Bé 2 tuổi ngộ độc hóa chất vì sai lầm thường gặp của người lớn
Ngộ độc xảy ra khi bệnh nhi vui chơi tại nhà, phát hiện một chai dầu thắp đèn chưa được cất dọn, tưởng nhầm là nước ngọt nên đã uống một ngụm.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ông già Ba Tri Thái Hữu Kiểm. Ảnh: Pháp luật Việt Nam
Một trong ba ông già đó, cũng chính là người khởi xướng chuyến đi kiện có một không hai trong lịch sử nước ta, sau khi thắng lợi trở về được dân làng thương mến, kính nể đặt cho biệt danh "ông già Ba Tri".
Nhân vật "ông già Ba Tri" đang được nói tới có tên thật là Thái Hữu Kiểm, người làng An Bình Đông (nay thuộc thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Về dòng họ Thái Hữu ở đất Bến Tre, một số tài liệu chép rằng, năm 1742 có người ở Quảng Ngãi là Thái Hữu Xưa dẫn đoàn người đi thuyền xuôi Nam vào đất Ngao Châu (huyện Ba Tri ngày nay) vỡ đất khẩn hoang. Ông Thái Hữu Xưa có người con trai là Thái Hữu Chư và người cháu nội chính là ông Thái Hữu Kiểm.
Các thế hệ đầu tiên của dòng họ Thái Hữu có nhiều công lao trong những tháng năm đầu tiên khai phá vùng đất Ba Tri xưa. Nếu người ông Thái Hữu Xưa có công khai đất lập làng An Bình Đông, thì sau đó người cháu Thái Hữu Kiểm tiếp nối công cuộc vỡ đất khi đã thuyết phục hàng trăm hộ dân vùng miền Trung vào khai phá xứ hoang sơ, nê địa Ngao Châu.
Vào khoảng năm 1787, để tránh sự truy đuổi của quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh có thời gian trú ngụ ở đây, được nhiều người giúp đỡ, như gia đình Phó tướng Trương Tấn Bửu, Cai việc Trần Văn Hạc, Tri thâu Thái Hữu Chư và Trùm trưởng Thái Hữu Kiểm. Chính vì hàng ngày tận tụy mang cơm nước hầu phụng chúa mà sau này ông Thái Hữu Kiểm được phong chức Trùm cả làng An Bình Đông, người dân thường gọi ông Cả Kiểm.
Sau mấy mươi năm vỡ đất lập làng, An Bình Đông ngày một đông đúc dân cư, ruộng đồng ngày càng mở rộng. Để tiện việc cho dân làng mua bán, trao đổi hàng hóa, khoảng năm Gia Long thứ 5 (1806), ông Thái Hữu Kiểm lập chợ An Bình Đông, dân gian còn gọi là chợ Trong. Chợ được dựng từ chợ chồm hổm họp ở dưới gốc cây da lớn râm mát ven đường, được nhiều người qua lại chọn làm chỗ nghỉ chân, buôn bán vặt.
Sau khi lập chợ, ông Cả Kiểm còn kêu gọi dân làng đắp hai con đường từ An Bình Đông đi Vĩnh Đức Trung và từ An Bình Đông sang Phú Lễ. Đường xá đi lại thuận lợi, dân các làng quanh vùng đến chợ càng đông, ghe thương hồ từ sông lớn chở nông sản phẩm vật ra vào chợ tấp nập. Chợ Trong chỉ một thời gian ngắn hoạt động đã trở nên phồn thịnh, khiến nơi hoang sơ trở thành trung tâm thương mại sầm uất.
Đình cổ Phú Lễ ở Ba Tri xây dựng năm 1826 để tưởng nhớ các bậc tiền nhân khai phá xứ này. Ảnh: Pháp luật Việt Nam
Đề cập đến chuyện "ông già Ba Tri" dựng chợ An Bình Đông, tác giả Nguyễn Liên Phong có viết trong "Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca" (1909), rằng: "An Bình Đông xã một nơi - Có cây da lớn nghỉ ngơi bộ hành - Bán buôn hàng vặt rập rình - Kẻ ngồi người đứng thích tình không đi - Ông cả Kiểm, thấy chuyện kì - Tới nơi cây ấy lập vi thị truyền - Chỗ nhằm cuộc đất linh thiên - Như ai xuôi giục người riêng tấm lòng - Càng ngày càng thạnh càng sung - "Chợ ngoài" thưa nhóm, túng cùng nổi sân".
Cũng theo tác giả Nguyễn Liên Phong, trước khi ông Cả Kiểm xây dựng chợ Trong, ở làng An Hòa Tây đã có chợ Ngoài do ông "Xã Hạt" dựng lên (các tài liệu khác ghi là Xã Hạc). Trong khi chợ Trong hoạt động càng đông đúc thì chợ Ngoài do Xã Hạc lập trở nên thưa thớt. Cho rằng chợ Trong của Cả Kiểm lập nên chính là nguyên nhân khiến chợ Ngoài ế ẩm, Xã Hạc tức giận huy động dân làng mình đốn cây đắp đập ngăn rạch, để ghe thuyền không vào chợ Trong được.
Sách "Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca" nói sự tình này: "Bốn cây đắp đặp cản ngăn - Không cho ghe cộ vào băng An Bình - Gây ra cừu oán đấu tranh - Kiện nhau tới tỉnh sự tình lôi thôi". Chính vì cách cạnh tranh không công bằng từ việc cấm thuyền của Xã Hạc, sự tắc trách của quan địa phương và thái độ khẳng khái, cương trực, quyết đấu tranh đến cùng để bảo vệ lẽ đúng của ông Cả Kiểm mà làm nên huyền tích "Ông già Ba Tri" truyền tụng nhân gian suốt 200 năm qua.
Truyền rằng, ông Cả Kiểm họp bàn dân làng rồi làm đơn kiện, mời người làng đồng ký tên rồi lên huyện kiện. Từ quan huyện cho đến quan phủ lúc bấy giờ đều có ý bênh vực Xã Hạc, bác đơn của ông Cả Kiểm với lý do: "Người ta đắp đập trong địa phận làng người ta mà kiện tụng cái gì?".
Ông Cả Kiểm cho rằng các quan không công minh, vì tư túi của bên bị mà xử ép bên nguyên, phán án trái với lý lẽ thường tình nên cương quyết thưa đơn thẳng lên kinh đô. Ông bàn với các kỳ lão trong làng, tìm phương sách đưa vụ án đến người có quyền lực tối thượng lúc bấy giờ là vua Minh Mạng – người vừa nối ngôi vua Gia Long, mà không muốn qua bất cứ cấp quan nào khác.
Ông Cả Kiểm bấy giờ đã thuyết phục hai kỳ lão là Tham trưởng Nguyễn Văn Tới và Hương trưởng Lê Văn Lợi làm nhân chứng, cùng đi với ông ra Phú Xuân để kêu oan với vua. Điều khiến mọi người bất ngờ, kính nể ông Cả Kiểm cùng với 2 kỳ lão, đó là thay vì đợi đến khi trời nổi gió để dong thuyền từ miền Nam ra Huế, 3 ông cụ lại quyết định cơm đùm cơm nắm đi bộ, khởi hành mau chóng.
Thời điểm đó, việc đi bộ với quãng đường hơn một ngàn cây số, đường xá giao thông vô cùng trắc trở với những đường mòn sình lầy, sỏi đá, qua bao đồng hoang rừng vắng, khi vượt núi lúc băng sông lụy đò. Cung đường đáng sợ nhất với những nguy hiểm rình rập mà 3 ông già phải vượt qua là các tỉnh Nam Trung Bộ, lành ít dữ nhiều khi mà người xưa đã có câu: "Cọp Khánh Hòa, ma Bình Thuận". Đó là chưa nói tới nạn sơn tặc cướp bóc, kẻ xấu lừa lọc.
Nhìn cảnh ba ông cụ lội bộ từ miền Nam ra kinh đô để kêu oan, nhiều người xót lòng khuyên ba cụ nên quay về vì hành trình quá nguy hiểm, bao nhiêu hiểm họa rình rập. Thế nhưng với ý chí quyết đấu tranh đến cùng, đã có lúc sức tàn lực kiệt mà 3 cụ vẫn không bỏ cuộc. Trải qua 3 tháng ròng rã (có tài liệu ghi là 6 tháng), ba lão nhân Nam Bộ cũng đặt chân đến kinh đô, lá đơn kêu oan đã đến được tay vua Minh Mạng.
Vua cảm phục ý chí của ba ông lão, nghĩ đến chuyện thời Thế Tổ Cao Hoàng đế bôn tẩu, có lần náu nương đất Ngao Châu được dân xứ này che chở, trợ giúp. Trong đó, ông Cả Kiểm xưa là người từng cơm bưng nước rót vua cha, lại là dòng tộc có nhiều công lao mở ruộng dựng làng nên không khỏi xúc động, lại càng kính nể vì tinh thần đấu tranh cho quyền lợi chung cộng đồng.
Vua Minh Mạng cho gọi cụ Kiểm và hai kỳ lão cùng vào hầu để hỏi rõ đầu đuôi. Khi đã tỏ rõ sự tình, vua tuyên: "Dù làng riêng nhưng rạch chung, phủ, huyện phải cho phá đập". Vua còn thưởng cho ba kỳ lão một số tiền lộ phí và đoán chắc rằng khi ba người về đến làng thì đập sẽ được phá xong. Chợ Trong vì vậy mà sau còn có tên là chợ Đập, ngày càng đông đúc tấp nập.
Sau thắng lợi ngoạn mục ấy, dân làng càng kính phục ý chí, nghị lực và nghĩa cử của ông Cả Kiểm, đặt cho ông biệt danh "Ông già Ba Tri". Xoay quanh nhân vật "ông già Ba Tri" Thái Hữu Kiểm và một số nhân vật liên quan như Xã Hạc, các giai thoại vẫn còn nhiều dị bản, với các điểm chưa thống nhất về tiểu sử nhân vật, mốc thời gian, các sự việc liên quan. Tuy nhiên hầu như các ý kiến đều thống nhất ở chỗ mô tả hình ảnh một ông già quắc thước, bền gan, khí phách, sống vì thôn làng.
Từ tên gọi riêng đặt cho ông Cả Kiểm xưa, "Ông già Ba Tri" sau này trở thành thành ngữ, mang ý nghĩa khái quát chỉ người có đức tính cương trực, bản lĩnh, bất khuất trước cường quyền, đấu tranh cho cái đúng và lợi ích chung. Thành ngữ ấy ngày nay người ta cũng dùng để chỉ nét tính cách đặc trưng mang tính kế thừa của cư dân đất này, đó là hồn hậu chất phác, bao dung, có thể hi sinh vì nghĩa lớn nhưng quyết liệt với cái sai, cái ác và để bảo vệ lẽ phải có thể đấu tranh đến cùng dù cho gian khổ cỡ nào.
Ba Tri được coi là vùng đất "Địa linh nhân kiệt", nơi hội tụ của nhiều bậc danh nhân, học sĩ, như Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) - nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19, Phan Thanh Giản (1796 - 1867) – vị quan đại thần triều Nguyên nổi tiếng thanh liêm, có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc, và các anh hùng đánh Pháp… Đây là nơi yên nghỉ của nhà giáo Võ Trường Toản (1709 - 1792) – người được mệnh danh "cụ tổ ngành giáo dục đất Nam kỳ".
Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.
Ngộ độc xảy ra khi bệnh nhi vui chơi tại nhà, phát hiện một chai dầu thắp đèn chưa được cất dọn, tưởng nhầm là nước ngọt nên đã uống một ngụm.
Chiều 27/7, theo giờ địa phương, sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Morocco, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Geneva, bắt đầu các hoạt động tại Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6 và các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ từ ngày 27 - 30/7 theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong.
Tiếp nối “10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng”, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài hát “Quê hương”. Để có góc nhìn đa chiều về ca khúc này, PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với Nghệ sĩ Ưu tú, ca sĩ Vũ Thắng Lợi - giọng ca đã khẳng định dấu ấn riêng của anh trong lòng khán giả với Live concert "Quê hương", album đĩa than “Quê”...
Mỹ và EU đã nhất trí về một thỏa thuận thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc gặp với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen.
Nghi phạm nổ súng khi bị kiểm tra hành chính ở Hà Nội bị bắt lúc chuẩn bị vượt biên sang Lào; đâm 2 người trọng thương vì cho rằng "nhìn đểu"; cảnh sát hình sự truy bắt nhanh đối tượng cướp xe ôm... là những tin nóng 24 giờ qua.
Giữa rừng ngập mặn Cần Giờ, ấp đảo Thiềng Liềng đã “nở hoa” theo cách rất riêng, biến nơi từng là vùng đất nghèo trở thành mô hình du lịch cộng đồng được vinh danh trong “100 điều thú vị TP.HCM”. Với sự chung tay của chính quyền và quyết tâm của người dân, mô hình du lịch xanh đang giúp Thiềng Liềng viết tiếp câu chuyện thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cảnh báo nhiều quảng cáo bất động sản chứa thông tin sai lệch, phóng đại tiện ích, cam kết lợi nhuận phi thực tế, khiến dân dễ rơi vào “bẫy” kỳ vọng.
Với việc giúp ĐT nữ Anh lên ngôi vô địch EURO nữ 2025, bà Sarina Wiegman đã trở thành HLV thứ 2 có 3 lần liên tiếp vô địch châu Âu.
Được sự hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, người dân xã Quảng Lạc (nay là phường Lương Văn Tri, Lạng Sơn) đã chủ động phát triển cây dẻ, mở ra hướng đi phát triển bền vững.
Theo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, mọi loại hình nhà ở, đặc biệt là nhà kết hợp sản xuất, kinh doanh, phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn cháy nổ và thoát nạn. Việc nắm rõ và thực hiện đúng các điều kiện phòng cháy, chữa cháy không chỉ giúp bảo vệ tài sản, tính mạng mà còn là nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá nhân, hộ gia đình.
Khi đặt chân lên dãy Giăng Màn (tỉnh Quảng Trị) cùng những người lính mang quân hàm xanh trong chuyến tuần tra song phương, cảm nhận từng nhịp tim nóng rực trước mỗi cột mốc thiêng liêng, tôi đã được sống trọn vẹn trong niềm tự hào dân tộc,.
Chỉ cần một cú quét nhẹ trên điện thoại thông minh, toàn bộ hành trình “từ vườn đến bàn ăn” của nông sản đã hiện rõ trong lòng bàn tay. Gắn mã QR - một giải pháp công nghệ tưởng như đơn giản, đang giúp nông dân ở tỉnh Gia Lai thay đổi cách làm nông và đưa sản phẩm ra thị trường.
Bão số 3 Wipha gây ngập lụt nhiều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, khiến người dân thường xuyên phải tiếp xúc với nước bẩn, ẩm thấp kéo dài. Đây là điều kiện lý tưởng cho các bệnh da liễu phát sinh, trong đó có những bệnh nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nặng.
CLB Ninh Bình đã chính thức hoàn tất hợp đồng chiêu mộ tiền vệ trẻ tài năng Đỗ Chung Nguyên từ CLB Slavia Sofia của Bulgaria.
Radio online Nhịp sống nông thôn mới ngày hôm nay có những nội dung sau: Hội Nông dân Thành phố Hà Nội thăm, tặng quà nạn nhân chất độc da cam; Chỉ định Chủ tịch Hội Nông dân TP Huế giữ chức Phó Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy MTTQVN thành phố;...
Quân đội Nga sẽ sớm có thể phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine, Giáo sư Tuomas Malinen thuộc Đại học Helsinki cho biết trên mạng xã hội X.
HoREA tiếp tục đề xuất điều chỉnh mức thu bổ sung tiền đất xuống 0,5%/năm vì chi phí này sẽ được chủ đầu tư tính vào giá bán, giá cho thuê mà người dân là đối tượng chịu ảnh hưởng sau cùng.
Từ một giáo viên tiểu học tận tâm với sự nghiệp trồng người, ông Nguyễn Thanh Vũ đã bén duyên với nông nghiệp, mạnh dạn thử nghiệm và thành công với mô hình "hai tôm, một lúa", trở thành một trong những nông dân sản xuất giỏi của tỉnh An Giang.
Ven dòng sông Mekong đoạn chảy qua tỉnh An Giang, những người sống bằng nghề hạ bạc chài lưới vẫn còn lưu truyền cái nghề lặn ngụp sông sâu bắt tôm càng, cá sông tự nhiên mưu sinh. Nhiều gia đình, có nhiều anh em chuyên sống bằng nghề cơ cực này theo nhịp đập tháng ngày.
Chợ phiên Cán Cấu, xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào thứ bảy hàng tuần, đây là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán nông sản của bà con nhân dân địa phương.
Thời gian qua, lợi dụng quá trình sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, một số tổ chức, cá nhân ở xã Vũ Thư, tỉnh Hưng Yên mới (trước sáp nhập tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Vũ Thư là một xã của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cũ) đã cố tình lấn chiếm đất đai, tự ý xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp.
Từ vùng đất chua phèn, hoang hóa của Đồng Tháp Mười, nhờ đôi bàn tay chịu thương chịu khó của người dân Tân Phước (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang cũ, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp mới sau sáp nhập) cùng sự đồng hành của chính quyền địa phương, vùng chuyên trồng cây khóm (cây dứa gai) chất lượng dần hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Trong những năm gần đây, mô hình nuôi ba ba thương phẩm tại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh cũ (sau sáp nhập tỉnh Long An, Tây Ninh, nay là xã Hiệp Thạnh, tỉnh Tây Ninh mới) đã trở thành một mô hình kinh tế tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.
Con chị đồng nghiệp khóc ngất giữa lớp vì một lý do không ngờ.
Thông tin sai sự thật về vỡ đập thủy điện Bản Vẽ khiến người dân vùng hạ du hoang mang bỏ chạy lên núi. Vào cuộc xác minh, công an xã Tương Dương, Nghệ An đã triệu tập trường hợp đăng thông tin sai sự thật.
Trước lúc mất đi sinh mệnh trong oan khuất và tức tưởi, Hàn Tín đã để lại 3 chữ, vạch mặt cặp Hoàng đế, Hoàng hậu bị đánh giá là “thất đức nhất” trong lịch sử Trung Hoa.
Đặc biệt, trẻ sinh vào 4 ngày Âm lịch dưới đây thường sở hữu trí thông minh sớm bộc lộ, tư duy nhanh nhạy, học hành giỏi giang.
Công an tỉnh Lâm Đồng đã triệt phá cơ sở nghi sản xuất phân bón giả số lượng lớn tại thôn Ánh Mai 1, phường 3 Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vào chiều nay 27/đến.
Chiều tối 27/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới.
Mới đây, thủ thành Đặng Văn Lâm đưa bà xã Yến Xuân cùng con trai đi ăn ở Tam Kỳ (TP Đà Nẵng), Nhiều người đã vây quanh xin chụp ảnh cùng cặp đôi.