Nông dân ở vùng vải Thanh Hà chọn thời điểm thu hoạch vào ban đêm để tránh thời tiết oi bức. Vải thiều Thanh Hà có vị ngọt ngon đặc trưng, trở thành đặc sản nức tiếng của tỉnh Hải Dương được người tiêu dùng trong nước và thế giới biết đến.
Thời gian này tại huyện Thanh Hà (Hải Dương), người dân đang tấp nập thu hoạch vải sớm đầu mùa.
Video: Người trồng vải Thanh Hà thấp thỏm lo âu vì giá vải thay đổi liên tục.
XUYÊN ĐÊM THU HOẠCH VẢI
Khoảng 2 giờ sáng là thời điểm bà con nông dân bắt đầu thu hoạch vải. Ông Thông (Thanh Hà) cho biết: “Sản lượng vải năm nay giảm so với mọi năm, hiện tôi trồng hơn 1 mẫu. Những năm trước 1 sào có thể thu hoạch hơn 1 tấn vải, nhưng năm có sào chỉ hơn 1 tạ". Vải thu hoạch thời điểm này là giống vải U Hồng chín sớm. Còn vải Thiều nức tiếng của Thanh Hà phải 7 – 10 ngày nữa mới được thu hoạch.
Ở Thanh Hà gần như toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được dùng để trồng vải. Mùa vải chín cũng là thời điểm giữa hè nên người nông dân nơi đây đã quá quen với việc thức xuyên đêm thu hoạch vải.
Ông Thông (Thanh Hà) cho biết: “Sản lượng vải năm nay giảm so với mọi năm, hiện tôi trồng hơn 1 mẫu. Những năm trước 1 sào có thể thu hoạch hơn 1 tấn vải, nhưng năm có sào chỉ hơn 1 tạ".
Khoảng 2 giờ sáng là thời điểm bà con nông dân bắt đầu thu hoạch vải.
Các gia đình ở Thanh Hà đa số sẽ không thuê nhân công nếu phải thu hoạch một số lượng vải lớn mà sẽ chọn hình thức đổi công với các gia đình khác.
Được biết, vải thu hoạch thời điểm này là giống vải U Hồng chín sớm. Còn vải Thiều nức tiếng của Thanh Hà phải 7 – 10 ngày nữa mới được thu hoạch.
GIÁ VẢI ĐẦU MÙA ĐANG THẤP, NGƯỜI DÂN LO ÂU
Ngay từ sáng sớm, người dân trồng vải tại Thanh Hà (Hải Dương) đã bắt đầu nhộn nhịp thu hoạch vải thiều chín sớm, khắp cung đường ngõ xóm dẫn vào những vựa vải là hàng đoàn xe nườm nượp đổ về các điểm tập kết để bán cho các thương lái, tiêu thương.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, giá vải trong ngày 8/6 dao động từ 7.000 – 15.000 nghìn đồng/kg tùy từng loại. Giá vải đầu mùa liên tục rớt giá, khiến nhiều người dân trồng vải huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đứng ngồi không yên về một vụ "mất mùa - mất giá".
Từ sáng sớm đã tấp nập người dân chở vải đến các điểm tập kết.
Năm nay, dù chất lượng vải thiều có độ nhỉnh hơn năm ngoái vì thời tiết nắng nhiều lên vải có độ ngọt, thanh. Tuy nhiên,, về mặt sản lượng thì lại thấp hơn so với năm ngoái do trong thời gian cây sinh trưởng bị rụng sinh lý khiến đọng quả non tương đối nhiều, nhưng vẫn duy trì được mẫu mã chất lượng tương đối tốt.
Nhiều người dân mang vải từ vườn nhà tới chợ cả buổi sáng vẫn không thoải thuận giá bán với lái buôn vì giá rớt thảm, bán không đành mà không bán cũng không xong.
Anh Nguyễn Công Huy (Thị trấn Thanh Hà) cho biết:"Giá vải năm nay xuống thấp chỉ 7.000 đồng/kg. Với giá bán này thật sự người trồng chúng tôi không hề có lãi, thậm chí là lỗ vốn. Mặc dù không muốn bán nhưng vải ở vườn đã đến thời gian thu hoạch không bán cũng không được".
Giá vải đầu mùa tại Thanh Hà rớt mạnh ngay những ngày đầu thu hoạch khiến người dân dân vô cùng lo lắng và ngán ngẩm.
Một lái buôn đang lựa vải từ người dân để đóng hàng vào các tỉnh phía Nam.
ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TRỒNG VẢI
Cuối tháng 5, những cánh đồng bạt ngàn ở Thanh Hà bắt đầu rực rỡ màu vải chín. Nhiều du khách tìm về khu vườn ở Đồng Mẩn để trải nghiệm hái những quả vải chín đỏ.
Được biết đây là vườn vải của chị Liêm cùng chồng bỏ công khai hoang từ năm 1997 với diện tích gần 3 mẫu. Qua một thời gian trồng vải, vợ chồng chị nhận ra, cây vải được mùa thì mất giá, chỉ được giá khi mất mùa. Nếu chăm chăm trồng cây vải chờ ngày hái quả thôi chưa đủ, chị cần làm điều gì đó mang lại giá trị bền vững hơn. Vì thế từ năm 2015, chị Liêm cùng chồng đã tiến hành quy hoạch và tạo cảnh quan khu vực này thành nơi du lịch sinh thái gắn liền với cây vải.
Từ một cánh đồng hoang sơ ,vợ chồng chị Liêm đã tạo dựng khu vườn đẹp, tạo điểm nhấn check-in trong vùng đất vải Thanh Hà. Chị Liêm làm du lịch mà vẫn giữ nguyên giá trị của cây vải.
Nhờ làm mô hình du lịch trải nghiệm, chị Liêm đã tạo công ăn việc làm thêm cho nhiều người dân, từ chèo thuyền, dẫn khách vào vườn, hướng dẫn khách hái vải… Những người nông dân đôn hậu trở thành “đại sứ du lịch” của địa phương. Sự nồng hậu, mến khách của người dân nơi đây góp phần tạo nên vẻ đẹp của vùng đất Thanh Hà mùa vải chín.
Những hàng cây vải xanh tốt mọc lên, xen giữa là các mương nước trong xanh thả hoa sen, hoa súng. Lối vào vườn gần 1 km được bê tông hóa, gốc cây quét vôi trắng… tạo cảnh quan đẹp mắt.
Những du khách đến thăm vườn vải của chị Liêm có cơ hội biết đến rõ hơn về vải Thanh Hà cũng như quy trình chăm sóc cây vải.
Từ khi chuyển hướng làm du lịch, công việc của vợ chồng chị nhiều hơn gấp bội. Nếu trồng vải bán quả, chỉ mất khoảng 10 ngày thu hái là xong. Còn người nông dân làm du lịch không chỉ đơn thuần chăm sóc để cây sai quả, mã đẹp mà còn phải giữ gìn cảnh quan, vệ sinh vườn... Hay như đảm bảo an toàn, chu đáo khi tiếp đón du khách cũng là một phần việc không dễ đối với người nông dân tay ngang làm du lịch như chị Liêm.
Tất cả vốn liếng, tiền thu được chị Liêm đều dồn vào đầu tư cho khu vườn. Không sợ thất bại, tâm huyết của chị Liêm đang dần đơm hoa kết trái.
Dự án đường ven biển qua tỉnh Nghệ An với tổng mức đầu tư là 4.641 tỷ đồng. Hiện dự án đã thực hiện được 89,2% giá trị hợp đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ tạo động lực phát triển kinh tế các làng quê ven biển Nghệ An.
UBND TP.HCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương bổ sung tuyến đường sắt đô thị kết nối TP.HCM - Cần Giờ vào danh mục dự án kèm theo Nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Khán đài với sức chứa hơn 5.000 chỗ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) cơ bản đã hoàn thiện.
Chiều ngày 21/4, nhiều cửa hàng đang kinh doanh ở tòa nhà Hàm cá mập chính thức dừng hoạt động, bắt đầu dọn dẹp để bàn giao mặt bằng nhằm chuẩn bị cho việc phá dỡ, mở rộng hồ Gươm về phía Đông.
Xã đảo duy nhất của TP HCM không sáp nhập là xã Thạnh An (huyện Cần Giờ, TP HCM). Nơi đây được nhiều bạn trẻ tìm đến trong những chuyến du lịch ngắn ngày.
Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Hanel làm chủ đầu tư. Sau 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí lớn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam, Bộ trưởng Phan Văn Giang tô son cột mốc tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị... là loạt ảnh ấn tượng tuần do PV Dân Việt ghi lại.
Chiều ngày 19/4, gia đình, người thân cùng các đồng đội đã tiễn đưa Liệt sĩ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải về nơi an nghỉ cuối cùng tại tại quê nhà thị trấn Trần Cao (huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên).
Nụ cười rạng rỡ của trẻ em dân tộc Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) được ghi lại trong những bức ảnh kỷ yếu đầy ý nghĩa, với lá cờ Tổ quốc thân thương trên tay.
Khối đoàn quần chúng nhân dân gồm nông dân, trí thức, học sinh sinh viên… tươi tắn, rạng rỡ trong buổi hợp luyện diễu binh trước Dinh Độc Lập tối 18/4. Nhiều người cho biết cảm xúc vừa tự hào lẫn hồi hộp trong lần đầu tiên diễu hành trước sân khấu chính.
Những đoàn xe tải cỡ lớn, chở đá, cát, xi măng... xuất hiện thường xuyên trên đường mòn Hồ Chí Minh đã được lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý nếu có vi phạm.
Trước diễn biến đê sông Đuống (đoạn đê hữu Đuống, thuộc phường Ngọc Thụy, quận Long Biên) bị sạt lở nghiêm trọng, chỉ còn cách nhà dân khoảng 35 m, UBND TP Hà Nội đã công bố tình huống khẩn cấp.
Tối 18/4, 38 khối vũ trang lần đầu hợp luyện diễu binh trước Dinh Độc Lập để chuẩn bị cho buổi biểu diễu binh chính thức vào sáng 30/4. Người dân, du khách khắp nơi đổ về đứng hai bên đường, vẫy cờ hoa chào các chiến sĩ.
Dưới cái nắng như nung, gió Lào khô khốc, hàng nghìn công nhân trên công trường cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt - Vũng Áng đang vất vả, ướt đẫm mồ hôi tăng ca ngày đêm, dốc sức chạy đua để nhanh chóng hoàn thành những hạng mục cuối cùng của dự án trọng điểm này.
Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải đã ngã xuống trong lúc thực hiện nhiệm vụ cao cả – bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy. Sự hy sinh của anh là minh chứng rõ nét cho tinh thần dũng cảm, lòng trung thành và sự tận tụy của người chiến sĩ Công an nhân dân.
Sông Nhuệ đoạn chạy qua Hà Nội hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tuy nhiên một viễn cảnh sông Nhuệ trở thành trục sinh thái - văn hóa rất được mong đợi.
357 cây cổ thụ xanh mát, gắn bó với cảnh quan đô thị Hà Nội sắp bị di chuyển và chặt hạ để nhường chỗ cho dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2,2 km, với tổng mức đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng.
Nút giao đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông, Hà Nội) và quốc lộ 6 hàng ngày luôn có một lượng phương tiện giao thông lớn qua lại. Cảnh ùn tắc giao thông, xếp hàng dài chờ đèn đỏ thường xuyên xảy ra tại nút giao này, nhất là vào giờ cao điểm.
Ngày 17/4, Đại tướng Phan Văn Giang đã chủ trì lễ đón trọng thể đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc do Bộ trưởng Đổng Quân dẫn đầu sang Việt Nam tham dự giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9.