Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai thấy sản phẩm "hay ho" nên muốn tham gia điều hành
Tại cơ quan công an, Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai sau phiên live đầu tiên, cô thấy sản phẩm này "hay ho" nên muốn tham gia điều hành công ty.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình được UBND tỉnh Lâm Đồng, các huyện thành phố trên địa bàn rất quan tâm. Đây là chương trình được thực hiện để hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo có ngôi nhà đảm bảo, ổn định đời sống.
Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, các địa phương đã gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm và mong muốn người hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện xây mới, sửa chữa nhà ở góp phần thoát nghèo bền vững, cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục.
Tại huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng), ông Vũ Đức Nhuần – Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, trong năm 2024, địa phương đã hỗ trợ xây 299 căn nhà thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trong đó, địa phương thực hiện xây mới 250 căn, 49 căn được sửa chữa.
Theo ông Nhuần, triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại địa bàn, chính quyền địa phương ghi nhận do tập quán của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, bố mẹ cho các con đất nhưng vẫn ở chung trên diện tích đất đó mà không cho tách thửa. Nếu không tách thửa thì diện tích đất được cho đó sẽ không có đất thổ cư nên không thể làm nhà ở.
“Chúng tôi ghi nhận tình trạng trên ở nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn nên đã tìm cách gỡ khó cho người dân. Các hộ chưa được cấp sổ đỏ, nhưng có đất ở phù hợp với quy hoạch, tuy nhiên các hộ không có điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất nên không hỗ trợ được. Đặc biệt là hộ cận nghèo không được miễn giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất.
Vì vậy, sau khi họp bàn, Ban chỉ đạo xóa nhà tạm huyện Di Linh đã quyết định sử dụng kinh phí mà chúng tôi đã kêu gọi. Theo đó, mỗi hộ sẽ được hỗ trợ từ 10-15 triệu đồng tùy từng điều kiện để người dân làm các thủ tục hành chính cấp sổ đỏ. Từ đó, người dân có đủ điều kiện để được thụ hưởng chính sách xóa nhà tạm”, ông Vũ Đức Nhuần thông tin.
Theo ông Nhuần, trong năm 2025, huyện Di Linh có 102 căn nhà có nhu cầu hỗ trợ. Đến nay, huyện đã khởi công xây dựng được hơn 60% mục tiêu. Huyện Di Linh cũng phấn đầu hoàn thành 102 căn nhà trên trong tháng 6/2025 trước khi bỏ cấp huyện, thực hiện chính quyền hai cấp.
Người dân an cư
Theo UBND huyện Di Linh, trong năm 2024, tỷ lệ nghèo đa chiều còn 2,93% (giảm 8,97% so với năm 2021). Trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số còn 4,74% (giảm 14,53% so với năm 2021). Ước đến cuối năm 2025, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 2%, trong đó tỷ lệ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm còn 3%.
Công tác giảm nghèo tại huyện Di Linh đã đạt nhiều kết quả tích cực, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm trong các năm, nhất là tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều địa phương đã được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân.
Chúng tôi đến thăm gia đình anh K’Tos (sinh năm 1973, thôn Kao Kuil, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh). Khuôn mặt của anh K’Tos và vợ anh rạng rỡ khi được chính quyền địa phương hỗ trợ tiền xây dựng căn nhà 3 cứng. Vợ chồng anh K’Tos thuộc diện hộ cận nghèo, có đến 8 người con. Vì vậy, có được căn nhà mới để làm “tổ ấm “ là ước mơ cả đời của anh.
“Gia đình tôi có 8 sào đất trồng cà phê, các con thì đông nên đã cho các con bớt đât. Hiện vợ chồng tôi đang làm 3.000m2 cà phê. Những ngày rảnh rỗi thì tôi và vợ đi làm thuê, ai thuê làm gì làm đó. Căn nhà gỗ trước đây quá chật chội. Nay được chính quyền hỗ trợ 60 triệu đồng để làm nhà xây, vợ chồng tôi vay thêm ngân hàng chính sách để làm rộng thêm chút, cả nhà có thể ở.
Hiện tại, chi phí đã hết khoảng 100 triệu đồng, chúng tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo như chúng tôi để có thể phát triển, ổn định đời sống”, anh K’Tos xúc động.
Trong khi đó, tại thôn Duệ, xã Đinh Lạc, chị K’Hes cũng rất vui mừng khi được chính quyền hỗ trợ 60 triệu đồng để làm nhà. Điều đặc biệt hơn, vợ chồng chị K’Hes còn được chính quyền hỗ trợ tiền để làm các thủ tục cấp sổ đỏ, đáp ứng các điều kiện để được hưởng chính sách xóa nhà tạm.
Chị K’Hes cho hay: “Trước đây, vợ chồng tôi được bố cho đất. Thế nhưng lại không tách thửa, không có đất thổ cư. Gia đình tôi thuộc hộ cận nghèo, được chính quyền xã hỗ trợ chính sách xóa nhà tạm. Thế nhưng vì chưa có sổ, chưa có đất thổ cư nên còn bị vướng.
Nhờ chính quyền quan tâm nên các thủ tục làm sổ đỏ, thổ cư cũng được hỗ trợ nhanh chóng. Sau đó, tôi được hỗ trợ 60 triệu đồng để làm căn nhà khoảng 60m2 để tránh mưa, tránh nắng. Tôi cảm thấy rất vui. Cảm ơn chính quyền, Nhà nước đã hỗ trợ để tôi có được căn nhà như ước mơ”.
Ông Vũ Đức Nhuần cho biết, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững để giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, địa phương, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo mới.
Song song với đó là hỗ trợ người nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản; tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm sớm thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2026- 2030.
Mô hình hỗ trợ sinh kế chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo ở xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), cùng với trồng cây ăn quả đã giúp bà con có công ăn việc làm và niềm vui nhân đôi khi nhiều con bò đã mang thai, sinh sản.
Tại cơ quan công an, Nguyễn Thúc Thùy Tiên khai sau phiên live đầu tiên, cô thấy sản phẩm này "hay ho" nên muốn tham gia điều hành công ty.
Bộ Xây dựng đánh giá, với tình hình triển khai thực tế, trong năm 2025 tỉnh Hưng Yên dự kiến có 3 dự án nhà ở xã hội sẽ hoàn thành 2.097/1.750 căn, hoàn thành vượt 20% chỉ tiêu được Thủ tướng giao.
Theo dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng nay (20/5), Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Một cặp đôi nam cao 1,68m và nữ cao 2m2 tại Trùng Khánh, Trung Quốc, hiện đang chuẩn bị kết hôn và chào đón con đầu lòng.
Bệnh nhân đau nhức cổ tay suốt 9 năm vì ung thư hiếm nhưng lại bị chẩn đoán nhầm là viêm khớp và được chỉ định điều trị nội khoa không hiệu quả.
Theo GS.TS Phan Trung Lý, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, khi sửa Hiến pháp năm 2013, cần thể hiện được vai trò trung tâm của MTTQVN, đồng thời vừa bảo đảm phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội.
Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Trung Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ. Cảnh báo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh trong các cơn giông.
Trận thua ngược 2-3 trước Brighton tại vòng 37 Premier League khiến Liverpool trở thành CLB đầu tiên vô địch Premier League rồi không thắng trong 3 trận tiếp theo ở cùng một mùa giải (hòa 1, thua 2).
Bộ Công an đã có hướng dẫn 11/HD-BCA-V03 ngày 27/2/2025 về việc bố trí Điều tra viên, Cán bộ điều tra ở Công an cấp xã.
Rượu vang xoài do chính tay anh Lê Trọng Tuyên ở xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) làm ra đã thu hút khách hàng tiêu dùng và mang hương vị thơm ngon của xứ xoài Cam Lâm.
Một mảnh đất có “hai sổ đỏ xịn”, câu chuyện như đùa lại đang xảy ra với một người phụ nữ tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Càng bi hài hơn khi biết nguyên nhân dẫn đến việc một mảnh đất bị cấp trùng hai sổ đỏ, tất cả đều tại “văn thư xã” đưa nhầm thư mời cho một người khác đến làm thủ tục cấp sổ đỏ.
Hiện nay, tỉnh Lâm Đồng đang bước vào vụ thu hoạch bơ. Tuy nhiên, thay vì tận hưởng niềm vui từ thành quả lao động, nhiều nông dân buồn vì vụ bơ năm nay mất mùa, mất giá.
Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Chiêm là người con của tỉnh Thái Bình, ông không những là nghệ sĩ tài hoa với những vai diễn trở thành mẫu mực mà còn khẳng định mình trong vai trò lãnh đạo, quản lý.
"Trước đây ít người biết đến Sơn La, giờ nhắc đến nông nghiệp công nghệ cao là nhắc đến Sơn La...", đó là phát biểu của ông Nguyễn Xuân Cường, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh Sơn La.
Bắt giữ nghi phạm đâm chết người phụ nữ; Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị bắt trong vụ kẹo rau củ Kera; thanh niên trộm hàng loạt mũ bảo hiểm các cặp đôi hẹn hò để… "trả thù tình"... là những tin nóng 24 giờ qua.
Tổng thống Nga Putin đã mô tả cuộc điện đàm ngày 19/5 của ông với ông Donald Trump là "có ý nghĩa và khá thẳng thắn".
Sáng ngày 19/5, tại huyện Tuần Giáo, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức công bố, trao bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2024) cho 3 xã: Quài Cang, Quài Nưa, Chiềng Sinh. Với kết quả này, đã nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao của tỉnh Điện Biên lên 31 xã; 33 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí.
Đàn cá heo hàng chục con bơi lội gần khu vực Hòn Dung, cách bờ biển Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 10 km, thu hút sự chú ý của nhiều người dân và du khách.
Giữa nhịp sống đô thị sôi động của TP Thủ Đức, TP HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Thùy, một nông dân trồng hoa tại phường Long Bình đã thành công với mô hình trồng hoa nền (hoa sao nhái, hoa dạ yến thảo...) quy mô khá lớn, đạt doanh thu gần 4 tỷ đồng/năm.
Trong lúc ra thăm vườn, một người dân ở phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) bất ngờ phát hiện một con sóc có bộ lông trắng như tuyết đang leo trèo và ăn mít chín. Đây là lần đầu tiên người dân địa phương nhìn thấy loài sóc có màu sắc lạ như vậy.
Anh Trần Viết Lý (SN 1991, ở khu phố 3, phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn) đã vượt qua khó khăn, khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi lươn không bùn khép kín, tạo ra nguồn thu nhập ổn định.
Tại Hậu Giang, những năm qua việc xây dựng nông thôn mới (NTM) không đơn thuần là câu chuyện về tiêu chí hay thành tích. Đó là hành trình phát triển toàn diện, lấy người dân làm chủ thể, trong đó chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho người dân.
Từng bị phá bỏ vì giá bấp bênh, cây ca cao ở Đắk Lắk nay trở lại ngoạn mục nhờ “cơn sốt” giá chưa từng có. Giá hạt khô lập đỉnh, cây giống khan hiếm, nông dân trồng ca cao trúng lớn, nhiều người thu hàng trăm triệu đồng mỗi ha.
Theo chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy, để việc giám sát môi trường thực sự hiệu quả, phải thay đổi tư duy và cách làm. “Cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra đột xuất, tránh tình trạng báo trước để “vở sạch đẹp”. Phải tăng cường kiểm tra bất ngờ thì mới phát hiện được sai phạm thật. Đừng để tình trạng “kiểm tra như đi chấm thi”, toàn chọn nơi đẹp nhất để làm mẫu”, ông Thủy nhấn mạnh.
Gốc gỗ sưa "khủng" được phát hiện dưới suối ở tỉnh Quảng Bình sẽ có nhiều phương án xử lý, nếu tính đến phương án đấu giá khúc gỗ sưa thì ngành tài chính sẽ lập hội đồng định giá.
Không chỉ tham ô, Hòa Thân còn có vô vàn cách thức kiếm tiền khiến cho hậu thế phải "lác mắt".
Những diễn viên chia sẻ câu chuyện hậu trường đầy xúc động khi vinh dự hóa thân hình tượng Bác Hồ trong các tác phẩm khắc họa chân dung Người.
Clip ghi lại cảnh Công an đọc lệnh khởi tố, bắt tạm giam Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên liên quan đến vụ việc quảng cáo sản phẩm kẹo rau củ Kera không đúng sự thật, gây bức xúc dư luận.
Chu Nguyên Chương, là Hoàng đế sáng lập ra nhà Minh, là hoàng đế tạo dựng một triều đại mới nổi tiếng nhất trong lịch sử, con đường lên ngôi có thể kể là thăng trầm. Từ nhỏ đã chăn bò, đi xin ăn, thậm chí còn đi tu, từ một người ngay cả ăn cũng không có, bằng chính mình chăm chỉ từng bước trở thành hoàng đế.