Park Bo Gum kiếm được 500 triệu won/năm nhờ bất động sản
Không chỉ nhận thù lao từ công việc diễn xuất, nam diễn viên Park Bo Gum đã kiếm thêm 500 triệu won trong năm qua nhờ một khoản đầu tư bất động sản.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo tài liệu lịch sử quân đội Trung Quốc, thì vào năm 1930, Mao Trạch Đông khi đó là Bí thư Ủy ban Tiền tuyến của TW Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chính ủy phương diện quân thứ nhất của Hồng quân (tức GPQ Trung Quốc), đã tự mình đưa Tiêu Hoa, một thiếu niên mới 14 tuổi, tới giao cho La Vinh Hằng, Chính ủy Sư đoàn thứ 4 của Hồng quân (năm 1955 La Vinh Hằng được phong hàm nguyên soái), và nói: "Đây là cậu bé rất có triển vọng". Lời tiên đoán quả không sai, bởi chỉ 25 năm sau, từ một đứa trẻ "mồ côi, chân trần thân trụi", Tiêu Hoa đã trở thành Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Trung Quốc ở tuổi 39.
Giang Thanh.
Vào những năm tháng chiến tranh, có lần Tiêu Hoa đóng quân ở quê của Giang Thanh (Đông Quan, huyện Chư Thành, tỉnh Sơn Đông). Qua tìm hiểu thực tình, Tiêu Hoa biết Giang Thanh là người có phẩm hạnh không tốt. Vì vậy mặc dù rất sùng kính, coi Mao Chủ tịch như cha đẻ, và cũng được Mao Trạch Đông rất tin yêu, nhưng với Giang Thanh, người vợ thứ 3 của Mao Chủ tịch và chỉ hơn mình 2 tuổi, (Giang Thanh sinh năm 1914), thì vị Thượng tướng trẻ tuổi luôn giữ khoảng cách và không mấy thân thiện.
Biết Mao Trạch Đông rất quý Tiêu Hoa, nên Giang Thanh tìm mọi cách kết thân, nhưng đều bị Tiêu Hoa khéo léo từ chối. Tuy nhiên, do rất muốn được "tham chính" nên đã nhiều lần Giang Thanh nhỏ to nhờ Tiêu Hoa "nói hộ với Mao Chủ tịch một tiếng", nhưng Tiêu Hoa trước sau vẫn làm thinh. Kết thân cũng không được, nhờ vả cũng không xong, khiến Giang Thanh rất hận.
Cũng vào những năm 60 của thế kỷ trước, phu nhân của một vị trong TW phản ánh với Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Tiêu Hoa về mấy đứa con nhà Lâm Bưu, mang danh là chiến sĩ giải phóng quân nhưng có lối sống không lành mạnh. Sau khi điều tra thấy đúng sự thực, Tiêu Hoa đã tới gặp Diệp Quần (vợ của Lâm Bưu) để nhắc nhở bọn chúng. Sau sự việc này vợ chồng Lâm - Diệp trở nên oán hận Tiêu Hoa vì cho rằng: "Tiêu Hoa vuốt mặt không nể mũi".
Mặt khác Diệp cũng nhỏ to với Lâm rằng Tiêu Hoa là viên tướng trẻ, được Mao Trạch Đông tin dùng nên rất kiêu ngạo. Nếu xét về lâu dài thì sẽ là mối đe dọa tiềm tàng tới địa vị của Lâm trong quân đội. Vì vậy trong thâm tâm Lâm cũng sợ. Thế là Tiêu Hoa trở thành "kẻ thù chung" của Giang Thanh và vợ chồng Lâm - Diệp. Chẳng thế mà trong một lần gặp nhau, Giang Thanh đã nói với Diệp: "Kẻ đã coi khinh cả hai ta, thì ta phải hợp sức lại để giúp nhau rửa hận".
Cuối năm 1965 đầu năm 1966, Cách mạng Văn hóa bùng nổ. Thế lực của Giang Thanh và vợ chồng Lâm - Diệp bành trướng nhanh chóng. Cả hai đã lợi dụng cơ hội "trời cho" để thanh toán các ân oán với những người không ăn cánh, trong đó có Tiêu Hoa.
Được Lâm Bưu, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng bật đèn xanh và sự kích động ngầm của Giang Thanh, Diệp Quần, "phái tạo phản" trong Tổng cục Chính trị phát động chiến dịch "đại phê phán" Tiêu Hoa và Tổng cục Chính trị. Chúng viết vô số báo chữ to, tạo ra nhiều chứng cứ giả vu cáo Tiêu Hoa là "kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, thực hành đường lối của chủ nghĩa xét lại, tay sai của La Thụy Khanh và Hạ Long, chống Đảng, chống Mao Chủ tịch" và đòi phải "cách cái mạng" của Tiêu Hoa. Chúng còn rêu rao rằng bài hát "Tổ khúc Trường chinh", một bài hát rất nổi tiếng được chọn là bài hát truyền thống của giải phóng quân Trung Quốc do Tiêu Hoa sáng tác là "đại độc thảo", cần phải xóa bỏ.
Thấy rõ sự nguy hiểm mà "phái tạo phản" có thể gây ra với Thượng tướng Tiêu Hoa, các nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền... đã lên tiếng phản đối. Ngay cả Mao Chủ tịch cũng tỏ thái độ không đồng tình và giao cho Thủ tướng Chu Ân Lai "bảo vệ Tiêu Hoa, giữ vững sự ổn định của quân đội".
Lâm - Giang quyết không buông tha Tiêu Hoa. Giang Thanh thì tìm mọi cách để ly gián mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Tiêu Hoa, còn Lâm Bưu ra lệnh cho "tứ đại kim cương", tức 4 viên tướng dưới quyền, thân tín nhất của mình là Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khưu Hội Tác (cả 4 tên này đều bị Tối cao Pháp viện Trung Quốc tuyên án tử hình vào năm 1981) phải "cách bằng được cái mạng" của Tiêu Hoa.
Ngày 13/5, dưới sự chỉ đạo của Lâm - Giang, "tứ đại kim cương" đã tìm cách kích động để hai phái tạo phản đối địch nhau trong đoàn Nghệ thuật quân đội nổ ra một cuộc "hỗn chiến" nhằm tranh giành quyền biểu diễn, khiến nhiều người chết và bị thương. Là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tiêu Hoa đã kiên quyết dẹp tan những kẻ "dùng võ để đấu nhau" trong vụ này. Lợi dụng điều đó, Lâm - Giang "nhảy xổ" vào, vu cáo Tiêu Hoa. Còn Diệp Quần thì cho bọn tay chân viết vô số báo chữ to mang ra dán ở Quảng trường Thiên An Môn, tố cáo Tiêu Hoa là "phần tử xét lại", là "ngưu quỷ xà thần", là "nội gián tay sai của chủ nghĩa đế quốc".
Thấy tình thế bất lợi, Thủ tướng Chu Ân Lai đã phái người đến truyền lệnh cho gia đình Tiêu Hoa phải nhanh chóng và bí mật chuyển tới nơi ở khác. Tuy nhiên, Lâm – Giang đã nhanh tay hơn: khi vợ chồng Tiêu Hoa còn chưa kịp di chuyển thì đã có mấy chiếc xe tải cỡ lớn chở đầy "Hồng vệ binh" tới bao vây chặt xung quanh nhà khiến vợ chồng Tiêu Hoa không thể đi được. Sau vài ngày bao vây, đánh thanh la trống mõ, hô khẩu hiệu, "Hồng vệ binh" đã xông thẳng vào nhà, bắt Tiêu Hoa ra ngã tư đường phố để "phê đấu".
Sau hơn một tháng bị hành hạ, bệnh gan của Tiêu Hoa tái phát ngày một nặng và không được chăm sóc về y tế. Không còn con đường nào khác, vợ Tiêu Hoa là Vương Tân Lan đã bí mật viết thư và nhờ người đưa tới báo cáo sự tình với Mao Trạch Đông. Nhận được thư, Mao Trạch Đông đã lập tức ra ngay chỉ thị: "Phái tạo phản không được tiếp tục làm liều, sức khỏe của Tiêu Hoa không được tốt, phải để Tiêu Hoa được nghỉ ngơi. Nếu quả thực Tiêu Hoa có vấn đề thì phải có văn bản điều tra chính thức". Sau khi có chỉ thị này, phái tạo phản không dám mạnh tay với Tiêu Hoa nữa, nhưng "lưỡi hái tử thần" do Lâm - Giang điều khiển thì vẫn lơ lửng trên đầu Tiêu Hoa.
Ngày 25/7/1967 trong lần "tiếp kiến Hồng vệ binh toàn quốc" tại Quảng trường Thiên An Môn, Lâm Bưu đã lớn tiếng: "Cần phải đập tan Diêm Vương điện". "Diêm Vương điện" là danh từ mà Lâm Bưu gán cho Tổng cục Chính trị. Tuân theo "chỉ thị" của Lâm Bưu, ngay sau đó phái tạo phản lại lôi Tiêu Hoa ra phê đấu.
Đến tháng 8/1967, được sự xúi giục của "tứ đại kim cương", phái tạo phản đã xông vào Tổng cục Chính trị, dán đầy khắp nơi báo chữ to, trong đó có một biểu ngữ rất lớn khiến người ta chú ý, bởi trên biểu ngữ có dòng chữ "Mao Chủ tịch thuyết: Tiêu Hoa thị phò bất khởi đích thiên tử" (Mao Chủ tịch nói: Tiêu Hoa là ông vua không thể phò tá). Sau này, khi "lũ bốn tên" do Giang Thanh cầm đầu bị đập tan vào năm 1976, Vương Tân Lan đã có các cuộc gặp gỡ thân mật với các nhân viên phục vụ và các thư ký riêng của Mao Chủ tịch để hỏi xem Mao Chủ tịch có bao giờ nói câu đó không, thì mọi người đều trả lời rằng chưa bao giờ được nghe câu nói đó.
Để "dứt điểm Tiêu Hoa", Lâm - Giang quyết định đi nước cờ cuối cùng: bắt giam để tiến tới việc thủ tiêu Tiêu Hoa, tương tự như chúng đã làm với nhiều cán bộ cao cấp khác. Thế là vào đầu năm 1968, Giang Thanh đã trực tiếp cho tay chân dụ Tiêu Hoa ra khỏi nhà với lý do "Trung ương mời đi họp", nhưng sau đó chúng đã bắt Tiêu Hoa và bí mật giam vào một đạo quán được sửa lại thành phòng biệt giam ở trong ngõ Tùng Thụ, Bắc Kinh, cách trụ sở của Tổng cục Chính trị không xa. Từ đó Tiêu Hoa "bị mất tích".
Nơi chúng giam hãm Tiêu Hoa là một phòng có diện tích 5m2. Tất cả các cửa sổ đều bị hàn kín bằng các tấm sắt dày, giữa phòng treo một ngọn đèn 100w sáng suốt ngày đêm. Cả căn phòng chỉ có một cửa nhỏ để từ trên cao có thể nhìn vào trong phòng. Lính canh bắt Tiêu Hoa khi ngủ phải nằm ngửa để chúng theo dõi, mà theo chúng là để "đề phòng Tiêu Hoa tự tử".
Do không chịu ký vào "biên bản tự thú" do tay chân của Lâm - Giang viết sẵn nên Tiêu Hoa thường xuyên bị tra khảo, đánh đập. Có những lúc bọn cai ngục "giận lên" là Tiêu Hoa bị bỏ đói. Nhưng điều khiến Tiêu Hoa đau lòng nhất là bị cách ly với thế giới bên ngoài suốt 7 năm trời, ngay cả vợ con cũng không hề được biết Tiêu Hoa còn sống hay chết.
5 tháng sau khi Tiêu Hoa bị "mất tích", Giang Thanh cho người đến bắt nốt Vương Tân Lan, một người đã tham gia Hồng quân từ khi còn là một thiếu nữ, và tống giam Vương Tân Lan suốt 3 năm trời. Sau vì không tìm được bất kỳ "tội trạng" gì nên Giang buộc phải thả cô ra.
Được ra khỏi nhà tù, ngay lập tức Vương đi khắp nơi để dò la tin tức của chồng. Vào thời điểm đó đã dậy lên rất nhiều tin đồn về Tiêu Hoa. Có người bảo Tiêu Hoa đã chết trong tù, có người bảo Tiêu Hoa đã bị hành quyết bí mật, thậm chí có người còn bảo Tiêu Hoa đã tự sát, lại có người bảo Tiêu Hoa chết do bệnh hiểm nghèo v.v...
Vào một buổi tối mùa xuân năm 1971, một ông lão đun nước thuê đã bí mật gặp Vương Tân Lan và nói cho Vương biết rằng mình đã nhìn thấy Tiêu Hoa còn sống và đang bị giam ở một ngôi đạo quán cũ trong ngõ Tùng Thụ. Thế là mấy ngày sau đó Vương đã bí mật tiếp cận ngôi đạo quán trên, và đã nhìn thấy Tiêu Hoa trong một lần bị đưa đi lấy cung.
Phải sống trong nỗi lo âu, lại bị tay chân của Giang Thanh truy bức, khiến bệnh tim của Vương ngày một nặng phải vào nằm viện. Tại bệnh viện Vương dùng hết sức lực viết một lá thư dài gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai, yêu cầu được gặp mặt Tiêu Hoa, đồng thời nói rõ nơi Tiêu Hoa đang bị biệt giam. Biết được tin này, Thủ tướng Chu đã nhanh chóng và kiên quyết can thiệp, khiến Giang Thanh tuy rất tức giận, nhưng buộc phải cho tay chân thực hiện lệnh của Thủ tướng.
Hôm đó Vương Tân Lan cùng các con được dẫn tới một phòng họp nhỏ được bài trí cẩn thận. Và vợ chồng Tiêu - Vương cùng con cái sau suốt mấy năm trời bặt vô âm tín mới lại được gặp nhau.
Biết Tiêu Hoa vẫn bị Giang Thanh thù hận nên trong một lần gặp Mao Trạch Đông để bàn về công việc của đất nước, Thủ tướng Chu Ân Lai đã thông báo cho Mao Trạch Đông biết về nỗi oan khuất mà Tiêu Hoa phải hứng chịu trong gần chục năm trời.
Vào cuối tháng 9/1974 để chuẩn bị cho Đại lễ Quốc khánh 25 năm Ngày thành lập nước CHND Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/1974), Văn phòng TW Đảng cho người mang trình lên Mao Chủ tịch danh sách những người sẽ hiện diện trên lầu Thiên An Môn. Mao Trạch Đông đã xem rất kỹ bản danh sách, nhưng không nói gì. Sau đó mấy ngày một bản danh sách khác được trình lên, nhưng sau khi xem xong Chủ tịch vẫn im lặng. Tới ngày 29/9 sau khi xem rất lâu danh sách thứ 3 được trình lên, Chủ tịch Mao đã cầm bút viết lên trên đầu bản danh sách hai chữ Tiêu Hoa!
Giang Thanh hoảng sợ, vội vàng chỉ thị cho Tổ chuyên án thả ngay Tiêu Hoa, đồng thời trả lại cho Tiêu Hoa quân phục và quân hàm đã bị chúng lấy đi. Lúc đầu, Tiêu Hoa cương quyết không bước ra khỏi phòng biệt giam nếu không được giải thích rõ ràng nguyên cớ giam giữ ông trong ngần ấy năm. Nghe bọn tay chân báo lại, Giang Thanh vô cùng lo lắng. Nếu ngày Quốc khánh mà Chủ tịch Mao không thấy Tiêu Hoa trên lễ đài thì chắc chắn Giang sẽ nguy to. Quá hoảng sợ, Giang bèn tới gặp Vương Tân Lan và nhờ Vương tới đạo quán thuyết phục Tiêu Hoa hộ.
Sau bấy nhiêu năm xa cách, lại thấy Tiêu Hoa rất yếu, nên Vương chỉ mong Tiêu Hoa rời khỏi phòng biệt giam sớm phút nào hay phút ấy. Vương tha thiết nói với chồng: "Mao Chủ tịch đã bảo chúng ta ra khỏi đây thì chúng ta ra khỏi đây, chuyện đúng sai thế nào sau này sẽ tính. Các con đều mong anh trở về". Nghe vợ nói vậy, Tiêu Hoa đã suy nghĩ rất lâu, rồi thở dài và bảo: "Thôi được". Thấy Tiêu Hoa bằng lòng ra khỏi phòng biệt giam, Giang Thanh cám ơn rối rít.
Ngày 30/9/1974, sau gần chục năm "mất tích", Tiêu Hoa với quân hàm Thượng tướng trên vai tham dự lễ chiêu đãi tại Đại lễ đường trước ngày Quốc khánh.
Từ cuối tháng 9/1972, Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn 261) được lệnh đón lõng máy bay B-52 tại trận địa Cổ Loa, Đông Anh để bảo vệ Hà Nội. Mãi đến ngày 16/12/1972, đơn vị vẫn nghiêm túc tập luyện đánh B-52 theo hướng dẫn ghi trong “Sách đỏ”. Nếu B-52 xuất hiện, bộ đội hoàn toàn có thể hạ mục tiêu.
Không chỉ nhận thù lao từ công việc diễn xuất, nam diễn viên Park Bo Gum đã kiếm thêm 500 triệu won trong năm qua nhờ một khoản đầu tư bất động sản.
Bao lâu cần vệ sinh điều hòa khi sau một thời gian sử dụng thiết bị này sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc từ môi trường xung quanh.
Phát biểu tại Hội thảo kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Chiến thắng năm 1975 là nền tảng tinh thần để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.
Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình cho biết, việc hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình là phù hợp với chủ trương của Trung ương, hợp nhất 2 tỉnh sẽ hình thành một tỉnh có quy mô kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Dự kiến, khi sáp nhập Bắc Kạn vào Thái Nguyên, những địa danh du lịch vốn là "linh hồn" của vùng non xanh nước biếc như hồ Ba Bể, động Puông, thác Đầu Đẳng, bản Pác Ngòi... vẫn sẽ là điểm đến hút hồn du khách dịp 30/4, 1/5.
Lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái (TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa phát hiện và bắt giữ một phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.
Phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia sáng 20/4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang khẳng định Chiến thắng 30/4 là biểu tượng sáng ngời của ý chí độc lập và khát vọng thống nhất dân tộc.
Chisinau đổ lỗi cho Moscow về mọi rắc rối của mình trong mọi cơ hội, chính trị gia Moldova và cựu ứng cử viên của đảng đối lập "Chance" cho chức thị trưởng thành phố Balti Victoria Shapa cáo buộc.
Cho dù bé nhỏ nhưng loại quả này có nhiều vitamin và khoáng chất hơn trứng gà. Bạn có thể chế biến theo cách này, trẻ già đều thích
TP.Hải Phòng, tỉnh Hải Dương đã chính thức công bố phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; tên gọi. Theo đề án này, sau sáp nhập, thành phố mới Hải Phòng dự kiến có 114 xã, phường, trong đó có 2 đặc khu.
HLV thủ môn Lee Won-jae đã đến xem trận đấu của CLB Ninh Bình và thủ môn Văn Lâm. Đây là cơ hội để thủ môn mang hai dòng máu Việt - Nga trở lại ĐT Việt Nam.
Động Tiên Cá (xã Ninh Hải, thành phố Hoa Lư-một trong các thành phố trẻ nhất Việt Nam), được đánh giá là hang đá vôi xuyên thủy đẹp như phim tại tỉnh Ninh Bình khiến giới trẻ “sốt rần rần” tìm về check-in. Đặc biệt, nơi đây còn xuất hiện hai loài cá quý gồm cá tràu tiến vua và cá rô Tổng Trường ăn thịt rất thơm ngon.
Một nam thanh niên đến tiệm tạp hóa mua bia nhưng không trả tiền rồi bỏ chạy, kéo ngã người phụ nữ trên đường Võ Văn Bích, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi
Nghệ sĩ Ưu tú Chí Trung bị nghệ sĩ Xuân Hinh “mắng” khi vừa gặp đã hỏi vui “có phải vừa mua được một căn nhà sau Bắc Bling?”.
Với mô hình nuôi chim công (một loài chim hoang dã, động vật quý hiếm có tên trong sách Đỏ) đầu tiên ở tỉnh Hải Dương, anh Nguyễn Văn Phương (xã An Lâm, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) đã gây dựng thành công trang trại rộng 4000m2 với mức thu nhập lên tới 500 triệu đồng mỗi năm.
Dù ngờ ngợ, ông Lê Văn Sơn không dám lên tiếng nhận con. Mãi đến khi con trai chủ động "thú nhận", ông mới vỡ òa, rơi nước mắt vì xúc động.
Huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách chung tay hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Trong lịch sử triều đại nhà Thanh, không thiếu những vị hoàng đế anh minh và quyền lực, song điều đó cũng không ngăn được những bi kịch cung đình đầy nước mắt. Một trong số những câu chuyện đau lòng nhất chính là số phận của vị công chúa thứ năm của Hoàng đế Khang Hy - Hòa Thạc Đoan Tĩnh Công chúa.
Lực lượng cứu hoả đã nhanh chóng khoanh vùng, ngăn chặn cháy lan và dập tắt vụ cháy tại Vườn Quốc gia Ba Vì vào đêm qua.
Về với những vùng quê nông thôn mới Hà Nam, ấn tượng đầu tiên mà nhiều người dễ dàng bắt gặp, đó chính là những con đường hoa trải rộng, sạch đẹp được tô điểm bởi những khóm hoa đủ loại đua nhau khoe sắc.
Sau gần 50 năm khai thác, hồ Kẻ Gỗ tại Hà Tĩnh đang được nâng cấp với tổng mức đầu tư hơn 350 tỷ đồng. Dự án nhằm cải thiện hệ thống tiêu thoát nước, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp cho 16.500 ha đất canh tác và cấp nước sinh hoạt cho khoảng 15.500 dân trong khu vực.
Việc trồng sầu riêng cho thu hoạch quanh năm từng được coi là điều không tưởng trong nông nghiệp, do loại cây này vốn chỉ ra trái theo mùa. Tuy nhiên, một nông dân ở Đắk Nông đã thành công trong việc tạo ra vườn sầu riêng cho trái quanh năm.
Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai, dự kiến tỉnh Gia Lai mới có diện tích lớn thứ 2 cả nước với dân số 3,54 triệu người, tỉnh lỵ đặt tại TP.Quy Nhơn (Bình Định). Việc hợp nhất tạo ra nhiều đột phá, tiềm năng phát triển kinh tế và các cơ hội mà hai tỉnh này trước nay vẫn chưa có.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng thủ tướng sắp tới của Đức có thể khơi lại một thời kỳ đen tối trong lịch sử, nhằm đáp lại báo cáo cho rằng ông sẽ cam kết "tiếp tục đảm nhận trách nhiệm" trong bài phát biểu mừng lễ Phục sinh.
Do Bình Định thất bại trong trận đấu diễn ra trước đó, cuộc đọ sức trực tiếp giữa SLNA và Quảng Nam tại vòng 19 V.League là cơ hội tốt để cả 2 đội bóng này hy vọng thoát xa khỏi vị trí áp chót bảng xếp hạng và gia tăng khả năng trụ hạng.
Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, một khu rừng rộng lớn thuộc huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) có diện tích tự nhiên hơn 30.000ha. Vườn có các động vật hoang dã, thực vật quý hiếm, có tiềm năng du lịch sinh thái, ngày càng thu hút nhiều du khách.
Công ty TNHH Giày Doanh Diệu trong Khu công nghiệp Thuận Đạo mở rộng, (Long An) bị cháy kéo dài liên tục hơn 4 giờ ngọn lửa mới được khống chế
Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) từ xa xưa đã nổi tiếng với làng khoa bảng. Xã còn được biết đến là quê hương của bà chúa thơ Nôm, chỉ rộng hơn 4,2km2 nhưng có đến 8 di tích lịch sử cấp quốc gia. Đến thời điểm này xã Quỳnh Đôi cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh Nghệ An đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Âm thầm làm việc, nỗ lực vươn lên, 3 con giáp này mở ra những cánh cửa mới cho sự phát triển sự nghiệp, đạt được thành quả khiến ai cũng ngưỡng mộ.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ cho biết, Bộ Công an sẽ tiếp tục chủ động bố trí sáp nhập hợp lý công an cấp tỉnh và công an cấp xã theo chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, đảm bảo hoạt động có hiệu quả hơn trong thời gian tới.