Giá USD hôm nay 28/7: Tăng trở lại, bắt đầu chu kỳ mới?
Giá USD hôm nay 28/7 trong nước, tỷ giá trung tâm mức 25.182 VND/USD, tăng 18 đồng so với chốt phiên tuần trước. Trong khi đó, thị trường tự do cũng tăng 20 đồng, lên mức 26.460 VND/USD.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Khai thác thủy sản ven biển ở Cần Thơ. Ảnh: TCTS
Nguồn lợi thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), các kết quả điều tra, nghiên cứu trong những năm gần đây đã cho thấy nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, môi trường sống của các loài thủy sản biển đang có xu hướng suy giảm trên phạm vi cả nước, đặc biệt là vùng ven bờ.
Tại một số vùng biển, sự suy giảm đã đến mức báo động, mất hoàn toàn khả năng phục hồi như hệ sinh thái cỏ biển tại vùng cửa sông Hàn (Đà Nẵng) đã bị phá hủy hoàn toàn; hệ sinh thái san hô tại một số khu vực thuộc vùng biển Cô Tô và Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh suy thoái trên 90% không còn khả năng phục hồi; hệ sinh thái tại một số khu vực ven đảo thuộc vịnh Nha Trang đã bị san lấp hoàn toàn.
Kết quả điều tra, đánh giá của Viện Nghiên cứu Hải sản cho biết, nguồn lợi hải sản nước ta đang bị suy giảm với tốc độ nhanh. Tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản ở biển Việt Nam giai đoạn 2016-2020 còn 3,95 triệu tấn, tiếp tục suy giảm đáng kể (giảm 22,1% so với giai đoạn 2000-2005 và giảm 9,5% so với giai đoạn 2011-2015). Ngược lại, sản lượng khai thác hải sản lại có xu hướng tăng. Sản lượng khai thác hải sản đạt khoảng 2,866 triệu tấn vượt khả năng khai thác cho phép trung bình (ước tính khoảng 2,45 triệu tấn). Thậm chí, năm 2020, sản lượng khai thác hải sản ước đạt 3,63 triệu tấn.
Theo Bộ NNPTNT, năm 2021, tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản (giá so sánh năm 2010) ước đạt 3,01% so với năm 2020, tổng sản lượng đạt 8,73 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020 (8,64 triệu tấn), trong đó sản lượng sản lượng khai thác đạt 3,92 triệu tấn, tăng 0,9% với năm 2020 (3,88 triệu tấn), nuôi trồng đạt 4,8 triệu tấn, tăng 1% với năm 2020 (4,76 triệu tấn). Mặc dù có tăng so với năm 2020, song một số chỉ tiêu về nuôi trồng thủy sản không đạt kế hoạch đề ra (Sản lượng tôm sú đạt 94,5% kế hoạch; tôm thẻ chân trắng đạt 99,2%; cá tra đạt 96,1%).
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020 (8,41 tỷ USD), đạt 104,6% so kế hoạch (8,5 tỷ USD). Nếu tính cả bột cá và thức ăn thủy sản (685,2 triệu USD), tổng giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 9,57 tỷ USD, bằng 107,6% so với năm 2020 (tổng là 8,89 tỷ USD).
Sản lượng khai thác thủy sản liên tục tăng đã dẫn đến suy giảm nguồn lợi thủy sản trên biển. Ảnh: TCTS
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thủy sản đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: Tình trạng khai thác quá mức, sử dụng các ngư cụ cấm để khai thác thủy sản; tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đô thị hóa, phát triển du lịch ở vùng ven biển, hàng hải; tình trạng san lấp, lấn biển để xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng tại một số địa phương diễn ra hết sức phức tạp; cảnh báo "Thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu đối với sản phẩm thủy sản khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định; rào cản kỹ thuật của một số nước nhập khẩu làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và đặc biệt là sự suy giảm nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực tự nhiên.
Rạn san hô dưới biển Lý Sơn rất cần được bảo tồn. Ảnh: TCTS
Sẽ thành lập các khu bảo tồn biển, tập trung phục hồi hệ sinh thái ven biển
Một trong những điểm quan trọng được Bộ NNPTNT đưa vào dự thảo quyết định trình Thủ tướng phê duyệt, đó là sẽ thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn biển được phê duyệt tại Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-203 đưa tổng diện tích vùng biển được bảo tồn lên trên 0,4% diện tích vùng biển Việt Nam.
Trong đó, các chỉ tiêu chính được đưa ra trong giai đoạn đến 2025, đó là:
- Trữ lượng nguồn lợi thủy sản được duy trì tương đương với kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản giai đoạn năm 2016 - 2020.
- Phục hồi 30% diện tích hệ sinh thái biển bị suy thoái trong các khu bảo tồn biển.
- Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tổ chức thực hiện tại 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- 5% số lượng loài thủy sản trong Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được sinh sản nhân tạo, ương nuôi thành công, thả tái tạo vào các thủy vực tự nhiên.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn lợi thủy sản được xây dựng hoàn thiện, được cập nhật thường xuyên, liên tục.
Đối với giai đoạn đến 2030, các nhiệm vụ chủ yếu tập trung vào:
- Công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản được thực hiện đầy đủ, liên tục; thông tin, dữ liệu về nguồn lợi thủy sản được số hóa, cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
- Trữ lượng nguồn lợi thủy sản phục hồi, tăng khoảng 5% so với kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản giai đoạn năm 2016-2020.
- Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn biển, nâng tổng diện tích vùng biển được bảo tồn lên trên 0,5% diện tích vùng biển Việt Nam.
- Phục hồi 70% diện tích hệ sinh thái biển bị suy thoái trong các khu bảo tồn biển.
- Ít nhất 32 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện tốt đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- 10% số lượng loài thủy sản trong Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được sinh sản nhân tạo, ương nuôi thành công, thả tái tạo vào các thủy vực tự nhiên.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về nguồn lợi thủy sản được nâng cấp, tích hợp, liên thông giữa cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương theo hướng đồng bộ, thống nhất.
Dự kiến, sẽ có thêm nhiều khu bảo tồn biển được thành lập trong giai đoạn tới. Ảnh: TCTS.
Để đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu trên Bộ NNPTNT đã xây dựng dự thảo chiến lược quốc gia về BVNLTS theo hướng tổ chức Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản trên phạm vi cả nước theo định kỳ 5 năm; Xây dựng cơ sở dữ liệu thành phần về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, liên tục cập nhật thông tin, công bố kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản.
Đối với việc bảo tồn biển: Sẽ tiến hành kiện toàn hệ thống các khu bảo tồn biển đã thành lập; rà soát, điều chỉnh các phân khu chức năng của khu bảo tồn biển đã được thành lập; thành lập các khu bảo tồn mới; xây dựng hạ tầng thiết yếu, trang bị cơ sở vật chất của các khu bảo tồn biển; kết hợp xây dựng các trung tâm, trạm, cơ sở cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm tại một số khu bảo tồn biển.
Đặc biệt, tổ chức phục hồi rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn tại các khu bảo tồn biển và khu vực biển ngoài khu bảo tồn biển đã được điều tra, đánh giá phù hợp với quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.
Về BVNLTS: Tổ chức quản lý các khu BVNLTS; khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; khu vực đường di cư tự nhiên của loài thủy sản; Xây dựng và tổ chức thực hiện một số biện pháp bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như: Kế hoạch quốc gia về quản lý và bảo tồn các loài thú biển nhằm giảm thiểu đánh bắt không chủ ý đối với các loài thú biển...
Tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản: Phục hồi hệ sinh thái thủy sinh, đặc biệt là các hệ sinh thái điển hình như: san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, đầm phá, bãi triều, cửa sông là nơi sống của các loài thủy sản.
Hình thành khu cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản; đặc biệt quan tâm đầu tư và triển khai thả rạn nhân tạo, nuôi cấy san hô, tạo sinh cảnh, nơi cư trú, sinh sản và sinh trưởng của các loài thủy sản ở một số khu vực có điều kiện thuận lợi, phù hợp.
Thả tái tạo một số loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu vào các thủy vực.
Đặc biệt, trong chiến lược này cũng không thể thiếu sự vào cuộc của cộng đồng, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Theo đó, hướng tới củng cố lại các hình thức tổ đội sản xuất trên biển theo hướng khai thác gắn với quản lý, bảo vệ, nguồn lợi thủy sản môi trường sống của các loài thủy sản; hỗ trợ cơ quan chức năng giám sát, thông báo kịp thời các hành vi khai thác gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản.
Tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng ven bờ của 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển và một số loại hình thủy vực tự nhiên như sông, hồ, hồ chứa, đầm phá, bãi bồi ven biển trong vùng nội địa phù hợp với nhu cầu của người dân; theo hướng bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản kết hợp với phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn...
Triển khai Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, thu hút các nguồn tài chính của xã hội để hỗ trợ cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án về lĩnh vực bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Hoạt động nuôi thủy sản trên lồng bè ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Ảnh: TCTS.
Tăng cường năng lực quản lý, thực thi pháp luật trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho các lực lượng chức năng, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tại các địa phương; đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: tàu tuần tra, trang bị bảo hộ, công cụ hỗ trợ...
Đẩy mạnh việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm, kịp thời các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh thủy sản vi phạm quy định pháp luật về thủy sản, đặc biệt là hành vi sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, các phương pháp, phương tiện khai thác thủy sản có tính hủy diệt hoặc các nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
Tiếp tục điều chỉnh, cơ cấu lại các nghề khai thác thủy sản, bảo đảm phù hợp với khả năng khai thác cho phép của nguồn lợi thủy sản theo hướng không phát triển và giảm dần một số loại nghề khai thác không thân thiện với nguồn lợi và môi trường, có tính chọn lọc thấp, khai thác thủy sản còn non ở vùng ven bờ và trong vùng nội địa.
11 Đề án, kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến 2030
Để thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển NLTS, Bộ NNPTNT đã dự thảo 11 Đề án, kế hoạch để thực hiện:
1. Dự án điều tra, đánh giá xác định mức độ xâm hại nguồn lợi của các nghề, ngư cụ khai thác thủy sản làm cơ sở khoa học cho việc ban hành danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
2. Dự án nâng cao năng lực, nhận thức cho người dân và đội ngũ cán bộ làm công tác bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại địa phương về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
3. Dự án thành lập các khu bảo tồn biển.
4. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ban quản lý các khu bảo tồn biển; xây dựng trung tâm, cứu hộ sinh vật biển tại một số khu bảo tồn biển.
5. Dự án phục hồi hệ sinh thái san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn bị suy thoái.
6. Dự án hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản.
7. Dự án thả tái tạo nguồn lợi thủy sản tại một số thủy vực vùng ven biển và nội địa.
8. Dự án xây dựng thí điểm các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo Luật Thủy sản 2017 tại 7 vùng sinh thái trên cả nước.
9. Đề án thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
10. Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu thành phần về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Việt Nam tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
11. Kế hoạch hành động quản lý và bảo tồn một số loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm (như rùa biển, thú biển, cá mập, cá đuối…).
Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Tương Lai, xã Tân An Hội, TP HCM (hình thành từ 3 xã của huyện Củ Chi cũ) nuôi cá đồng thành công. Bà Nguyễn Thị Ánh Lan, nữ Giám đốc HTX Thuỷ sản Tương Lai vốn là một dược sĩ, chuyển sang nghề nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc đồng, thu hút nông dân cùng làm chung, doanh thu 6 tỷ đồng/năm.
Giá USD hôm nay 28/7 trong nước, tỷ giá trung tâm mức 25.182 VND/USD, tăng 18 đồng so với chốt phiên tuần trước. Trong khi đó, thị trường tự do cũng tăng 20 đồng, lên mức 26.460 VND/USD.
Sau sáp nhập Tây Ninh - Long An, tỉnh Tây Ninh (mới) là vùng đất giàu tiềm năng nông nghiệp. Mô hình nuôi cá lăng khép kín không xả thải ra môi trường của anh Võ Thanh Liêm (ngụ ấp Trảng Cỏ, xã Hưng Thuận; trước đây là xã Đôn Thuận, Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh cũ) là một điển hình tiêu biểu.
Chính quyền xã Kiều Phú, TP.Hà Nội xác định việc chăm lo về nhà ở cho người có công, thân nhân người có công với cách mạng là công tác quan trọng.
Chiến dịch Lam Sơn 719 – của quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy và yểm trợ của Mỹ – đã sụp đổ trước “bão lửa” phản công từ lực lượng Quân giải phóng và cách mạng Lào trên chiến trường Đường 9 – Nam Lào. Gần 50 ngày đêm, từ Khe Sanh đến Bản Đông, pháo binh trút lửa, bộ binh siết chặt vòng vây, biến cuộc hành quân quy mô thành thảm họa quân sự lớn nhất của ngụy trong chiến tranh Việt Nam.
Thống đốc Aleksandr Drozdenko cho biết trong một loạt bài đăng trên Telegram rằng một cuộc tấn công của Ukraine vào khu vực Leningrad của Nga đã khiến một thường dân thiệt mạng và 3 người khác bị thương. Ông cho biết lực lượng Kiev đã sử dụng hơn 50 máy bay không người lái (UAV) trong cuộc tấn công.
Ô tô biển số 51L.133.24 đang lưu thông trên cao tốc Trung Lương - TP.HCM đến xã Thủ Thừa (Tây Ninh), bất ngờ một người đàn ông trong trạng thái say rượu có hành vi giật tay lái khiến tài xế phải cho xe tấp vào làn dừng khẩn cấp.
Tối 27/7, đội tuyển U23 Việt Nam đã trở lại sân tập để chuẩn bị cho trận chung kết giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025, gặp đội chủ nhà U23 Indonesia.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/7, hai ngày sau khi lao dốc mạnh, giá dầu thô thế giới hồi phục nhẹ với hy vọng lấy đà tăng trong tuần mới.
Mới đây, diễn viên Tiến Luật đã chia sẻ trên trang cá nhân một tình huống dở khóc dở cười khi suýt trở thành nạn nhân của một chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Việc chia, nhập, thành lập hay giải thể đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh…) là một trong những nội dung trọng tâm trong công cuộc cải cách bộ máy nhà nước. Từ ngày 1/7/2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 chính thức có hiệu lực, bổ sung nhiều điểm mới liên quan đến điều kiện và thủ tục chia, nhập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Dưới đây là những điểm nổi bật.
Các nhà lãnh đạo Thái Lan và Campuchia sẽ gặp nhau tại Malaysia trong ngày 28/7 để đàm phán chấm dứt xung đột, người phát ngôn của văn phòng thủ tướng Thái Lan cho biết.
4 vị trí này được đánh giá có diện tích mặt bằng đủ rộng để vừa làm bãi đỗ xe cho xe máy, ô tô vừa lắp đặt trạm sạc cho xe điện khi Hà Nội triển khai cấm xe máy xăng vào khu vực Vành đai 1 bắt đầu từ tháng 7/2026.
Những ngày gần đây, thông tin BKAV bị cưỡng chế thuế xuất hiện trên mạng xã hội. Người ta nói về khoản nợ hơn 10 tỷ đồng, nói về sự sa sút, thậm chí có người còn gọi đây là "hồi kết" cho một giấc mơ công nghệ Việt. Trước tất cả, ông Nguyễn Tử Quảng vẫn chọn xuất hiện và trò chuyện với Dân Việt.
Với cây cảnh này, bạn có thể vừa ngắm lá, chơi hoa, vừa có quả bổ dưỡng để thưởng thức, là thú vui mới của người yêu cây cảnh.
Ngộ độc xảy ra khi bệnh nhi vui chơi tại nhà, phát hiện một chai dầu thắp đèn chưa được cất dọn, tưởng nhầm là nước ngọt nên đã uống một ngụm.
Chiều 27/7, theo giờ địa phương, sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Morocco, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Geneva, bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6 và các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 27 - 30/7 theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong.
Tiếp nối “10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng”, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài hát “Quê hương”. Để có góc nhìn đa chiều về ca khúc này, PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Nghệ sĩ Ưu tú, ca sĩ Vũ Thắng Lợi - giọng ca đã khẳng định dấu ấn riêng của anh trong lòng khán giả với Live concert "Quê hương", album đĩa than “Quê”...
Mỹ và EU đã nhất trí về một thỏa thuận thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen.
Nghi phạm nổ súng khi bị kiểm tra hành chính ở Hà Nội bị bắt lúc chuẩn bị vượt biên sang Lào; đâm 2 người trọng thương vì cho rằng "nhìn đểu"; cảnh sát hình sự truy bắt nhanh đối tượng cướp xe ôm... là những tin nóng 24 giờ qua.
Giữa rừng ngập mặn Cần Giờ, ấp đảo Thiềng Liềng đã “nở hoa” theo cách rất riêng, biến nơi từng là vùng đất nghèo trở thành mô hình du lịch cộng đồng được vinh danh trong “100 điều thú vị TP.HCM”. Với sự chung tay của chính quyền và quyết tâm của người dân, mô hình du lịch xanh đang giúp Thiềng Liềng viết tiếp câu chuyện thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cảnh báo nhiều quảng cáo bất động sản chứa thông tin sai lệch, phóng đại tiện ích, cam kết lợi nhuận phi thực tế, khiến dân dễ rơi vào “bẫy” kỳ vọng.
Với việc giúp ĐT nữ Anh lên ngôi vô địch EURO nữ 2025, bà Sarina Wiegman đã trở thành HLV thứ 2 có 3 lần liên tiếp vô địch châu Âu.
Được sự hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, người dân xã Quảng Lạc (nay là phường Lương Văn Tri, Lạng Sơn) đã chủ động phát triển cây dẻ, mở ra hướng đi phát triển bền vững.
Theo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, mọi loại hình nhà ở, đặc biệt là nhà kết hợp sản xuất, kinh doanh, phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn cháy nổ và thoát nạn. Việc nắm rõ và thực hiện đúng các điều kiện phòng cháy, chữa cháy không chỉ giúp bảo vệ tài sản, tính mạng mà còn là nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá nhân, hộ gia đình.
Khi đặt chân lên dãy Giăng Màn (tỉnh Quảng Trị) cùng những người lính mang quân hàm xanh trong chuyến tuần tra song phương, cảm nhận từng nhịp tim nóng rực trước mỗi cột mốc thiêng liêng, tôi đã được sống trọn vẹn trong niềm tự hào dân tộc,.
Chỉ cần một cú quét nhẹ trên điện thoại thông minh, toàn bộ hành trình “từ vườn đến bàn ăn” của nông sản đã hiện rõ trong lòng bàn tay. Gắn mã QR - một giải pháp công nghệ tưởng như đơn giản, đang giúp nông dân ở tỉnh Gia Lai thay đổi cách làm nông và đưa sản phẩm ra thị trường.
Bão số 3 Wipha gây ngập lụt nhiều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, khiến người dân thường xuyên phải tiếp xúc với nước bẩn, ẩm thấp kéo dài. Đây là điều kiện lý tưởng cho các bệnh da liễu phát sinh, trong đó có những bệnh nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nặng.
CLB Ninh Bình đã chính thức hoàn tất hợp đồng chiêu mộ tiền vệ trẻ tài năng Đỗ Chung Nguyên từ CLB Slavia Sofia của Bulgaria.
Radio online Nhịp sống nông thôn mới ngày hôm nay có những nội dung sau: Hội Nông dân Thành phố Hà Nội thăm, tặng quà nạn nhân chất độc da cam; Chỉ định Chủ tịch Hội Nông dân TP Huế giữ chức Phó Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy MTTQVN thành phố;...
Quân đội Nga sẽ sớm có thể phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine, Giáo sư Tuomas Malinen thuộc Đại học Helsinki cho biết trên mạng xã hội X.