Xem phim, tôi nhớ ngay đến câu chuyện xấu hổ của gia đình chị đồng nghiệp
Con chị đồng nghiệp khóc ngất giữa lớp vì một lý do không ngờ.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Từ thông tin trên, nhóm phóng viên đã trao đổi với nhiều "người trong cuộc".
Đầu cơ nghiệp "nối đuôi nhau" biến mất vì… lâm tặc
Từ cuối năm 2021 đến nay đã có hàng chục con trâu của bà con dính bẫy chết và mất tích, gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của nhiều hộ nuôi trâu tại xã Kỳ Thượng. Đây chỉ là câu chuyện giọt nước tràn ly, bởi theo phản ánh của người dân, tình trạng dùng dây cáp, dây phanh xe đạp để bẫy thú rừng đã diễn ra từ lâu tại khu vực quanh KBT TN Kẻ Gỗ, đặc biệt là khu vực xã Kỳ Thượng.
Ông Trần Văn Hải, ở xóm 6, xã Kỳ Thượng là một trong những hộ dân bị thiệt hại nặng nề nhất, riêng gia đình ông đã có 7 con trâu dính bẫy chết và mất tích trong thời gian ngắn vừa qua. Đó là chưa kể số trâu của "bạn bè" ông chết cũng nhiều, do chăn thả trong rừng có nạn săn bắt thú.
Đứng bên một xác trâu khoảng 3 năm tuổi bị dính bẫy bằng dây cáp đã chết, đang trong quá trình phân hủy, ông Trần Văn Hải gọi điện cho người đàn ông tên K. - người được cho là người đặt bẫy để mời lên gỡ bẫy - nhưng không nhận được sự hợp tác.
Trâu nuôi của người dân xóm 6, xã Kỳ Thượng dính bẫy thú của người dân đến chết cách Trạm bảo vệ rừng số 2 của KhBT TN Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh khoảng 500m, ảnh được chụp tháng 2/2022. Ảnh: VH
Trong cuộc điện thoại, ông K. đã xác nhận mình đặt nhiều bẫy cả trong Khu bảo tồn Kẻ Gỗ. Ông Hải nói: "Tôi điện nhờ lên gỡ bẫy cho trâu của tôi nhưng anh ta không lên. Chỗ này hôm trước chết 3 con trâu, trước đó 4 con chết trên bãi bên kia nữa. Đều chết vì bẫy thú. Nhiều con trâu trị giá vài chục triệu đồng đang "mất tích", khả năng cao là cũng chung số phận.
Nói xong ông Hải cho chúng tôi xem một điểm khác cách khoảng 50 mét. Những gì trông thấy, có thể khiến bất cứ ai phải rùng mình, cực lực bất bình. Xác trâu chết trương phình hôi thối. Có khi cả đống xương trắng của con trâu hôm trước bị dính bẫy chết (con trâu trị giá tới 40 triệu đồng!). Bên cạnh là đoạn dây cáp làm bẫy thú đã hoen gỉ chuyển sang màu vàng.
Trước đó, cuối tháng 12/2021, nhiều con trâu nuôi của gia đình ông Trần Văn Hải cũng dính bẫy chết, khi chủ trâu phát hiện trâu đang trong quá trình phân hủy, gây thiệt hại hàng chục triệu đồng. Ảnh: VH
Cả một vùng rộng lớn đã bị phá hủy hết cỏ cây, bùn đất nhão nhoét bị vày vò do con trâu mộng (chắc là) đã rất cố sức giãy giụa để thoát khỏi cái bẫy thú lớn do lâm tặc giăng ra để bắt thú rừng. Con trâu đã chết vì bị dây cáp xiết vào chân (khi trâu đi ăn cỏ, dẫm phải bẫy dây), trâu giãy giụa, đứt thịt, thối da, chảy hết máu mà chết. Nếu trâu không chết vì mất máu, nhiễm trùng thì cũng chết vì đói. Vì trâu ở trong rừng già, bị trói chân bởi dây cáp lớn, từ khi đang khỏe đến lúc trở thành đống xương trắng!
"Đây là bẫy của ông K. đặt, một lần đặt như này làm chết 5 - 6 con trâu của bà con, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Kính mong Nhà nước, pháp luật vào cuộc giúp đỡ người dân chúng tôi" - ông Hải kiến nghị.
Ông Hải cực kỳ bức xúc, đã gọi cho chúng tôi nhiều lần.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Hải cho biết thêm: "Hiện giờ còn 7 con trâu không tìm thấy, hôm Tết chết một con trâu đực to trị giá khoảng 40 triệu đồng, vừa rồi chết con nghé khoảng 30 triệu đồng nữa, cách đây ít hôm cũng vừa rồi mất thêm 2 con khoảng 70 triệu đồng. Chưa kể một số con trâu của nhà tôi đang mất tích".
Bẫy thú rừng được làm bằng dây cáp, dây phanh xe đạp rất chắc chắn, khi trâu nuôi của người dân không may dính bẫy và không được tháo dỡ kịp thời sẽ chết. Theo người dân, hiện nay ở hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên của tỉnh Hà Tĩnh có hàng ngàn chiếc bẫy như thế này được đặt trong rừng. Ảnh: VH
Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực đặt bẫy thú rừng giết chết trâu nuôi của người dân nằm bên dưới Trạm Bảo vệ rừng số 2, xung quanh chủ yếu là cây giang đang mọc lá non rất tốt, đây là nguồn thức ăn chính của trâu do bà con chăn thả.
Còn gia đình anh T. cũng ở xã Kỳ Thượng đang đi cùng ông Hải đi tìm trâu thì phát hiện một con trâu nhà mình chết, ở chân trái phía sau vẫn còn dây cáp thít chặt vào đến xương, con trâu đang bị phân hủy do đã chết trước đó vài ngày.
"Họ đặt bẫy thú rừng ngay ở những chỗ có cỏ non, toàn dấu chân trâu đến đây ăn trước đó. Vậy, rõ ràng họ có ý giết chết cả trâu của chúng tôi (hoặc vô trách nhiệm với tài sản hàng trăm triệu đồng của chúng tôi! Đấy là chưa kể việc bẫy lợn rừng, khỉ và nhiều loài hoang dã khác (anh Hải cũng xác nhận thực trạng này khi trao đổi với phóng viên) để đem bán là vi phạm pháp luật" - anh T. đặt vấn đề.
Một người dân khác ở xã Kỳ Thượng có tên là H. cho biết ở Kỳ Thượng hiện có rất nhiều người đặt hàng ngàn cái bẫy trong KBT TN Kẻ Gỗ, chủ yếu họ bẫy lợn rừng, khỉ, nai. Riêng ở xóm 6 có khoảng 30 người đi đặt bẫy. Khỉ sống, khỉ chết đều được bán cho những chỗ nấu cao. Thậm chí có người được hỏi đã bẫy được 8 con tê tê (trút).
Một con trâu nuôi bị dính bẫy may mắn được người dân phát hiện và cứu chữa kịp thời. Vết dây cáp thít chặt ở chân trái phía trước của trâu. Ảnh: VH
"Bẫy thú được đặt nhiều nhất ở Khe Lẫm, Khe Ngấy, Khe Con Chồn, Khe Chuối… Đây là thông tin một số thợ săn đặt bẫy đã thừa nhận trong các cuộc trao đổi với người dân địa phương", ông H. tiết lộ.
Theo nguồn tin của một cán bộ làm công tác bảo tồn (xin giấu tên), chuyện ông Trần Văn Hải và một số hộ dân khác tố cáo về nạn tàn sát thú hoang trong khu vực là sự thật. Anh này cực kỳ bức xúc và đã nhiều lần liên lạc với các chuyên gia uy tín đề nghị được gặp chúng tôi, với mong muốn: các nhà báo "yêu môi trường" hãy lên tiếng đủ mạnh để cứu thiên nhiên hoang dã trong khu vực.
Trước đó, cuối năm 2019, đầu năm 2020 người dân thôn Mỹ Hà và Mỹ Yên (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã báo cáo chính quyền địa phương tình trạng trâu bò bị dính bẫy thú rừng trong KBT TN Kẻ Gỗ. Sự việc khiến 3 con trâu của 2 hộ dân trên địa bàn dính bẫy. Trong đó, 1 con bị xẻ thịt ngay trong rừng, còn 2 con được phát hiện trong tình trạng bị thương nặng sau đó người dân đưa về giết thịt. Khu vực đặt bẫy được phát hiện tại khe Lá Mớc, gần Trạm bảo vệ rừng số 1, KBT TN Kẻ Gỗ. Sau đó vụ việc được trình báo đến Công an xã Cẩm Mỹ và Công an huyện Cẩm Xuyên.
Người đặt bẫy đe dọa giết hết đàn trâu nếu khổ chủ dám tố cáo!
Theo một số hộ dân có trâu chăn thả ở gần khu vực KBT TN Kẻ Gỗ, sự việc trâu dính bẫy đã diễn ra trong một thời gian dài, có thời điểm trâu dính bẫy ở các Trạm Bảo vệ rừng số 2 của KBT chỉ vài trăm mét. Quá bức xúc, ông Hải cùng một số người bị mất trâu đã báo cáo đến KBT và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, khi biết thông tin mình bị tố cáo, một đối tượng được cho là đã đặt bẫy làm chết trâu còn đe dọa sẽ giết hết cả đàn trâu khoảng 60 con của ông Hải và hàng trăm con trâu của các nông hộ khác.
Đơn kiến nghị gửi UBND xã và Ban Công an xã Kỳ Thượng của 10 hộ dân tố cáo 5 người ở địa phương có hành vi đặt bẫy thú, dẫn đến trâu nuôi bị dính và chết. Ảnh: VH
Sau khi chứng kiến sự mất mát về kinh tế rất lớn và sự thách thức của người đặt bẫy, 10 hộ dân ở các xóm 6, 7, 9, 10 xã Kỳ Thượng đã viết đơn trình báo sự việc với UBND xã Kỳ Thượng, đồng kính gửi Ban Công an xã Kỳ Thượng về sự việc trên.
Theo đó, trong đơn có dấu giáp lai của KBT TN Kẻ Gỗ, 10 hộ dân cho biết đã chăn thả trâu ở khu vực đội 6 thuộc KBT TN Kẻ Gỗ từ năm 1995 đến nay. Nhưng trong thời gian từ tháng 10/2021 có một số hộ dân ở xã Kỳ Thượng lén lút vào đánh bẫy tại khu vực thả trâu được giao quản lý bởi Trạm Bảo vệ rừng số 2 (KBT TN Kẻ Gỗ) nên dẫn đến chết 7 con trâu phát hiện được xác, còn nhiều con trâu khác không tìm thấy.
Các hộ gia đình đã đến tận nhà người đặt bẫy để vận động tháo dỡ bẫy nhưng các hộ đặt bẫy không chấp hành. Trong đơn 10 hộ dân ở xã Kỳ Thượng cũng nêu đầy đủ họ tên 5 những người được cho là đã đặt bẫy gây chết trâu.
Lán trại của những người bẫy thú rừng dựng tạm trong rừng thuộc huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: VH
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Văn Hoàng, Trưởng Công an xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết: "Chúng tôi mới nhận đơn của người dân. Trước hết người dân phải tự bảo vệ tài sản của mình, hai là việc chăn nuôi gia súc, gia cầm phải có người chăn dắt, nhốt trong chuồng trại chứ không được thả rông ở khu vực rừng cấm - KBT TN Kẻ Gỗ".
"Việc một số người dân vào rừng đặt bẫy chúng tôi đã nghe thông tin từ người dân cung cấp. Còn những hộ dân đặt bẫy bị phản ánh, ban đầu công an xác minh thì họ từ chối (không nhận lỗi), nên căn cứ để xử lý vẫn chưa có. Hiện nay tôi đã chỉ đạo viết giấy triệu tập những người liên quan lên xã làm việc và tiếp tục tuyên truyền quy định của pháp luật cho người dân hiểu; khi nào điều tra làm rõ thông tin sẽ chia sẻ với cơ quan báo chí" - Trưởng Công an xã Kỳ Thượng nói.
Vết thương còn đang chảy máu của trâu nuôi không may dính bẫy thú rừng của người dân xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Ảnh chụp tháng 2/2022: VH
Ở góc độ bảo tồn, ông Lê Trọng Trải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt (Viet Nature), cũng là người xây dựng việc thành lập KBT TN Kẻ Gỗ và dành nhiều thời gian nghiên cứu việc đặt bẫy cho biết: "Trong quá trình nghiên cứu, tôi bị trâu của người dân thả rông trong Khu bảo tồn đuổi. Hiện nay, ở Kẻ Gỗ quần thể nai vẫn còn, chính vì thế người dân đặt dây cáp, dây phanh (bẫy dây) khá nhiều để bắt thú nên trâu của bà con bị dính bẫy. Theo quy chế rừng bảo tồn thì các hoạt động đặt bẫy, chăn thả gia súc là không được phép. Trong quá trình khảo sát xung quanh KBT TN Kẻ Gỗ cho thấy một số người dân ở xã Kỳ Thượng là "sát thủ" săn thú rừng".
Nhiều lần chính quyền địa phương đã phải vào cuộc xử lý các vụ việc liên quan đến các hộ dân bắt nhầm trâu của nhau do thả rông nhiều năm trong rừng. Và hiện nay, ở trong rừng, đặc biệt là KBT TN Kẻ Gỗ còn rất nhiều trâu. Việc để trâu ở trong KBT là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, môi trường, tài nguyên nơi đây. Nhưng việc săn bắt các quần thể thú rừng quý hiếm, việc giết chết nhiều con trâu (khối tài sản lớn của bà con) cũng là vi phạm trầm trọng.
Phóng viên Báo điện tử Dân Việt đã nhiều lần liên hệ với ông Nguyễn Viết Ninh, Giám đốc KBT TN Kẻ Gỗ (Sở NNPT NT Hà Tĩnh) nhưng không nhận được phản hồi.
KBT TN Kẻ Gỗ (tỉnh Hà Tĩnh) nằm trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Khê, Thạch Hà, diện tích gần 35.000 ha, gồm các loại rừng: đặc dụng, phòng hộ và sản xuất. Khu vực này có 400 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ, 47 loài thú, 298 loài chim, 100 loài bò sát lưỡng cư, trong đó có 18 loài thú được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Báo điện tử Dân Việt sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công an trả lời bạn đọc về trường hợp cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm tra, kiểm soát.
Con chị đồng nghiệp khóc ngất giữa lớp vì một lý do không ngờ.
Thông tin sai sự thật về vỡ đập thủy điện Bản Vẽ khiến người dân vùng hạ du hoang mang bỏ chạy lên núi. Vào cuộc xác minh, công an xã Tương Dương, Nghệ An đã triệu tập trường hợp đăng thông tin sai sự thật.
Trước lúc mất đi sinh mệnh trong oan khuất và tức tưởi, Hàn Tín đã để lại 3 chữ, vạch mặt cặp Hoàng đế, Hoàng hậu bị đánh giá là “thất đức nhất” trong lịch sử Trung Hoa.
Đặc biệt, trẻ sinh vào 4 ngày Âm lịch dưới đây thường sở hữu trí thông minh sớm bộc lộ, tư duy nhanh nhạy, học hành giỏi giang.
Công an tỉnh Lâm Đồng đã triệt phá cơ sở nghi sản xuất phân bón giả số lượng lớn tại thôn Ánh Mai 1, phường 3 Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vào chiều nay 27/đến.
Chiều tối 27/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới.
Mới đây, thủ thành Đặng Văn Lâm đưa bà xã Yến Xuân cùng con trai đi ăn ở Tam Kỳ (TP Đà Nẵng), Nhiều người đã vây quanh xin chụp ảnh cùng cặp đôi.
Rapper Bình "Gold" bị bắt với cáo buộc gây ra vụ cướp taxi trong tình trạng phê ma túy.
Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi tại Hà Nội, Vòng chung kết giải bóng đá 7 người Vô địch Quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6) đã khép lại với chức vô địch thuộc về Thiên Khôi FC sau trận chung kết giàu cảm xúc trước XSKT Đắk Lắk.
U23 Việt Nam sở hữu 10 cầu thủ cao từ 1m80 tại giải U23 Đông Nam Á 2025; Gyokeres bật mí lý do từ chối M.U; Troyes “hốt bạc” nhờ thương vụ Mbeumo; hé lộ khoản tiền thưởng khiêm tốn của ĐT nữ Anh; tân binh CLB nữ Genoa “gây sốt” với gương mặt xinh đẹp.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã chiếm được thêm hai ngôi làng ở miền đông Ukraine, bao gồm một ngôi làng ở vùng Dnipropetrovsk, nơi mà Moscow cho biết quân đội của họ đã bắt đầu tiến quân.
Tính đến 16 giờ chiều nay (27/7), mưa lũ trên địa bàn tỉnh Sơn La đã khiến 2 người tử vong, 4 người mất tích (tăng thêm 2 người mất tích so với các thông báo trước đó); nhiều tài sản, hoa màu của người dân bị lũ cuốn trôi.
4 con giáp này đón nhận nhiều tin vui trong tháng 6 nhuận, không chỉ kiếm được nhiều tiền mà chuyện tình duyên cũng thuận lợi.
VN-Index lập đỉnh lịch sử trong phiên 25/7, tăng hơn 12% trong một tháng qua nhờ lực đẩy từ nhóm bất động sản, ngân hàng và chính sách sáp nhập tỉnh thành tạo sóng cổ phiếu mạnh mẽ.
Dương Ngọc Hoàn tức Dương Quý Phi là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ đại, và sở hữu dung nhan tuyệt mỹ đến nỗi khiến hoa cũng phải thu mình vì hổ thẹn. Dương Quý Phi khi ấy chính là đại diện cho nét đẹp tiêu chuẩn, khiến Đường Huyền Tông si mê đến mức muốn ôm cả ngày không buông.
Như một nhân duyên tốt lành, như một lẽ tự nhiên, có những làng quê hình thành từ những người vốn có quê hương bản quán khác nhau, không hề quen biết nhau. Rồi như thể trời xui đất khiến, họ thành xóm giềng của nhau, tình thân như ruột thịt. Đó là câu chuyện ở làng Đại Thủy, xã Tân Liên, huyện Hướng Hóa (nay thuộc xã Tân Lập, tỉnh Quảng Trị mới).
Theo tiết lộ của tiền vệ Việt kiều Julien Nguyễn, LĐBĐ Việt Nam (VFF) đang hỗ trợ anh trong quá trình nhập tịch. Nếu nhập tịch thành công, nhiều khả năng cầu thủ 19 tuổi sẽ được HLV Kim Sang-sik triệu tập lên U23 Việt Nam hoặc ĐT Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Quyền Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechaichai sẽ đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia vào thứ Hai (28/7) để thảo luận về xung đột giữa hai nước, hãng thông tấn nhà nước Malaysia Bernama đưa tin hôm Chủ nhật, trích lời Bộ trưởng Ngoại giao nước này Mohamad Hassan.
Vùng đất bãi ven sông Kỳ Cùng của phường Đông Kinh, tỉnh Lạng Sơn, có một ông nông dân trồng thành công vườn nho Hạ đen trĩu quả. Đó ông Hoàng Văn Ba, một nông dân đã mạnh dạn đưa cây nho Hạ đen về trồng, mở ra một hướng đi làm giàu bền vững.
Chiều 27/7, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Từng được biết đến với những dãy núi trập trùng và cảnh quan hoang sơ, hương cà phê “nức lòng” du khách, vùng đất này nay bỗng gây bất ngờ khi hé lộ “đóa hoa” tuyệt sắc giữa sóng biển xanh biếc.
Nam MC đình đám Vương Tự Kiện từng bị vợ bạo hành hơn 100 lần, 8 lần nhập viện vì chấn thương nghiêm trọng.
Tin đồn thất thiệt lan truyền "đập thủy điện Bản Vẽ bị vỡ" khiến nhiều người dân vùng hạ du hoang mang bỏ chạy lên núi. Trong khi thực tế, thủy điện Bản Vẽ đang vận hành bình thường, không có bất kỳ sự cố nào xảy ra.
Giữa phố thị Thụy Khuê nhộn nhịp, chùa Bà Đanh vẫn lặng lẽ tồn tại suốt hơn 500 năm với lớp lớp dấu tích lịch sử. Ít ai ngờ, ngôi chùa cổ này từng là nơi hành lễ của những tù binh Chiêm Thành sau chiến thắng của vua Lê Thánh Tông năm 1471. Đằng sau vẻ trầm mặc là một câu chuyện chưa kể về Phật giáo, chiến tranh và số phận những con người bại trận.
Lũ đi qua, nhóm thợ sửa chữa đồ điện dân dụng lập tức lên đường đến xã Tương Dương, Nghệ An để sửa các thiết bị cho bà con nhân dân, tất cả đều miễn phí.
Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025 là lễ hội đầu tiên sau khi khu di tích được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. TP.Hải Phòng sẽ tổ chức nâng tầm lễ hội.
Cây lục bình (bèo Tây, bèo Nhật Bản) phủ kín các kênh, rạch ở xã Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long mới (trước sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, xã Châu Thành là một phần diện tích của huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh cũ) khiến việc tưới tiêu, vận chuyển nông sản bị gián đoạn nghiêm trọng khi bước vào vụ thu hoạch lúa Hè Thu.
Ngày 27/7, Công an xã Hàm Liêm, tỉnh Lâm Đồng cho biết, các cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ một đối tượng có hành vi đột nhập vào nhà người dân để xử lý theo quy định pháp luật.
Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, song tiền vệ Phạm Trọng Hoá luôn nỗ lực vượt khó để theo đuổi sự nghiệp quần đùi áo số.
Nữ ca sĩ 56 tuổi hứng chịu làn sóng chỉ trích gay gắt vì trang phục hở bạo và động tác gợi cảm trên sân khấu.