancassurance đang đi đến đích là khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì mình cũng phải nhắm đến đó.
Ông có lo sợ, khi Bảo hiểm Agribank đang thành công với thị trường "ngách" các doanh nghiệp bảo hiểm khác cũng sẽ lấn sân và đe dọa vị trí số 1?
Không lo ngại, bởi đó cũng chính là động lực cho sự phát triển của Bảo hiểm Agribank trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Một là, bảo hiểm Agribank có kênh phân phối đủ mạnh, bao phủ đến từng thôn, xóm, bản, làng giúp người Nông dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính trọn gói từ Agribank. Đặc biệt, lực lượng này rất am hiểu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chia sẻ với bà con nông dân từng phút từng giây.
Hai là, các sản phẩm bảo hiểm không bán rời rạc mà đây là cung cấp "một cửa" cho các dịch vụ tài chính – ngân hàng và bảo hiểm gắn kết với nhau. Bảo hiểm Agribank đã đi trước và đặc biệt có nhiều lợi thế từ mô hình mẹ con.
Trong bản đồ của ngành, Bảo hiểm Agribank xác định sẽ đứng đâu trong thời gian tới đây?
Bảo hiểm Agribank phấn đấu giữ vị trí số 1 trong lĩnh vực Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn, củng cố và nâng cao vị thế trong Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường bảo hiểm Phi Nhân thọ Việt Nam. Bởi quan điểm của Agribank đối với Bảo hiểm Agribank là thị phần không quan trọng mà quan trọng là doanh nghiệp đóng góp gì cho khu vực nông nghiệp nông dân và nông thôn. Đồng thời hiệu quả (lợi nhuận) như thế nào – đây là một trong những mục tiêu được chú trọng.
Trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bảo hiểm Agribank xác định mục tiêu tăng trưởng doanh thu cố gắng duy trì ở ngưỡng từ 15 – 20% theo chiến lược phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Và đến năm 2030, Công ty cố gắng tăng trưởng với nhịp 10%/năm, phù hợp với tăng trưởng GDP.
Là hai thành viên quan trọng trong nội khối ASEAN, đóng góp lớn vào sự phát triển của Cộng đồng ASEAN (AC), nhưng những diễn biến xung đột biến giới giữa Thái Lan và Campuchia không chỉ tác động xấu đến kinh tế xã hội hai nước mà còn tác động sâu rộng đến sự ổn định, phát triển kinh tế trong ASEAN nói chung, trong đó có Việt Nam.
Giá gốc 16,3 triệu đồng/m2 nhưng bị hét tới 60 triệu đồng/m2, nhà ở xã hội Đông Ngạc đang trở thành “sân chơi” của giới đầu cơ, khiến giấc mơ an cư của người thu nhập thấp ngày càng xa vời.
Ngày 27/7, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ triển khai các dự án trọng điểm tại khu vực tỉnh Hòa Bình (cũ).
Sáp nhập với Bạc Liêu, Cà Mau trở thành tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký ban hành kế hoạch phát triển sản xuất đột phá ngành tôm của tỉnh.
Tổng thống Ukraine Zelensky đã đệ trình lên Quốc hội một dự luật về việc khôi phục tính độc lập của các cơ quan chống tham nhũng sau sự phẫn nộ của các thượng nghị sĩ Mỹ, cựu Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov cho biết trên Telegram.
Vĩnh Thanh là xã duy nhất đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Cà Mau mới (sau sáp nhập tỉnh Bạc Liêu). Thành tựu ấy là kết quả của quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là trong việc đổi mới phương thức sản xuất theo hướng cơ giới hoá toàn diện, ứng dụng công nghệ cao.
HAGL ký hợp đồng có thời hạn khó tin với “siêu nhân” Trần Gia Huy; Antony không muốn trở lại Brazil; Arsenal bất hợp tác với Real Madrid về trường hợp Saliba; 3 CLB Premier League theo đuổi Douglas Luiz; Vợ Messi vừa tạo ra “kỳ nghỉ của các cô gái”.
113 hộ dân xã Tân Minh, huyện Yên Mỹ (nay là xã Yên Mỹ mới, tỉnh Hưng Yên) mòn mỏi chờ được nhận tiền đền bù sau gần 2 năm bị thu hồi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp. Điều đáng nói, dù không có tên trong danh sách bị thu hồi nhưng ruộng của họ vẫn bị san lấp và người dân cũng không hề hay biết UBND xã đã chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trên sang đất công ích từ lúc nào không hay?
Giá USD hôm nay 28/7 trong nước, tỷ giá trung tâm mức 25.182 VND/USD, tăng 18 đồng so với chốt phiên tuần trước. Trong khi đó, thị trường tự do cũng tăng 20 đồng, lên mức 26.460 VND/USD.
Sau sáp nhập Tây Ninh - Long An, tỉnh Tây Ninh (mới) là vùng đất giàu tiềm năng nông nghiệp. Mô hình nuôi cá lăng khép kín không xả thải ra môi trường của anh Võ Thanh Liêm (ngụ ấp Trảng Cỏ, xã Hưng Thuận; trước đây là xã Đôn Thuận, Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh cũ) là một điển hình tiêu biểu.
Chiến dịch Lam Sơn 719 – của quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy và yểm trợ của Mỹ – đã sụp đổ trước “bão lửa” phản công từ lực lượng Quân giải phóng và cách mạng Lào trên chiến trường Đường 9 – Nam Lào. Gần 50 ngày đêm, từ Khe Sanh đến Bản Đông, pháo binh trút lửa, bộ binh siết chặt vòng vây, biến cuộc hành quân quy mô thành thảm họa quân sự lớn nhất của ngụy trong chiến tranh Việt Nam.
Thống đốc Aleksandr Drozdenko cho biết trong một loạt bài đăng trên Telegram rằng một cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Leningrad của Nga đã khiến một thường dân thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Ông cho biết lực lượng Kiev đã sử dụng hơn 50 máy bay không người lái (UAV) trong cuộc tấn công.
Ô tô biển số 51L.133.24 đang lưu thông trên cao tốc Trung Lương - TP.HCM đến xã Thủ Thừa (Tây Ninh), bất ngờ một người đàn ông trong trạng thái say rượu có hành vi giật tay lái khiến tài xế phải cho xe tấp vào làn dừng khẩn cấp.
Mới đây, diễn viên Tiến Luật đã chia sẻ trên trang cá nhân một tình huống dở khóc dở cười khi suýt trở thành nạn nhân của một chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Việc chia, nhập, thành lập hay giải thể đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh…) là một trong những nội dung trọng tâm trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước. Từ ngày 1/7/2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 chính thức có hiệu lực, bổ sung nhiều điểm mới liên quan đến điều kiện và thủ tục chia, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Dưới đây là những điểm nổi bật.
Các nhà lãnh đạo Thái Lan và Campuchia sẽ gặp nhau tại Malaysia trong ngày 28/7 để đàm phán chấm dứt xung đột, người phát ngôn của văn phòng thủ tướng Thái Lan cho biết.
4 vị trí này được đánh giá có diện tích mặt bằng đủ rộng để vừa làm bãi đỗ xe cho xe máy, ô tô vừa lắp đặt trạm sạc cho xe điện khi Hà Nội triển khai cấm xe máy xăng vào khu vực Vành đai 1 bắt đầu từ tháng 7/2026.
Những ngày gần đây, thông tin BKAV bị cưỡng chế thuế xuất hiện trên mạng xã hội. Người ta nói về khoản nợ hơn 10 tỷ đồng, nói về sự sa sút, thậm chí có người còn gọi đây là "hồi kết" cho một giấc mơ công nghệ Việt. Trước tất cả, ông Nguyễn Tử Quảng vẫn chọn xuất hiện và trò chuyện với Dân Việt.
Chiều 27/7, theo giờ địa phương, sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Morocco, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Geneva, bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6 và các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 27 - 30/7 theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong.
Tiếp nối “10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng”, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài hát “Quê hương”. Để có góc nhìn đa chiều về ca khúc này, PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Nghệ sĩ Ưu tú, ca sĩ Vũ Thắng Lợi - giọng ca đã khẳng định dấu ấn riêng của anh trong lòng khán giả với Live concert "Quê hương", album đĩa than “Quê”...
Nghi phạm nổ súng khi bị kiểm tra hành chính ở Hà Nội bị bắt lúc chuẩn bị vượt biên sang Lào; đâm 2 người trọng thương vì cho rằng "nhìn đểu"; cảnh sát hình sự truy bắt nhanh đối tượng cướp xe ôm... là những tin nóng 24 giờ qua.
Giữa rừng ngập mặn Cần Giờ, ấp đảo Thiềng Liềng đã “nở hoa” theo cách rất riêng, biến nơi từng là vùng đất nghèo trở thành mô hình du lịch cộng đồng được vinh danh trong “100 điều thú vị TP.HCM”. Với sự chung tay của chính quyền và quyết tâm của người dân, mô hình du lịch xanh đang giúp Thiềng Liềng viết tiếp câu chuyện thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cảnh báo nhiều quảng cáo bất động sản chứa thông tin sai lệch, phóng đại tiện ích, cam kết lợi nhuận phi thực tế, khiến dân dễ rơi vào “bẫy” kỳ vọng.