Chiêu thức "rửa nguồn" cho những kho đá mỹ miều ở Suối Giàng (Bài 2)
Lợi dụng kẽ hở trong việc quản lý hồ sơ đấu giá khoáng sản, những ông bà chủ ở Văn Chấn (Yên Bái) đã tìm cách rửa nguồn để tuồn đá cảnh, đá mỹ nghệ Suối Giàng ra thị trường.
Những hình ảnh xác thực nhất về tình trạng khai thác, buôn bán đá cảnh Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái) được nhóm PV Dân Việt ghi lại
Khi chúng tôi nhập vai là người buôn đá, người mê đá cảnh đi lùng mua các "viên" tiền tỷ, nhiều chủ bán đá mỹ nghệ đã thẳng thắn thừa nhận về thủ đoạn quay vòng hồ sơ.
Cụ thể, họ dùng giấy tờ được cơ quan chức năng đấu giá đá cảnh, đá mỹ nghệ không nguồn gốc để hợp thức hóa hàng lậu, hàng của "đá tặc" ở các khai trường trái pháp luật.
Ven thị trấn huyện Văn Chấn, ở trên xã Suối Giàng, ở vùng lân cận, các "showroom" đá cảnh mọc như nấm sau mưa. Ông bà chủ thưa thốt cho xem cảnh đóng hàng gửi qua đường bưu chính, xe cẩu đến nhận "bưu phẩm" hạng nặng ngay trước mắt chúng tôi.
Ngành tài nguyên môi trường Yên Bái có văn bản yêu cầu chấn chỉnh các vi phạm trong việc khai thác, mua bán tài nguyên khoáng sản ở Suối Giàng (huyện Văn Chấn). Lực lượng Quản lý thị trường bắt nhiều lô hàng đá "không rõ nguồn gốc" rồi phạt, tịch thu, bán đấu giá. Tại địa bàn, UBND huyện Văn Chấn thường xuyên có văn bản chấn chỉnh, yêu cầu kiểm tra, rà soát, xử lý.
Hàng đá mỹ nghệ được ông bà chủ "showroom" giới thiệu có nguồn gốc từ Suối Giàng, bất chấp cơ quan chức năng, UBND huyện Văn Chấn nhiều lần có chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái). Ảnh: Dân Việt.
Như mới đây, ngày 25/7/2024, ông Phạm Thái Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, đã có văn bản yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản; tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; vận động người dân không tiếp tay cho các đổi tượng khai thác khoáng sản trái phép.
Theo đó, chủ động tăng cường việc chỉ đạo, thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động khoáng sản trái phép (bao gồm tất cả các trường hợp cấp Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn). Làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra tình trạng thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép kéo dài mà không kịp thời có biện pháp giải quyết, xử lý, ngăn chặn.
"Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật khi để xảy ra tình trạng thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để tái diễn, kéo dài", văn bản nêu rõ.
UNBD huyện Văn Chấn đã giao cho Phòng TNMT huyện: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tăng cường kiểm tra, rà soát việc chấp hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện (…). Qua đó, kịp thời phát hiện để đề xuất xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thấm quyền xử lý đổi với những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đối với hai lực lượng Công an huyện, Đội Quản lý thị trường số 1 phải tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm, kiên quyết các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ với Ủy các cơ quan, đơn vị liên quan để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động khai thác, chế biến, thu mua, tàng trữ, kinh doanh, tập kết, vận chuyển khoáng sản trái phép, không có nguồn gốc hợp pháp.
Đá cảnh từ các ngọn núi ở Suối Giàng được khai thác, xuống tới chân núi được chế tác bóng bẩy đẹp đẽ thành đá xanh, đá tím, siêu nặng được trưng ra cho bàn dân thiên hạ tới ngã giá. Một số chủ hàng nói nguồn đá tồn "từ nhiều năm trước", nhưng cũng có người tiết lộ, đá không nguồn gốc được hợp thức hóa bằng các bộ hồ sơ bán đấu giá tài sản. Ảnh: Dân Việt.
Thêm nữa, ngay trong năm 2024, huyện Văn Chấn đã thành lập đoàn công tác liên ngành, kiểm tra rà soát, kiểm kê tất cả khối lượng đá cảnh bao gồm cả chế tác và chưa qua chế tác tại các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Suối Giàng, xã Đồng Khê và thị trấn Sơn Thịnh.
UBND huyện Văn Chấn kiên quyết xử lý triệt để đối với những cơ sở chế tác, bày bán sản phẩm đá cảnh không rõ nguồn và yêu cầu dừng các hoạt động bày bán không rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng như tàng trữ, chế tác trái phép...
Nhưng trên thực tế, như phản ánh của Dân Việt, vẫn còn tình trạng khai thác đá cảnh từ Suối Giàng. Câu hỏi đặt ra là: khối lượng đá khổng lồ, cả thị trường rầm rộ các loại đá màu đá cảnh/đá mỹ nghệ này có nguồn gốc từ đâu? Nói ngắn gọn, người dân sở tại (và bất kỳ ai) vào núi khai thác trái phép đều là vi phạm. Nhưng gần như ai cũng biết, đá bán dọc thị trấn đều từ Suối Giàng.
Người ta đục khoét các núi đá màu ở Suối Giàng, mang về thị trấn để chế tác thành sản phẩm đá mỹ nghệ rồi buôn bán, vận chuyển đi nhiều nơi. Ảnh: Dân Việt.
Trong quá trình dày công tìm hiểu, chúng tôi lúc đầu đã phải tạm gọi khu vực cung cấp đá cho "thị trường đá cảnh Suối Giàng" trên cả nước là các "mỏ đá ma". Bởi không có ai thừa nhận có một "nguồn cung" ngoài tự nhiên nào cho các hòn đá, tòa ngang dãy dọc đá to đoành thế kia. Họ chỉ thừa nhận, có ít đá thừa từ thời khai thác "thổ phỉ".
Sau khi cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ, tịch thu và tiến hành bán đấu giá, người mua "tang vật" từ các vụ đó được phép mua bán, sử dụng, chế tác trên các lô hàng mình đã bỏ tiền ra mua.
Các chủ buôn đá chúng tôi tiếp cận còn tiết lộ rằng, từ vụ "thăm dò khoáng sản" cách đây vài năm mà số đá lậu được tuồn ra. Đến mức mấy năm qua, họ tích trữ lại, bán đến giờ chưa hết. Nếu bị bắt vì hàng không nguồn gốc giấy tờ, thì chờ bán đấu giá mình lại mua tiếp, thế là hợp thức hoá.
Có gia đình kể, họ buôn đá cảnh, đá mỹ nghệ Suối Giàng, toàn hàng "không rõ nguồn gốc, không có giấy tờ hợp lệ". Đến lúc bị kiểm tra, tịch thu, bán đấu giá, gia đình "khổ chủ" lại mua luôn, "trúng đấu giá". Đá bị thu tại nhà người "vi phạm", cân rồi bán đấu giá, khổ chủ lại mua, đá vẫn nằm đúng vị trí đó. Chỉ khác là "chúng" đã trở thành đá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Từ đó bán mua, chế tác, cho tặng, lưu kho chờ lên giá...
Từ thực tế mà PV tìm hiểu, có thể thấy việc khai thác đá mỹ nghệ Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) của "quặng tặc" là không hề nhỏ. Xuống tới chân núi, sau khi được chế tác bóng bẩy đẹp đẽ, các tấm sập khổng lồ, bằng đá xanh, đá tím, siêu nặng được trưng ra cho bàn dân thiên hạ tới ngã giá.
Họ thừa nhận đã quay vòng hồ sơ sau khi mua hàng bán đấu giá từ các kho tang vật (đá cảnh, đá mỹ nghệ Suối Giàng) - kết quả của các cuộc ra quân, thu giữ, xử lý của cơ quan chức năng. Có được hồ sơ mua hàng đấu giá rồi, họ biến chúng thành bình phong để tiếp tục tuồn hàng "không rõ nguồn gốc xuất xứ" vào buôn bán, vận chuyển, chế tác… mãi mãi về sau này!
Thậm chí, họ còn bán cho nhau cái "suất", các bộ giấy tờ mua hàng đấu giá kể trên; cũng như sẵn sàng luồn lách cung cấp cả hóa đơn đỏ cho những lô hàng lậu, khi khách hàng yêu cầu.
Trong vai người đi mua đá cảnh, chúng tôi tiếp cận một trong những chủ buôn đá cảnh "to nhất" huyện Văn Chấn.
"Em mua lại cả nghìn tấn đá cảnh, đá mỹ nghệ dưới dạng hàng thanh lý. Thậm chí, người ta thu của mình, sau đó họ bán lại cho mình để mình có hồ sơ(!). Hoặc người ta thu của các dân bản đi đào đá về đấy, rồi người ta bán phát mại, chúng em mua lại, nên đá đó trở thành có giấy tờ hết. Anh cứ nghiên cứu đi", bà chủ tên L thông tin với chúng tôi.
Bà chủ cũng thẳng thắn: "Thực ra mỏ này (nơi lấy đá màu ra bán, ý nói các ngọn núi ở Suối Giàng - PV) của bọn em chưa được cấp phép. Toàn bộ đá này em mua hàng thanh lý của Quản lý thị trường và cơ quan chức năng nói chung. Vì chúng em mua hàng thanh lý kể trên rồi, nên khi anh mua hàng của em, em sẽ có bộ hồ sơ kèm theo sản phẩm đá mỹ nghệ cho anh. Bọn em mua hàng thanh lý của cơ quan nhà nước. Chứ không phải hàng trôi nổi. Em có giấy tờ hẳn hoi!".
Để thuyết phục người mua, chủ hàng cho chúng tôi xem một bộ hồ sơ bán đấu giá tài sản là đá Suối Giàng chưa qua chế tác, với bộ hồ sơ này có thể "rửa nguồn" cho các sản phẩm đá không có nguồn gốc. Thêm nữa, một số người bán còn khẳng định cung cấp cả chứng thư đá quý để khách hàng yên tâm. Ảnh Dân Việt.
Bà chủ giải thích thêm sẽ photo công chứng để "cho hồ sơ từ bộ mua đấu giá cả trăm tấn đá cảnh mỹ nghệ, rồi từ đó tách hồ sơ ra". Người này cho chúng tôi xem một bộ hồ sơ đấu giá đá cảnh Suối Giàng chưa qua chế tác. Người ghi tên trong hồ sơ đấu giá tài sản là ông C.T.H, chồng bà L.
Theo bộ hồ sơ này, tháng 5/2019, thực hiện Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với Đội QLTT số 3 (Cục QLTT tỉnh Yên Bái), Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Yên Bái tổ chức đấu giá 109 tấn đá cảnh Suối Giàng. Đây là lượng đá đã được tịch thu theo 9 biên bản. Giá khởi điểm 163,5 triệu đồng.
Biên bản nêu: Tại buổi đấu giá khối tài sản từ Suối Giàng kể trên, có 05 người tham gia. Người trúng đấu giá 109 tấn đá cảnh Suối Giàng là ông C.T.H với số tiền 185 triệu đồng. Sau đó, Đội QLTT số 3 Cục QLTT tỉnh Yên Bái đã lập Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá với ông C.T.H. Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ Nhà nước được lập ngày 3/6/2019.
Theo lời bà L, với bộ hồ sơ đầy đủ kể trên (Biên bản đấu giá, Hợp đồng mua bán, Hóa đơn) thì "như thế quá yên tâm".
Sau đó, bà chủ vào việc chính là phát giá: "Khối đá này anh định mua, tính cả công vận chuyển đến Hà Nội, em lấy giá là 900 triệu đồng. Nếu không lấy đế bằng đá em trừ cho anh 70 triệu đồng".
Để thuyết phục chúng tôi, vị này chốt: "Anh xem cơ sở em to như thế này mà không có giấy tờ nguồn gốc hàng hóa là chết đấy. Ở đây chỉ nhà em có, kể cả anh đi cơ sở nào khác thì họ cũng quay lại mua (hồ sơ giấy tờ nguồn gốc hàng mua thanh lý đá cảnh, đá mỹ nghệ - PV) của nhà em. Khi đó giá thành hàng bị đội lên cao".
Người bán còn thường xuyên bán hàng online công khai sản phẩm đá mỹ nghệ có nguồn gốc từ Suối Giàng (Văn Chấn, Yên Bái). Ảnh Dân Việt.
Với mong muốn tìm ra bản chất việc "moi ruột" các mỏ đá sắc màu ở Suối Giàng, chúng tôi đã vào vai khách hàng, chủ buôn đến đề nghị "làm ăn lâu dài" thêm với một số cơ sở bán, trưng bày, chế tác đá cảnh, đá mỹ nghệ trong khu vực.
Chủ cơ sở có tên Hoàng K cho biết, họ có thể mua đá ở khu vực Suối Giàng và lấy hóa đơn của một cơ sở khai thác chế biến đá ở tỉnh Ninh Bình để hợp thức hóa nguồn gốc. Ai cũng biết, đá cảnh Suối Giàng khác đá ở Ninh Bình; nhưng một khi đã có "cửa" thì cứ có hoá đơn là được.
Chủ cơ sở này còn không quên nhấn mạnh: Hầu hết các cơ sở chế biến đá đều làm chui, không có giấy phép và họ sử dụng đá khai thác chui với hồ sơ bán đấu giá làm "bình phong".
Vậy là, "vải thưa" vẫn nghiễm nhiên "che mắt Thánh"? Lý do đơn giản: Ai đó và ở đâu đó, họ đã cố tình lờ đi cho "thủ đoạn tinh vi" của các đối tượng "con buôn lõi đời". Khác chăng chỉ là một cách nói mà thôi. Hàng đấu giá "phát" với giá bao nhiêu, ai "trúng" với mức thế nào; hàng đó đi đâu, giấy tờ đó "rửa nguồn gốc" cho các thứ hàng lậu, hàng sai phạm nào? Chính những người trong cuộc đã tiết lộ như đã nêu ở trên.
Một tín hiệu tích cực, ngay trong buổi sáng 5/9/2024 sau khi Dân Việt khởi đăng Phóng sự điều tra dài kỳ “Tan hoang những ngọn núi sắc màu ở Suối Giàng (Yên Bái)", đích thân Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, ông Trần Huy Tuấn đã có những trao đổi thẳng thắn với chúng tôi về những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quản lý tài nguyên khoáng sản ở Suối Giàng hiện nay, cũng như các biện pháp quyết liệt cần phải triển khai trong thời gian tới, để chấn chỉnh tình trạng kể trên.
Cùng ngày, UBND tỉnh Yên Bái cũng đã có chỉ đạo hoả tốc tới Sở Công thương, Sở TNMT, Công an tỉnh và UBND huyện Văn Chấn, nhằm kiểm tra xử lý các hoạt động trái phép liên quan đến vận chuyển, chế tác, kinh doanh đá cảnh, đá mỹ nghệ trên địa bàn huyện Văn Chấn.
Chiều cùng ngày, với thái độ thẳng thắn và cầu thị nhất, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường và Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Yên Bái đã đưa ra nhiều vấn đề mấu chốt cần phải làm ngay.
Còn tại trụ sở Sở Công Thương, trả lời phỏng vấn chúng tôi, ông Phạm Trung Lân - Phó Giám đốc Sở nhấn mạnh: cần tăng cường hoạt động hiệu quả hơn nữa của lực lượng kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, phối hợp với các lực lượng ở huyện, xã, quản lý chặt chẽ, tránh khai thác “thổ phỉ” các mỏ đá cảnh, đá mỹ nghệ nổi tiếng ở Suối Giàng. Đồng thời, tổng rà soát các kho đá, “vựa” đá, các cửa hàng buôn bán - chế tác, các khu tàng trữ đá cảnh, đá mỹ nghệ trong toàn khu vực.
Những đối tượng đã mua đá “bán đấu giá” thì cần kiểm tra hồ sơ, thống kê số lượng đá, quản lý chặt, tránh để “quay vòng hồ sơ”, đưa đá lậu vào buôn bán, chế tác trái pháp luật. Những đối tượng “có vấn đề”, không thành khẩn, cần lập hồ sơ, chuyển cơ quan cảnh sát điều tra làm cho ra nhẽ.
Mặt khác, cũng thận trọng trong việc bán đấu giá đá tang vật từ các vụ việc vi phạm, quản lý chặt hồ sơ mua bán cũng như số lượng hàng hoá có được từ các cuộc đấu giá kể trên.
Ngày 05/9/2024, Báo điện tử Dân Việt có bài viết “Tan hoang những ngọn núi sắc màu ở Suối Giàng (Yên Bái)” phản ánh về tình trạng khai thác, vận chuyển, chế tác, tiêu thụ đá cảnh, đá mỹ nghệ trái phép tại xã Suối Giàng, huyện Vân Chấn, tỉnh Yên Bái. Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có văn bản chỉ đạo Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn và các cơ quan liên quan: Tiến hành kiểm tra làm rõ việc khai thác, vận chuyển, chế tác, kinh doanh đá cảnh, đá mỹ nghệ trên địa bàn xã Suối Giàng và các xã, thị trấn lân cận tại huyện Văn Chấn theo nội dung phản ảnh của Báo điện tử Dân Việt số ra ngày 05/9/2024.
Phản ánh tới Báo Dân Việt, nhiều cư dân tại chung cư CT2C (khu đô thị Nghĩa Đô, phường Nghĩa Đô, TP. Hà Nội) cho biết đã gửi đơn tới cơ quan chức năng, đề nghị làm rõ hàng loạt vấn đề liên quan đến Ban quản trị tòa nhà. Đáng chú ý là vướng mắc về chủ sở hữu tầng hầm để xe ô tô.
Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.
Thiên Khôi FC có chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước MyMy FC, qua đó giành tấm vé cuối cùng vào chơi trận chung kết của Vòng chung kết Giải bóng đá 7 người vô địch Quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6).
Vương phu nhân tên thật là Lý Thanh La, là mẹ Vương Ngữ Yên vốn là chủ nhân của Mạn Đà sơn trang. Nhưng ít ai biết rằng bà còn là con gái của hai cao thủ võ lâm và bị họ bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên Lý Thanh La về làm dâu nhà họ Vương, trở thành Vương phu nhân...
Chiều 26/7, không khí tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển chè Tam Đường (Lai Châu) rộn ràng, ấm cúng hơn thường lệ. Hàng chục công nhân, đoàn viên công đoàn cùng nhau quây quần bên "Bữa cơm Công đoàn", chào mừng loạt ngày lễ lớn của đất nước và tổ chức công đoàn.
Đội tuyển quốc gia Việt Nam có 4 học sinh dự thi, kết quả cả 4 học sinh đều đoạt huy chương, bao gồm 1 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 không chỉ quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức mà còn nhấn mạnh vai trò của từng hộ gia đình, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), cứu nạn, cứu hộ. Từ việc tuyên truyền, giám sát đến xử lý tình huống, mỗi người dân đều là một "mắt xích" quan trọng trong mạng lưới an toàn cháy nổ.
Phát biểu với hãng tin RIA Novosti, ông Nikolai Patrushev – trợ lý thân cận của Tổng thống Vladimir Putin và hiện là Chủ tịch Hội đồng Hải quân Nga – tuyên bố rằng Nga sẽ lập tức kích hoạt toàn bộ sức mạnh theo đúng học thuyết quân sự của mình để bảo vệ Kaliningrad.
heo tiết lộ, đội bóng giành được chữ ký của Đỗ Chung Nguyên có thể sẽ là CLB Ninh Bình - tân binh của V.League và có nguồn tài chính dồi dào. Theo chuyên trang chuyển nhượng uy tín Transfermarkt, Đỗ Chung Nguyên hiện được định giá 400.000 euro.
Cục Cảnh sát giao thông thông báo số điện thoại tiếp nhận thông tin của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông và các Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc để tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến tình hình trật tự, an toàn giao thông, hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông.
Mỹ công khai cáo buộc Trung Quốc tiếp tay cho cuộc chiến của Nga tại Ukraine trong khi Bắc Kinh tố ngược Mỹ đang “chuyển hướng trách nhiệm” và “kích động đối đầu”.
Tại tâm lũ, xã Mỹ Lý, Nghệ An nơi có 201 ngôi nhà bị cuốn trôi, sập và 187 căn nhà bị hư hại. Bản làng từng rất trù phú giờ xác xơ, người dân trắng tay chỉ sau một cơn lũ. Kể với phóng viên Dân Việt, mắt ai nấy đều đỏ hoe.
Nhiều năm nay sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ và Sét luôn ở trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Nước tại các sông đều đen kịt, dòng chảy không được lưu thông, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.
U23 Việt Nam đón tin vui từ Nguyễn Quốc Việt; Paqueta sắp được xóa tội cá cược; Barca nhảy vào cuộc đua giành Konate; Isak từ chối lời đề nghị “khủng” từ Al-Hilal; bạn gái Haaland được tặng túi xách 330.000 bảng.
“Cái đêm hôm ấy... đêm gì?” của Phùng Gia Lộc là tiếng kêu từ thẳm sâu làng quê Việt, phơi bày nỗi đau người nông dân giữa bóng tối cơ chế cũ – một tác phẩm khiến cả xã hội phải giật mình nhìn lại,” nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ.
“Không nơi nào còn an toàn ở Ukraine”, Đại diện Liên Hợp Quốc (LHQ) báo động trước Hội đồng Bảo an, khi số dân thường thương vong tăng kỷ lục và hệ thống viện trợ nhân đạo đối mặt nguy cơ sụp đổ.
Ngày 26/7, Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu đoàn công tác của Trung ương đến chuyến thăm và làm việc tại xã Si Pa Phìn, tỉnh Điện Biên. Đây là một trong những xã vùng cao biên giới có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.
Suối khoáng Chánh Thắng ở xã Cát Tiến, tỉnh Gia Lai mới (trước sáp nhập thuộc xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cũ), cách trung tâm xã Cát Tiến hơn 10 km, ẩn mình giữa những cánh rừng, triền núi nối tiếp nhau trên dãy núi Bà, mời gọi những ai yêu thích thiên nhiên tìm về.
Từ ngày 21-25/7, rất nhiều biển số "ngũ quý", "sảnh tiến", "thần tài", "lộc phát" được đưa lên sàn đấu giá, trong đó có 12 biển số ô tô trúng giá tiền tỷ.
Bị phát hiện bán dâm tại cơ sở massage trong khách sạn Grand Vista, nữ nhân viên 30 tuổi khai mỗi tháng thu nhập 150-200 triệu đồng và chọn công việc này vì "không còn niềm tin vào đàn ông".
Sáng ngày 26/7, tại Quốc lộ N2, xã Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp mới, sau sáp nhập tỉnh Tiền Giang), Bộ Xây dựng phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh, giai đoạn 1.
Nhiều doanh nghiệp vận tải bày tỏ sự ủng hộ đối với việc CSGT tổng kiểm tra, xử lý phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm trên toàn quốc. Họ cho rằng việc này sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, loại bỏ các đơn vị làm ăn thiếu chuyên nghiệp, thường xuyên vi phạm quy định…
Sáng 25/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh-Nguyễn Văn Út chủ trì hội nghị tại trụ sở UBND tỉnh (cơ sở 2) để nghe các sở, ngành báo cáo tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (cũ).
Năm 2024 Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cũ (trước sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng) nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa thông qua mô hình, dự án "Nuôi thủy sản trên ruộng lúa gắn với tiêu thụ sản phẩm".
Fitch Ratings đã đưa ra cảnh báo về những tác động tiêu cực tiềm tàng đối với đánh giá tín nhiệm của ngành ngân hàng Việt Nam nếu gỡ bỏ "room" tín dụng. Theo chuyên gia, lo ngại này xuất phát từ nguy cơ tăng trưởng tín dụng quá nóng trong bối cảnh bộ đệm vốn của các ngân hàng vẫn còn hạn chế.
Mong mỏi con khỏe mạnh, tăng cân, mẹ của A. liên tục bồi bổ cho con bằng đủ loại thuốc, từ loại kê đơn, không kê đơn đến thực phẩm chức năng dẫn tới cô bị hỏng hết chức năng thận. Ở tuổi 18, cô gái trẻ phải sống nhờ máy chạy thận.
Dù từng nắm thế thượng phong trên bầu trời tiền tuyến nhờ các loại UAV đa dạng và sáng tạo, Ukraine hiện đang đánh mất lợi thế này vào tay Nga – một diễn biến có thể làm thay đổi cục diện toàn bộ cuộc chiến, theo tạp chí Foreign Policy.