Chùa Kim Liên soi bóng sen vàng trên mặt nước Hồ Tây
Soi vẻ cổ kính in hằn vết thời gian giữa lòng hồ lớn nhất Hà Nội chính là chùa Kim Liên – cổ tự được mệnh danh là "Bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ".
Clip: Chùa Kim Liên-ngôi chùa cổ kính soi bóng sen vàng trên mặt nước Hồ Tây (hà Nội).
Nằm giữa lòng khu vực Hồ Tây ở làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, chùa Kim Liên ẩn mình sau những hàng cây càng tăng thêm vẻ trang nghiêm cho chốn thiền tự. Ảnh: Ngọc Hà.
Chùa Kim Liên nằm tại địa phận phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Từ vị trí chùa nhìn ra Hồ Tây thơ mộng, kết hợp với quang cảnh linh thiêng chốn cửa thiền khiến ngôi chùa này được mệnh danh là "Bông sen vàng trên mặt nước Hồ Tây".
Chùa Kim Liên là ngôi chùa được xếp vào một trong mười kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam nay tọa lạc tại phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ảnh: Phương Nga - Ngọc Hà.
Cổ kính và linh thiêng, trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chùa Kim Liên vẫn trầm mặc cùng năm tháng và gắn liền với những câu chuyện về nàng công chúa Từ Hoa.
Ngôi chùa có bàn thờ riêng để thờ Từ Hoa công chúa, nằm bên tay phải khi đi từ tam bảo vào. Ảnh: Phương Nga - Ngọc Hà.
Theo sử sách ghi lại, vào thời Lý, vua Lý Thần Tông (1128-1138) đã cho lập ở vị trí này một cung điện mang tên cung Từ Hoa để Từ Hoa công chúa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải nằm bên trong khu vực có tên là Trại Tằm Tang rồi truyền lại nghề cho dân làng Nghi.
Khi công chúa Từ Hoa qua đời, sau này trên nền cũ của cung điện, người dân đã dựng lên một ngôi chùa.
Tấm bia trong chùa dựng thời vua Lê Nhân Tông ghi rõ: "Năm Thái Hòa thứ nhất (tức năm 1443) dựng chùa, gọi là chùa Đại Bi". Ảnh: Phương Nga - Ngọc Hà.
Sang thời Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên và chùa được mang tên Đống Long. Đến thời Lê chùa mang tên là Đại Bi, do vợ chồng ông Nguyễn Thế Hựu là người phường này xuất tiền xây dựng vào năm 1631.
Tất cả các kiến trúc từ mái vòm, mái đình đến các kết cấu của chùa Kim Liên giữ nguyên từ thời xây dựng đến nay không được thay đổi. Ảnh: Phương Nga - Ngọc Hà.
Bảy năm sau, nhân dân góp công để mở rộng thêm khu chùa. Đến năm 1771, chúa Trịnh Sâm cho dỡ chùa Bảo Lâm ở phía tây kinh thành về tu bổ lại chùa này và đổi tên chùa là Kim Liên.
Năm 1771, đời Lê Cảnh Hưng, chùa được trùng tu, sửa chữa lớn và mang tên Kim Liên Tự (chùa Kim Liên). Năm 1792, đời vua Quang Trung, chùa được xây dựng lớn, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay. Năm 1793 cũng đời vua Quang Trung chùa đã hoàn tất về diện mạo.
Đặc biệt, ngôi chùa Kim Liên nằm về phía Đông Bắc Hồ Tây này đến ngày nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều những hiện vật mang lại giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn. Ảnh: Phương Nga - Ngọc Hà.
Cũng bởi từ nguồn cội vốn là một cung điện và thờ một tôn thất nhà Lý, nên phong cách kiến trúc của chùa Kim Liên đượm dáng vẻ cung đình.
Kiến trức rồng thời Lý rất sinh động, đường nét rất tự nhiên. Ảnh: Phương Nga.
Hơn 4 thế kỷ bất chấp cả lớp bụi thời gian, chùa Kim Liên dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong nét văn hóa của người dân Hà Nội ngàn năm văn hiến, xứng đáng là bông hoa sen vàng tỏa sáng và làm trọn vẹn đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Ảnh: Ngọc Hà .
Chùa Kim Liên qua các thời kỳ lịch sử không chỉ là cơ sở Phật giáo nổi tiếng của đất kinh kỳ mà con là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật kiến trúc, mỹ thuật dân gian của người Việt.
Ngày 24-5-1932, tỉnh Pleiku (Gia Lai ngày nay) chính thức được thành lập. Trải qua bao thăng trầm lịch sử trong 90 năm hình thành và phát triển, bộ mặt của tỉnh đã có sự đổi thay toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Cá tai tượng là cá đặc sản, loại cá nước ngọt vùng nhiệt đới. Đây là loài có thịt thơm ngon, chỉ cần nhìn thấy thôi là khối người đã mê rồi. Là đặc sản miền Tây Nam bộ, nhưng cá tai tượng lại được xem là đối tượng nuôi nhiều nhất ở tỉnh Tiền Giang.
Danh sách sáp nhập 34 tỉnh/thành phố, danh sách sáp nhập mới nhất có phương án sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP Hồ Chí Minh. Một thành phố mới sẽ sở hữu 2 "kho báu xanh". Đó là rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích thuộc nhóm rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam; hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo có diện tích lớn nhất Việt Nam.
Sáp nhập tỉnh, thành phố, theo dự kiến của Trung ương, tỉnh Ninh Thuận sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh mới có trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. Hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa về "chung một mái nhà", tỉnh mới sẽ có bờ biển dài miên man, có loài hoa mai vàng nguyên thủy, có một loài động vật hoang dã to bự nằm trong sách Đỏ...
Ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam có một giống cây lạ cho quả ngon, nghe tên người ta dễ nhầm sang cây hoa hồng. Đó là cây hồng nhung, là giống cây ăn trái xuất xứ từ Philippines, được trồng nhiều ở tỉnh Sóc Trăng, nay quả hồng nhung là đặc sản Sóc Trăng.
Thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, thành, 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận nằm trong danh sách các tỉnh thuộc diện sáp nhập. Nếu phương án sáp nhập 3 tỉnh này được chấp nhận, tỉnh mới hình thành sẽ có nhiều hồ nước ngọt to lớn, có biển đẹp như phim, hòn đảo Phú Quý quan trọng, thậm chí có cả "Vịnh Hạ Long" trên cao nguyên.
Chia sẻ với PV Báo điện tử Dân Việt, ông Lê Minh, Công ty Maphaco Việt Nhật ở Sa Pa (Lào Cai) cho biết, ông vừa thu mua một tổ ong khoái có trọng lượng 126kg với kích thước khoảng 3m được người dân khai thác trên vách núi đá cao ở bản Sâu Chua ( xã Sa Pả). Đây là tổ mật ong rừng lớn nhất từ trước đến nay mà ông mua được ở vùng Tây Bắc.
Cùng với ốc len, cua biển, tôm đất…con ba khía chọn Rạch Gốc - Ngọc Hiển làm “vương quốc” sinh sôi, đưa địa phương này trở thành nơi sở hữu sản lượng ba khía nhiều nhất Nam Bộ. Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích 64.000 hecta trải dài từ Đông sang Tây, nơi chốn hoang sơ và đầy quyến rũ này, sản vật ra đời như một cách thiên nhiên “chọn mặt gửi vàng”.
Con hổ được đặt tên là Ngao ở Nghệ An bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội với biểu cảm đáng yêu. Hình ảnh con hổ hờn dỗi, nũng nĩu bên “bố nuôi” như một đứa trẻ khiến ai cũng thích thú. Hiện, con hổ đang ở khu du lịch sinh thái Hòn Nhãn ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra ông Phạm Đăng Hưng (quê Tiền Giang), sau này trở thành đại công thần của vương triều nhà Nguyễn. Đại thần Phạm Đăng Hưng là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ Thái hậu), Hoàng phi của vua Thiệu Trị, hoàng mẫu của vua Tự Đức.
Gia đình ông Lương Ngọc Công, bản Liên Hà 5, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên đang làm đặc sản Lào Cai. Ông đã xây dựng thương hiệu bánh gai truyền thống thành sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.
Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có các loài gà rừng đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới
Ngôi mộ cổ bí ẩn trên tọa lạc tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa, TX Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với chu di diện tích gần 100 mét. Mộ cổ này nằm trên mảnh đất rộng khoảng 500m2, đất hoang, cây cỏ rậm. Khu mộ cổ đồ sộ có quy mô rất bề thế, được xây bằng đá và hợp chất vôi, cát.