Bí ẩn đội quân đặc nhiệm khổng lồ của Triều Tiên khiến đối thủ khiếp sợ
Không có nhiều thông tin về đội quân đặc nhiệm này, nhưng họ được cho là rất tinh nhuệ, cơ động, theo Business Insider.
Theo Business Insider, Triều Tiên được cho là có đủ khả năng quân sự để tham gia vào một cuộc chiến quy mô lớn.
Vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, hàng nghìn khẩu pháo và hàng triệu binh lính là nòng cốt sức mạnh của Triều Tiên. Nhưng nhà lãnh đạo Kim Jong-un còn có một lợi thế khác: Đội quân đặc nhiệm tinh nhuệ khổng lồ.
Không có nhiều thông tin về lực lượng này, nhưng những tiết lộ gần đây của một điệp viên cấp cao của Triều Tiên đã đào tẩu đã cung cấp một số thông tin về cách các biệt kích Triều Tiên được huấn luyện và chiến đấu.
Quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA) là một trong những lực lượng lớn nhất thế giới với khoảng 1,3 triệu quân nhân trong lực lượng chính quy.
Bình Nhưỡng cũng có đội quân 200.000 lính đặc nhiệm được phân chia thành các lữ đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn và thậm chí quy mô nhỏ hơn, chuyên biệt và cơ động hơn.
Quân đội Triều Tiên trong một sự kiện của lực lượng đặc nhiệm, ảnh được công bố ngày 14/4/2017. Nguồn ảnh: STR/AFP qua Getty Images.
Một đơn vị đặc nhiệm điển hình có khoảng 3.000 đến 5.000 lính biệt kích, trực thuộc nhiều nhánh khác nhau của quân đội Triều Tiên và cả cơ quan tình báo của Bình Nhưỡng, Tổng cục Trinh sát.
Các đơn vị đặc nhiệm của Triều Tiên có thể được chia theo chuyên ngành. Các đơn vị làm nhiệm vụ trinh sát sẽ tiến hành hoạt động thu thập thông tin tình báo và chuyển về trụ sở. Lực lượng nhảy dù có thể xâm nhập bằng đường không và chiếm giữ các mục tiêu như sân bay hoặc cầu cảng. Lính biệt kích hải quân có thể xâm nhập từ tàu ngầm hoặc tàu thủy và tiến hành các cuộc đột kích ven biển. Trong khi đơn vị biệt kích có thể hành động trực tiếp như tiến hành các cuộc đột kích.
Vì đảm nhận các nhiệm vụ đặc biệt, các đơn vị đặc nhiệm của Triều Tiên được đào tạo và trang bị vũ khí tốt nhất.
Trong một báo cáo gần đây, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) cũng thừa nhận, "lực lượng đặc nhiệm của Triều Tiên được huấn luyện và trang bị tốt hơn so với các đơn vị khác. Lực lượng này có khả năng gây rối, tiến hành các cuộc tấn công ở khu vực hậu phương”.
Học thuyết hoạt động đội quân đặc nhiệm của Triều Tiên được cho là nhấn mạnh đến tốc độ và tính bất ngờ. Khi chiến tranh nổ ra, lực lượng này có nhiệm vụ chiến lược: Xâm nhập vào Hàn Quốc, tiến hành chiến tranh bất quy tắc, phá hoại hậu tuyến của Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời bảo vệ Triều Tiên trước các đơn vị hoạt động đặc biệt của Mỹ hoặc Hàn Quốc.
Họ "sẽ là đối thủ đáng gờm" nếu chiến tranh nổ ra, một cựu binh sĩ Mũ nồi xanh từng phục vụ ở Hàn Quốc chia sẻ với Insider.
"Chúng tôi có lợi thế về công nghệ, máy bay. Tên lửa của chúng tôi có thể ném bom để biến một khu vực trở lại thời kỳ đồ đá, nhưng họ sẽ chiến đấu cho lý tưởng của họ. Họ sẽ chiến đấu đến người cuối cùng", một cựu binh sĩ Mũ nồi xanh nói thêm.
Lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên trong một cuộc tập trận. Ảnh được công bố ngày 26/8/017. Nguồn ảnh: STR/AFP qua Getty Images.
Bình Nhưỡng cũng có thể sử dụng các hoạt động quân sự thông thường để đánh lạc hướng các lực lượng Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời có thể bố trí đơn vị đặc nhiệm xâm nhập vào Hàn Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC , Kim Kuk-song, một sĩ quan tình báo cấp cao của Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc cho biết, trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Hàn Quốc, các lính biệt kích của Triều Tiên có thể sẽ cố tấn công nhằm vào các nhà lãnh đạo, trung tâm chỉ huy và kiểm soát của Hàn Quốc, tìm cách sát hại lãnh đạo Hàn Quốc và gây hoang mang trong những giờ đầu của cuộc xung đột.
Trong lịch sử, biệt kích Triều Tiên ngày 31/1/1969 từng cố gắng thâm nhập vào Hàn Quốc với mục tiêu ám sát Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee. Nhóm biệt kích di chuyển vô cùng tốc độ, quyết liệt, tìm cách tiếp cận nơi ở của ông Park Chung-hee ở Seoul. Tuy nhiên, vụ ám sát bất thành khi lực lượng Triều Tiên không phá được mã từ để vào dinh thự ông Park Chung-hee và phải đối mặt với một cuộc đọ súng cùng quân đội Hàn Quốc. Cuối cùng, chỉ có 1 biệt kích Triều Tiên quay trở lại được đất nước, những người còn lại bị bắt hoặc thiệt mạng.
Mối đe dọa về việc biệt kích Triều Tiên xâm nhập và thực hiện các cuộc tấn công khác được đánh giá là vẫn còn. Triều Tiên có thể thường xuyên phóng đại khả năng quân sự của họ nhưng biệt kích Triều Tiên thì không thể xem thường, theo Business Insider.
Theo hãng tin Suspilne của Ukraine, trong một cuộc họp báo ngày 22/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không thảo luận về việc công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga.
Lực lượng Ukraine đang ra sức phá hủy hỏa lực của quân Nga đe dọa các tuyến hậu cần trọng yếu, trong đó, Trung đoàn 412 – biệt danh “Nemesis” - đang tăng cường các hoạt động tác chiến gần mặt trận Pokrovsk.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam trân trọng những chỉ dẫn, khuyến khích của Giáo hoàng với các chức sắc, tu sĩ, đồng bào Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và đóng góp xây dựng phát triển đất nước Việt Nam.
Chiến thắng 30/4 là chiến thắng của lương tri, chính nghĩa, chấm dứt mất mát đau thương không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà còn biết bao gia đình người dân Mỹ - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói.
Các quan chức Ukraine sáng nay 24/4 cáo buộc Nga đã tiến hành cuộc tấn công đêm qua bằng tên lửa và máy bay không người lái, gây ra hỏa hoạn, phá hủy các tòa nhà và chôn vùi cư dân dưới đống đổ nát ở thủ đô Kiev.
Tổng thống Volodymyr Zelensky đang "đi sai hướng" trong các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt cuộc chiến của Nga với Ukraine, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết vào ngày 23/4.
Tại Kiev, giới chức không loại trừ khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine sau khi các cuộc đàm phán tại London nhằm giải quyết xung đột với Nga không đạt được kết quả.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã hy vọng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "dễ đối phó" hơn so với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng thực tế ngược lại. Song ông vẫn hy vọng Kiev sẽ chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Ấn Độ đã công bố một loạt các biện pháp hạ cấp quan hệ với Pakistan vào thứ Tư 23/4, một ngày sau khi những kẻ tình nghi là phiến quân giết chết 26 người tại một điểm du lịch ở Kashmir trong vụ tấn công tồi tệ nhất vào dân thường ở nước này trong gần hai thập kỷ.
Ít ngày nữa là đến ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ký ức về ngày 30/4/1975 lại ùa về, không chỉ với những người dân Việt Nam sống trong những tháng ngày hào hùng đó, mà còn với cả những người bạn ngoại quốc tận mắt chứng kiến những giờ phút lịch sử của cách mạng Việt Nam và thế giới.
Mặc dù đã tăng cường đáng kể sản xuất vũ khí vào năm ngoái, lực lượng vũ trang Nga vẫn thiếu các thiết bị quân sự quan trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tại cuộc họp của Ủy ban Công nghiệp Quân sự nhà nước ngày 23/4.
Chính quyền Trump đang âm thầm thu hồi quy chế pháp lý tạm thời áp dụng cho khoảng 900.000 người, dẫn đến một loạt email trục xuất được gửi đi – thậm chí, bao gồm cho cả công dân Mỹ.
Một trong những kho đạn lớn nhất của Nga đã bị phá hủy hoàn toàn trong một vụ nổ dữ dội kèm theo hàng loạt vụ nổ thứ cấp kéo dài nhiều giờ, gây ra cột khói đen khổng lồ bao trùm bầu trời gần thủ đô Moscow.
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ của người dân các nước, tạo nên phong trào quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.
Theo nguồn tin từ Axios, Mỹ đã chính thức gửi cho Ukraine một đề xuất hòa bình được mô tả là “lời đề nghị cuối cùng”. Văn bản này chỉ dài một trang và Mỹ yêu cầu Ukraine phải phản hồi về đề xuất này ngay trong tuần này.