Sáp nhập: Xã, phường nào ở Hà Nội đông dân và diện tích lớn nhất?
Theo phương án đề xuất sắp xếp xã, phường tại Hà Nội, xã Ba Vì có diện tích lớn nhất là 81,29 km2 và phường Hồng Hà dự kiến quy mô dân số lớn nhất hơn 126.000 người.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 21/04/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Công ty cổ phần FPT đã phối hợp tổ chức Hội thảo "Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ".
Phát biểu khai mạc, ông Trần Long - Phó Tổng Giám đốc BIDV nhấn mạnh: Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mà chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn, mà là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững.
Dẫn chứng từ thống kê của Viện Swiss Re, ông Long cho biết: Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 3,2 độ C, GDP của thế giới có thể giảm tới 18% vào năm 2050. Riêng tại Việt Nam, năm 2020, biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại khoảng 3,2% GDP.
Thế nhưng, đằng sau thách thức đó là cơ hội để định hình lại chiến lược phát triển theo hướng xanh hơn, bền vững hơn và sáng tạo hơn.
Tại COP29 vừa qua, cộng đồng quốc tế đã một lần nữa khẳng định: Kinh tế ít phát thải, công nghệ xanh, tài chính bền vững chính là những trụ cột phát triển mới.
Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và đang triển khai một hệ thống chính sách đồng bộ để hiện thực hóa cam kết đó.
Trong hành trình này, tài chính và công nghệ đóng vai trò then chốt. Tài chính xanh sẽ định hướng dòng vốn vào các dự án bền vững, công nghệ xanh, công nghệ số; Góp phần tối ưu hóa tài nguyên, giảm phát thải và gia tăng hiệu quả kinh tế. Sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ sẽ mở ra những đột phá trong chuyển đổi xanh.
Ông Long cho biết, là một định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam, BIDV luôn xác định vai trò tiên phong, rộng mở, thúc đẩy tài chính bền vững, kiên định với mục tiêu chiến lược là trở thành một ngân hàng xanh. BIDV đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng xanh. Trong đó, ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài chính như khoản vay xanh, trái phiếu phát triển bền vững, tài trợ thương mại xanh và dịch vụ tư vấn ESG. BIDV cũng hợp tác với nhiều tổ chức tài chính quốc tế như AFD, WB, JICA, KfW… nhằm đa dạng hóa nguồn vốn xanh. Tính đến hết năm 2024, ngân hàng đã tài trợ cho hơn 1.600 khách hàng với gần 2.000 dự án xanh, tổng dư nợ đạt trên 80.000 tỷ đồng.
Dù vậy, ông Long cũng nhấn mạnh rằng chuyển đổi xanh không thể chỉ đến từ một phía. Việc phối hợp đồng bộ giữa chính sách, tài chính và công nghệ là điều kiện tiên quyết. “Chuyển đổi xanh cần được doanh nghiệp xác định như một chiến lược dài hạn, vừa là yêu cầu của thị trường, vừa là cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh trong tương lai,” ông nói.
Khẳng định vai trò của chuyển đổi xanh, song TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhìn nhận một thực tế rằng, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu của chuyển đổi xanh. Tỷ lệ doanh nghiệp có hiểu biết và hành động cụ thể liên quan đến các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) còn thấp. Nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá đầy đủ các rủi ro, cơ hội từ chuyển đổi xanh đến chuỗi cung ứng, sản phẩm hay chiến lược kinh doanh. Khó khăn về nguồn lực, thiếu thông tin, hạn chế về năng lực quản trị là những rào cản lớn khiến chuyển đổi xanh chưa trở thành một phần trong chiến lược dài hạn.
Phân tích sâu hơn về một số thách thức trong chuyển đổi xanh, ông Lực nhấn mạnh rằng quan điểm và nhận thức là yếu tố quan trọng nhất. Ông cho rằng, vẫn còn tồn tại sự khác biệt lớn trong quan điểm và nhận thức về quá trình chuyển đổi xanh. Đáng chú ý, nhiều người vẫn xem đây là "trách nhiệm của ai đó" hoặc chỉ đơn thuần là "chi phí" thay vì nhìn nhận nó như một "cơ hội" mang lại lợi ích lâu dài.
“Nếu coi chuyển đổi xanh là chi phí thì không bao giờ thành công, mà phải coi đó là khoản đầu tư”, ông Lực nhấn mạnh.
Thách thức khác đến từ khung pháp lý và chính sách. Việt Nam hiện vẫn thiếu một khung pháp lý và hệ thống chính sách tổng thể, nhất quán, đặc biệt liên quan đến các yếu tố then chốt của tăng trưởng xanh và chuyển đổi xanh. Điều này bao gồm các quy định về phân loại và xác nhận dự án xanh, cũng như các cơ chế thử nghiệm và tiêu chí - tiêu chuẩn xanh cụ thể. Tình trạng này khiến hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc xác định và đánh giá thế nào là một dự án xanh thực sự, dẫn đến việc cho vay trở nên "tù mù" và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
“Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có danh mục phân loại xanh. Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, danh mục này phải được ban hành vào cuối năm 2022. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có, khiến các ngân hàng, công ty tài chính và cả doanh nghiệp lúng túng, không biết thế nào là “xanh”, thế nào là “không xanh”, cũng không rõ mình đang làm đúng hay sai. Chúng tôi đã có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ để sớm ban hành danh mục này, và theo tôi được biết thì hiện nay cũng đang trong giai đoạn cuối cùng để rút lại và hoàn thiện các quy định cần thiết”, TS Lực thông tin thêm.
Một thách thức khác được chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhắc đến đó là cơ chế phối hợp và ưu đãi. Theo đó, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thúc đẩy các hoạt động xanh còn hạn chế. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính, tín dụng, hay các ưu đãi về thuế, phí, hỗ trợ hệ sinh thái cho các hoạt động xanh chưa thực sự đủ mạnh và đồng bộ.
Ông cho rằng, ngân hàng không thể cho vay với mức lãi suất quá thấp – bởi vì sao? Bởi bản chất của chuyển đổi xanh là khoản đầu tư dài hạn, và chi phí đầu vào lớn. Hơn nữa, rủi ro của các dự án chuyển đổi xanh là có thực, có nhiều doanh nghiệp thất bại hoặc không thành công. Do đó, lãi suất cho vay ít nhất phải ở mức trung bình trở lên, không thể quá thấp được. Đây cũng là lý do, theo ông Lực rất cần bàn tay của Nhà nước.
“Chúng tôi đã liên tục đề xuất về việc thành lập Quỹ chuyển đổi xanh của Việt Nam. Nhìn ra quốc tế, Hàn Quốc có một quỹ như vậy, hỗ trợ rất tốt cho doanh nghiệp. Nhật Bản cũng có một quỹ tương tự. Vậy thì tại sao Việt Nam chúng ta lại chưa có?. Việt Nam vẫn rất cần có một Quỹ xanh quốc gia – một quỹ được Nhà nước rót vốn, tạo nên nguồn lực lớn,…và sau này sẽ là nơi tiếp nhận tài trợ từ các cam kết quốc tế, các tổ chức tài chính toàn cầu, cũng như các mạch vốn hỗ trợ chuyển đổi xanh. Nếu làm được điều này, tôi tin rằng chúng ta sẽ tập trung được nguồn lực, và việc chuyển đổi xanh sẽ khá thành công”, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đánh giá.
Chia sẻ về kinh nghiệm, bà Nguyễn Thị Thu Thảo, phụ trách điều phối ban ESG, Tập đoàn Gemadept cho biết: Tập đoàn đang khai thác một hệ sinh thái về cảng và logistics rất rộng, khiến cho việc triển khai chuyển đổi xanh là một nhiệm vụ quan trọng nhưng rất nặng nề.
Làm sao để doanh nghiệp thực hiện được chuyển đổi xanh?
Theo bà Thảo, nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu. Phải có vốn xanh, hỗ trợ xanh từ các tổ chức tín dụng. Tại Gemadept, doanh nghiệp đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác chiến lược hướng tới mục tiêu đầu tư, phát triển xanh và chuyển đổi bền vững. Nói sâu hơn một chút về tín dụng liên kết bền vững với BIDV, theo bà Thảo, để tiếp cận được thì doanh nghiệp phải xác định được các chỉ tiêu (KPI) cụ thể cho quá trình chuyển đổi xanh. Ngay từ đầu, hai bên phải ngồi lại với nhau để xác định, dựa trên điều kiện và kế hoạch của doanh nghiệp, những KPI nào là thực thi và khả thi nhất. Các bên thống nhất về những KPI đó, và doanh nghiệp nỗ lực để đạt được. Khi đó, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được những khoản hỗ trợ vốn vay xanh.
Bà cho biết, lãi suất và các ưu đãi tốt hơn các gói vay thông thường nhưng không nên kỳ vọng mức lãi suất quá thấp. Thay vào đó, hãy nhìn vào lợi ích xa hơn và mạnh mẽ hơn khi doanh nghiệp công bố ra thị trường việc mình được các tổ chức tài chính tín dụng uy tín tài trợ tín dụng xanh căn cứ vào các KPI cụ thể trong quá trình sản xuất. Đó mới là giá trị nhất, chứ không phải chỉ nhìn vào con số lãi suất. Đông thời, khi các hãng tàu thấy Gemadept có tín dụng xanh với BIDV, đây là một sự thẩm định của bên thứ 3 đối với việc Gemadept có phát triển xanh hay không? - yếu tố rất quan trọng với khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài.
"Bên cạnh giá trị tài chính, việc thẩm định của bên thứ ba (ngân hàng), danh tiếng và thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường từ chuyển đổi xanh mang lại là những thứ không thể đong đếm được bằng tiền", bà Thảo nhấn mạnh.
Về phía Chính phủ, doanh nghiệp cũng rất mong muốn sự hỗ trợ. Theo bà Thảo, khi doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi xanh, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được những lợi thế như ưu đãi về thuế, phí,...; Có hành lang pháp lý rõ ràng và được hướng dẫn chi tiết cách thực hiện chuyển đổi xanh;...
Ông Võ Quốc Khánh – Phó Tổng Giám đốc Khối dịch vụ tài chính ngân hàng EY Việt Nam – cho rằng, chuyển đổi xanh không chỉ là xu thế mà sớm muộn sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn duy trì khả năng cạnh tranh và tiếp cận vốn trong tương lai.
Theo ông Khánh, doanh nghiệp Việt hiện gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và chuẩn hóa dữ liệu ESG – điều kiện tiên quyết để xây dựng chiến lược và tiếp cận tài chính xanh. Đồng thời, việc thiếu nhân lực chuyên môn, thiếu công cụ đo lường đáng tin cậy, cùng việc chưa quen với các tiêu chuẩn công bố thông tin quốc tế như ISAE 3000, ISAE 5000, khiến không ít doanh nghiệp bị tụt hậu. Ông nhấn mạnh, việc sử dụng dịch vụ bảo đamt từ bên thứ ba sẽ giúp tăng độ tin cậy của thông tin ESG, góp phần quan trọng trong việc xây dựng lòng tin với nhà đầu tư và tổ chức tín dụng.
Ở góc độ công nghệ, ông Trần Đức Trí Quang – Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Dữ liệu Công ty FPT IS (FPT) chia sẻ thêm về vai trò cốt lõi của dữ liệu trong hành trình chuyển đổi xanh. Theo ông, dữ liệu chất lượng cao là điều kiện không thể thiếu để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn xanh như trái phiếu xanh, khoản vay liên kết bền vững (SLLs), hoặc ưu đãi tín dụng từ các định chế tài chính quốc tế. Bộ nguyên tắc đánh giá chất lượng dữ liệu phát thải theo PCAF (Partnership for Carbon Accounting Financials) đã được áp dụng rộng rãi, chia dữ liệu thành 5 cấp độ từ sơ cấp, đã kiểm toán đến ước tính sơ sài. Việc doanh nghiệp chủ động thu thập dữ liệu đúng chuẩn, có thể kiểm chứng, sẽ giúp tăng độ tin cậy và giảm rủi ro trong quá trình xét duyệt tài chính.
Đoàn công tác kiểm tra tiến độ nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 28B nối Lâm Đồng - Bình Thuận đã yêu cầu thông xe kỹ thuật trên phần đường tại Lâm Đồng trước ngày 1/9.
Theo phương án đề xuất sắp xếp xã, phường tại Hà Nội, xã Ba Vì có diện tích lớn nhất là 81,29 km2 và phường Hồng Hà dự kiến quy mô dân số lớn nhất hơn 126.000 người.
Trần Duệ Tông là vị vua thứ 9 của triều đại nhà Trần. Là con của vua Trần Minh Tông, mẹ là Đôn từ Hoàng Thái Phi. Tuy mang nhiều hoài bão cũng như sự quyết đoán và mạnh mẽ, nhưng đáng tiếc lại tử trận trên sa trường.
Trong nhiệm kỳ qua, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Supe Lâm Thao đạt hơn 16.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế lên tới 805 tỷ đồng. Thu nhập của người lao động đạt bình quân 13,58 triệu đồng/người/tháng, bằng 174% nghị quyết. Với kết quả kinh doanh tích cực, "đại gia" phân bón miền Bắc đã nộp hơn 262 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Trong văn bản kiến nghị lên Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo các bộ ngành, 8 hội, hiệp hội doanh nghiệp đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Bất chấp bê bối liên quan đến chất cấm của nam chính Yoo Ah In, phim điện ảnh "The Match" vẫn đạt thành tích ấn tượng khi ra rạp.
Tiền vệ Ibrahim Maza – “thần đồng” gốc Việt đắt giá nhất lịch sử với định giá 12 triệu euro – đang đứng trước cơ hội đầu quân cho nhà ĐKVĐ Bundesliga là CLB Bayer Leverkusen.
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng phải điều chỉnh kế hoạch tăng chuyến bay đi/đến TP.HCM để phục vụ các hoạt động kỷ niệm lễ 30/4.
Mỹ đang gây sức ép buộc Ukraine chấp thuận kế hoạch của Washington, theo đó Mỹ sẽ công nhận việc sáp nhập Crimea và từ chối kết nạp Ukraine vào NATO, theo tờ Wall Street Journal.
Là một trong những xã đạt chuẩn nông thôn mới của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, xã Bản Phiệt không chỉ gây ấn tượng bởi hệ thống giao thông hiện đại, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, mà còn nổi bật với nhiều mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả và sáng tạo.
Sau thành công với sản phẩm “Thịt gác bếp Cao Lan” đạt OCOP 3 sao vào năm 2022, anh Hoàng Xuân Mau, dân tộc Cao Lan tại xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, đã cho ra sản phẩm “Lạp sườn gác bếp Cao Lan” cũng đạt 3 sao OCOP 2024.
Người dân được khuyến cáo mang theo giấy tờ tuỳ thân để được hỗ trợ phương án vào khu vực hạn chế an ninh theo hướng dẫn của lực lượng chức năng trong dịp lễ 30/4.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, đến năm 2045, Việt Nam phải trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao. Trong đó, việc sắp xếp lại đơn vị hành chính và xây dựng TP.HCM với quy mô, tầm vóc ngang Thượng Hải là bước đi chiến lược để hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh và bền vững.
Tiếp xúc cử tri tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho hay, các địa phương từng khởi động dự án VSIP, đến nay đã có VSIP thứ 2, còn TP.Cần Thơ chưa xong nền.
Sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP HCM sẽ tạo nên vành đai xanh nông nghiệp. Sau sáp nhập, nông nghiệp công nghệ cao khu vực Bình Dương chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển vượt bậc...
Nhắc đến chi tiết này, ông Nguyễn Khắc Nhu cho biết, nguyên 3 của việc nghĩ đến ba chữ “không điều kiện” sau lời “đầu hàng” là do thời là học sinh ở Hà Nội, nhiều lần đi xem phim của Liên Xô thấy chi tiết này.
Nghệ sĩ Ưu tú tham gia phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" lần đầu tiết lộ trải nghiệm bị đạo diễn mắng té tát khi làm phim.
Kỳ Xuân là xã ven biển huyện Hà Tĩnh, thuộc huyện Kỳ Anh có địa hình cả trung du, miền núi. Ở đây có một mô hình nuôi dê bán chăn thả, hiệu quả kinh tế cao. Nghề nuôi dê giúp tăng thu nhập, giảm nghèo, nên Hội Nông dân đang tuyên truyền, thông tin, nhân rộng mô hình
Trước bối cảnh các thông tin sáp nhập tỉnh thành càng rõ ràng, nhiều nhà đầu tư đang ra sức săn lùng bất động sản, đặc biệt là các dự án căn hộ có sổ hồng khu vực giáp ranh TP.HCM.
Tại buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã lắng nghe nhiều câu chuyện xúc động từ các bậc lão thành cách mạng, người có công và gia đình chính sách tiêu biểu.
Tes Sambath - trung vệ 25 tuổi hiện khoác áo Visakha FC và đã có 16 lần khoác áo ĐTQG Campuchia, vừa bất ngờ qua đời sau một tai nạn xe hơi...
Ngày 21/4, UBND phường Tân Hưng Thuận (quận 12, TP.HCM) cho biết đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình nạn nhân trong vụ tai nạn sập tường xảy ra trên địa bàn vào đêm 20/4 với số tiền 5 triệu đồng.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã phường sẽ khiến một bộ phận lớn cán bộ, công chức và cả người hoạt động không chuyên trách cấp xã phường mất việc. Bộ Nội vụ vừa có hướng dẫn địa phương thực hiện chính sách cho nhóm đối tượng này.
Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả Quan Vũ "một đao tới hội" với Lỗ Túc và không có việc bị đuối lý với Lỗ Túc. Nhưng sự thật đằng sau đó lại khiến mọi người ngã ngửa.
Từ ngày 21/4/2025, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) – Công an TP Đà Nẵng đã chính thức chuyển địa điểm làm việc từ Trung tâm hành chính thành phố về trụ sở mới tại số 18 Võ An Ninh, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.
Các hộ nuôi cá ở huyện Bảo Thắng, Lào Cai đang tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng, nuôi cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao nhằm đáp ứng thị trường, tăng sức cạnh tranh sau khi sáp nhập Lào Cai, Yên Bái.
Các tiệm vàng đang tranh thủ thu mua vàng từ người dân bằng cách tăng mạnh giá mua vào. Một số nơi niêm yết chênh lệch giá mua vào - bán ra chỉ còn 500.000 đồng/lượng. Nhưng khách vẫn chỉ thích mua chứ không bán.
Trận hòa như thua trước SHB Đà Nẵng đã khiến Thép xanh Nam Định bị Hà Nội FC "phả hơn nóng" phía sau. Đội bóng thủ đô có chiến thắng 3-0 trước chủ nhà B.Bình Dương để rút ngắn khoảng cách với nhà ĐKVĐ xuống còn 2 điểm.
Trước việc hàng nghìn hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe vứt bừa bãi, tràn lan ra vỉa hè, Chủ tịch UBND phường Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, đang yêu cầu công an phối hợp mời công ty có địa chỉ trong sản phẩm lên làm việc.
Nhắc đến chuyện "rót vốn" cho người nghèo và các đối tượng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc nổi lên như một "điểm sáng" đáng tự hào. Suốt nhiều năm liền, nguồn vốn nghĩa tình được "trao tận tay" người cần, giúp bao gia đình "vượt khó", góp phần giữ vững an sinh xã hội trên địa bàn.
Đoàn đại biểu cấp cao Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã lên đường tới Trung Quốc dự Chương trình Giao lưu hữu nghị giữa Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.