×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Khởi tố Quảng Linh Vlog, Hằng Du mục
    Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    • Danviet.vn
    • Nhà nông
    • Tin nông nghiệp
    • Muôn cách làm giàu
    • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
    • Ngon - Sạch - Lạ
    • Kinh tế nông nghiệp
    • Nông thôn mới
    • Khuyến nông
    • Môi trường xanh
    Thứ hai, ngày 21/07/2025 12:44 GMT+7

    Cập nhật bão Wipha: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có mặt tại Hải Phòng, Quyền Bộ trưởng Trần Đức Thắng đến Ninh Bình chỉ đạo

    + aA -
    Nhóm PV Thứ hai, ngày 21/07/2025 12:44 GMT+7
    Dân Việt trên  
    Bão số 3 WIPHA chỉ còn cách tỉnh Quảng Ninh khoảng 140km, cách Hải Phòng 280km. Hiện, các tỉnh miền Bắc đang huy động tổng lực chống bão số 3 WIPHA.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • NÓNG: Bão số 3 WIPHA chỉ còn cách Quảng Ninh 100km, chuyên gia cảnh báo thời điểm, vùng mưa nhiều nhất
    • Tin bão mới nhất: Bão số 3 đang mạnh trở lại, dự báo chi tiết các khu vực bão số 3 Wipha sẽ đổ bộ trong 24h tới
    • Bão số 3 WIPHA sẽ đổ bộ miền Bắc Việt Nam trong ngày mai, 22/7, giật cấp 13, chuyên gia khí tượng cảnh báo tác động

    Theo bản tin nhanh về cơn bão số 3 WIPHA của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 12h ngày 21/7, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21.1 độ Vĩ Bắc; 109.3 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 140 km, cách Hải Phòng khoảng 280 km về phía Đông, cách Hưng Yên khoảng 300 km, cách Ninh Bình khoảng 330km về phía Đông Đông Bắc.

    Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10 (75-102 km/h), giật cấp 12. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/h. Hiện, các địa phương đang huy động tổng lực chống bão số 3 WIPHA.

    12:42

    Còn 425 tàu hoạt động trong khu vực vịnh Bắc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường có công văn khẩn

    Sáng nay, 21/7, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi yêu cầu khẩn trương kêu gọi các tàu thuyền đang hoạt động tại khu vực vịnh Bắc Bộ vào nơi trú ẩn an toàn.

    Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h30 ngày 21/7/2025 còn 425 tàu/1.560 người đang hoạt động khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm quần đảo Hoàng Sa), cụ thể như sau: Hưng Yên 01 tàu/10 người; Ninh Bình 137 tàu/284 người; Thanh Hóa 27 tàu/72 người; Nghệ An 173 tàu/675 người; Hà Tĩnh 09 tàu/20 người; Quảng Trị 27 tàu/148 người; Đà Nẵng 12 tàu/77 người; Quảng Ngãi 39 tàu/274 người.

    Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện kêu gọi, hướng dẫn hoặc có biện pháp cưỡng chế để đưa các tàu thuyền nêu trên về bờ neo đậu. UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền và thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 của Thủ tướng Chính phủ.

    Đề nghị Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng phát và đưa tin ngay về những tàu thuyền nêu trên để người dân, chủ tàu thuyền, chính quyền địa phương biết, kịp thời di chuyển về bờ, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

    12:46

    Người dân Quảng Ninh chằng chống nhà cửa ứng phó bão số 3

    Theo ghi nhận của PV, tại một số phường ven biển của tỉnh Quảng Ninh, từ đêm 20, rạng sáng ngày 21/7 đã bắt đầu xuất hiện mưa vừa, gió ở mức trung bình. Tại các khu dân cư, chính quyền địa phương phát đi thông báo bằng loa phóng thanh khuyến cáo người dân hạn chế ra đường nếu không có việc thật sự cần thiết. Đồng thời, người dân cũng đã nắm thông tin về cơn bão nên chủ động các biện pháp phòng ngừa thiệt hại tài sản. Từ các khu vực nhà ở cho đến cửa hàng kinh doanh xuất hiện nhiều hình thức chống bão theo cách thức "nhà có gì dùng nấy".

    Tại sảnh một số khu chung cư thuộc phường Bãi Cháy, ban quản lý, vận hành tòa nhà đặt các bao tải chứa vật liệu nặng như cát, đất bên trong đề phòng trường hợp gió bão làm hư hại công trình.

    Tại khu vực hàng quán kinh doanh, chủ cơ sở dùng các sản phẩm để chắn cửa chống va đập. Một hàng tạp hóa đã sử dụng chính các thùng bia để ngăn cánh cửa bị ảnh hưởng khi gió mạnh lên. Một cửa hàng spa, massage sử dụng các thùng ngâm chân đổ đầy nước để chắn cửa.

    Trong sáng 21/7, một nhà hàng hải sản trên đường Hạ Long phải tức tốc lắp đặt hệ thống tôn che chắn lại khu vực bể hải sản ngoài trời.

    Nhiều hộ dân dùng bao cát, túi nước, thùng xốp bơm đầy nước đặt lên các mái tôn, gia cố cửa kính bằng băng dính hay chắc chắn hơn là hàn gia cố các điểm yếu trên mái.

    Công ty TNHH tổ chức sự kiện Ngọc decor thuê thùng container chặn trước cửa để chống bão. 

    Đặc biệt một số công ty, cửa hàng đã sử dụng thùng container chặn trước cửa đề phòng gió giật.

    Chị Võ Linh Ngọc, Công ty TNHH tổ chức sự kiện Ngọc decor cho biết: “Năm ngoái do ảnh hưởng của cơn bão Yagi toàn bộ phần nhà xưởng của công ty đã bị sập hoàn toàn, tổn thất quá lớn. Không chủ quan năm nay tôi đã thuê một chiếc thùng container đặt trước cửa công ty để tránh gió giật, tháo biển quảng cáo và dùng bao cát gia cố lại phần mái tôn của nhà xưởng.

    12:55

    Ninh Bình: Khẩn cấp dừng hoạt động du lịch đường thủy trước bão số 3 Wipha

    Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha) đang tiến gần đất liền, ngành du lịch tỉnh Ninh Bình đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách và người dân.

    Từ 13 giờ ngày 21/7, toàn bộ tàu, xuồng phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh đã chính thức tạm dừng hoạt động.

    Ông Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình, khẳng định an toàn của du khách là ưu tiên hàng đầu. Sở đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị liên quan nâng cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để ứng phó hiệu quả với cơn bão.

    Từ 13 giờ ngày 21/7, toàn bộ tàu, xuồng phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã chính thức tạm dừng hoạt động.

    Cụ thể, Sở Du lịch Ninh Bình đã yêu cầu các ban quản lý khu, điểm du lịch tạm dừng tất cả các hoạt động đón khách bằng phương tiện đường thủy nội địa. Đồng thời, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cũng được yêu cầu tổ chức neo đậu tàu, xuồng tại vị trí an toàn, kiểm tra trang thiết bị cứu sinh để sẵn sàng hỗ trợ cứu hộ khi có tình huống xấu.

    Bên cạnh đó, để giảm thiểu thiệt hại do bão số 3, địa phương đã rà soát, kiểm tra toàn bộ hệ thống đê sông, đê biển và triển khai phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ), nhằm chủ động ứng phó, không để bị động bất ngờ.

    Theo ghi nhận, các đơn vị du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với bão Wipha, đảm bảo an toàn tối đa cho du khách và người dân, cũng như giảm thiểu thiệt hại về tài sản, cơ sở hạ tầng. Nhiều công ty du lịch đã thông báo, điều chỉnh các chương trình tour ngoài trời, chuyển hướng sang tham quan bảo tàng, làng nghề truyền thống thay vì tổ chức tour leo núi, khám phá hang động.

    Các khu, điểm du lịch cũng đã triển khai phương án phòng chống bão, mưa lũ kịp thời, hiệu quả, đặt an toàn tính mạng du khách lên hàng đầu. Khi thời tiết xấu, các hoạt động tham quan sẽ ngừng ngay lập tức và thông báo kịp thời cho du khách, đơn vị lữ hành và cơ quan chức năng. Lực lượng, phương tiện cứu hộ cũng được bố trí tại các điểm trọng yếu.

    13:1

    Lực lượng chức năng Quảng Ninh kêu gọi người dân ở các lồng bè vào nơi tránh trú bão

    Ứng phó với bão số 3, lực lượng chức năng phường Hà An (tỉnh Quảng Ninh) đến từng khu vực nuôi trồng thủy hải sản, từng hộ NTTS đầm ngoài đê, các phương tiện đang hoạt động trên biển để thông tin kịp thời về diễn biến bão.

    Còn tại đặc khu Vân Đồn (Quảng Ninh), tính đến thời điểm hiện tại, có 1.070 hộ nuôi trồng thủy hải sản, trong đó có 618 nhà bè với người trông coi trực tiếp và 1.353 phương tiện tàu cá. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, chính quyền địa phương đã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng, đặc biệt là Bộ đội Biên phòng và chính quyền cơ sở, tổ chức kêu gọi và hướng dẫn hàng trăm tàu cá neo đậu an toàn tại các vùng tránh trú bão.

    Song song đó, người dân trên các cụm lồng bè và nhà bè được yêu cầu phải rút vào bờ an toàn trước 10 giờ ngày 21/7, với quy định mỗi nhà bè chỉ được bố trí duy nhất một người trực để đảm bảo an toàn tính mạng. Các lực lượng cũng đã tích cực hỗ trợ ngư dân chằng chống lồng bè, gia cố khu vực nuôi trồng và di chuyển tài sản về nơi an toàn.

    Công tác kiểm tra, giám sát thực địa được tăng cường, với sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo đặc khu, nhằm đôn đốc, vận động bà con ngư dân tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn phòng chống bão. Mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản cho cộng đồng ngư dân, những người gắn bó mật thiết với biển.

    13:4

    Hà Tĩnh cấm tàu thuyền ra khơi, khẩn trương ứng phó với bão số 3

    Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Hà Tĩnh cấm tàu thuyền ra khơi từ trưa 21/7 và khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, đặc biệt tại vùng biển và khu vực nguy cơ cao.

    Ngày 21/7, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện lệnh cấm tất cả phương tiện ra khơi trước 12 giờ cùng ngày.

    Ngư dân Hà Tĩnh đưa tàu về nơi tránh trú an toàn. 

    Đây là một trong những nội dung khẩn cấp được nêu trong Công điện nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 – cơn bão được dự báo có cường độ cấp 12, giật cấp 15, khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

    Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ chiều tối 21/7, gây mưa lớn, gió mạnh và nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đặc biệt tại Hà Tĩnh, lượng mưa có thể lên đến 250mm tại khu vực phía Bắc. Biển động mạnh với sóng cao 4m, gió giật cấp 9, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu thuyền, lồng bè và các hoạt động trên biển.

    Ban Quản lý các cảng cá Hà Tĩnh cho biết, đến sáng 21/7, toàn bộ 635 tàu thuyền hoạt động trên vùng biển Hà Tĩnh đã được liên lạc và hướng dẫn vào nơi trú ẩn an toàn. Trong đó, Cảng Cửa Sót tiếp nhận 262 tàu, Cảng Cửa Nhượng 191 tàu, Cảng Kỳ Hà 140 tàu và Cảng Xuân Hội 42 tàu.

    13:8

    Ngư dân Thanh Hóa kéo thuyền lên bờ tránh bão số 3

    Hiện, tỉnh Thanh Hóa đã chính thức cấm biển từ 8 giờ sáng nay (ngày 21/7). Theo đó, hàng nghìn thuyền bè của ngư dân ven biển phường Sầm Sơn đã được kéo lên đường nhựa để tránh trú bão số 3. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện cấm biển từ 8 giờ sáng nay. Bên cạnh đó, các lực lượng đã cử các đoàn công tác đến địa bàn ven biển để chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3.

    Theo ghi nhận của PV, trong sáng hôm nay ngư dân ở phường Sầm Sơn đã hối hả đưa thuyền, bè lên dọc tuyến đường Hồ Xuân Hương để tránh trú bão. Bên cạnh đó, các lực lượng dân quân, công an, quân đội cũng tham gia hỗ trợ người dân neo đậu thuyền an toàn.

    13:10

    Lực lượng chức năng Hải Phòng đưa lao động làm việc trên biển vào nơi tránh trú an toàn

    Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, đến 09h00 ngày 21/7/2025, lực lượng đã phối hợp kiểm đếm, thông báo cho 1.657 phương tiện/4.668 lao động, 157 lồng bè/289 lao động; 3 chòi canh/6 lao động. Đến nay, đã liên lạc được với tất cả các phương tiện; không còn phương tiện hoạt động; không còn phương tiện nào hoạt động trong vùng nguy hiểm.

    Trong tổng số 289 lao động, đã có 166 lao động lên bờ tránh trú, 123 lao động còn lại đang khẩn trương vận động di dời.

    Ông Trần Hữu Hiên (68 tuổi) có diện tích nuôi trồng thuỷ sản gần 1 ha trên địa bàn phường Kiến An, TP Hải Phòng cho biết, ông cùng gia đình liên tục cập nhật thông tin cơn bão WIPHA. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cho nên cơn bão số 3 lần này diễn biến rất lạ, bão chưa vào tới đất liền nhưng cơn giông lốc xuất hiện bất ngờ trước bão WIPHA vào ngày 19/7/2025 dẫn tới sự cố lật tàu ở Quảng Ninh thật đau xót. Gia đình ông Trần Hữu Hiên cùng với các con đã tự chủ động thu vén, phòng chống bão và đã ổn định việc di dời đến điểm an toàn.

    Nhiều người dân dọc khu vực đê Hữu Lạch Tray nằm trên địa bàn phường Kiến An cũng chủ động giúp đỡ nhau phòng, chống bão số 3.

    Đến 9h ngày 21/7, Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an thành phố Hải Phòng duy trì nghiêm chế độ trực, tổ chức rà soát, kiểm tra phương án, kế hoạch hiệp đồng, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng xử lý các tình huống xảy ra. Lực lượng tham gia ứng phó trên 35.400 người, trong đó quân sự trên 25.000 người, công an 9.400 người.

    13:16

    Hưng Yên: Hoãn các cuộc họp không cần thiết để chống bão số 3

    Ngày 21/7, tại Hưng Yên, để chủ động phòng ngừa, ứng phó với cơn bão số 3, Tỉnh uỷ Hưng Yên yêu cầu đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó. Cùng với đó, tạm dừng việc tổ chức Đại hội Đảng bộ cấp xã, nhiệm kỳ 2025 – 2030 cho đến khi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên có thông báo mới để tập trung phòng, chống bão.

    Theo Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Hưng Yên, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, sáng nay các nơi trong tỉnh này đã có mưa, mưa vừa có nơi mưa to và dông. Lượng mưa các nơi phổ biển 10-40mm, có nơi cao hơn như Vũ Hoà (xã Hồng Vũ) 43,8mm. Tỉnh Hưng Yên được nhận định chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3.

    13:27

    Ứng phó với bão số 3 Wipha: Ngư dân Quảng Trị đánh tàu vào bờ sớm

    Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), hàng trăm tàu cá của ngư dân Quảng Trị đã chủ động vào bờ tránh trú. Nỗi lo dông lốc, gió mạnh quật ngã tàu khiến bà con không dám mạo hiểm bám biển.

    “Chuyến biển này đang trúng cá nục, nhưng thấy thông báo thời tiết xấu là tôi cho tàu quay về liền. An toàn là trên hết”, ngư dân Đào Xuân Tình (ở phường Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị) cho hay.

    Trươc đó, vào sáng 19/7, tàu cá QB-33841 TS của ông Phạm Văn Trị (xã Phú Trạch, Quảng Trị) bị dông lốc quật lật khi đang đánh bắt cách cửa biển Roòn 35 hải lý.

    Bảy ngư dân trên tàu may mắn mặc áo phao, trôi dạt trên biển và được tàu QB-93628 TS của ông Phạm Ngọc Hương kịp thời cứu vớt, đưa vào bờ an toàn.

    Hàng trăm tàu cá của ngư dân Quảng Trị đã vào bờ, neo đậu an toàn ở cửa sông Nhật Lệ (phường Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị).

    Trước tình hình phức tạp của bão số 3 Wipha, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành công điện khẩn, yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đặc biệt là các xã ven biển và khu vực đảo Cồn Cỏ, chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh bão, đảm bảo an toàn cho người dân và tàu thuyền hoạt động ngoài khơi.

    Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, toàn tỉnh hiện có 8.267 tàu thuyền với 25.801 lao động đang tham gia khai thác thủy sản.

    Tính đến trưa ngày 21/7, vẫn còn 358 tàu với 1.589 ngư dân đang hoạt động ngoài khơi. Ban Chỉ huy đã liên tục phát đi cảnh báo, yêu cầu các địa phương thông tin kịp thời tới ngư dân về vị trí, hướng đi và diễn biến của bão Wipha, đồng thời đề nghị ngư dân vào bờ sớm nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

    13:31

    Tàu thuyền Nghệ An đã cập bến neo đậu an toàn, các lực lượng tập trung hỗ trợ người dân ứng phó với bão số 3

    Ngày 21/7, tại các xã ven biển của Nghệ An, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trời đã bắt đầu có mưa. Người dân các địa phương ven biển Nghệ An đang chủ động neo đậu tàu thuyền, chằng chống nhà cửa nhằm ứng phó với báo số 3 Wipha, giảm thiểu tối đa thiệt hại.

    Trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cũng đã ký công điện hoả tốc số 21/CĐ-UBND, chỉ đạo ứng phó bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão. Đồng thời, địa phương này cũng đã cấm các tàu thuyền ra khơi từ 5h sáng ngày 21/7.

    Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An yêu cầu các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải về bờ neo đậu an toàn trước 10h cùng ngày.

    Ban Chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các đơn vị tuyến biển, phối hợp với chính quyền địa phương thông báo, kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển di chuyển, vòng tránh hoặc vào nơi neo đậu, trú tránh đảm bảo an toàn.

    Theo báo cáo nhanh, Nghệ An hiện có 2.816 phương tiện với 12.644 lao động trực tiếp hoạt động đánh bắt hải sản. Đến 10h ngày 21/7, đã có 2.807 phương tiện với 12.608 lao động đã neo đậu tại bến. 9 phương tiện với 36 lao động đang hoạt động ở các vùng biển Quãng Ngãi và TP Hồ Chí Minh. Tất cả các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nhận được thông báo về vị trí, hướng di chuyển của bão số 3.

    Hiện, lực lượng bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương đang tiếp tục tổ chức tuần tra, tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân, nhất là các hộ dân có lồng bè nuôi thủy sản thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

    13:35

    Điện lực Quảng Ninh bố trí nhóm trực xử lý sự cố điện ở vùng sâu, vùng xa

    Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão Wipha), Công ty Điện lực Quảng Ninh đã chỉ đạo các đơn vị chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn hệ thống lưới điện, con người và tài sản. Đặc biệt, yêu cầu các đơn vị chuẩn bị nguồn lực khắc phục nhanh sự cố, kịp thời khôi phục cung cấp điện cho khách hàng.

    Theo đó, Xí nghiệp Lưới điện cao thế Quảng Ninh đã tổ chức tái lập ca trực đối với trạm biến áp 110kV không người trực vận hành tại chỗ khi có yêu cầu.

    Phòng chống bão số 3 (bão Wipha), công nhân Trạm biến áp 110kV Mông Dương chằng chống thiết bị. Ảnh: Công ty điện lực tỉnh Quảng Ninh

    Các Đội Quản lý điện lực khu vực bố trí nhóm trực xử lý sự cố lưới điện các địa bàn vùng sâu, vùng xa nguy cơ chia cắt bởi nước lũ, sạt lở đất gián đoạn giao thông.

    Trong đó lưu ý các vùng trũng, thấp, ngập úng sạt trượt như: Khu đô thị Hà Khánh, các trạm điện khu vực Quang Hanh dọc đường Quốc lộ 18; các điểm sạt lở TBA 110kV Vân Đồn 2, Yên Cư...

    Bên cạnh đó, các đơn vị điện lực trên địa bàn tỉnh đã chủ động phối hợp với chính quyền, người dân ở các địa phương thực hiện chặt tỉa, giải phóng triệt để cây trong và ngoài hành lang có nguy cơ gây sự cố cho lưới điện.

    Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến an toàn điện trong mùa mưa bão; đảm bảo duy trì tốt hệ thống thông tin liên lạc, các đường truyền dẫn; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm chăm sóc khách hàng cập nhật thông tin ảnh hưởng của thiên tai đến tình hình cung ứng điện để kịp thời giải đáp cho khách hàng.

    13:39

    Ninh Bình di dời dân, cấm biển

    Từ 7 giờ ngày 21/7, tỉnh Ninh Bình thực hiện lệnh cấm biển và triển khai di dời người dân tại các vùng đê, vùng xung yếu đến nơi an toàn. Việc di dời phải hoàn tất trước 12 giờ trưa cùng ngày. Đối với sản xuất nông nghiệp, tỉnh yêu cầu đảm bảo tiêu kiệt nước nội đồng để tránh ngập úng.

    Ông Phạm Quang Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó bão số 3 (tên quốc tế Wipha) theo phương châm "4 tại chỗ" trên tinh thần chủ động. Đặc biệt, các lực lượng sẽ túc trực tại các xã trọng điểm, khu vực nội tỉnh dễ xảy ra ngập úng, nơi có nhà ở xuống cấp, đường phố nhiều cây xanh và hệ thống lưới điện phức tạp, nhằm kịp thời xử lý các tình huống phát sinh do bão.

    Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong công tác chỉ đạo phòng chống bão. Các địa phương, đơn vị phải theo dõi sát diễn biến bão, cập nhật thông tin đầy đủ để kịp thời điều chỉnh phương án ứng phó phù hợp; khẩn trương rà soát, lập phương án sơ tán dân tại khu vực ven biển, vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét về nơi an toàn; đảm bảo hỗ trợ lương thực, nước sạch, chỗ ở tạm cho các hộ sơ tán.

    Đối với sản xuất nông nghiệp, tỉnh yêu cầu đảm bảo tiêu kiệt nước nội đồng để tránh ngập úng. Ngoài ra, từ 17 giờ ngày 21/7, tạm dừng hoạt động các tuyến đò ngang, đò dọc trên toàn tỉnh Ninh Bình.

    Các địa phương cần bố trí lực lượng kiểm soát tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, kiên quyết không để người và phương tiện qua lại khi không đảm bảo an toàn.

    Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Bình triển khai trực 100% quân số, tạm dừng cho quân nhân nghỉ phép, nghỉ tranh thủ từ 7 giờ ngày 21/7 để sẵn sàng ứng phó bão số 3. Các phương án phòng, chống bão, huy động lực lượng, phương tiện giúp nhân dân khi bão đổ bộ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng.

    13:57

    Thanh Hóa: Tổng lực ứng phó, quyết không để bị động, bất ngờ trước bão số 3

    Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành công điện số 07 yêu cầu các địa phương sẵn sàng ứng phó với bão số 3, không để bị động, bất ngờ, đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và nhà nước. Sau khi nhận được thông báo từ chính quyền địa phương và qua báo chí đưa tin.

    Ông Trần Văn Vụ ở thôn Đại Trường, xã Hoằng Tiến, tỉnh Thanh Hóa cho biết, sau khi nhân được thông tin bão số 3 đang tiến về phía Bắc Biển Đông trong đó Thanh Hóa dự báo sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão này, tàu đánh bắt cá của gia đình ông đã nhanh chóng di chuyển về bờ để neo đậu, đảm bảo an toàn cho tàu và các thành viên trong đoàn.

    Theo báo cáo nhanh, xã Hoằng Tiến, tỉnh Thanh Hóa có hơn 3,2km đê sông Cung, trong đó đê biển hơn 0,9 km. Toàn xã có 602 phương tiện khai thác thủy hải sản. Hiện tất cả tàu, bè và lao động của xã đã về bờ. Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, UBND xã Hoằng Tiến đã tổ chức triển khai các phương án chủ động ứng phó với bão.

    Trong ngày 20/7, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công điện số 05, về việc cấm biển để ứng phó với bão số 3 năm 2025. Theo đó, thời gian cấm biển trên địa bàn tỉnh từ 8 giờ 00 ngày 21/7/2025 cho đến khi không còn ảnh hưởng của bão; yêu cầu giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không cho các tàu, thuyền ra khơi trong thời gian cấm biển.

    Theo ghi nhận của PV Báo Dân Việt tại xã Hoằng Châu, hiện toàn xã có 988 ha nuôi trồng thủy sản. Trong đó, toàn xã có 202 hộ nuôi trồng thủy sản ngoài đê. Để bà con nuôi trồng thủy sản nắm được và chủ động ứng phó với bão số 3, UBND xã Hoằng Châu đã phát đi 22 thông báo để người dân chủ động phòng chống và ứng phó khi bão vào.

    Theo ông Trịnh Văn Hùng (chủ khu nuôi trồng thủy sản) ở thôn Phượng Ngô 1, xã Hoằng Châu, tỉnh Thanh Hóa cho biết, để bảo đảm an toàn cho diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nhất là bão số 3 đang tiến sát bờ, người dân nuôi trồng thủy sản đã chủ động thu tỉa những diện tích tôm, cá đạt kích cỡ thương phẩm nhằm hạn chế thất thoát, thiệt hại kinh tế khi bão lũ xảy ra và chuẩn bị tốt về giống, thức ăn, hóa chất, chế phẩm sinh học nhằm chăm sóc, bảo vệ và phòng dịch bệnh để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao.

    14:12

    Nông dân Hải Phòng tháo nhà màng, sau bài học cơn bão Yagi

    Ông Đỗ Văn Sanh - Giám đốc HTX Hoa Mây Xanh thuộc phường An Phong, TP Hải Phòng cho biết, bão Yagi năm 2024, nơi sản xuất của ông Sanh cũng bị tàn phá nặng nề. Đơn vị tốn nhiều chi phí cho việc khắc phục, dựng lại hệ thống nhà màng. Mới vào guồng sản xuất ổn trở lại một chút thì cơn bão Wipha dự báo cũng rất mạnh khiến ông cùng người nông dân sản xuất không khỏi quan ngại. Để hạn chế tối ưu rủi ro, ông Sanh sắp xếp nhân lực tháo nhà màng cho an toàn.

    14:32

    100% tàu thuyền ở Ninh Bình đã về nơi neo đậu, ngư dân chủ động ứng phó bão số 3

    Đến 10 giờ ngày 21/7/2025, toàn bộ 1.861 tàu cá với 5.724 lao động của tỉnh Ninh Bình đã về nơi neo đậu an toàn, sẵn sàng ứng phó với diễn biến của Bão số 3. Thông tin này được Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư tỉnh Ninh Bình xác nhận.

    Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư, tất cả các tàu đều đã vào khu vực neo đậu, trong đó 1.838 tàu với 5.596 lao động neo đậu trong tỉnh, và 23 tàu với 128 lao động neo đậu tại các tỉnh, thành phố khác như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

    Bên cạnh đó, Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư cũng ghi nhận toàn tỉnh có 782 lều chòi với 894 lao động tại các vùng đầm bãi nuôi trồng thủy sản (NTTS) ngoài đê, cùng 45 cơ sở nuôi lồng bè với tổng số 891 lồng bè trên các sông. Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đạt 35.265ha, bao gồm 26.107 ha NTTS nước ngọt và 9.158 ha nuôi trồng thủy sản mặn lợ.

    Hiện tại, Chi cục Thủy sản - Kiểm ngư đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để thông báo diễn biến của bão số 3 và kêu gọi các chủ ao đầm vùng nuôi trồng thủy sản vào bờ tránh trú bão, đảm bảo an toàn tối đa cho người và tài sản.

    Chia sẻ với phóng viên Báo Dân Việt, anh Nguyễn Văn Bình, một ngư dân tại xã Bình Minh, tỉnh Ninh Bình cho biết: "Sau khi nhận được thông báo về bão số 3, tôi cùng các thuyền viên đã nhanh chóng đưa thuyền về bến neo đậu an toàn. Chúng tôi sẽ chờ đến khi bão tan và có thông báo cho phép khai thác trở lại mới tiếp tục ra khơi".

    14:47

    Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa khẩn trương hỗ trợ nhân dân ứng phó với bão số 3

    Cùng với các lực lượng khác, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền và cơ quan chức năng địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3.

    Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Đồn Biên phòng Hoằng Trường đã triển khai công tác sẵn sàng ứng phó đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị; tổ chức rà soát, kiểm tra tình trạng neo đậu của các tàu thuyền; kiểm tra số lượng thuyền viên trên tàu, các trang thiết bị an toàn và phương tiện liên lạc.

    Cán bộ, chiến sĩ đã hỗ trợ các tàu thuyền gặp khó khăn trong quá trình di chuyển, và hướng dẫn ngư dân neo đậu đúng kỹ thuật để hạn chế thấp nhất thiệt hại. Cùng với đó,lực lượng Bộ đội Biên phòng tuyên truyền, vận động, kiên quyết không để người dân ở lại trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản trước và trong khi bão đổ bộ.

    15:11

    Xã Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng ứng dụng chuyển đổi số trong phòng chống thiên tai

    Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân Việt, ông Đàm Đình Đạo - Chủ tịch UBND xã Phục Hòa cho biết: Địa phương tập trung vào việc dự báo sớm các loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn. Từ đó, xã tiến hành phân công, chỉ đạo các đơn vị phụ trách thực hiện biện pháp phòng chống cụ thể.

    Nhằm đảm bảo thông tin được thông suốt, kịp thời, xã đã thành lập một nhóm Zalo chung để điều hành và cung cấp thông tin. Đồng thời, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai xã cũng công khai hai phần mềm hữu ích là VNDMS và VRAIN để các thành viên Ban chỉ huy và người dân cùng chủ động theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai tại các địa chỉ: http://hymetnet.gov.vn/ và https://vrain.vn/landing.

    Tất cả các thông tin cảnh báo về các loại hình thiên tai và địa điểm có nguy cơ ảnh hưởng cũng sẽ được đăng tải thường xuyên trên các trang fanpage thông tin xã Phục Hoà.

    Cùng với đó UBND xã Phục Hòa cũng đặt các biển cảnh báo tại những điểm có nguy cơ sạt lở trên địa bàn xã để mọi người đi chuyển nắm được khi đi qua. Những giải pháp này nhằm mục tiêu cao nhất là giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, giúp người dân an tâm sản xuất, ổn định đời sống.

    15:49

    Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu sự cố thiên tai do bão số 3

    Nhằm chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) – Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trực sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống.

    Theo đó, bám sát diễn biến của bão, lãnh đạo Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã duy trì nghiêm túc chế độ trực chiến đấu, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các đội, đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp bảo đảm cả về hậu cần, lực lượng, phương tiện tác chiến.

    Trong đó, giao các đội nghiệp vụ chủ động kiểm tra tình trạng hoạt động của trang thiết bị, phương tiện được trang cấp, bảo đảm sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu. Đặc biệt coi trọng việc kiểm tra phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ như xuồng máy, canô, xuồng cao su, áo phao, phao tròn cứu sinh...

    Ngoài chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng chiến đấu, bám sát chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh, những ngày qua, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đã chủ động phối hợp với bộ đội biên phòng, công an địa phương và cơ quan quản lý tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn tại các khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão.

    Tại những nơi kiểm tra, ngoài nắm bắt số lượng phương tiện đã vào bờ tránh trú, đoàn công tác cũng yêu cầu chủ các phương tiện thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC&CNCH như: ngắt toàn bộ nguồn điện, khí gas, sắp xếp chất dễ cháy gọn gàng cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt trước khi rời khỏi phương tiện; không ngủ hoặc quay trở lại tàu trong thời gian mưa bão.

    15:52

    Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An trực 100% quân số, sẵn sàng ứng phó với bão số 3

    Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo các Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực; Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ban Chỉ huy Quân sự các xã, phường duy trì trực 100% quân số, sẵn sàng các phương tiện, kỹ thuật; phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu, nhất là các điểm nguy cơ sạt lở, ngập lụt; xây dựng phương án cụ thể, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú tránh an toàn.

    Chỉ huy các đơn vị thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình mưa bão, duy trì nghiêm túc các chế độ trực ban, trực sẵn sàng cơ động khi có lệnh. Kiểm tra hệ số kỹ thuật, tình trạng an toàn của tàu, xuồng, xe máy, các thiết bị, phương tiện cứu hộ cứu nạn.

    15:54

    Đồn biên phòng Đảo Trần, Quảng Ninh hỗ trợ người dân đảo về nơi tránh trú bão an toàn

    Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Quảng Ninh, ngày 19/7, Đồn Biên phòng Đảo Trần (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) đã triển khai lực lượng xuống địa bàn tuyên truyền, kêu gọi ngư dân và hỗ trợ nhân dân chủ động phòng, chống thiên tai.

    Đảo Trần là điểm đảo tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ quốc, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cơ sở vật chất phục vụ tàu thuyền neo đậu còn hạn chế, nên mỗi khi có bão lớn, công tác ứng phó luôn đặt ra nhiều thách thức.

    Tuy nhiên, với tinh thần "Đồn là nhà, biên giới là quê hương", CBCS Đồn Biên phòng Đảo Trần luôn tích cực, chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trên đảo, sát cánh cùng nhân dân đối phó với bão, bảo vệ an toàn cho đảo và bà con ngư dân.

    Từ ngày 18 - 20/7 đồn biên phòng Đảo Trần đã chủ động thực hiện cắt cử 46 cán bộ chiến sĩ thành lập 4 tổ công tác xuống trực tiếp địa bàn tuyên truyền vận động các phương tiện về nơi neo đậu tránh trú bão, hỗ trợ bà con trên đảo chằng chống phương tiện, gia cố nhà cửa.

    Đến thời điểm hiện tại, trên đảo có 9 hộ dân với 38 nhân khẩu đều đã di chuyển đến nơi an toàn; 3 hộ dân với 15 nhân khẩu đã di chuyển cùng phương tiện về điểm tránh trú bão an toàn.

    16:35

    Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão

    Trong ngày 21/7, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã đi kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại phường Bãi Cháy và phường Việt Hưng.

    Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu tránh trú bão tại khu Giếng Đáy 3A, phường Việt Hưng. (Ảnh: QMG)

    Tại phường Bãi Cháy, ông Thắng yêu cầu các đơn vị chức năng phường Bãi Cháy tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng duy trì lực lượng ứng trực thường xuyên tại các khu vực xung yếu, sẵn sàng xử lý các tình huống phát sinh. Tập đoàn Sungroup tiếp tục chủ động triển khai công tác phòng chống bão, đảm bảo giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của bão; đồng thời, tổ chức khôi phục các hoạt động du lịch ngay sau bão.

    Tại phường Việt Hưng, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh kiểm tra công tác bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu tránh trú bão tại khu Giếng Đáy 3A, phường Việt Hưng.

    Tại đây ông Thắng yêu cầu phường Việt Hưng chỉ đạo các lực lượng công an, quân sự tăng cường lực lượng ứng trực tại khu vực tàu thuyền neo đậu, đảm bảo an ninh trật tự cũng như công tác phòng chống cháy nổ.

    Ông Vũ Đại Thắng, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh (áo trắng, giữa) Kiểm tra tại Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long và khu vực Công viên Sunworld Hạ Long. (Ảnh: QMG)

    Theo báo cáo của phường Bãi Cháy và Tập đoàn Sungroup, cho đến hết ngày 20/7, toàn bộ tàu thuyền neo đậu tại Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long đã được di dời đến các khu tránh trú bão an toàn. Đối với khu vực Công viên Sunworld Hạ Long, đơn vị cũng dừng đón khách từ ngày 21/7.

    16:49

    Khu du lịch Hải Tiến, tỉnh Thanh Hóa còn 250 du khách đang lưu trú

    Xã Hoằng Tiến, tỉnh Thanh Hoá là xã ven biển (sát nhập gồm 4 xã gồm: Xã Hoằng Hải, xã Hoằng Trường, xã Hoằng Yến và xã Hoằng Tiến), đây là những khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi triều cường, gió mạnh, sóng lớn khi có bão đổ bộ. Hiện xã đang khẩn trương chuẩn bị sẵn sàng các phương án để ứng phó với bão số 3 theo phương châm 4 tại chỗ.

    Theo báo cáo của UBND xã Hoằng Tiến, tỉnh Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 23,79km2, gồm 27 thôn với 7.120 hộ dân sinh sống, với dân số 29.687 người. Xã có chiều dài bờ biển 6.8km và 2 con sông chảy qua là sông Lạch Trường và sông Cung. Xã Hoằng Tiến cũng là khu du lịch biển Hải Tiến với 58 khách sạn, nhà nghỉ với 4.494 phòng, có 90 nhà hàng.

    Diện tích nuôi trồng thủy hải sản toàn là 251,3 ha trong đó diện tích nội đê là 191,8 ha, ngoại đê là 44,5ha và diện tích nuôi ngao ở cửa sông là 15ha. Với đặc điểm trên, xã Hoằng Tiến thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai như: Bão, ngập lụt, xâm nhập mặn…, có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi triều cường, gió mạnh, sóng lớn khi có bão đổ bộ.

    Theo ghi nhận của Dân Việt, hiện toàn xã có 602 phương tiện khai thác thủy sản và 100% phương tiện, người lao động đã vào bờ tránh bão. Tại khu du lịch biển Hải Tiến, qua rà soát còn 250 khách đang lưu trú, chính quyền địa phương đã có phương án đưa du khách đến điểm an toàn.

    Xã Hoằng Tiến cũng đã xây dựng phương án hộ đê thoát lũ, phần công trực ban và trực chỉ huy 24/24 giờ, đồng thời huy động hàng trăm người tham gia các tổ xung kích, sẵn sàng phương án cứu nạn cứu hộ. Để đảm bảo và chủ động trong công tác phòng chống bão không bị động, bất ngờ trong các tình huống thiên tai, mưa bão lớn xảy ra, xã Hoằng Tiến đã huy động 783 người và phân công vụ cụ cho từng thành viên Ban Chỉ huy và các tổ xung kích tham gia.

    16:54

    Quảng Ninh: Đưa hơn 21.500 ngư dân và khách du lịch về bờ an toàn

    Đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Ninh đã đưa 7.518 người nuôi trồng thủy sản ngoài biển lên bờ an toàn và đang tiếp tục rà soát. Ngoài ra, toàn tỉnh có 2.078 nhà có nguy cơ bị ngập lụt, sạt lở… và không đảm bảo an toàn khi bão mạnh ảnh hưởng. UBND các địa phương đã thông tin và lập phương án di dời khi có nguy cơ.

    Trong ngày 20/7, phường Hồng Gai tiến hành di dời 25 hộ tại chung cư 5 tầng Bạch Long; 35 hộ tại chung cư lô A, C tập thể bệnh viện...

    Đây đều là các chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D. Phường Hà Lầm dự kiến hoàn thành việc di dời toàn bộ 52 hộ dân sinh sống tại các khu vực nguy hiểm trước 14h ngày 21/7...

    Một hộ nuôi biển ký cam kết về bờ đảm bảo an toàn trước bão với lực lượng chức năng (Ảnh: QMG)

    Cũng trong ngày 20/7, các địa phương cũng đã tổ chức đưa khoảng 14.000 khách du lịch các tuyến đảo về bờ an toàn. Đến 17h ngày 20/7 chỉ còn 47 khách du lịch có nhu cầu ở lại đang lưu trú trên các đảo thuộc Đặc khu Cô Tô và Đặc khu Vân Đồn.

    Các cơ quan chức năng cùng người dân tại đặc khu Cô Tô đang khẩn trương gia cố các bè nuôi trồng thủy sản nhằm bảo vệ tài sản. Video: VP Đông Bắc 

    Đến thời điểm này, đặc khu Cô Tô đã đón những đợt gió mạnh đầu tiên của bão số 3.

    Từ 12h, toàn đảo bắt đầu có mưa kèm gió nhưng thực sự mạnh lên từ 14h. Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn đặc khu Cô Tô, tại thời điểm 15h sức gió trung bình 9m/s, giật 17.1m/s, cấp 7. Biển Cô Tô lúc này cũng bắt đầu có sóng lớn.

    Rút kinh nghiệm trong đợt bão Yagi năm 2024, bà con làng chài Bái Tử Long đã chuẩn bị dây thừng gia cố bè cá và chuẩn bị phương tiện cứu nạn cho làng chài. 

    Khu vực nuôi biển trên làng chài Bái Tử Long đã bắt đầu có mưa nhỏ. Rút kinh nghiệm từ bão Yagi năm ngoái, bà con làng chài đã chuẩn bị dây thừng gia cố bè cá và chuẩn bị phương tiện cứu nạn cho làng chài.

    Làng chài Bái Tử Long thuộc Đặc khu Vân Đồn đang có mưa nhỏ. Ảnh: VP Đông Bắc
    Thực hiện: VP Đông Bắc 

    Dốc sức bảo vệ tuyến đê dài gần 34km

    Đê Hà Nam (thuộc phường Liên Hoà và Phong Cốc) là tuyến đê cấp III duy nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tổng chiều dài toàn tuyến gần 34km.

    Sau mùa mưa bão năm 2024, chính quyền các xã, phường có tuyến đê đi qua đã phối hợp với đơn vị quản lý đê kiểm tra kỹ hiện trạng nhằm phát hiện hư hỏng, các yếu tố bất lợi có nguy cơ đe dọa an toàn công trình. Đồng thời, xác định những tuyến, khu vực trọng điểm xung yếu để có phương án bảo vệ.

    Tới nay, toàn tuyến đã được tu bổ nâng cấp với quy mô đảm bảo chống được bão cấp 10, triều cường tần suất 5%. Đặc biệt, đoạn đê từ K22+375 đến K22+525 là đoạn có chế độ dòng chảy phức tạp, trong các năm gần đây có diễn biến xói lở. Mặc dù đã được gia cố, nhưng cần quan tâm, tập trung các biện pháp bảo vệ đoạn đê. Đến thời điểm hiện tại, để ứng phó với bão số 3 (bão Wipha), phường Liên Hòa (tỉnh Quảng Ninh) đã tổ chức rà soát toàn bộ hiện trạng tuyến đê; chỉ đạo, phân công lực lượng thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình kịp thời xử lý phát sinh sự cố và tiêu thoát nước trong đồng, tránh xảy ra nguy cơ ngập úng.

    Phường Liên Hoà cũng chuẩn bị sẵn hơn 8m3 đá hộc tập kết tại các vị trí xung yếu để chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 3.

    Lãnh đạo phường Liên Hòa (tỉnh Quảng Ninh) kiểm tra các đoạn đê xung yếu. Ảnh: Cổng thông tin điện tử phường Liên Hòa. 

    Hiện nay, tổng chiều dài hệ thống đê toàn tỉnh Quảng Ninh là khoảng 397km, trong đó gần 34km đê cấp III, 134km đê cấp IV và 230km đê cấp V). Hệ thống đê này có nhiệm vụ bảo vệ khoảng 43.600ha diện tích và khoảng 250.000 người. Với khả năng chịu được gió bão cấp 9 - 10 kết hợp thủy triều tần suất 10%, hệ thống đê của Quảng Ninh có mức đảm bảo tương đối cao so với toàn quốc.

    Để chủ động ứng phó với bão số 3 (bão Wipha), các phường, xã ven biển có tuyến đê đã huy động lực lượng và người dân gia cố mái đê, chèn bao tải đất, bổ sung rọ đá, cọc tre chống xói chân đê, đặc biệt tại các vị trí tiếp giáp cửa sông, ven biển dễ bị sóng đánh vỗ mái. Ngoài ra, nhằm giảm áp lực lên hệ thống đê sông khi bão gây mưa lớn trên lưu vực, 176 hệ thống hồ đập, thủy lợi trên địa bàn tỉnh cũng đã được rà soát dung tích phòng lũ, chủ động hạ thấp mực nước đón lũ theo quy trình vận hành được phê duyệt.

    Các trạm bơm tiêu úng, tiêu thoát nước đô thị và vùng sản xuất thấp trũng đã được bảo dưỡng, thử tải; chuẩn bị nguồn điện dự phòng và nhiên liệu để vận hành liên tục trong điều kiện mưa bão.

    17:15

    Xã Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa dựng lán trại giúp dân tránh, trú bão số 3

    Trao đổi với Dân Việt, ông Ngân Phúc Hậu, Phó Chủ tịch UBND xã Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện chính quyền địa xã đã phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Công an đã dựng nhiều lán tạm để sơ tán 12 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở.

    Hiện khu lán tạm đã cơ bản được hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tránh trú tạm thời của toàn bộ người dân bản Cha Khót khi tình huống sạt lở xảy ra.

    Hiện khu lán tạm xã Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa đã cơ bản được hoàn thành, đáp ứng nhu cầu tránh trú tạm thời của toàn bộ người dân bản Cha Khót khi tình huống sạt lở xảy ra. Ảnh: Hữu Dụng

    Ngoài bản Cha Khót, theo rà soát trên địa bàn xã Na Mèo có còn 2 điểm có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến 16 hộ dân với 67 nhân khẩu. Tại 3 bản gồm Son, Sa Ná, Ché Lầu có nguy cơ cao bị cô lập do sạt lở đất xã Na Mèo cũng đã chuẩn bị phương án đối phó khi xảy ra.

    Hiện xã Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa cũng chủ động các điều kiện cần thiết để phục vụ người dân trong thời gian tránh trú, như lương thực, thực phẩm, điện sáng, nước uống.

    17:26

    Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão số 3

    Ngày 21/7, ông Nguyễn Văn Gấu - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh đi kiểm tra công tác triển khai ứng phó với bão số 3 (bão Wipha) tại trạm bơm Lãng Sơn (phường Tân An), đê bối Lãng Sơn, trạm bơm Tư Mại (phường Cảnh Thuỵ) và đê tả cầu Ba Tổng.

    Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Văn Gấu trao đổi với lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống lụt bão tại phường Cảnh Thuỵ, tỉnh Bắc Ninh

    Qua kiểm tra tại các công trình thủy lợi phục vụ tiêu úng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Văn Gấu đánh giá cao sự nỗ lực của các địa phương, đơn vị quản lý đã chủ động sửa chữa, nâng cấp, khắc phục kịp thời sự cố, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, góp phần nâng cao khả năng phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão.

    Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh Nguyễn Văn Gấu yêu cầu các đơn vị cử người trực 24/24 giờ, sẵn sàng các phương án với tinh thần chủ động; đẩy mạnh tuyên truyền về tình hình mưa bão trên các phương tiện thông tin để cán bộ và nhân dân nắm được; tích cực phối hợp với ngành điện bảo đảm cung ứng điện giúp trạm bơm hoạt động liên tục, không gián đoạn trong mùa mưa bão.

    Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh động viên lực lượng trực, đồng thời nhấn mạnh, thời tiết, thiên tai tiếp tục có những diễn biến phức tạp, do vậy các cơ quan, đơn vị, địa phương cần bám sát tình hình mưa bão, mực nước sông để tham mưu lãnh đạo tỉnh có chỉ đạo kịp thời; chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ hệ thống đê điều, trạm bơm trên địa bàn; tiếp tục rà soát, bổ sung phương án huy động lực lượng, phương tiện, sẵn sàng ứng phó với các tình huống, sự cố bất thường.

    17:28

    Phú Thọ: Dừng hoạt động cầu phao Phong Châu từ 19 giờ tối nay, 21/7

    Ngày 21/7, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh thông báo sẽ tiến hành dừng vận hành cầu phao và phà quân sự để phòng, chống bão số 3.

    Đại tá Nguyễn Đăng Chiến, Trưởng phòng Tuyên huấn, Binh chủng Công binh cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và Binh chủng Công binh về việc phòng, chống cơn bão số 3, từ 19 giờ hôm nay (21/7) Lữ đoàn 249 sẽ tạm dừng bảo đảm cầu, phà tại khu vực cầu Phong Châu.

    Vào lúc 19 giờ 30 phút đơn vị sẽ tiến hành cắt cầu, tổ chức neo đậu và ghim các trang bị bảo đảm cầu, phà. Đơn vị sẽ tổ chức trực và thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết khí hậu thủy văn quốc gia và đo lưu tốc dòng chảy, khi điều kiện an toàn sẽ nối lại cầu phao hoặc bảo đảm phà đưa nhân dân qua sông.

    17:34

    Công an tỉnh Thái Nguyên huy động 100% quân số ứng phó bão số 3, sẵn sàng hỗ trợ người dân

    Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha) đang hướng vào vịnh Bắc Bộ, lực lượng Công an tỉnh Thái Nguyên đã chủ động vào cuộc với tinh thần “bốn tại chỗ”, trực chiến 100% quân số từ 13h30 chiều 21/7 để sẵn sàng ứng phó mọi tình huống, đảm bảo an toàn cho người dân – nhất là bà con nông dân tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nguy cơ sạt lở, ngập lụt cao.

    Ngay sau khi nhận chỉ đạo từ Bộ Công an và UBND tỉnh Thái Nguyên, Công an tỉnh đã yêu cầu toàn bộ các đơn vị nghiệp vụ, công an cấp huyện, cấp xã theo dõi sát diễn biến của bão Wipha. Mục tiêu là kịp thời triển khai các phương án phòng chống, không để bị động, bất ngờ khi mưa lớn xảy ra.

    Công an các xã, phường phối hợp với chính quyền cơ sở rà soát lại toàn bộ các điểm xung yếu như vùng trũng, khu dân cư ven suối, các sườn đồi có nguy cơ sạt lở... để tuyên truyền, vận động người dân chủ động sơ tán đến nơi an toàn khi cần thiết. Đồng thời, lực lượng cũng sẵn sàng huy động phương tiện, nhân lực hỗ trợ bà con di dời tài sản, gia súc, bảo vệ hoa màu, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra.

    Đặc biệt, Công an tỉnh cũng đã chỉ đạo thành lập các tổ xung kích ở cấp cơ sở, để nhanh chóng tiếp cận, giúp đỡ bà con khắc phục hậu quả sau bão như dọn dẹp cây đổ, sửa lại nhà cửa bị tốc mái, hỗ trợ bà con khôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai.

    Trong những ngày tới, Công an tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, chủ động tham mưu cho chính quyền các cấp trong việc bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của người dân và nhà nước.

    17:39

    Chi cục Biển đảo và Thủy sản Thanh Hóa khuyến cáo người dân các biện pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản

    Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Chi cục Biển đảo và Thuỷ sản Thanh Hoá đã gửi công văn về các địa phương, yêu cầu các bộ phận liên quan triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp nhằm bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản.

    Trong đó, ở giai đoạn trước khi xảy ra mưa, bão cần thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa thủy sản nuôi khi đạt kích cỡ thương phẩm; nạo vét kênh mương; đặt ống xả tràn, phát quang cành cây quanh bờ ao, bố trí neo đậu, kiểm tra, gia cố lại hệ thống dây neo, phao lồng; vệ sinh lồng bè thông thoáng; khi cần thiết, di chuyển lồng bè vào khu vực kín gió, có dòng chảy nhiều, độ mặn ổn định (đối với nuôi ven biển).

    Trường hợp không di chuyển được lồng bè cần che chắn mặt lồng, bè bằng lưới có kích thước mắt lưới phù hợp để hạn chế thủy sản nuôi thoát ra ngoài. Đồng thời, chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu cần thiết để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ ao, cống, đăng chắn khi có tình huống xấu xảy ra.

    Sau bão, người dân cần xả bớt nước trên tầng mặt để giảm bớt lượng nước mưa trong ao; tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao.

    Kiểm tra, xử lý các yếu tố môi trường nước ao, đầm, nơi đặt lồng bè nuôi, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép. Bổ sung vitamin hoặc chế phẩm sinh học vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; thường xuyên theo dõi sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp do ảnh hưởng của thời tiết, nếu có thuỷ sản bị chết cần xử lý để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước.

    Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hoá, hiện toàn tỉnh có có 19.200 ha nuôi trồng thủy sản. Trong đó, diện tích nuôi nước ngọt là 14.000 ha, diện tích nuôi nước lợ là 4.200 ha, diện tích nuôi nước mặn là 1.000 ha và hơn 5.700 lồng bè nuôi trồng thủy sản tại khu vực ven biển, ven sông, hồ.

    17:52

    Thanh Hóa huy động hơn 186.000 người ứng phó với bão số 3

    Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa, hiện tại 166 xã, phường trên địa bàn tỉnh đã thành lập, củng cố, kiện toàn Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã. Các ngành, các địa phương đã rà soát, bổ sung, hoàn thiện phương án huy động 186.583 người sẵn sàng tham gia công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

    Ngoài ra, các ngành, các địa phương trong tỉnh đã chuẩn bị 44.487m3 đá hộc; 13.406m3 đá dăm, sỏi; 9.354m3 cát; 80.033m3 đất; 29.926 rọ thép; 1.016.766 chiếc bao tải; 197.727m2 bạt, 199.428 cọc tre cùng các loại vật tư dự phòng khác, đáp ứng yêu cầu xử lý các tình huống khẩn cấp do thiên tai gây ra.

    Chiều ngày 21/7, ông Nguyễn Văn Chính, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa cho biết, tính đến 10 giờ ngày 20/7, toàn tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, xác định 42 trọng điểm xung yếu về đê điều và 57 hồ chứa nước không bảo đảm an toàn. Trước tình hình bão số 3 đang tiến sát đất liền, Chi cục Thủy lợi đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều giải pháp cấp bách: cắt cử lực lượng trực tại chỗ, bố trí phương tiện, vật tư hộ đê, sẵn sàng xử lý sự cố khi có mưa lớn, nước dâng. Đối với các hồ chứa xung yếu, yêu cầu tăng cường kiểm tra, vận hành điều tiết phù hợp, có phương án bảo đảm an toàn vùng hạ du.

    Ngoài ra, Chi cục Thủy lợi tỉnh Thanh Hóa cũng lập các tổ công tác xuống kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó tại các địa bàn trọng điểm, đặc biệt chú trọng phương án “4 tại chỗ” trong bảo vệ công trình và đảm bảo an toàn cho người dân vùng hạ lưu khi mưa bão xảy ra.

    17:55

    Biển Hưng Yên đã có sóng lớn

    Biển Cồn Vành, Hưng Yên bắt đầu có sóng lớn.

    17h50, ngày 21/7, ghi nhận của PV Dân Việt tại các xã ven biển của huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình cũ, nay là Hưng Yên), trời mưa nặng hạt. Người dân đang khẩn trương chằng chống nhà cửa, mái tôn để tránh bị hư hại do ảnh hưởng của bão. Tại biển Cồn Vành, biển động, sóng lớn.

    18:9

    Xã Trung Hạ, tỉnh Thanh Hóa di dời khẩn cấp 168 người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

    Chiều 21/7, ông Hà Xuân Thành, Bí thư Đảng ủy xã Trung Hạ cho biết: Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai do bão số 3, xã đã xây dựng phương án, tổ chức di dời khẩn cấp 39 hộ dân ở bản Muỗng ra khỏi vùng nguy hiểm.

    Đây là điểm xung yếu trong phòng chống thiên tai, đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp vào đầu tháng 10/2024, sau cơn bão số 4.

    Bản Muỗng hiện có 39 hộ dân với 168 khẩu sinh sống dọc đồi thấp ven sông Lò và các khe, suối. Sau cơn bão số 4 vào cuối tháng 9/2024, các vết nứt, sụt lún xuất hiện trên nền, sân, tường nhà dân và đường giao thông trong bản. Nguy cơ sạt lở tại đây rất cao.

    Trước tình hình diễn biến phức tạp của bão số 3, nhất là khả năng mưa lớn do hoàn lưu bão gây nguy cơ cao sạt lở, UBND xã Trung Hạ đã tổ chức họp bản, thông báo tình hình thời tiết và thống nhất di dời toàn bộ người dân đến nơi ở an toàn.

    Trong ngày 21/7, xã đã tổ chức lực lượng dựng lán tạm trên khu vực an toàn, ở gần bản. Đồng thời tiến hành di dời người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm. Việc di dời được tổ chức bài bản, khẩn trương, có sự tham gia của lực lượng công an và quân sự.

    Ngoài ra, xã cũng đã chuẩn bị điện, nước và lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu của người dân trong thời gian trú ẩn. Đồng thời phân công lực lượng ứng trực 24h/24h để bảo vệ và hỗ trợ người dân khi cần thiết.

    Popup Image
    ×

    Tham khảo thêm

    KHẨN: Cập nhật tin bão mới nhất, 9 - 10h sáng nay, 21/7, bão số 3 WIPHA vào vịnh Bắc Bộ, còn tăng cấp

    KHẨN: Cập nhật tin bão mới nhất, 9 - 10h sáng nay, 21/7, bão số 3 WIPHA vào vịnh Bắc Bộ, còn tăng cấp

    Bão số 3 Wipha diễn biến phức tạp, Nghệ An cấm tàu thuyền ra khơi từ 5h ngày hôm nay, 21/7

    Bão số 3 Wipha diễn biến phức tạp, Nghệ An cấm tàu thuyền ra khơi từ 5h ngày hôm nay, 21/7

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chỉ còn cách miền Bắc Việt Nam hơn 200km, trọng tâm đổ bộ sẽ vào đâu?

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chỉ còn cách miền Bắc Việt Nam hơn 200km, trọng tâm đổ bộ sẽ vào đâu?

    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • bão số 3
    • bão WIPHA
    • chống bão số 3
    • ứng phó bão số 3
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Nơi này ở tỉnh An Giang, dân nuôi thứ cá biển gì to bự, anh tỷ phú bắt lên ai cũng muốn xem?

    Nơi này ở tỉnh An Giang, dân nuôi thứ cá biển gì to bự, anh tỷ phú bắt lên ai cũng muốn xem?

    Cánh đồng 'Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao' của một ấp ở tỉnh Đồng Tháp mới đẹp mê ly thế này đây

    Cánh đồng "Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao" của một ấp ở tỉnh Đồng Tháp mới đẹp mê ly thế này đây

    Mò trúng con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ ở mương nước, một người Hà Tĩnh nộp kiểm lâm

    Mò trúng con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ ở mương nước, một người Hà Tĩnh nộp kiểm lâm

    Đây là loại quả ngon đặc sản Hà Nam đang được tỉnh Ninh Bình mới tìm cách phục hồi sau sáp nhập

    Đây là loại quả ngon đặc sản Hà Nam đang được tỉnh Ninh Bình mới tìm cách phục hồi sau sáp nhập

    Tin bão mới nhất: Chuyên gia nhận định thời điểm bão số 3 đổ bộ miền Bắc, 74 xã ở Thanh Hóa, Nghệ An khuyến cáo sạt lở

    Tin bão mới nhất: Chuyên gia nhận định thời điểm bão số 3 đổ bộ miền Bắc, 74 xã ở Thanh Hóa, Nghệ An khuyến cáo sạt lở

    Một làng cổ đẹp như phim bên dòng sông Lèn ở Thanh Hóa có nghi môn còn sót lại từ thời nhà Nguyễn

    Một làng cổ đẹp như phim bên dòng sông Lèn ở Thanh Hóa có nghi môn còn sót lại từ thời nhà Nguyễn

     Vừa nhậm chức, quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng đã đi chỉ đạo ứng phó bão Wipha

    Vừa nhậm chức, quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng đã đi chỉ đạo ứng phó bão Wipha

    Tin nổi bật

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chỉ còn cách miền Bắc Việt Nam hơn 200km, trọng tâm đổ bộ sẽ vào đâu?

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chỉ còn cách miền Bắc Việt Nam hơn 200km, trọng tâm đổ bộ sẽ vào đâu?

    Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ ngày 21/7, tâm bão ở trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh–Hải Phòng khoảng 275km về phía Đông.

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA bứt tốc, rất gần Quảng Ninh, những khu vực là trọng tâm mưa do bão số 3 cần lưu ý
    14

    Nhà nông
    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA bứt tốc, rất gần Quảng Ninh, những khu vực là trọng tâm mưa do bão số 3 cần lưu ý

    Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn kiểm tra tình hình hoạt động tại phường Cam Đường và xã Trịnh Tường

    Nhà nông
    Lào Cai: Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn kiểm tra tình hình hoạt động tại phường Cam Đường và xã Trịnh Tường

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 liên tục tăng cấp, vì sao đất liền vẫn dông lốc dù bão WIPHA đang ngoài biển Đông?

    Nhà nông
    Tin bão mới nhất: Bão số 3 liên tục tăng cấp, vì sao đất liền vẫn dông lốc dù bão WIPHA đang ngoài biển Đông?

    KHẨN: Cập nhật tin bão mới nhất, 9 - 10h sáng nay, 21/7, bão số 3 WIPHA vào vịnh Bắc Bộ, còn tăng cấp

    Nhà nông
    KHẨN: Cập nhật tin bão mới nhất, 9 - 10h sáng nay, 21/7, bão số 3 WIPHA vào vịnh Bắc Bộ, còn tăng cấp

    Đọc thêm

    Tiền vệ Nguyễn Công Phương “gửi tín hiệu” tới HLV Kim Sang-sik
    Thể thao

    Tiền vệ Nguyễn Công Phương “gửi tín hiệu” tới HLV Kim Sang-sik

    Thể thao

    Trả lời phỏng vấn trước buổi tập của U23 Việt Nam, tiền vệ Nguyễn Công Phương bày tỏ sự quyết tâm trong quá trình tập luyện cũng như mong muốn được HLV Kim Sang-sik trao cơ hội ra sân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin bão mới nhất: Chuyên gia nhận định thời điểm bão số 3 đổ bộ miền Bắc, 74 xã ở Thanh Hóa, Nghệ An khuyến cáo sạt lở
    Nhà nông

    Tin bão mới nhất: Chuyên gia nhận định thời điểm bão số 3 đổ bộ miền Bắc, 74 xã ở Thanh Hóa, Nghệ An khuyến cáo sạt lở

    Nhà nông

    Khoảng trưa đến chiều mai (22/7), vùng tâm bão số 3 sẽ đi vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa; trong đó khu vực ven biển Hải Phòng, ven biển Hưng Yên (Thái Bình cũ), cường độ bão cấp 9-10, giật cấp 13-14.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Công ty Nhã Nam nêu nguyên nhân vi phạm của ông Đặng Hoàng Giang
    Tin tức

    Công ty Nhã Nam nêu nguyên nhân vi phạm của ông Đặng Hoàng Giang

    Tin tức

    Theo Công ty Cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam, ông Đặng Hoàng Giang gửi email tới một số nhân sự chủ chốt của Công ty quy kết một số hành động của ông Nguyễn Nhật Anh “có tính tình dục” với nhân viên.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nơi này ở tỉnh An Giang, dân nuôi thứ cá biển gì to bự, anh tỷ phú bắt lên ai cũng muốn xem?
    Nhà nông

    Nơi này ở tỉnh An Giang, dân nuôi thứ cá biển gì to bự, anh tỷ phú bắt lên ai cũng muốn xem?

    Nhà nông

    Đến thăm mô hình nuôi cá lồng bè, trong đó có nuôi cá bống mú to bự trên biển của anh Tạ Thanh Tùng ngụ tại ấp Bãi Ngự, xã An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang cũ (nay là đặc khu Kiên Hải, tỉnh An Giang mới) mới cảm nhận được sự năng động, dám nghĩ, dám làm trong góp phần phát triển kinh tế cho xã hội và cho thu nhập cao.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Superman' giữ vững ngôi đầu phòng vé
    Văn hóa - Giải trí

    "Superman" giữ vững ngôi đầu phòng vé

    Văn hóa - Giải trí

    Bom tấn "Superman" tiếp tục thống trị phòng vé Bắc Mỹ trong tuần thứ hai công chiếu với 57,3 triệu USD, giúp Warner Bros. tạm vượt Disney về tổng doanh thu phòng vé trong năm 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hai cô giáo nghỉ hưu 'phi' xe máy đến quán cà phê treo giữa trời, đối mặt “khúc cua tử thần” giữa vách đá và vực sâu
    Xã hội

    Hai cô giáo nghỉ hưu "phi" xe máy đến quán cà phê treo giữa trời, đối mặt “khúc cua tử thần” giữa vách đá và vực sâu

    Xã hội

    Phía sau tay lái của hai cô giáo là cả một hành trình vượt qua giới hạn tuổi tác, nỗi sợ và chính mình, để ngắm nhìn thiên nhiên kỳ vĩ trong ánh nắng chênh vênh trên Mã Pì Lèng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Danh sách các trường xét học bạ 2025 ở Hà Nội mới nhất
    Xã hội

    Danh sách các trường xét học bạ 2025 ở Hà Nội mới nhất

    Xã hội

    Mới nhất, các trường xét học bạ 2025 ở Hà Nội gồm những trường nào, thí sinh có theo dõi những thông tin sau đây của Dân Việt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tổng thống Putin chốt điều kiện hòa bình với Ukraine, ép Kiev đầu hàng, nhượng đất ngay sau đề nghị của ông Zelensky
    Thế giới

    Tổng thống Putin chốt điều kiện hòa bình với Ukraine, ép Kiev đầu hàng, nhượng đất ngay sau đề nghị của ông Zelensky

    Thế giới

    Nga tuyên bố sẵn sàng hướng tới hòa bình với Ukraine nhưng chỉ sau khi đạt được các mục tiêu đặt ra đồng thời bác cáo buộc từ Kiev và các nước phương Tây rằng Moscow đang cố tình kéo dài tiến trình đàm phán hòa bình, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Mò trúng con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ ở mương nước, một người Hà Tĩnh nộp kiểm lâm
    Nhà nông

    Mò trúng con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ ở mương nước, một người Hà Tĩnh nộp kiểm lâm

    Nhà nông

    Sáng 20/7, gia đình anh Nguyễn Thanh Hảo, nông dân thôn Kim Tân, xã Hồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (trước kia, Hồng Lộc là 1 trong 8 xã mới của huyện Thạch Hà cũ) mò bắt được một con rùa núi vàng ở mương nước trong khuôn viên vườn nhà. Nghi ngờ đây là động vật hoang dã quý hiếm nên gia đình anh Hảo đã trình báo với công an xã Hồng Lộc và lực lượng kiểm lâm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Gia đình ông Đinh La Thăng không nhờ ai viết bài, đăng tin kêu gọi đặc xá
    Tin tức

    Gia đình ông Đinh La Thăng không nhờ ai viết bài, đăng tin kêu gọi đặc xá

    Tin tức

    Trước việc có nhiều bài viết trái chiều nhau trên mạng xã hội về việc kêu gọi đặc xá cho ông Đinh La Thăng, gia đình ông ủy quyền cho luật sư ra thông cáo khẳng định không nhờ ai viết bài, đăng tin.

    Chia sẻ Chia sẻ
     Vừa nhậm chức, quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng đã đi chỉ đạo ứng phó bão Wipha
    Nhà nông

    Vừa nhậm chức, quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng đã đi chỉ đạo ứng phó bão Wipha

    Nhà nông

    Trong chuyến công tác kiểm tra ứng phó bão số 3 (Wipha) tại Ninh Bình, quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng đánh giá cao tinh thần chủ động của tỉnh, đồng thời đưa ra những chỉ đạo quan trọng nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tô Đát Kỷ mê hoặc Trụ Vương vì lòng thù hận vô tận?
    Đông Tây - Kim Cổ

    Tô Đát Kỷ mê hoặc Trụ Vương vì lòng thù hận vô tận?

    Đông Tây - Kim Cổ

    Tô Đát Kỷ nổi tiếng với vẻ đẹp quốc sắc thiên hương, diễm lệ khó ai sánh bằng. Nhưng cũng vì nhan sắc này mà Trụ Vương đã đánh mất nước.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh đến 15,5 triệu đồng nhằm cân bằng biến động CPI
    Kinh tế

    Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh đến 15,5 triệu đồng nhằm cân bằng biến động CPI

    Kinh tế

    Tờ trình của Bộ Tài chính cho biết, việc điều chỉnh nhằm đảm bảo thu nhập thực tế cho người nộp thuế phù hợp với biến động giá cả từ thời điểm năm 2020.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Vang bóng một thời', nay cánh đồng đặc biệt này ở Hà Tĩnh hoang phế, cỏ dại um tùm đến bất ngờ, vì sao vậy?
    Nhà nông

    "Vang bóng một thời", nay cánh đồng đặc biệt này ở Hà Tĩnh hoang phế, cỏ dại um tùm đến bất ngờ, vì sao vậy?

    Nhà nông

    Thu nhập từ nghề muối quá thấp khiến diêm dân tại xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà (nay là phường Trần Phú, tỉnh Hà Tĩnh) không còn mặn mà với nghề truyền thống, dẫn đến cánh đồng muối bị bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nga, Mỹ và các nước chia buồn về vụ lật tàu ở Vịnh Hạ Long
    Thế giới

    Nga, Mỹ và các nước chia buồn về vụ lật tàu ở Vịnh Hạ Long

    Thế giới

    Sáng 21/7, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper đã gửi lời chia buồn về vụ lật tàu ở Vịnh Hạ Long, và khẳng định sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn. Đại sứ quán Nga tại Hà Nội và các nước như Thụy Sỹ, Australia, Anh cũng đã bày tỏ sự chia sẻ với mất mát và gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giảm nghèo vùng lõi: Cần can thiệp toàn diện và trao quyền thực chất hơn cho người nghèo
    Xã hội

    Giảm nghèo vùng lõi: Cần can thiệp toàn diện và trao quyền thực chất hơn cho người nghèo

    Xã hội

    Công cuộc giảm nghèo tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đặc biệt tại các "vùng lõi nghèo" – nơi vốn là những địa bàn khó khăn nhất. Tuy nhiên, hành trình phía trước vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi một tư duy và cách tiếp cận mới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cánh đồng 'Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao' của một ấp ở tỉnh Đồng Tháp mới đẹp mê ly thế này đây
    Nhà nông

    Cánh đồng "Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao" của một ấp ở tỉnh Đồng Tháp mới đẹp mê ly thế này đây

    Nhà nông

    Khi Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL khởi động với kỳ vọng tái định hình nền sản xuất lúa theo hướng xanh, bền vững và giảm phát thải, nhiều nơi đã chọn hợp tác xã làm đầu mối triển khai. Thế nhưng, hơn 45 nông dân ấp Mỹ Phú C, xã Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp mới (sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang), đã có một quyết định đặc biệt: “rủ nhau” cùng thực hiện mô hình canh tác lúa kiểu mới, không qua hợp tác xã, mà bằng tinh thần đồng thuận, tự nguyện.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tại đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ NN&MT yêu cầu đảm bảo an toàn khu nuôi thủy sản trong bão số 3
    Nhà nông

    Tại đặc khu Vân Đồn, Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ NN&MT yêu cầu đảm bảo an toàn khu nuôi thủy sản trong bão số 3

    Nhà nông

    Kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại đặc khu Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến yêu cầu phải đảm bảo an toàn tại các khu vực nuôi trồng thủy sản, hồ chứa...

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cập nhật điểm sàn, điểm chuẩn đại học tư thục ở TP.HCM 2025: 15-16 điểm có chắc suất?
    Chuyển động Sài Gòn

    Cập nhật điểm sàn, điểm chuẩn đại học tư thục ở TP.HCM 2025: 15-16 điểm có chắc suất?

    Chuyển động Sài Gòn

    Toàn bộ 15 trường ĐH tư thục tại TP.HCM đã công bố điểm sàn 2025, hầu hết từ 15-16 điểm. Nhưng liệu thí sinh có điểm ở mức này đã đủ trúng tuyển?

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin chiều 21/7: “Bom tấn” Việt kiều của CLB CAHN xuất hiện trên khán đài
    Thể thao

    Tin chiều 21/7: “Bom tấn” Việt kiều của CLB CAHN xuất hiện trên khán đài

    Thể thao

    “Bom tấn” Việt kiều của CLB CAHN xuất hiện trên khán đài; Juventus sẵn sàng chi đậm đưa Hojlund trở lại Serie A; Bốc thăm giải U16 nữ Đông Nam Á 2025, U16 nữ Việt Nam nằm ở bảng B với U16 nữ Myanmar và U16 nữ Campuchia; Racing gia hạn hợp đồng Maravilla Martínez với điều khoản phá vỡ kỷ lục; John Stones tổ chức đám cưới với bạn gái lâu năm tại thiên đường Ibiza.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tin bão mới nhất: Khi nào bão số 3 WIPHA chính thức đổ bộ vào đất liền nước ta? Đặc biệt trọng tâm là những tỉnh nào?
    Nhà nông

    Tin bão mới nhất: Khi nào bão số 3 WIPHA chính thức đổ bộ vào đất liền nước ta? Đặc biệt trọng tâm là những tỉnh nào?

    Nhà nông

    Chia sẻ với báo chí cách đây ít phút về tin bão mới nhất, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết: Khoảng 9 đến 15h ngày mai (22/7), bão số 3 WIPHA sẽ đổ bộ vào khu vực đất liền nước ta, trọng tâm là Nam Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Bình và Thanh Hóa.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công ca ghép tủy tự thân thứ 50 và 3 ca ghép tủy đồng loại liên tiếp
    Xã hội

    Bệnh viện Trung ương Huế thực hiện thành công ca ghép tủy tự thân thứ 50 và 3 ca ghép tủy đồng loại liên tiếp
    5

    Xã hội

    Việc thực hiện thành công ca ghép tủy tự thân thứ 50 và 3 ca ghép tủy đồng loại liên tiếp đánh dấu bước tiến vững chắc của Bệnh viện Trung ương Huế trong hành trình cứu chữa bệnh nhi mắc bệnh hiểm nghèo.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ổ bệnh Dại xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi: Có bao nhiêu người đã bị chó cắn, đã tiêu huỷ bao nhiêu con chó?
    Nhà nông

    Ổ bệnh Dại xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi: Có bao nhiêu người đã bị chó cắn, đã tiêu huỷ bao nhiêu con chó?

    Nhà nông

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y – Sở NN&MT tỉnh Quảng Ngãi đã thông tin cụ thể về tình hình dịch bệnh Dại của xã Ia Tơi (được sáp nhập từ xã Ia Dom và Ia Tơi, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum cũ) của Quảng Ngãi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Lớp học miễn phí ở chùa Lập Thạch, nơi “văn ôn, võ luyện” cho trẻ em
    Xã hội

    Lớp học miễn phí ở chùa Lập Thạch, nơi “văn ôn, võ luyện” cho trẻ em

    Xã hội

    Ở một góc yên bình bên dòng Thạch Hãn, thấp thoáng trong khuôn viên chùa Lập Thạch bóng dáng những đứa trẻ ngồi chăm chú học giữa tiếng ve râm ran và cái nắng oi ả. Đó là nơi diễn ra lớp học hè miễn phí - nơi tri thức được trao đi bằng cả tấm lòng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thanh Thủy (Phú Thọ): Khu nghỉ dưỡng Khoa Niệm xây dựng công trình lấn kênh thủy lợi, xã yêu cầu tháo dỡ
    Bạn đọc

    Thanh Thủy (Phú Thọ): Khu nghỉ dưỡng Khoa Niệm xây dựng công trình lấn kênh thủy lợi, xã yêu cầu tháo dỡ

    Bạn đọc

    Người dân tại xã Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) phản ánh về việc khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Khoa Niệm xây dựng công trình kiên cố lấn công trình thủy lợi.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trung vệ Brazil cao 1m96 chia tay Becamex TP.HCM, gia nhập CLB CA TP.HCM và nhập tịch Việt Nam?
    Thể thao

    Trung vệ Brazil cao 1m96 chia tay Becamex TP.HCM, gia nhập CLB CA TP.HCM và nhập tịch Việt Nam?

    Thể thao

    CLB Becamex TP.HCM vừa xác nhận chia tay trung vệ người Brazil cao 1m96 Janclesio. Nhiều khả năng, Janclesio sẽ gia nhập CLB CA TP.HCM trong ít ngày tới, nơi anh có thể được hỗ trợ để nhập tịch Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Trung tâm thương mại, chung cư, showroom ôtô ở Hà Nội gia cố cửa kính, chặn bao cát để chống bão số 3
    Ảnh

    Trung tâm thương mại, chung cư, showroom ôtô ở Hà Nội gia cố cửa kính, chặn bao cát để chống bão số 3

    Ảnh

    Chiều 21/7, nhiều trung tâm thương mại, chung cư và showroom ôtô tại Hà Nội đã khẩn trương triển khai các biện pháp gia cố cửa kính và hệ thống kết cấu nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn và mưa to từ cơn bão số 3.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai- Hà Nội - Hải Phòng
    Lào Cai thi đua yêu nước

    Đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai- Hà Nội - Hải Phòng

    Lào Cai thi đua yêu nước

    Ngày 21/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra thực địa dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng tại tỉnh Lào Cai.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đường sắt dừng chạy tàu Việt Nam - Trung Quốc, 'khẩn cấp' ứng phó với bão số 3
    Kinh tế

    Đường sắt dừng chạy tàu Việt Nam - Trung Quốc, "khẩn cấp" ứng phó với bão số 3

    Kinh tế

    Cục Đường sắt Việt Nam vừa ra công điện khẩn yêu cầu các đơn vị trong ngành chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão Wipha) có nguy cơ gây mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất tại nhiều khu vực.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tận hưởng đặc quyền lối đi ưu tiên tại phòng chờ PVcomBank Premier Lounge
    Kinh tế

    Tận hưởng đặc quyền lối đi ưu tiên tại phòng chờ PVcomBank Premier Lounge

    Kinh tế

    Khách hàng là Hội viên Dịch vụ Ngân hàng Ưu tiên tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) sẽ được hưởng đặc quyền lối đi ưu tiên qua cổng an ninh khi sử dụng dịch vụ phòng chờ PVcomBank Premier Lounge tại Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chỉ còn cách miền Bắc Việt Nam hơn 200km, trọng tâm đổ bộ sẽ vào đâu?

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chỉ còn cách miền Bắc Việt Nam hơn 200km, trọng tâm đổ bộ sẽ vào đâu?

    2

    Hoàng đế tại vị ngắn nhất nhà Minh: Lìa đời khi đang giao hoan với cung nữ

    Hoàng đế tại vị ngắn nhất nhà Minh: Lìa đời khi đang giao hoan với cung nữ

    3

    Cựu Bộ trưởng Lê Huy Ngọ: “Người đi trong bão” và trái tim dành trọn cho nông dân

    Cựu Bộ trưởng Lê Huy Ngọ: “Người đi trong bão” và trái tim dành trọn cho nông dân

    4

    Nghệ sĩ Xuân Hinh: “Thanh Thanh Hiền dại lắm, gần 60 tuổi đầu rồi mà vẫn dại”

    Nghệ sĩ Xuân Hinh: “Thanh Thanh Hiền dại lắm, gần 60 tuổi đầu rồi mà vẫn dại”

    5

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA bứt tốc, rất gần Quảng Ninh, những khu vực là trọng tâm mưa do bão số 3 cần lưu ý
    14

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA bứt tốc, rất gần Quảng Ninh, những khu vực là trọng tâm mưa do bão số 3 cần lưu ý
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media