Không ngừng nâng cao chuẩn mực, VPBank giành giải thưởng quốc tế về quản trị doanh nghiệp
Là một trong 5 doanh nghiệp Việt Nam có điểm số ACGS cao nhất năm 2024, VPBank được vinh danh tại Hội nghị và Lễ trao giải Quản trị Doanh nghiệp ASEAN.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ, lớp học tình thương của cô Liêu Thị Mỹ Hiếu (phường An Cư, Ninh Kiều, TP Cần Thơ) khá quen thuộc với người dân địa phương. Hơn 40 năm qua, cô Hiếu đã vun đắp ước mơ tìm con chữ cho trẻ em nghèo nơi đây.
Từ thứ hai đến thứ năm hàng tuần, trời vừa chạng vạng tối, tiếng đọc bài của các bé lại vang lên trong căn nhà nhỏ của cô Liêu Thị Mỹ Hiếu (còn được gọi là cô Uyên). Lớp học đơn sơ sáng đèn nằm trên gác lửng của căn nhà cấp 4 với 2 dãy bàn. Mỗi đêm có 11, 12 em đến lớp.
Lớp học của cô Hiếu đa dạng học sinh về độ tuổi nhưng điểm chung là các em đều khó khăn. Em thì mồ côi, em bán vé số dạo, bán hàng rong, cha mẹ là lao động nghèo, có em sống cùng ông bà… Nhiều thời điểm, lớp học của cô có tới 30 em đến lớp mỗi đêm.
Về cái duyên gắn với lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, cô Hiếu cho biết: Khi cô học lớp 6, cha bệnh nặng rồi qua đời, mẹ tảo tần nuôi chị em cô ăn học. Tới năm lớp 8, cô phải thôi học đi làm kiếm tiền phụ mẹ. Năm 18 tuổi, khi tham gia các hoạt động phong trào tình nguyện cho thiếu nhi, cô Hiếu được giao nhiệm vụ giảng dạy các lớp học tình thương do địa phương tổ chức.
“Lúc đầu, gia đình không đồng ý cho tôi tham gia dạy lớp ‘xóa mù chữ’. Vì lúc đó quá khó khăn, gia đình muốn tôi dành thời gian đi làm kiếm tiền. Phần vì sợ tôi không đủ kiến thức để đứng lớp. Nhưng cán bộ phường vận động thuyết phục, từ đó tôi gắn với việc dạy chữ cho trẻ em nghèo”, cô Hiếu tâm sự.
Sau thời gian vừa dạy, vừa theo học các lớp bổ túc bồi dưỡng văn hóa, cô Hiếu đã hoàn thành chương trình sư phạm và được phân công dạy phổ cập tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (Ninh Kiều). Thời gian này, cô vẫn duy trì lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo. Để có chỗ dạy, địa phương đã mượn cơ sở vật chất ở chùa để giúp cô dạy học miễn phí cho trẻ em cơ nhỡ, đường phố.
Chia sẻ về lớp học tình thương, em Dương Phan Mẫn Nhi (16 tuổi), một học sinh trong lớp học của cô Hiếu cho biết: “Em mồ côi cha, mẹ đi rửa chén thuê ở quán ăn kiếm tiền lo cho gia đình. Bản thân em phụ ngoại bán sữa đậu nành, tối em mới tới lớp của cô để học. Đến lớp em cảm thấy ấm áp như gia đình, bởi cô không chỉ dạy chữ, dạy tính toán, mà còn dạy điều hay, lẽ phải. Cô Hiếu như là người mẹ thứ hai của em”.
Cô Hiếu chia sẻ, thời gian đầu tổ chức lớp học tình thương cho trẻ em nghèo ngay tại nhà, cô gặp không ít khó khăn do thiếu sách vở, bàn ghế… Nhờ các nhà hảo tâm giúp đỡ, lớp học dần ổn định, cô có điều kiện giảng dạy các em tốt hơn.
Lớp học tình thương của cô Hiếu được tiếp sức bởi sự đồng hành của các sinh viên, tình nguyện viên. Huỳnh Quốc Trí, sinh viên ngành Y Đa khoa, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ chia sẻ, đến dạy tại lớp học tình thương của cô Hiếu, em dạy cho các bé Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh.
“Các bé ở đây rất ham học, chăm chú lắng nghe. Chúng em rất vui khi được đồng hành cùng cô Hiếu tiếp thêm con chữ cho các bé. Mỗi tuần em tranh thủ thời gian rảnh sau giờ học, để dành 1 - 2 buổi đến hỗ trợ cô Hiếu dạy”, Quốc Trí cho hay.
Tương tự, sinh viên Nguyễn Thị Hợp, ngành Y Đa khoa, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ cũng tình nguyện đến lớp học tình thương dạy kèm cho các bé. Hợp chia sẻ, các bé cần kèm môn gì em sẽ phụ đạo môn ấy.
“Dạy cho các bé có thêm kiến thức, biết thêm con chữ, em thấy rất vui vì đã góp sức nhỏ của mình để cho các em vững hành trang hơn trong cuộc sống”, Hợp bộc bạch.
Sinh viên Võ Thiên Kim, chuyên ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ thường đến với lớp học tình thương để dạy kèm tiếng Anh. Thiên Kim chia sẻ, các bé tiếp thu rất nhanh và ham học.
Ngoài dạy tiếng Anh cho các bé, đôi khi cô cũng tổ chức các hoạt động vui chơi tại lớp học. “Chúng em mong muốn dành chút thời gian để giảng dạy các em. Thấy các bé tiến bộ từng ngày, biết đọc chữ, đếm số là mình hạnh phúc lắm!”, Thiên Kim nói.
Cô Hiếu hướng dẫn các sinh viên dạy cho các bé tại lớp học.
Lớp học của cô Hiếu cho trẻ em nghèo có sự đồng hành của các sinh viên.
Tại lớp học tình thương có khá nhiều cảnh đời khá đặc biệt. Như trường hợp của em Nguyễn Thị Hồng Nhi (15 tuổi, quận Ninh Kiều). Do cha mẹ đi làm ăn xa, em không được đến trường nên hàng ngày em cùng bà đi bộ đến lớp.
“Con không được đến trường, bà con dẫn con đi học ở lớp cô Hiếu. Đến lớp con cảm thấy ấm áp như gia đình, bởi cô không chỉ dạy chữ, mà còn dạy điều hay, lẽ phải”, em Nhi tâm sự.
Tương tự, Phan Hoàn Lộc (phường An Hòa, quận Ninh Kiều) có cha mẹ làm lao động tự do nên em tự đạp xe đến lớp học. Lộc đang là học sinh lớp 6 một trường THCS trên địa bàn.
“Con đến lớp học từ thứ 2 đến thứ 5, từ khi con học lớp 3 đến giờ. Đến lớp được cô và các anh chị dạy nhiều điều lắm, giúp con có thêm kiến thức bổ ích. Giờ dạy học trên lớp, lúc rảnh tay, cô Hiếu hướng dẫn chúng con làm những chiếc móc khóa rất xinh xắn. Con đã tự tay làm được một chiếc vòng đeo cổ để tặng mẹ trong dịp 3/8 vừa qua”, Lộc chia sẻ.
Cô Hiếu hỗ trợ gạo và nhu yếu phẩm cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Một bữa ăn tiếp sức cho các em sau giờ học.
Cô Hiếu kết hạt cườm làm móc khóa tại một góc của lớp học.
Dạy trẻ em nghèo đã khó, việc thuyết phục gia đình cho các em đến lớp học tình thương càng khó hơn. Thế nên, ngoài việc dạy chữ, cô Hiếu còn truyền nghề kết cườm thành móc khóa cho các em.
“Thời gian sau giờ học, hoặc các em đến lớp sớm, tôi thường trực tiếp chỉ các em kết các hạt cườm làm móc khóa. Tôi cố gắng dạy cho các em cái nghề vừa với sức mình để có thể làm thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Sản phẩm của các em làm tại lớp được các mạnh thường quân ủng hộ; nhờ đó mà có tiền mua nguyên liệu, tiền dư ra để gây quỹ giúp đỡ bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”, cô Hiếu nói.
Chị Lê Thị Anh Đào (41 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) bộc bạch, do hoàn cảnh khó khăn nên chị không có điều kiện cho con đến trường. Biết lớp học tình thương của cô Hiếu, chị xin cho con theo học đến nay đã được 5 năm. Nhờ đó, con chị biết chữ và được dạy lễ nghĩa nên rất ngoan. Ngoài học chữ, con chị còn được cô Hiếu dạy kết cườm làm móc khóa để tự kiếm tiền phụ giúp gia đình.
Với tâm nguyện chia sẻ cùng cộng đồng, năm 2008 cô Hiếu thành lập Câu lạc bộ Nụ Cười, giúp các mảnh đời bất hạnh, tiếp sức cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường... Nhờ vào hỗ trợ của các mạnh thường quân, lớp học của cô Hiếu thường kèm theo những “phần thưởng” tại lớp là những bữa ăn nhẹ, hay tặng gạo, mì gói, dụng cụ học tập… để khích lệ tinh thần các em.
Cô Hiếu bộc bạch: “Hầu như học sinh tôi dạy các em không đến trường. Tâm nguyện của mình chỉ đơn giản mong các em sẽ biết đọc, biết viết, ra đường biết tên đường này đường kia, rồi biết tính tiền, biết đọc cái đơn, cái thư, biết làm bài toán để khi bán vé số không bị mất tiền, thế là tôi cảm thấy vui rồi!”.
Mỗi em đến lớp một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Mong sao các em biết đọc, biết viết để ra đời có thể tìm được công việc phù hợp mưu sinh là tốt rồi. Tôi duy trì lớp học chỉ với tâm nguyện như thế. Mình còn sức khỏe là còn tiếp tục góp sức nhỏ để dạy dỗ cho các em.
Cô Liêu Thị Mỹ Hiếu
Là một trong 5 doanh nghiệp Việt Nam có điểm số ACGS cao nhất năm 2024, VPBank được vinh danh tại Hội nghị và Lễ trao giải Quản trị Doanh nghiệp ASEAN.
V.League 2025/2026 đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng, tuy nhiên đến nay CLB Quảng Nam vẫn chưa có văn bản xác nhận chính thức việc tiếp tục góp mặt ở mùa giải mới.
Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, làm việc với cán bộ ngoại giao cùng đại diện cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản.
"Hoa Lư mùa lễ hội" ghi lại những khoảnh khắc rực rỡ và trang nghiêm của vùng đất Cố đô trong mùa lễ hội truyền thống. Những đoàn rước kiệu uy nghi, nhịp trống hội vang vọng, múa rồng sôi động, cờ hoa rợp sắc... làm sống dậy khí thế đất kinh kỳ.
Nhưng điện thoại anh luôn sạch bóng, lịch trình rõ ràng như sách giáo khoa.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, lực lượng An ninh chính trị nội bộ cần kịp thời phát hiện những biểu hiện “lợi ích nhóm,” trục lợi, tác động thể chế, chính sách trong quá trình đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Hàng loạt cửa hàng tiện ích gắn thương hiệu Winmart, Winmart+/Win xuất hiện ở các tỉnh lẻ, khu dân cư nông thôn cho thấy, Wincommerce (thuộc Tập đoàn Masan) đang dẫn đầu xu hướng hiện đại hoá thị trường nông thôn, thể hiện chiến lược "phủ sóng" ấn tượng, giúp WCM khai phá thị trường trị giá hàng chục tỷ USD.
Tàu ngầm Yasen-M được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon có thể gây ra nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cho hạm đội đối phương, Tạp chí Military Watch đưa tin sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh sản xuất hàng loạt tàu ngầm tuần dương.
Liên quan đến vụ dùng điếu cày đánh người xảy ra ở phường Liên Hòa, Quảng Ninh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Cố ý gây thương tích".
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 457/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tỉnh Đồng Nai. Theo quyết định này, Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Sơn làm Phó Trưởng ban thường trực.
Trung tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã báo cáo báo cáo với Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác về tình hình, kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng cần nâng cao vai trò lãnh đạo địa phương, thúc đẩy xóa nhà tạm, nhà dột nát. Gắn trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống dân cư.
Đỗ Chung Nguyên vừa gia nhập CLB Ninh Bình để mở ra cơ hội khoác áo U23 Việt Nam cũng như ĐT Việt Nam nếu anh thi đấu tốt và nhận được sự quan tâm của HLV Kim Sang-sik.
Ông Nguyễn Tiến Huấn, cựu chiến binh, nông dân ở thôn Khe Cò, xã Sơn Tiến, tỉnh Hà Tĩnh (trước đây, Sơn Tiến là một xã của huyện Hương Sơn cũ) đã làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi lợn, trồng cây ăn quả...
Ngày 28/7, HĐND TP.HCM đã thông qua Tờ trình của UBND TP.HCM, về việc hỗ trợ đối với lực lượng cộng tác viên Đội quản lý trật tự đô thị và người ký hợp trong chỉ tiêu biên chế của Hội Chữ thập đỏ cấp huyện (cũ) nghỉ việc, do thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có bộ sách giáo khoa chung áp dụng cho học sinh trên cả nước cho phù hợp với điều kiện thực tế xã hội hiện nay.
Suốt 8 năm qua, ông Nguyễn Văn Phân ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn, TP Cần Thơ sau sáp nhập tỉnh (trước sáp nhập tỉnh, Vĩnh Viễn là 1 xã của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũ) mạnh dạn thử nghiệm trồng dừa sáp trên vùng đất phèn. Kết quả bước đầu cho thấy cây dừa sáp trên đất phèn có thể mang lại hiệu quả kinh tế và nhân rộng tại địa phương.
Chúng tôi đi giữa những khu chợ bỏ hoang, được đầu tư bằng ngân sách nhà nước từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng để “sờ” được sự lãng phí. Những công trình được ví như "ung nhọt" lãng phí cần điều trị gấp.
Ngành y tế Nghệ An đã vận chuyển các trang thiết bị thiết yếu và thuốc men, tăng cường bác sĩ, lập trạm y tế dã chiến ở vùng tâm lũ, thăm khám bệnh cho người dân xã Mỹ Lý.
Tính đến thời điểm ngày 28/7, hơn 100 trường trên cả nước đã công bố công thức quy đổi điểm tương đương giữa các phương thức xét tuyển. Trong số này, nhiều trường đã thông báo công cụ quy đổi điểm 2025 để thí sinh tiện theo dõi.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, một cánh tay người từng bị tự chặt vẫn bất hoại. Câu chuyện kỳ lạ ấy gắn với sư Kiệm – vị chân tu đất Hà Tĩnh, người từng âm thầm hiến thân vì đạo. Cánh tay bất hoại ấy, là chứng tích của lòng tin tuyệt đối hay một truyền thuyết huyền bí chưa lời giải?
Được xác định là “cửa ngõ đô thị – công nghiệp” quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Long An (nay là một phần của tỉnh Tây Ninh mới), có vị thế chiến lược trong việc kết nối hiệu quả vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM. Khu vực này đang hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững, đồng thời gìn giữ bản sắc bản địa.
Sáng 28/7, tại Đại học Cần Thơ (phường Ninh Kiều, TP Cần Thơ), UBND TP Cần Thơ tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (TDBV ANTQ).
Một căn nhà trên địa bàn phường Long Bình, TP.HCM bất ngờ bốc cháy khiến 2 người tử vong, hiện cảnh sát đang phong tỏa để điều tra, làm rõ nguyên nhân.
Việc áp dụng "bách phân vị" trong tuyển sinh đại học năm nay đã gây ra không ít lúng túng cho các trường, thí sinh và phụ huynh. Vấn đề đặt ra là liệu phương pháp này có thực sự phù hợp với thực tiễn tuyển sinh của Việt Nam?
Cả ở góc độ xây dựng lối đá đến chỉ đạo trận đấu, HLV Kim Sang-sik đã để lại dấu ấn rõ nét của mình cho bóng đá Việt Nam.
Ngôi làng của người Ca Dong ở thôn Nước Vương, xã Sơn Liên (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi cũ) nằm bên dải Trường Sơn, xưa là vùng đất xa xôi biệt lập, cuộc sống người dân nghèo nàn, lạc hậu. Còn nay, người dân trong làng đã biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và tiêu thu sản phẩm, góp phần nâng cao đời sống và được gọi là “ngôi làng số”.
Thời gian thanh toán nguyện vọng đại học 2025 theo từng tỉnh thành mới thế nào, thí sinh có thể theo dõi thông tin sau đây.
Đà Nẵng xác định mục tiêu đến năm 2030 trở thành một trong ba trung tâm hàng đầu cả nước về thiết kế vi mạch và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong ngành bán dẫn – AI
Chiếc xe máy bị tai nạn nằm giữa đường trên tuyến quốc lộ 1A, lúc sau xe tải chạy đến rồi tông vào chiếc xe máy gặp nạn trước đó và lấn sang phần đường ngược chiều, tiếp tục va chạm với ô tô khiến 1 người chết và 4 người bị thương.
4