Xem phim Sex Education, tôi ngượng chín mặt, nhận ra cách sống của 2 mẹ con tôi đang có vấn đề
Nghe đến đâu, tôi thấy như ai đó vừa vạch ra con người mình đến đó.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Mới đây, Hà Nội quyết tâm hồi sinh dòng sông Tô Lịch bằng giải pháp bơm nước sông Hồng vào để thau rửa lòng sông Tô Lịch. Theo đó, thành phố dự kiến chi khoảng 550 tỉ đồng để "hồi sinh" sông Tô Lịch.
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguyên Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng, việc làm "sống lại" sông Tô Lịch là điều nên làm và rất cấp thiết.
Một góc sông Tô Lịch như dải lụa đen chạy vòng qua trung tâm Hà Nội. Ảnh: Viết Niệm
Sông Tô Lịch từng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông đường thủy ở kinh thành Thăng Long và gắn liền với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Thế nhưng, cùng với sự phát triển, quá trình đô thị hóa nhanh, gia tăng dân số, thiếu sự quy hoạch, bảo vệ, nên dòng sông Tô Lịch đã "chết" do phải "oằn mình" gánh nguồn nước thải ô nhiễm.
Theo ông Hồng, đây là dòng sông gắn liền với văn hoá lịch sử. Từng có ý kiến cho rằng nên "xoá bỏ" sông Tô Lịch nhưng ông nhấn mạnh "không nên ảo tưởng" bởi những gì là văn hoá lịch sử thì phải làm sống lại.
GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguyên Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam cho rằng, việc làm sống lại sông Tô Lịch là điều nên làm và rất cấp thiết. Ảnh: Gia Khiêm
"Đây là dòng sông nằm trong sách vở, tài liệu từ rất lâu, tất cả kiều bào nước ngoài cũng đều biết. Tôi đọc các cuốn sách viết ký ức đẹp về Hà Nội có thấy nhắc nhiều về dòng sông Tô Lịch. Bởi Hà Nội lúc bấy giờ chỉ có mỗi dòng sông Tô Lịch thôi. Tôi còn nhớ khi còn đương nhiệm Phó hiệu trưởng Trường Đại học Thuỷ Lợi năm 1978, có phương án mở rộng sông Tô Lịch, tôi đưa sinh viên đi lao động, đào sông.
Chính vì vậy có câu thơ: "Sông Tô nước chảy trong ngần/Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa". Chính mắt tôi chứng kiến sông Tô Lịch lúc đó rất trong xanh và đẹp vô cùng, cá bơi tung tăng. Người dân còn lấy nước ở đây sinh hoạt. Sau này, môi trường phát triển công nghiệp dân sinh, ngành nghề xả thải trực tiếp ra sông mà không có giải pháp tập trung dẫn đến ô nhiễm. Chúng ta không thể làm mất sông Tô Lịch được, phải để dòng sông sống lại", ông Hồng đưa ý kiến.
Nhiều cống xả thải trực tiếp ra sông Tô Lịch. Ảnh: Việt Phương
Theo ông Hồng, bơm nước sông Hồng "giải cứu" sông Tô Lịch là giải pháp tình thế trước mắt. Hiện TP.Hà Nội đang triển khai dự án thu gom nước thải đổ ra sông Tô Lịch, đưa về Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá để xử lý. Giải pháp này cần được tiến hành song song với giải pháp bơm nước từ sông Hồng vào "giải cứu" sông Tô Lịch, như vậy mới giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm sông Tô Lịch hiện nay.
Ông Hồng cho rằng, muốn dòng sông sống lại chúng ta phải nhìn vào cội nguồn mới giải quyết được. Trước đây, sông Tô Lịch bắt nguồn từ Hà Khẩu là điểm tiếp giáp với sông Hồng, tương ứng với phố Hàng Buồm ngày nay.
Dòng sông chảy qua Ngõ Gạch, Hàng Lược, men theo chân thành Thăng Long nay là phố Phan Đình Phùng, rồi qua Thụy Khuê, Hồ Khẩu, đến Yên Thái thì gặp sông Thiên Phù. Ở đây, Tô Lịch lại lấy nước của sông Thiên Phù chảy qua Nghĩa Đô, Cầu Giấy, rồi xuôi xuống đường Láng, Ngã Tư Sở và đi tiếp đến Định Công thì đổ ra sông Nhuệ. Cả đoạn sông này dài 13,5km, chính là đoạn sông thời nay vẫn còn.
"Lâu dài dòng sông Tô Lịch bị lấp cửa. Các thế hệ trước cũng đã có giải pháp làm đường ống thông qua hồ chứa, qua đoạn hồ ao lấy nước từ hồ Tây vào, sau có đường ống chuyển dần qua cống về sông Tô Lịch. Hà Nội đề nghị lấy nước từ sông Hồng cho vào sông Tô Lịch tôi ủng hộ ý kiến này nhưng có vấn đề rất lớn, liệu sau khi nước thải dân sinh, công nghiệp… tập trung đi hết rồi có giữ được sông Tô Lịch trong sạch không?", ông Hồng phân tích.
Sông Tô Lịch trở nên ô nhiễm từ nhiều năm nay. Ảnh: Gia Khiêm
Ông ví dụ, ông đã đi vào miền Nam thăm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Chính quyền TP.HCM từng xử lý nhưng khác Tô Lịch đó là tất cả nước thải làm đường ống dưới đáy kênh đưa về nơi xử lý. Lúc đó, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè rất trong xanh, cho người dân đi cano. Tuy nhiên, mới đây, ông quay trở lại thì kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè bắt đầu bẩn, nhiều rác thải, bùn đất…
"Kỹ thuật giữ dòng sông trong sạch tại Việt Nam chưa thực sự mạnh.
Tôi đề nghị trước khi đầu tư làm sống lại sông Tô Lịch, chúng ta phải giải quyết vấn đề này. Tôi cho rằng phải mời những nhà thuỷ lợi đóng góp bởi hiện nay ngay dòng sông tự nhiên như sông Hồng đang "chết" dần. Nếu dòng sông này "chết" thì sông Tô Lịch không còn gì", ông Hồng nêu.
Đồng quan điểm trên, trao đổi với PV Dân Việt, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, lấy nước sông Hồng hồi sinh sông Tô Lịch chỉ là giải pháp tạm thời bởi mực nước sông Hồng luôn biến động nên cần chú trọng yếu tố cân bằng cả dòng sông.
Sông Hồng chạy qua nhiều tỉnh, thành phố, đoạn qua vùng đô thị trung tâm Hà Nội dài khoảng 40km nên khi lấy nước vào sông Tô Lịch cần đảm bảo ổn định dòng chảy sông Hồng đoạn qua Hà Nội và các tỉnh khác.
Hình ảnh nạo vét bùn sông Tô Lịch. Ảnh: Gia Khiêm
"Mục tiêu đối với sông Tô Lịch là chúng ta phải tạo ra dòng sông chảy chứ không phải dòng sông "chết". Nếu chỉ thay nước thôi đơn giản nhưng để dòng sông chảy được phải nghiên cứu đồng bộ hơn. Vấn đề nữa là nước thải hiện nay chảy vào sông rất nhiều nên cần tách nước thải sinh hoạt ra mới đảm bảo trong sạch.
Khi đã nghiên cứu về dòng sông Tô Lịch thì không chỉ nghiên cứu về thay nước dòng chảy, mà phải nghiên cứu cả cảnh quan hai bên thế nào, nhưng hiện nay chưa thực hiện được nhiều. Sông Tô Lịch có truyền thống văn hoá, cảnh quan đặc trưng nhất của Hà Nội, muốn cải tạo nó không phải chỉ vấn đề thay nước mà phải có tổng thể, trên cơ sở đó từng bước tổ chức thực hiện thì chúng ta mới tạo ra hiệu quả cao được", ông Nghiêm nhấn mạnh.
Đáp lời ông Nghiêm, GS.TS Vũ Trọng Hồng cũng nêu, theo nghiên cứu những năm gần đây, mực nước sông Hồng ngày càng bị tụt xuống. Lý do bởi nước vào mùa khô dần cạn kiệt, quan trọng nhất do lượng phù sa, cát ở thượng nguồn giữ hết. Cả miền Bắc có nhiều nhà máy thuỷ điện lớn nhỏ giữ hết bùn cát. Quy luật của dòng chảy sông là hễ không có bùn cát thì nước không đi, mà phải "ngoặm" xuống.
"Theo ảnh vệ tinh sông Hồng có đoạn xoáy vào bờ lấy đủ cát nước mới chảy, ngoài ra, vừa qua nghiên cứu cho thấy giữa lòng sông bị tụt nhiều hơn vì hai bên bờ bê tông hoá, chúng ta sợ sạt lở đê kè nên nước không "ngoặm" được vào bờ mà phải "ngoặm" xuống đáy.
Trước tôi làm thứ trưởng từng khuyến cáo, không nên làm bờ đê bằng bê tông mà phải dùng đất, cỏ, chỗ nào xói mòn mới làm bê tông. Việt Nam chỗ nào cũng làm bê tông là sai lầm. Nước sông tụt xuống rất nhanh, nhà nước phải thí điểm sông nào nên làm bê tông, sông nào không. Hiện nay chúng ta mới chỉ nghiên cứu vấn đề giữ nước, xả nước, chính vì thế nếu sông Hồng không ổn định thì việc đưa nước vào sông Tô Lịch trở nên khó hơn", ông Hồng nhấn mạnh.
Ông Hồng cho rằng, việc quan trọng hiện nay đó là muốn nghiên cứu sông Tô Lịch phải nghiên cứu quy luật sông Hồng. Lấy nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch liệu đủ không? Đây là vấn đề rất lớn, nhà nước cũng như Hà Nội cần có phương án kỹ lưỡng.
"Công trình như sông Tô Lịch lấy nước vào phải tính hàng trăm năm chứ không thể tính một vài năm hết rồi lại thôi", ông Hồng nhấn mạnh.
Có ý kiến nhà khoa học đề xuất dẫn nước từ dòng chảy sông Đà vào sông Tô Lịch để cải thiện môi trường, chất lượng nước và giảm chi phí, GS.TS Vũ Trọng Hồng cho rằng, đây cũng là ý tưởng hay.
Ông phân tích, việc này sẽ tận dụng địa hình dốc từ Ba Vì về Hà Nội, cung cấp nguồn tự chảy cho các con sông lớn của Thủ đô như sông Nhuệ, sông Đáy và sông Tô Lịch.
"Giải pháp này không chỉ tận dụng ưu thế tự nhiên mà vẫn đảm bảo chi phí vận hành thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại. Các ưu điểm của giải pháp cấp nguồn tự chảy cho các sông phía tây Thủ đô gồm: chi phí thấp, hiệu quả cao khi sử dụng dòng chảy tự nhiên, không mất chi phí vận hành so với các trạm điện. Hệ thống cung cấp nước thô từ sông Đà sẽ giảm dần khai thác nước ngầm, đảm bảo nguồn nước vững chắc cho Hà Nội…", ông Hồng nói thêm.
Cho ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định việc bổ cập nước sông Hồng sang sông Tô Lịch là rất cần thiết và cấp bách.
Nhưng giải pháp này chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông, tạo cảnh quan, nâng cao giá trị về kinh tế, môi trường, sinh thái, văn hóa, lịch sử gắn liền với dòng sông Tô Lịch.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng cho rằng đề xuất đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5m3/s và 3 đập dâng trên sông Tô Lịch tại các khu vực cống Mọc, cầu Dậu và trước ngã ba sông Tô Lịch - sông Kim Ngưu để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch là hết sức cần thiết, cấp bách, thuộc danh mục dự án được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Tuy nhiên, phương án như đề xuất của Hà Nội mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.
Bộ Tài nguyên và Môi trường lưu ý Hà Nội cần rà soát bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng tại cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối, đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.
Liên quan tới chủ trương bổ cập nước sông Hồng, Bộ Xây dựng cũng vừa có văn bản đề nghị TP.Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát bổ sung các nội dung về quy hoạch, phương án bổ cập nguồn nước, quy mô công suất trạm bơm, vị trí đặt trạm bơm, tuyến ống truyền tải nước, phương án vận hành khai thác.
Về quy hoạch, theo Bộ Xây dựng cần làm rõ sự phù hợp của phương án đề xuất với quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt và các quy hoạch có liên quan.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị làm rõ cơ sở lựa chọn vị trí đặt trạm bơm dưới chân cầu Nhật Tân và việc vận hành trạm bơm bổ cập nước chủ yếu thực hiện vào mùa nước kiệt thì có ảnh hưởng như thế nào đến các công trình lân cận, đặc biệt là cầu Nhật Tân.
Về tuyến ống truyền tải nước có đường kính D1200 chạy dọc theo vỉa hè đường Võ Chí Công, khu vực này khá nhiều công trình hạ tầng nên khả năng tuyến ống sẽ phải thiết kế đi sâu để tránh xung đột với công trình hạ tầng hiện trạng khác. Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị xem xét đến vật liệu ống đáp ứng điều kiện thi công, khả năng chịu tải và ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư của dự án.
Hàng trăm trường đã công bố điểm sàn đại học 2025. Vậy điểm sàn và điểm chuẩn chênh lệch bao nhiêu?
Nghe đến đâu, tôi thấy như ai đó vừa vạch ra con người mình đến đó.
Tối ngày 25/7, được sự đồng ý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Hà Tĩnh vinh dự trở thành trung tâm của võ thuật Châu Á với lễ khai mạc Giải Vô địch Pencak Silat Châu Á 2025.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ tấn công Okinawa, quân đội Nhật ép buộc người Lưu Cầu tự sát, còn mở cuộc tàn sát người dân Lưu Cầu. Dẫn đến dân số Lưu Cầu giảm một phần tư trong chiến tranh thế giới thứ hai.
U23 Indonesia đã giành chiến thắng trong cuộc đọ sức rất kịch tính với U23 Thái Lan tại vòng bán kết giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 để lọt vào trận chung kết gặp U23 Việt Nam.
Triều đại hưng suy thay đổi, nhân gian vật đổi sao dời nhưng dưới lòng đất lăng mộ ngàn năm của Tần Thủy Hoàng trải qua phong sương vẫn không bị xói mòn. Vinh quang và trí tuệ của đế chế cổ đại đã khép lại nhưng vô số điều vẫn còn là ẩn đó với hậu thế.
Theo tử vi, người sinh vào một số khung giờ Âm lịch nhất định thường mang số mệnh kiên cường, càng trải đời càng vững vàng.
Lễ trao trả hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (MIA) lần thứ 170 diễn ra vào thời điểm đặc biệt với cả hai nước. Phía Việt Nam đã bàn giao cho phía Hoa Kỳ 3 hòm đựng hài cốt, là kết quả của nỗ lực tìm kiếm mới đây của đội tìm kiếm hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa.
Công an tỉnh Quảng Ninh đã đến Bệnh viện Nhi Trung ương nhận đỡ đầu cháu bé 10 tuổi, một trong những nạn nhân sống sót trong vụ lật tàu du lịch Vịnh Xanh QN-7105 xảy ra trên vịnh Hạ Long ngày 19/7 vừa qua.
Mới đây, Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh đã gửi thư ngỏ tới du khách về vụ tai nạn trên vịnh Hạ Long. Đồng thời, đơn vị này cũng gửi lời cam kết về các tiêu chí an toàn khi vận hành tàu du lịch.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai vừa triển khai rà soát hiện trạng các trường học, đề xuất đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú tiểu học và THCS tại các xã biên giới.
Phát biểu tại Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở xã Gia Phú, ông Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục đưa Ngày hội hướng về cơ sở, đến từng thôn, xóm, khu dân cư.
“Năm người trong một chiến hào, đạn gần cạn kiệt, kẻ địch tấn công từ ba phía. Nếu không có UAV yểm trợ, chúng tôi đã không sống sót” – Roman “Peugeot”, lính đại liên thuộc Lữ đoàn Vệ binh Quốc gia số 21 của Ukraine kể lại khoảnh khắc sinh tử trong trận đánh khốc liệt ở chiến tuyến Pokrovsk.
CLB Bắc Ninh chiêu mộ cùng lúc 9 tân binh; Bà xã Peter Crouch hé lộ bí quyết duy trì hạnh phúc; ấn định thời điểm Gyokeres gia nhập Arsenal; Luke Shaw sẵn sàng chia tay M.U; Napoli sẵn sàng “giải cứu” Sterling.
Bày tỏ xúc động, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chúng ta sẽ "làm bằng được, làm bằng hết, làm đến khi không thể làm được" để xác định được hài cốt, danh tính các liệt sĩ.
Cuộc xung đột biên giới nghiêm trọng nhất trong hơn một thập kỷ qua giữa Thái Lan và Campuchia đã buộc hơn 100.000 người dân tại bốn tỉnh giáp biên giới phía đông bắc Thái Lan phải rời bỏ nhà cửa, sơ tán khẩn cấp trong làn mưa pháo dữ dội.
Cơ quan chức năng đang tiến hành kiểm tra, xác định nguyên nhân khiến 31 con lợn của một hộ dân tại xã Bảo Lâm 1 chết không rõ nguyên nhân với các triệu chứng sốt cao, bỏ ăn, lờ đờ.
Khi được hỏi về màn trình diễn của tiền vệ Viktor Le, HLV Kim Sang-sik cho biết: “Cậu ấy là một nhân tố quan trọng trong đội hình. Tuy nhiên, Viktor cần cải thiện khả năng giữ bóng, sự tự tin cũng như hiệu quả trong các tình huống dứt điểm”.
Bộ Công an vừa công bố kết quả triển khai Ngân hàng Gen Liệt sĩ. Với sự đồng hành của GeneStory, sau 1 năm dự án đã thu nhận hơn 51.000 mẫu ADN từ thân nhân, giúp xác minh 16 liệt sĩ vô danh, mở ra hy vọng tìm lại người thân cho hàng trăm ngàn gia đình trên toàn quốc.
MC Đinh Tiến Dũng gắn bó và từng hoạt động năng nổ tại trường Đại học Nông Nghiệp trước khi thành danh trên truyền hình.
Trong kỷ nguyên số và đổi mới sáng tạo trở thành trụ cột của tăng trưởng kinh tế, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đang cho thấy sự tiên phong và quyết đoán trong chuyển đổi. Yếu tố quan trọng nhất giúp Petrovietnam dẫn đầu trong thời đại số chính là vai trò lãnh đạo toàn diện, nhất quán của Đảng ủy Tập đoàn.
Sau chiến thắng ngược dòng 2-1 của U23 Việt Nam trước U23 Philippines ở vòng bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025, một số fan hâm mộ bóng đá Đông Nam Á đã dự đoán thầy trò HLV Kim Sang-sik sẽ lên ngôi vô địch.
Thủ tướng Malaysia, ông Anwar Ibrahim hôm nay xác nhận Thái Lan và Campuchia đã đồng ý thiết lập lệnh ngừng bắn và bắt đầu rút quân khỏi khu vực biên giới sau cuộc đụng độ vũ trang khiến nhiều dân thường thiệt mạng.
Dù đã hết thời hạn giấy phép từ tháng 10/2023, khu du lịch Suối Tiên (lòng hồ Thủy Yên, xã Chân Mây – Lăng Cô, TP. Huế) vẫn hoạt động.
Không chỉ tại Vietcombak, trước thực trạng các vụ lừa đảo qua tài khoản ngân hàng diễn ra ngày càng tinh vi, các ngân hàng lớn như Agribank, MB... đã đồng loạt cảnh báo tài khoản nghi ngờ lừa đảo ngay trên ứng dụng, giúp khách hàng nhận diện rủi ro và chủ động phòng ngừa ngay từ bước chuyển tiền.
Ngày 25/7, Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, đề ra nhiều nhiệm vụ quan trọng và xác định 3 khâu đột phá.
Tối 24 và rạng sáng 25/7, nước lũ từ thượng nguồn sông Cả (Nghệ An) dâng nhanh, gây ngập sâu nhiều thôn xóm ven sông La thuộc các xã Đức Quang và Đức Minh (tỉnh Hà Tĩnh). Gần 150 hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều tuyến đường bị chia cắt, giao thông đình trệ, thiệt hại hoa màu ước tính thiệt hại lên tới hàng tỷ đồng.
Niềng răng thường được xem là giải pháp cải thiện nụ cười, nhưng nhiều người rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười khi vừa mất thời gian, mất tiền lại ảnh hưởng đến sức khỏe bởi gặp phải “nha tặc”.
Tháng 8, có 3 con giáp đặc biệt vượng vận trong tháng này, công việc suôn sẻ, tài lộc dồi dào, dễ dàng nắm bắt cơ hội làm giàu.
Trước ngày 1/1/2026, theo quy định mới, sẽ có 6 trường hợp bắt buộc phải đổi hoặc cấp lại Giấy phép lái xe theo mẫu mới. Nếu không thực hiện đúng thời hạn, người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc phê bình các địa phương chậm kiện toàn nhân sự chủ chốt, nhất là chức danh bí thư, chủ tịch Ủy ban nhân dân, chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã.