Công an đã làm rõ vụ phá hoại banner chào mừng tại phường Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Công an TP.Hà Nội đã làm rõ vụ người phụ nữ phá hoại banner chào mừng tại phường Thượng Đình, Thanh Xuân.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Vác sổ đỏ… đi tìm đất
Thực hiện Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 25/4/2006 của Thủ tướng về việc phê duyệt dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gia đình, cá nhân, tổ chức và cộng đồng dân cư (gọi tắt dự án 672), năm 2010, UBND huyện Vân Canh (tỉnh Bình Định) đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ dân xã Canh Hòa.
Điều khá bất ngờ, có tên trong danh sách dự án 672 nhưng đến năm 2020, ông Trần Trung Thạch (ở xã Canh Hòa) mới nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ông Thạch cho biết, UBND huyện Vân Canh cấp sổ đỏ từ năm 2010 (thời hạn sử dụng đến tháng 12/2060) nhưng đến năm 2020, ông mới nhận được sổ từ tay cán bộ địa chính xã Canh Hòa.
"Đến nay, tôi vẫn vác sổ đi tìm đất canh tác vì không biết đất ở vị trí nào. Nhiều người được cấp đất rừng nhưng không có nhu cầu canh tác mà mang đi bán, chuyển nhượng cho người từ nơi khác đến, dân bản địa lại thiếu đất, nghịch lý này khiến họ rất bất bình", ông Thạch nói.
Sau 10 năm, ông Trần Trung Thạch mới nhận được sổ đỏ đất rừng nhưng vẫn chưa biết vị trí hiện trường để canh tác. Ảnh: Dũ Tuấn.
Mới đây, gần 20 hộ dân là người đồng bào dân tộc Chăm ở xã Canh Hòa đã gửi đơn cứu xét đến Ban thường vụ Huyện ủy, UBND và Công an huyện, đề nghị làm rõ việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đối với trường hợp là cán bộ, người nhà cán bộ xã, có đối đối tượng hay không(?)
Bởi, họ không hề phát dọn, khai hoang và sau khi được cấp đất, cũng không canh tác mà mang đi chuyển nhượng, bán cho người từ nơi khác đến trồng rừng.
Theo ông Thanh Văn Huấn (làng Canh Thành), năm 2012 nhiều hộ dân lên phát dọn, khai hoang trồng rừng ở tiểu khu 375B, khu vực núi Ông Cao (xã Canh Hòa), thì bị chính quyền xử lý, yêu cầu nhổ bỏ vì lấn chiếm đất đai.
Trong khi, bà Phan Thị Nga (vợ của ông Nguyễn Văn Cư – đang là cán bộ UBND xã Canh Hòa) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng nhưng bà Nga chưa từng có mặt phát dọn, canh tác ở khu vực này.
"Bà Nga đã chuyển nhượng, hiện người đang đến tên trong thửa đất này là bà Trịnh Thị Dân (ở huyện Tuy Phước). Đã cấm thì cấm tuyệt đối, tại sao cấm người dân mà gia đình cán bộ lại có sổ đỏ rồi mang đi chuyển nhượng, trong khi chúng tôi thiếu đất, cất công phát dọn trồng cây, lại không được cấp sổ", ông Huấn thắc mắc.
Cấp 10ha đất "không phù hợp" cho cán bộ
Nhiều trường hợp là cán bộ, người nhà cán bộ xã Canh Hòa sau khi được cấp đất rừng, không canh tác mà đã chuyển nhượng cho người khác. Điều này, gây so bì, nghi kỵ và tạo dư luận không tốt trong nhân dân, thậm chí có trường hợp tranh chấp khiếu nại đất đai với người dân bản địa.
Theo kết quả xác minh tại UBND xã Canh Hòa, ông Đoàn Văn Mức - nguyên Chủ tịch UBND xã Canh Hòa, bà Phan Thị Nga (vợ của ông Nguyễn Văn Cư - đang là cán bộ UBND xã Canh Hòa) được cấp đất rừng để canh tác nhưng đến nay, đã chuyển nhượng cho người khác.
Còn ông Đoàn Văn Môn - nguyên Chủ tịch UBND xã Canh Hòa (thời điểm thực hiện dự án 672, ông Môn giữ chức Chủ tịch UBND xã Canh Hòa), mới đây đã làm đơn trả lại hơn 10ha đất rừng được cấp vì "không phù hợp" với diện tích, vị trí mà ông đã kê khai.
Gần 20 hộ dân là người đồng bào dân tộc Chăm ở xã Canh Hòa đã gửi đơn cứu xét đến Ban thường vụ Huyện ủy, UBND và Công an huyện, đề nghị làm rõ việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp đối với trường hợp là cán bộ, người nhà cán bộ xã, có đối đối tượng hay không(?). Ảnh: Dũ Tuấn.
Theo ông Đoàn Văn Mức, trước đây khi đang giữ chức Chủ tịch HĐND xã Canh Hòa, ông đại diện đứng tên nhóm hộ cho 3 người (gồm: cá nhân ông và 2 hộ gia đình khác đều là cán bộ) nhận đất rừng với diện tích khoảng 15ha.
Sau khi tách đất thì cá nhân ông còn lại gần 5ha, sau đó thửa đất này sang tên bố vợ là ông Nguyễn Xuân Thìn (thửa đất số 731, khu vực Canh Thành, khoảnh 1).
Đứng tên thửa đất số 731a (khu vực Canh Thành, khoảnh 1), bà Nguyễn Thị Hồng Điệp (ở thị trấn Vân Canh) cho biết, năm 2018 bà mua lại, nhận chuyển nhượng của ông Đoàn Văn Mức với số tiền 50 triệu đồng.
"Đất này tôi mua, chứ không đứng thay tên cho cán bộ nào cả, nhưng hiện nay đã bị người khác lấn chiếm, chưa thể canh tác được. Lúc đó, ham rẻ nên tôi mua nhưng giờ không làm được, rất bực mình", bà Điệp nói.
Tuy nhiên, ông Đoàn Văn Mức khẳng định: "Không hề có việc mua bán giữa tôi với bà Điệp, bà Điệp nhận chuyển nhượng của ai thì tôi không biết. Tôi chỉ đứng tên đại diện cho nhóm hộ và họ đều là gia đình cán bộ, nếu cần có thể đối chứng để làm rõ sự thật".
Bản đồ địa chính lâm nghiệp xã Canh Hòa. Ảnh: Dũ Tuấn.
Thửa đất số 777 (khu vực Canh Thành, khoảnh 1) trước đây được cấp cho bà Phan Thị Nga, trải qua nhiều lần chuyển nhượng, đến nay người chủ cuối cùng đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là bà Trịnh Thị Dân (ở huyện Tuy Phước).
Tuy nhiên, thửa đất này đang xảy ra tranh chấp giữa bà Dân với ông Chăm So Hòa (làng Canh Thành, xã Canh Hòa) vì ông Hòa cho rằng, đây là đất do cha mẹ để lại từ năm 2001, ông đã phát dọn canh tác.
Huyện... gặp "lúng túng"
Theo ông Đỗ Ngọc Lâm - Cán bộ địa chính UBND xã Canh Hòa, năm 2007 dự án 672 bắt đầu thực hiện đo đạc, cấp đất rừng cho người dân tại xã Canh Hòa.
Đây là dự án của Trung ương nên phần lớn việc đo đạc do đơn vị tư vấn thực hiện, địa phương có trách nhiệm phối hợp và UBND huyện Vân Canh là cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
"Dự án có 2 đối tượng được cấp đất gồm: tạo điều kiện cấp đất cho người dân đang sản xuất đất rừng có giấy tờ mà chưa có sổ và hộ dân không có đất sản xuất, không phân biệt cán bộ hoặc người dân. Trường hợp bà Phan Thị Nga, ông Đoàn Văn Mức trước đây đều thuộc đối tượng không có đất. Tôi không rõ có hạn chế gì ở dự án 672 không, nhưng đất có sổ đỏ thì họ có quyền mua bán, chuyển nhượng", ông Lâm cho hay.
Theo ông Lâm, năm 2010, hồ sơ đo đạc đất đai được trình UBND huyện Vân Canh để cấp sổ đỏ đất rừng nhưng đến năm 2012, mới giao về UBND xã Canh Hòa.
"Tuy nhiên, trước khi người dân nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì một số hộ dân (có tên trong đơn cứu xét), đã lên lấn chiếm, phát trồng keo. Năm 2012, UBND xã đã yêu cầu tiến hành nhổ bỏ lượng keo đã trồng nhưng không triệt để", ông Lâm thông tin.
Ông Đỗ Ngọc Lâm - Cán bộ địa chính UBND xã Canh Hòa kiểm tra bản đồ địa chính. Ảnh: Dũ Tuấn.
Lãnh đạo UBND huyện Vân Canh cho biết, UBND huyện đang rất "lúng túng" vì sự việc đã xảy ra quá lâu, hồ sơ lưu trữ liên quan đến dự án 672, tại huyện không còn. Thậm chí, Chủ tịch UBND huyện đã giao Thanh tra đến Chi cục đất đai của tỉnh để tìm thông tin về dự án 672 cũng tìm không ra.
"Theo tìm hiểu sơ bộ, dự án 672 thời điểm năm 2007 là thực hiện việc đo đạc, cấp đất lâm nghiệp theo hiện trạng đang sản xuất, chỉ cần canh tác, không phân biệt cán bộ hoặc người dân. Tuy nhiên, thực tế hồ sơ và diện tích đất chồng chéo rất nhiều, dẫn đến tình trạng sổ đã cấp, người dân lại không nhận.
Nếu việc cấp đất rừng là đúng đối tượng, có sổ đỏ thì mua bán, chuyển nhượng là quyền của họ. Tuy nhiên, nếu kiểm tra chúng tôi phát hiện sai phạm, cấp đất không đúng đối tượng, huyện sẽ xử lý nghiêm, không bao che", vị này nói.
Ông Lê Bá Thành - Bí thư Huyện ủy Vân Canh (tỉnh Bình Định) cho biết, đã chuyển vụ việc và yêu cầu UBND huyện Vân Canh khẩn trương vào cuộc làm rõ, báo cáo Ban thường vụ Huyện ủy.
"Hiện nay, UBND huyện Vân Canh đã chuyển vụ việc đến các cơ quan chuyên môn, xem xét giải quyết. Quan điểm của chúng tôi là thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm nếu phát hiện có sai phạm", ông Thành khẳng định.
Xe tải chở vật liệu xây dựng rơi vãi đất, đá hộc trên tuyến đường ở xã Liên Sơn (thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) khiến người dân bất an.
Công an TP.Hà Nội đã làm rõ vụ người phụ nữ phá hoại banner chào mừng tại phường Thượng Đình, Thanh Xuân.
Vì ĐT Việt Nam, Hendrio ‘quay xe’ với Madam Pang?; Romero có thể chia tay Tottenham; Bayern Munich quyết giữ chân Sane; Rashford khao khát gia nhập Barca; Bruno Fernandes có động thái đặc biệt với Hojlund.
Nghệ sĩ Ưu tú Thùy Liên đã có gần 50 năm gắn bó với điện ảnh, đóng không dưới 30 vai chính trong các thể loại phim truyện nhựa. Trong đó có vai diễn để đời của bà là vai Sáu Linh trong bộ phim "Mùa gió chướng".
"Ảnh đế" Yoo Ah In – người từng đối mặt với án tù vì sử dụng ma túy đã được đề cử Nam diễn viên xuất sắc nhất tại lễ trao giải Director’s Cut lần thứ 23, bất chấp những tranh cãi vẫn còn xoay quanh quá khứ của anh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ động triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng nước nhiễm mặn rò rỉ từ cao tốc gây ảnh hưởng tới lúa và cây trồng của nhân dân; chỉ đạo các nhà thầu phối hợp với địa phương khẩn trương rà soát, thống kê và bồi thường thiệt hại cho người dân theo quy định.
Người cha tìm con suốt 22 năm bị chặn liên lạc vì kỳ vọng quá lớn và mong muốn đoàn tụ quá vội vàng.
Tờ Financial Times hôm 22/4 dẫn các nguồn thân cận cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff về Ukraine đã đề xuất ngừng bắn theo giới tuyến chiến sự hiện tại.
Chuỗi phong độ ấn tượng của Nguyễn Công Phượng trong thời gian vừa qua liệu có thể giúp anh trở lại ĐT Việt Nam ở đợt tập trung sắp tới khi Viktor Lê đang chơi rất hay?
Khoảng một tháng qua, nhiều người Gia Lai đã xuống Bình Định mua đất. Giá đất ở Bình Định có xu hướng tăng, đặc biệt là ở khu vực dự kiến đặt trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh mới sau khi sáp nhập với Gia Lai - Khu kinh tế Nhơn Hội.
Liên quan dự án Kim Long Motors Huế ở huyện Phú Lộc, mới đây, lãnh đạo UBND TP. Huế yêu cầu chuẩn bị các phương án cưỡng chế các trường hợp không bàn giao mặt bằng.
Từ nguồn vốn ưu đãi, những mô hình sinh kế hiệu quả đến các chính sách an sinh thiết thực, TP.Long Khánh (Đồng Nai) đang hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo đa chiều, giảm nghèo bền vững.
Cây cảnh này có tên vô cùng mộc mạc, nhỏ bé, không đúng tí nào với vẻ ngoài bá đạo của nó. Bày một chậu trong nhà chắc chắn mọi người sẽ trầm trò.
Vụ đông xuân 2024-2025, hai giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt ĐB18 và VNR20 của Vinaseed đã “ghi điểm" với bà con nông dân Quảng Nam nhờ những đặc tính vượt trội, tính thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh, cứng cây...
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định và Gia Lai họp bàn chuyện sáp nhập phiên thứ hai tại Trụ sở Tỉnh ủy Bình Định (TP.Quy Nhơn), vào chiều thứ bảy tuần này. Tỉnh Bình Định đang gấp rút hoàn thành các trụ sở đang thi công, để chuẩn bị đón cán bộ Gia Lai xuống Bình Định làm việc.
Giá bán chung cư tăng mạnh trong khi giá thuê gần như đi ngang khiến tỷ suất lợi nhuận từ cho thuê ngày càng giảm, thấp hơn cả lãi suất gửi tiết kiệm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ. Tây Nguyên, Nam Bộ nắng nóng. Khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ C. Vùng núi Đông Bắc Bộ chiều tối mưa rào rải rác.
Chính quyền Trump đang đề xuất một cuộc cải tổ lớn đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, theo đó sẽ loại bỏ hơn 100 văn phòng để đảm bảo cơ quan này phù hợp với các ưu tiên "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
Sau khi lập công ở phút 90+4 để giúp Man City đánh bại Aston Villa 2-1 ở vòng 34 Premier League, tiền vệ Matheus Nunes đã bày tỏ cảm xúc rất đặc biệt.
Phường Hồng Hà dự kiến được hình thành tại Hà Nội sẽ là phường đặc biệt nhất, kết hợp diện tích từ 5 quận nội thành, ôm trọn bãi giữa sông Hồng, hứa hẹn mang đến diện mạo đô thị hiện đại, tiện nghi bậc nhất.
Sau khi chứng kiến giá dầu thô thế giới lao dốc hai phiên liên tiếp, phiên giao dịch hôm nay ngày 23/4 giá dầu thô bất ngờ bật tăng dữ dội với mức tăng cao nhất trong 2 tuần trở lại đây.
Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ vùng cực Nam Tổ quốc, mà còn được biết đến với thế mạnh nghề nuôi nghêu - một trong những ngành kinh tế trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xử lý nghiêm minh mọi hành vi lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp, điều chỉnh đơn vị hành chính.
Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Vân bất chấp lịch trình bận rộn, bay thẳng sang Mỹ thăm nghệ sĩ Hồng Đào điều trị sau phẫu thuật vì bệnh "thập tử nhất sinh".
Dù lợi nhuận sau thuế của Viglacera ghi nhận đạt gần 300 tỷ đồng, hoàn thành 24% kế hoạch năm chỉ sau 3 tháng nhưng cổ phiếu VGC vẫn giảm mạnh, "bốc hơi" 20% giá trị từ đầu năm đến nay.
Theo hãng tin Suspilne của Ukraine, trong một cuộc họp báo ngày 22/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố Kiev sẽ không thảo luận về việc công nhận Crimea là lãnh thổ của Nga.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh, sự hiện diện của đoàn QĐND Việt Nam tại Lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ (LB Nga) cũng là dịp để nâng cao hình ảnh, vị thế và bản lĩnh của QĐND Việt Nam - một quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình và phát triển bền vững.
Nông dân Nguyễn Thành Nghề, tỷ phú Tiền Giang ở xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông-người đã khẳng định hướng đi đúng đắn khi kết hợp trồng lúa chất lượng cao và nuôi dê sinh sản cho doanh thu tiền tỷ/năm
BHXH Việt Nam vừa có Công văn số 534/BHXH-TCKT gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, BHXH các tỉnh về việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của kỳ chi trả tháng 5/2025.
Các bác sĩ vừa gặp ca ngộ độc hiếm gặp khi người phụ nữ chỉ uống nước lá tưởng chừng vô hại để giải độc, nào ngờ suy thận cấp.
Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Đà Nẵng mới thông báo kết quả thuê đất ngắn hạn để tổ chức chợ đêm Sơn Trà tại khu đất A2-4 và A2-5.