Có một lực lượng âm thầm hỗ trợ quân giải phóng: Chuyện chưa kể về Ban Trí vận
Những ngày tháng 4 này của 50 năm trước, ông
Kiều Xuân Long (sinh năm 1939) khi ấy đang là Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng
Ban Trí vận (thuộc Khu ủy Sài Gòn - Gia Định) cùng các đồng đội nhận lệnh rời
“Tam giác sắt” (Củ Chi - Bến Cát - Trảng Bàng) tiến vào Sài Gòn.
Rời nông thôn hướng về ngày 30/4/1975 lịch sử
Ngày đi, ông Long nhớ như in ánh mắt của những
bà con đã từng cưu mang, giúp đỡ cán bộ gần chục năm qua.
“Giờ khắc chúng tôi đi bà con biết có thể sẽ
không về. Cái tiễn đưa của họ chỉ có thể nói qua con mắt, không dám khóc, không
dám ướt át vì sợ làm nhụt chí”, ông Long nhớ lại.
Lòng dân bảo vệ chúng tôi chính là bảo vệ Sài Gòn. Mục tiêu của chúng tôi là trong lòng địch, nhưng lực lượng của chúng tôi ở trong lòng dân
Những vùng nông thôn như Củ Chi, Bình Chánh, Nhà
Bè đã ôm ấp ông Long và vô vàn những người con khác của cách mạng. Họ sống
trong lòng nhân dân, trong nhà của những bà má miền Nam chất phác và giàu lòng
yêu Tổ quốc.
Nhưng thời khắc lịch sử đã đến, vùng nông thôn
Sài Gòn - Gia Định đã hoàn thành nhiệm vụ. Kế đến ông Long và đồng đội phải
tiến vào nội đô - nơi lòng địch, theo ông nói là để “hoàn thành nhiệm vụ cuối
cùng”.
Ông Long nói về lòng dân trong những năm tháng kháng chiến. Video: Quang Dương
Ngày 22/4/1975, Ban Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định làm lễ xuất quân tại khu vực Vườn Thơm (thuộc huyện Bình Chánh ngày nay). Buổi lễ xuất quân vội vã chỉ có tầm vông và mảnh vải làm sân khấu, nhưng tràn đầy quyết tâm.
“So với Mậu Thân thì phải bí mật, nhưng lần này chiến dịch Hồ Chí Minh coi như công khai”, ông Long nói.
Buổi lễ xuất quân vội vã của Ban Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định bên cạnh bụi tầm vông. Ảnh: NVCC
Đoàn công tác đi bộ từ Nhà Bè qua Bình Chánh rồi vào Phú Lâm. Ông Long kể, khi đoàn vừa vào đến Phú Lâm, giương cờ lên thì có rất nhiều bà con tràn xuống hai bên đường đứng vẫy chào. Những cánh tài xế lái xe tải hướng đi vào nội đô còn nhiệt tình mời đoàn công tác lên xe.
Ban Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định được lực
lượng nội thành đón và tập hợp tại Trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT Lê Hồng
Phong), đối diện là Tổng Nha cảnh sát Sài Gòn. Ngay sau đó lực lượng an ninh được
lệnh tràn vào chiếm nơi này.
Ông Kiều Xuân Long giới thiệu tư liệu những năm tháng ông làm việc ở Ban Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Ảnh: Quang Dương
“Chưa chiếm Tòa đô chánh (trụ sở UBND TP.HCM
ngày nay - PV) thì đã chiếm Tổng Nha cảnh sát. Thêm việc luật sư Triệu Quốc
Mạnh lúc đó giữ chức Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đô thành - Gia Định của chính
quyền Sài Gòn ra lệnh giải tán toàn bộ lực lượng cảnh sát, nhờ đó ngày 30/4 quân
đội ta tiến vào gần như không gặp phải sự kháng cự nào”, ông Long phân tích.
Nhờ giải tán lực lượng cảnh sát nên khi quân ta tiến vào không có tiếng súng, không có cửa kính nào vỡ. Cả thế giới bất ngờ
Sống trong lòng dân
Ngày 30/4/1975 lịch sử, khi đại quân tiến vào
Dinh Độc Lập, ông Long và rất nhiều trí thức khác cũng có mặt tại đây, gồm:
giáo chức, tu sĩ các tôn giáo, các nhà tư sản...
Nhưng do đặc thù công việc,
những trí thức này không lộ diện mà tập trung phía sau Dinh để giải quyết các
vấn đề phát sinh. “Chẳng hạn như hướng dẫn các chiến sĩ quân giải phóng đi lại để dễ dàng thực hiện nhiệm vụ”, ông Long nói.
Ông Long kể về những ngày đầu vào Sài Gòn - Gia Định. Ảnh: Quang Dương
Lực lượng trí thức Sài Gòn - Gia Định cũng là
đơn vị mách nước để lực lượng Biệt động Sài Gòn quyết tâm chốt chặn, bảo vệ cầu
Sài Gòn không bị đánh sập. Theo ông Long, nếu cầu sập, đoàn xe tăng của đại
quân không thể tiến vào nội thành, trong khi chúng ta lúc đó không chuẩn bị xe lội nước
mà chỉ có mỗi xe tăng.
Ông Long nói về hoạt động Ban Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định ngày 30/4/1975. Video: Quang Sung
Ngay sau khi giành được chính quyền, công việc
rất bề bộn, nhiều lực lượng phải lo tiếp quản các cơ quan được giao. Riêng Ban
Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định được các lãnh đạo chỉ đạo phải họp mặt trí
thức gấp. Cuộc họp mặt được tổ chức nhanh chóng trong đêm tại Rạp REX.
Theo ông Long, lúc đó các lãnh đạo đánh giá,
phải có trí thức mới bảo vệ được tình hình chính trị, không xảy ra những chuyện
xáo trộn của Sài Gòn.
Ông Long nói về cuộc họp đột xuất ngay sau khi
tiếp nhận chính quyền: “Họp để truyền bá 10 điều của Chính phủ Cách mạng lâm
thời miền Nam Việt Nam với trí thức. Chúng tôi mời các học giả, trí thức Lý Chánh Trung, Kiều Mộng
Thu, Nguyễn Đình Đầu… để họp. Những người này có uy tín cao, nên khi họ tuyên
truyền ra sẽ đạt hiệu quả mạnh mẽ”.
Người trí thức hoạt động trong lòng địch ở Sài Gòn bị bắt nhiều lắm, nhưng bắt xong phải thả ra. Những người đó danh chính, chỉ vì ngôn không thuận thôi
Theo ông Long, sau tiếp quản, mọi thứ tương đối thuận lợi với
Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đây là kết quả của công tác an
dân được Ban Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định thực hiện.
Sau ngày thống nhất, thứ làm ông Long đau đáu chính là hai chữ "lòng dân". Ảnh: Quang Dương
Thời điểm lịch sử trên đã xảy ra cách đây nửa
thế kỷ, nhưng mỗi lần nhớ lại, ông Long vẫn không ngừng tâm đắc. Từ những ngày
sống ở “Tam giác sắt”, vào nội thành giải phóng, rồi một thời gian dài tiếp
quản, ông Long thấm thía “lòng dân”.
“Chúng tôi làm được việc nhờ sống trong lòng
nhân dân. Không chỉ nhân dân ở vùng giải phóng, mà cả nhân dân, bà con trong
nội thành. Họ ở trong lòng địch, nhưng trái tim họ thuộc về mình. Tấm lòng đó
nó rất lạ, rất dân tộc”, ông Long bồi hồi.
Sau thống nhất, ông Kiều Xuân Long tham gia quân quản rồi giữ chức Chánh Văn phòng, Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc TP.HCM. Năm 1977, ông nhận công tác tại Ban Khoa giáo Trung ương. Sau đó, ông giữ chức Vụ phó Vụ Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương cho đến khi nghỉ hưu. Hiện ông đang là Trưởng Ban liên lạc truyền thống kháng chiến - Ban Trí vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định.
Ngay sau khi Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam và Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định ra đời năm 1960, Ban Trí vận được thành lập do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát vừa là Trưởng Ban vừa là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định. Qua các hoạt động của Ban Trí vận phong trào vận động nhân dân, trí thức đã nhanh chóng tạo ra sức mạnh rộng lớn, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt tôn giáo, đảng phái cùng vì một mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khi được hỏi năng lượng nào giúp nữ nghệ sĩ đầy nhiệt huyết ở tuổi 88, ngôi sao Kiều Chinh cho biết chính nghệ thuật đã nuôi sống bà trong suốt 68 năm qua.
50 năm trước, khi các cánh quân tiến vào Sài Gòn ngày 30/4/1975 có một lực lượng quan trọng, đóng góp rất nhiều vào việc tiếp quản, an dân. Họ kết nối chặt chẽ các lực lượng yêu nước trong nội thành Sài Gòn-Gia Định, gieo niềm tin chiến thắng, giúp sự chuyển giao trở nên thuận lợi.
"Sài Gòn không chỉ là tên gọi, mà còn là ký ức và bản sắc của TP.HCM" , bà Nguyễn Thị Lệ nhấn mạnh tại kỳ họp thứ 22 khi ủng hộ việc đặt tên phường mới là Sài Gòn.
Khi được hỏi năng lượng nào giúp nữ nghệ sĩ đầy nhiệt huyết ở tuổi 88, ngôi sao Kiều Chinh cho biết chính nghệ thuật đã nuôi sống bà trong suốt 68 năm qua.
Ngày 18/4, Bệnh viện Nhi đồng 2 chính thức công bố lần đầu tiên thực hiện thành công ca ghép gan từ người cho chết não. Ca phẫu thuật phức tạp này đã mở ra cơ hội sống mới cho một bệnh nhi mắc bệnh gan giai đoạn cuối.
Hai chiếc ô tô chạy dịch vụ va chạm nhau trên đường Nguyễn Duy Trinh hướng từ vòng xoay Phú Hữu về ngã 3 Long Trường, phường Phú Hữu, TP.Thủ Đức, một chiếc bị lật giữa đường, ngày 18/4.
Trước những quan ngại về đợt khảo sát năng lực tiếng Anh sắp tới dành cho hơn 47.000 giáo viên phổ thông, ngày 18/4, Sở GDĐT TP.HCM đã chính thức thông tin làm rõ mục đích và ý nghĩa của hoạt động này.
Sáng 18/4, Ngày hội 50 năm phát triển giáo dục mầm non TP.HCM đã diễn ra sôi nổi tại Trường Mầm non Thành phố (Quận 3). Sự kiện do Sở GDĐT tổ chức là dịp nhìn lại hành trình nửa thế kỷ "ươm mầm", tri ân các thế hệ và khẳng định cam kết nâng cao chất lượng vì tương lai trẻ thơ thành phố
Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ nhận định kỳ họp thứ 22 mang tính lịch sử, xem xét nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt là việc sắp xếp đơn vị hành chính theo chủ trương của trung ương.
TP.HCM đang ráo riết truy quét tình trạng giả mạo chứng chỉ hành nghề y, dược. Người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ thông tin chứng chỉ để tránh gặp phải những "bác sĩ", "dược sĩ" dỏm, bảo vệ sức khỏe bản thân.
TP.HCM là nơi thu hút khá đông kiều bào trở về làm việc, sinh sống. Luôn hướng về quê hương, không ít kiều bào đang mong ngóng những chính sách tốt hơn để có thể đóng góp nhiều hơn nữa ngay tại quê cha, đất tổ.