CLB Bắc Ninh thử việc tiền đạo người Brazil cao 1m89
CLB Bắc Ninh đang rất tích cực tăng cường lực lượng để chuẩn bị cho mùa giải 2025/2026 nhằm mục tiêu cạnh tranh suất lên chơi V.League.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Gabor Fluit – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Tổng Giám đốc khu vực châu Á Tập đoàn De Heus cho biết, sau khi Việt Nam áp dụng chính sách phát triển các khu công nghiệp thành công, cho thuê đất 50 năm, chính sách một cửa... thì các doanh nghiệp nước ngoài nhìn thấy nhiều cơ hội đầu tư từ Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp châu Âu đã chọn Việt Nam đặt nhà máy sản xuất, sau đó xuất khẩu hàng hoá đi khắp thế giới, trở thành những "con chim đại bàng" đem lại nhiều giá trị về kinh tế và xã hội.
Thưa ông, theo con số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính trong 9 tháng 2023, thương mại 2 chiều Việt Nam - EU đã đạt 44 tỷ USD; bên cạnh đó, đến tháng 8/2023, đã có 25/27 nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đạt 27,6 tỷ USD gồm 2.384 dự án trong các lĩnh vực. Những con số này nói lên điều gì về "sự hấp dẫn" của Việt Nam đối với các doanh nghiệp EU?
- Sau khi Việt Nam áp dụng chính sách phát triển các khu công nghiệp thành công, chính sách cho thuê đất 50 năm, chính sách một cửa... thì các doanh nghiệp nước ngoài nhìn thấy nhiều cơ hội hơn từ Việt Nam. Trong đó, nhiều doanh nghiệp từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp châu Âu đã tìm đến Việt Nam đặt nhà máy, chủ yếu là ở các lĩnh vực điện tử, may mặc, da giày...
Lúc đầu, các doanh nghiệp chọn Việt Nam làm địa điểm đặt nhà máy sản xuất bởi có nguồn lao động dồi dào và rẻ, nhưng sau này các doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội đầu tư, bán sản phẩm ở ngay thị trường nội địa với gần 100 triệu dân và hàng chục triệu khách du lịch đến Việt Nam mỗi năm. Đơn cử như Tập đoàn De Heus đã và đang đầu tư hàng chục nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam không phải nhằm mục tiêu xuất khẩu sản phẩm đi nước ngoài, mà chủ yếu phục vụ người chăn nuôi trong nước.
Ông Gabor Fluit - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Tổng Giám đốc khu vực châu Á Tập đoàn De Heus trao đổi với PV Dân Việt. Ảnh: Viết Niệm
Mấy năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có một số thay đổi rõ rệt khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Đặc biệt là từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, xung đột giữa các nước Nga - Ukraine, thì nhiều doanh nghiệp đã xem xét lại chuỗi liên kết cũng như chiến lược kinh doanh của họ, theo đó nhiều công ty đánh giá Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế phù hợp để họ chuyển giao một phần chuỗi cung ứng.
Thực tế cho thấy, nhiều công ty nước ngoài đi trước đã gặt hái thành công ở thị trường Việt Nam như Samsung, Intel, Adidas, Heineken, Unilever, Nestle... Sắp tới, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp quan tâm tới một số lĩnh vực mới mà trước đây Việt Nam chưa chú ý đến như điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp bán dẫn...
Khi một doanh nghiệp nước ngoài tìm địa điểm đầu tư, yếu tố đầu tiên họ quan tâm thường là an ninh, sự bền vững về kinh tế và chính trị, cũng như mối quan hệ của nước đó với các nước trong khu vực và thế giới. Việt Nam được nhiều nhà đầu tư lớn lựa chọn bởi đã áp dụng uyển chuyển thành công chính sách ngoại giao "cây tre", đặc biệt gần đây mối quan hệ ngoại giao với Mỹ và Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là lí do Tập đoàn De Heus đến từ Hà Lan đã chọn Việt Nam để đặt trụ sở chính của mình ở khu vực châu Á.
Hiện nay, Việt Nam đã là một trong 16 đối tác thương mại hàng đầu trên toàn cầu của châu Âu. Ảnh: Viết Niệm
Việt Nam là đất nước nông nghiệp, song 20-30 năm gần đây lĩnh vực công nghiệp đã có bước phát triển mạnh, các ngành dịch vụ, du lịch, ngân hàng tài chính cũng phát triển nhanh song cái gốc của Việt Nam vẫn là nông nghiệp. Số lao động đang làm việc trong lĩnh vực này lớn, và đặc biệt, khi thế giới xảy ra nhiều biến động, những quốc gia tự sản xuất được nhiều lương thực, thực phẩm như Việt Nam lại cho thấy lợi thế về an ninh lương thực, an ninh thực phẩm. Các sản phẩm Việt Nam tự sản xuất được vô cùng phong phú, từ gạo, thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây…, thậm chí có dư bán cho nhiều quốc gia khác.
Nhìn qua con số giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 là hơn 53 tỷ USD - con số khá lớn, song tôi cho rằng, nếu Việt Nam đi đúng hướng và tiếp tục gia tăng được giá trị sản phẩm, giảm tỷ lệ xuất thô, tăng chế biến sâu thì chắc chắn kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi. Theo tôi, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu nông sản được 100 tỷ USD.
Một đất nước nhỏ bé như Hà Lan, kim ngạch xuất khẩu nông sản đã đạt 120 tỷ USD thì trong tương lai, với tiềm năng xuất khẩu nông sản dồi dào, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt con số 100 tỷ USD.
Các doanh nghiệp nước ngoài chắc chắn cũng đã nhìn thấy tiềm năng đó, nên nhiều thành viên của EuroCham đã tìm đến Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư, hợp tác sản xuất kinh doanh.
Trong đại dịch Covid-19 và bối cảnh suy thoái kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đã thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, nhiều chuyên gia cũng đánh giá đây là "mỏ vàng" để khai thác, đầu tư. Với các doanh nghiệp EU, hiện nay họ quan tâm lĩnh vực này như thế nào?
- Quan sát một số doanh nghiệp đang đầu tư vào nông nghiệp tại Việt Nam, tôi thấy chia thành 2 nhóm. Một là đến Việt Nam cung cấp nguồn đầu vào, dịch vụ, sản phẩm cho người chăn nuôi giống như De Heus; hoặc các công ty chuyên cung cấp máy móc thiết bị, dịch vụ tư vấn, vật tư công nghệ…
Hai là họ đến Việt Nam thu mua sản phẩm, chế biến rồi xuất khẩu đi khắp thế giới, ví dụ điển hình như Nedspice. Doanh nghiệp này đang có các nhà máy chế biến hạt tiêu ở Bình Dương, Bình Phước, họ thu mua hạt tiêu ở Việt Nam và các nước khác để sản xuất, trở thành nhà cung cấp lớn nhất thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hạt tiêu. Cũng có một số công ty làm cả 2 lĩnh vực nói trên.
Nông nghiệp ít khi thu hút những dự án rất lớn như ngành công nghiệp, điện tử, số tiền có thể không lên đến hàng tỷ USD, nhưng sẽ có rất nhiều dự án vừa và nhỏ đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt. Gần đây có sự biến động lớn về thị trường công nghệ 4.0, máy bay điều khiển từ xa… Chi phí đầu tư công nghệ ngày càng rẻ, cơ hội tiếp cận công nghệ đối với nông dân Việt Nam ngày càng gần hơn. Khi đó, chắc chắn hiệu quả, năng suất nông nghiệp sẽ tăng lên, đồng nghĩa giá trị kinh tế cũng tăng cao.
Trong thời gian tới, De Heus có kế hoạch đầu tư gì vào nông nghiệp hay không, thưa ông?
- Tháng 3/2024, chúng tôi sẽ khánh thành nhà máy thức ăn tôm ở Vĩnh Long – đây là nhà máy áp dụng công nghệ cao. Tháng 5/2024, De Heus sẽ phối hợp cùng đối tác là Tập đoàn Hùng Nhơn khánh thành khu nuôi gà giống công nghệ cao tại Tây Ninh, đồng thời khởi công đồng loạt một số dự án khác nhằm phục vụ chuỗi liên kết sản xuất gà trắng hướng tới xuất khẩu tại Tây Ninh.
Chúng tôi đang khẩn trương phối hợp với Bộ NNPTNT xây dựng vùng chăn nuôi gà an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu.
Bên cạnh đó, De Heus cũng sẽ triển khai một số dự án chăn nuôi bền vững. Hiện nay có nhiều trang trại tự do tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc xử lí môi trường. Luật đã có rồi, nhưng các trại vừa và nhỏ vẫn chưa thể áp dụng triệt để trong việc xử lý phân, nước thải, mùi hôi… và rất nhiều trang trại như vậy đang trong diện buộc phải di dời. Do đó, từ nay tới năm 2025, De Heus sẽ triển khai mạnh mẽ hơn chương trình trợ giúp các trang trại tháo gỡ khó khăn.
Mục đích của De Heus là giúp đỡ những người chăn nuôi thực sự muốn tồn tại với nghề, chủ yếu là về vốn, kỹ thuật, công nghệ để họ có thể đi tiếp con đường đó.
Đối với sản phẩm xuất khẩu, yêu cầu của thị trường ngày càng cao, do đó các thành viên của chuỗi sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, các tiêu chí liên quan đến giảm phát thải nhằm hướng đến xây dựng kinh tế xanh… Việt Nam đang có chủ trương cấm sử dụng kháng sinh trong thức ăn vào năm 2025, do đó rất nhiều dự án của De Heus trong thời gian tới sẽ quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này.
Để chủ động hơn nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giảm bớt nhập khẩu, De Heus cũng đang phối hợp với một số tỉnh Tây Nguyên xây dựng vùng nguyên liệu trồng thức ăn chăn nuôi, tăng năng suất trồng bắp để đáp ứng nhu cầu chế biến. Đây cũng là một dự án trọng điểm của De Heus tại Việt Nam.
Ông Gabor Fluit trao đổi với ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NNPTNT về quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn châu Âu tại nhà máy Premix Đồng Nai. Ảnh: M.H
Phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp xanh có thể nói đang là "trend" tại Việt Nam nhằm hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050, tuy nhiên thực tế nhiều doanh nghiệp cũng như nông dân chưa hiểu lắm về điều này và cho rằng nó chưa thực sự cần thiết. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam mà ở đâu cũng vậy thôi. Nhưng muốn đi xa hơn, sản xuất bền vững hơn thì tôi nghĩ bắt buộc phải thay đổi.
Đơn cử, muốn xuất khẩu cá tra, tôm vào châu Âu thì doanh nghiệp phải chứng minh được nhà máy đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Sự thay đổi lớn nhất là nhiều sản phẩm nông sản, thuỷ sản của Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu, được nhiều thị trường khó tính lựa chọn thì tôi tin người nông dân sẽ sớm quen với việc đáp ứng các tiêu chí ngày càng cao hơn của thị trường.
Chiến lược hợp tác quốc tế ngành nông nghiệp tầm nhìn đến năm 2030 đặt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI) đến 25 tỷ USD, thu hút vốn vay đạt 5 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt 1 tỷ USD...
Chiến lược hợp tác quốc tế ngành nông nghiệp tầm nhìn đến năm 2030 đặt mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI) đến 25 tỷ USD, thu hút vốn vay đạt 5 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt 1 tỷ USD…
Đặc biệt, ngành nông nghiệp tập trung vào định hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn và huy động nguồn lực bên ngoài phát huy uy tín, nâng cao vị thế nông nghiệp Việt Nam.
Hiện EuroCham đã cùng một số doanh nghiệp thành viên tại các tỉnh tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị những vấn đề cần đáp ứng để thích ứng với những đạo luật mới liên quan đến sản xuất xanh, chính sách với người lao động tại châu Âu…
Thực hiện sớm, thay đổi sớm thì chúng ta có thể tự tin xuất khẩu đi bất kỳ nước nào, cũng như cung cấp ngay cho những khách hàng Việt Nam cao cấp hơn.
De Heus cũng có một chính sách nội bộ, đó là định hướng đến năm 2025- 2030 sẽ giúp các thành viên trong chuỗi liên kết và các nhà cung cấp trong nước xây dựng được lộ trình thực hiện sản xuất xanh. Không có doanh nghiệp nào đi từ 1 đến 100 chỉ trong ngày một ngày hai mà chúng ta phải có lộ trình, có định hướng, tầm nhìn từ 3-5 năm, tối thiểu đảm bảo được một số tiêu chuẩn nội bộ.
Cụ thể, De Heus đang triển khai dự án điện mặt trời áp mái trong toàn bộ hệ thống nhà máy, trang trại của De Heus cũng như các doanh nghiệp liên kết. Trước đây sử dụng xe nâng bằng dầu thì nay chuyển sang xe điện. Chúng ta đi từng chút, từng chút, dần dần sẽ thu được kết quả.
Theo ông Gabor Fluit, không có doanh nghiệp nào đi từ 1 đến 100 chỉ trong ngày một ngày hai mà chúng ta phải có lộ trình, có định hướng, từng chút một thì sẽ dần có kết quả. Ảnh: Viết Niệm
Nhưng để thay đổi được như ông nói, không chỉ tốn thời gian mà cả tiền bạc nữa. Đây cũng là một điểm yếu của doanh nghiệp và nông dân Việt Nam. Theo ông, còn những trở ngại nào trên con đường sản xuất xanh?
- Thực tế có nhiều khâu trong sản xuất mọi người cho rằng tốn chi phí, nhưng nếu chúng ta đầu tư đồng bộ, ban đầu thực sự có thể tiêu tốn số tiền lớn nhưng sẽ mang lại lợi ích lâu dài, không chỉ tiết kiệm được nước, điện, mà còn giảm rác thải ra môi trường. Nhiều người nghĩ rằng việc đầu tư này chưa cần thiết, còn bao nhiêu chuyện khác quan trọng hơn, nhưng đây là xu hướng chung của thế giới, ai không theo thì sớm muộn cũng bị tụt lại.
Đối với nông dân, do nguồn lực còn hạn chế nên để bà con tự bỏ tiền ra xanh hoá quá trình sản xuất của mình thì rất khó. Cho nên tôi cho rằng, phía các ngân hàng Việt Nam cần có hỗ trợ nông dân cụ thể hơn. Ví dụ Việt Nam đang triển khai một đề án rất độc đáo, đó là thí điểm sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với giảm phát thải. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, nếu chúng ta làm được 1.000ha, thì 1 triệu ha cũng sẽ làm được.
Về chính sách kinh tế xanh, tôi thấy vai trò của các trường học rất quan trọng. Họ cần chú trọng đào tạo cho sinh viên, nguồn nhân lực trẻ nhiều hơn về chuyển đổi xanh để lực lượng này đóng góp vào thực tế nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Với vai trò là người đứng đầu Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, ông sẽ làm gì để đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh, hiệu quả và bền vững?
- Theo tôi, với chiến lược chuyển đổi kinh tế xanh, phát triển bền vững, tiêu chuẩn của châu Âu ngay từ ban đầu đã rất cao, khi doanh nghiệp đến làm ăn tại Việt Nam, là khách của một quốc gia đang phát triển thì yêu cầu đầu tiên là phải đáp ứng tốt luật pháp, thậm chí sẽ phải làm tốt hơn luật. Ví dụ như các tiêu chí về môi trường, chính sách cho người lao động…
Đừng nghĩ làm ăn ngắn hạn, kiếm tiền tại chỗ mà cần nghĩ tới chiến lược phát triển bền vững, cùng các đối tác và doanh nghiệp trong nước phục vụ tốt hơn cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu...
Xin cảm ơn ông!
Tập đoàn De Heus (Hà Lan) đầu tư vào Việt Nam năm 2008 bằng việc mua lại 2 nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Hải Phòng và Bình Dương. Từ đó đến nay, De Heus liên tục mở rộng quy mô sản xuất bằng việc đầu tư xây dựng nhà máy mới, xây dựng hệ thống chuỗi liên kết với các trang trại sản xuất con giống quy mô lớn, các nhà máy giết mổ nhằm đảm bảo đầu ra cho khách hàng, mang đến nguồn thực phẩm sạch, an toàn và truy xuất nguồn gốc đến người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế.
Gần đây, tập đoàn này đã gây tiếng vang khi mua lại một loạt nhà máy thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Masan, đồng thời liên kết với Tập đoàn Hùng Nhơn xây dựng hệ sinh thái mới là các tổ hợp dự án nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Tổng vốn đầu tư De Heus đổ vào nông nghiệp Việt Nam đến thời điểm này khoảng 1,1 tỷ USD.
Phó Chủ tịch UBND xã Thu Cúc (tỉnh Phú Thọ mới, sau sáp nhập Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc) Hà Thị Tố Nguyệt cho biết thêm: Xã có gần 30 cán bộ, công chức là cán bộ của huyện Tân Sơn cũ và các xã lân cận được điều động đến làm việc. Tuy khoảng cách từ nhà đến xã gần 20km nhưng các cán bộ đều nỗ lực làm viêc, có những hôm làm xong việc đã 23 giờ đêm mới về nhà, nhưng sáng hôm sau đã có mặt sớm tại trụ sở làm việc.
CLB Bắc Ninh đang rất tích cực tăng cường lực lượng để chuẩn bị cho mùa giải 2025/2026 nhằm mục tiêu cạnh tranh suất lên chơi V.League.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông sẽ kêu gọi các đồng minh châu Âu hỗ trợ tài chính để tăng lương cho binh sĩ đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Nga, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt quân số ngày càng trầm trọng.
Từ những nguyên liệu sẵn có trong vườn nhà, người miền Tây thường sáng tạo, chế biến nhiều món ngon. Trong đó, bánh bầu là món ăn dân dã rất được yêu thích, là đặc sản của Sóc Trăng.
Trước thiệt hại nặng nề do bão số 3, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành, tổ chức chính trị – xã hội nhằm triển khai công tác hỗ trợ các địa phương kịp thời.
Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa từ lâu đã nổi danh là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam. Giai đoạn 2024 đến nửa đầu 2025, du lịch Nha Trang - Khánh Hòa liên tục ghi nhận những con số ấn tượng.
Các trường chia sẻ điểm sàn và dự đoán điểm chuẩn đại học năm 2025 sau khi công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT.
Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường đô thị Cà Mau được cho nghỉ việc theo đơn cá nhân, nhưng việc lãnh đạo công ty này không thông qua chủ sở hữu - UBND tỉnh là có sai sót.
Khi làm Tri phủ Thanh Hóa, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật (1255-1330) đã lập vùng đất Văn Trinh là thái ấp. Tuy vậy, với vùng đất này, ông không chỉ là người lập ấp, mà còn là người “khai sinh” ra hát nhà trò - một trong những điệu hát đầu tiên của ca trù Việt Nam.
Đạt Nguyên Toàn - nhà khoa bảng nổi tiếng nhất triều Nguyễn, với tài năng và đóng góp to lớn cho nền khoa học và văn hóa Việt Nam
Hệ thống thông tin quản lý rủi ro ngập (FRMIS; công nghệ cảnh báo ngập hiện đại, bảo vệ vùng lõi đô thị Cần Thơ) đã hoàn thành từ giữa năm 2024. Thời gian qua, hệ thống này chỉ vận hành bằng sổ tay, chưa có quy trình vận hành nên chưa thể bàn giao.
Xã Nam Thái Ninh của tỉnh Hưng Yên mới, được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba xã: Thái Thọ, Thuần Thành và Thái Thịnh của huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình cũ). Với diện tích tự nhiên 26,41 km², quy mô dân số gần 20.000 người, địa bàn rộng, dân cư đông, có tuyến Quốc lộ 37B chạy qua, xã Nam Thái Ninh là địa phương tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp về an ninh, trật tự.
Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa lên tiếng báo động về cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có tại Dải Gaza với 470.000 người đối mặt nguy cơ chết đói khi chiến sự giữa Israel và Hamas kéo dài sang tháng thứ mười.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị, nuôi dưỡng thành công một bé gái sinh cực non ở tuần thai thứ 24. Đáng chú ý, bé chỉ nặng vỏn vẹn 550 gram.
U23 Indonesia là chủ nhà của giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 và đội bóng này hứa hẹn sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho U23 Việt Nam khi hai bên chạm trán nhau tại trận chung kết vào ngày 29/7.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2025.
Trong đầu tôi nổ tung vì thông tin nhận được.
Việc Nga trao trả thi thể các binh sĩ Ukraine đã tử trận đang tác động tiêu cực đến tình hình trong nước, bao gồm cả hoạt động huy động quân, theo lời nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) Anna Skorokhod.
Cung cấp dịch vụ cảng biển và logistics cho nhiều tuyến vận tải quốc tế quan trọng, cụm cảng Cái Mép - Thị Vải tại phường Phú Mỹ (TP.HCM) là cửa ngõ giao thương giúp kết nối Việt Nam với các thị trường lớn trên thế giới.
U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 đã và đang thể hiện khả năng chuyển hóa các tình huống không chiến thành bàn thắng rất ấn tượng và miếng đánh này có thể giúp thầy trò HLV Kim Sang-sik hướng tới chiến thắng trước U23 Indonesia.
Từ vùng đất nắng gió Quảng Trị, cô đã dành hơn một tháng để lần theo vẻ đẹp Việt Nam từ cao nguyên lộng gió đến những miền biển xanh ngắt, ôm trọn cả mùa hè rực rỡ trong từng khung hình.
Câu chuyện xây dựng nông thôn mới ở Lai Châu không chỉ là những con đường mới, những ngôi nhà khang trang, nông thôn mới ở đây còn là sự đồng lòng của người dân, sự đồng hành của chính quyền… Cuộc trò chuyện với Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Lai Châu Vương Đức Lợi đã hé mở về hành trình vượt khó, biến thách thức sáp nhập địa giới thành cơ hội để "chất" nông thôn mới không ngừng nâng cao.
Đất là “huyết mạch” của nông nghiệp. Nó là giá thể để cây trồng sinh sống và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, môi trường đất cần phải được cải tạo liên tục bằng nhiều cách khác nhau, trong đó bón phân cải tạo đất là kỹ thuật thường được áp dụng để cải thiện, duy trì nhằm nâng cao sức khỏe đất, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển cây trồng đạt năng suất và chất lượng tốt hơn.
Sáng nay, tại Nhà ga T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, một bước tiến lớn trong ngành hàng không Việt Nam đã chính thức được triển khai, ứng dụng định danh, xác thực điện tử và nhận diện sinh trắc học trên ứng dụng VNeID phục vụ hành khách làm thủ tục lên tàu bay.
Ba năm sau vụ tai nạn sân khấu tại đêm nhạc của nhóm Mirror khiến cả showbiz Hong Kong (Trung Quốc) chấn động, vũ công Lý Khải Ngôn, người bị thương nặng nhất trong sự cố lần đầu xuất hiện trở lại trên mạng xã hội, chia sẻ hình ảnh và tình trạng hiện tại
Nữ ca sĩ kiêm diễn viên First Pornchita bị tố có quan hệ ngoài luồng với một người đàn ông đã có gia đình, khiến dư luận Thái Lan xôn xao.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng tiết lộ, ông đã đưa bức thư của anh trai liệt sĩ vào phim "Đường thư" do Nghệ sĩ Ưu tú Quốc Tuấn và MC Tuấn Tú đóng vai chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác kiểm tra việc phát triển nhà ở xã hội và thăm cầu Nguyễn Hoàng bắc qua sông Hương ở TP. Huế
Theo kết quả xếp hạng từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong tháng 7 này, xã Nam Ba Đồn dẫn đầu trong bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp đứng đầu trong số 78 xã, phường và đặc khu trên toàn tỉnh Quảng Trị. Ông Nguyễn Văn Khánh - Chủ tịch UBND xã Nam Ba Đồn (tỉnh Quảng Trị) đã có chia sẻ kinh nghiệm với báo Dân Việt.
Chính sử ghi chép thái giám Nguyễn Bông cầu tự giúp Ỷ Lan phu nhân sinh Lý Càn Đức (tức vua Lý Nhân Tông), còn trong dân gian có giai thoại nói ông là tiền kiếp của vị vua này.
Chủ tịch UBND TP.HCM vừa có chỉ đạo về xử lý phản ánh tình hình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.