KHẨN: Tiến sát đất liền, chỉ còn cách Quảng Ninh 80km, cách Hưng Yên 180km, bão số 3 đột nhiên tăng cấp
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khi chỉ còn cách Quảng Ninh khoảng 80km thì bão số 3 đột nhiên tăng cấp.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhiều người nghe nói tới mắm còng Gò Công là thèm. Đặc sản mắm còng Gò Công (ở xứ Gò, vùng ven biển của tỉnh Tiền Giang ngày nay) từng là món ngon tiến cung từ thời nhà Nguyễn, được mẹ vua Tự Đức là Hoàng Thái hậu Từ Dụ (người miền Nam đọc chệch thành Từ Dũ) phổ biến khắp xứ Huế.
Ở vùng ven biển Gò Công xưa, vào mùa khô đất rẫy bị ngập mặn bởi nước biển tràn vào, chỉ làm ruộng hay trồng trọt được vào mùa mưa. Con còng ở Gò Công bà con kêu là “còng quều”, thuộc loại cua, rạm, ba khía, cua đồng...
Con còng nhỏ hơn cua biển, cỡ ngón tay cái người lớn, có màu tím sậm. Còng bò xổm có vẻ “lều khều” quều quào, yếu ớt nên dân gian hay gọi còng quều. Mấy cô gái sắp dậy thì, chưa trổ mã, cao nghệu, đi đứng quều quào bị chê là “tướng còng quều”.
Ngày trước con còng ở Gò Công nhiều vô kể. Khi trời bắt đầu “mưa già” một chút thì còng không biết ở đâu xuất hiện ở ruộng rẫy nhiều vô số.
Mấy ông chủ nuôi vịt tàu mướn người bắt cho vịt ăn. Trẻ con ra ruộng bắt chừng nửa buổi cả thùng thiếc, được trả công bằng vài trứng hột vịt, đem tới quán đổi lấy cốm, bánh ú, kẹo đậu phộng... ăn khoái chí lắm.
Con còng đất Gò Công (Tiền Giang) làm nên hương thơm, đậm vị của món mắm còng Gò Công (Tiền Giang). Thứ mắm còng Gò Công thời nhà Nguyễn dùng để tiến cung, tiến vua. Người mang phổ biến món mắm còng khắp xứ Huế là Thái hậu Từ Dụ. Từ Dụ Thái hậu là mẹ đẻ vua Tự Đức.
Con còng lột đem làm mắm gọi là mắm còng, chỉ có ở Gò Công và một ít địa phương ven biển khác ở nước ta. Vào mùa Tết Ðoan Ngọ, con còng bắt đầu bỏ lớp vỏ cứng, lột xác thành con còng lột.
Đúng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm là còng lột rộ, người địa phương gọi là ngày hội còng lột. Chiều hôm đó, mọi người lo chuẩn bị đèn soi còng. Ðèn soi còng cũng là đèn soi cá, soi ếch nhái, dùng để di chuyển ban đêm rất thông dụng ở thôn quê.
Ăn cơm sớm, chừng 6 giờ chiều, người lớn rủ nhau ra ruộng chờ còng lột. Bọn nhóc con cũng xách giỏ chạy theo cha mẹ, anh chị đi “bắt còng lột cho biết”.
Ngồi trên bờ ruộng người hút thuốc, người ăn trầu, nói chuyện rôm rả, đèn đêm sáng cả đồng ruộng. Chờ đến 8 - 9 giờ tối còng bắt đầu bò lên miệng hang, lột vỏ và nằm yên như chờ người đến bắt.
Ðây là lúc mọi người nhẹ nhàng đến lượm từng con còng lột mềm mại, nhớp nháp và mát rượi... cho vào giỏ. Càng về khuya còng càng rủ nhau bò lên miệng hang để lột. Mọi người không ai bảo ai, tất cả im lặng, nhẹ bước, tay cầm đèn soi, tay kia thoăn thoắt nhặt từng con còng lột đang nằm im.
Ðến gần sáng, mạnh ai nấy về nhà, trả lại cái tĩnh lặng cho ruộng rẫy; và một ngày mới bắt đầu như mọi ngày.
Mắm còng Gò Công là đặc sản của quê hương bà Từ Dụ (Từ Dũ) là món ngon dâng vua. Xưa, dưới thời nhà Nguyễn, mắm còng Gò Công được đưa ra Huế, vào cung đình, các quan, các bà mệnh phụ đều thích dùng. Thái hậu Từ Dụ là người phổ biến mắm còng khắp xứ Huế. Năm nào người Gò Công cũng gửi ra Huế nhiều hũ mắm còng, được xem là một trong những món ăn thượng hạng mà xứ Huế mỗi năm mới có dịp thưởng thức một lần. |
Còng bắt được, khi về tới nhà đem làm mắm ngay, bởi vì để tới sáng còng sẽ cứng, làm mắm mất ngon. Còng sau khi được rửa đi rửa lại bằng nước sạch (phải chích bỏ yếm, bỏ miệng và mắt, lấy cho hết các chất dơ trong bụng còng thì con mắm mới ngọt, nước mắm mới trong) và cho nó “uống rượu”, nghĩa là ngâm với rượu đế để khử mùi tanh.
Sau đó vớt còng ra, để cho ráo rồi nhẹ tay sắp từng con vào hũ cho đầy và gài chặt bằng lớp lá vông và mấy que ổi. Tiếp đó, hũ mắm được chan bằng nước mắm ngon nấu với đường, để nguội. Trời tháng năm nắng gắt, phơi độ trên mươi ngày hũ mắm bắt đầu nghe mùi thơm là dùng được.
Nhìn lớp bọt li ti nổi trên mặt, màu nước mắm trong veo, màu con mắm còng tím sậm... là đủ biết hũ mắm thơm ngon cỡ nào.
Làm mắm còng không dễ, bởi bạn không thể làm thử, vì không có cơ hội làm lại lần thứ hai. Làm mắm còng là “nghề” của mấy bà, còn mấy cô chỉ là “thợ vịn”. Ðược hũ mắm còng ngon chưa hẳn cho ta bữa ăn mắm ngon. Hương vị mắm còng tùy thuộc và nghệ thuật pha chế gia vị. Và còn phải biết chọn rau, chọn bún cho hợp với mắm còng.
Mắm còng không được cất giữ lâu như các loại mắm khác, vì để càng lâu thịt con còng bị phân hủy, chỉ còn lại vỏ, nhai con mắm chỉ nhai xơ, nhai xác mà thôi, ăn chẳng ngon lành.
Mắm còng khi ăn thì trút hũ mắm ra thau, trộn thêm phụ gia (tỏi, ớt, đường và khóm bằm nhuyễn sên đường). Khóm là chất xúc tác giúp cho gia vị thấm vào con mắm và làm cho mắm còng mặn mà dịu. Mắm trộn xong gia vị phải để “cách nhật” mắm mới thấm, ăn mới ngon.
Sáng dậy sớm đem ít gạo ra chợ đổi bún (phải lấy bún rời), mua cho đủ rau thơm, khế, chuối chát đem về cả nhà ăn bữa mắm còng đầu mùa.
Bún, rau, khế, chuối chát bày ra trên cái xề đã lót sẵn lá chuối, mắm còng cho vào nguyên một cái tô bự, cũng không quên ra sau vườn hái mấy trái ớt hiểm chín cây... Mỗi người tự làm cho mình một tô bún mắm còng, có người thích nhiều rau, có người ưa bún chan nước mắm còng thôi.
Đối với người sành ăn thì xé từng con mắm còng ra làm đôi, ngắt từng lá rau thơm cho nhuyễn cho vào tô bún, chan ít nước mắm còng.
Mỗi lần làm chỉ vừa một miếng mà thôi, ăn mắm với lá chùm ruột non, lá điều lộn hột, lá gừng non và lá vông lấy ra từ hũ mắm.
Tháng năm mưa chưa nhiều, đồng chưa nổi nước và vẫn còn oi bức, ăn bữa mắm còng mồ hôi mẹ mồ hôi con chảy ròng ròng... thì còn gì bằng. Với đấng mày râu hiếu bạn nhậu thì dành để nhậu riêng, ngày này qua ngày nọ, đến khi chỉ còn lại vài con mắm, thậm chí còn lại ít nước mắm thôi cũng là “mồi bén” quý đãi khách.
Mắm còng vốn hiếm, nay càng hiếm. Về lại Gò Công, nghe câu hò: “Gió đưa, gió đẩy về rẫy ăn còng...” làm ta gợi nhớ hương vị mắm còng cái thời:
Ðói thì bắt cáy bắt còng
Thờ chồng trọn đạo tam tòng là hơn.
Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 04 giờ ngày 21/7, tâm bão ở trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh–Hải Phòng khoảng 275km về phía Đông.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khi chỉ còn cách Quảng Ninh khoảng 80km thì bão số 3 đột nhiên tăng cấp.
Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 22h tối nay, bão số 3 đang ở cách Quảng Ninh khoảng 80km về phía đông nam, cách Hải Phòng khoảng 180km về phía đông, cách Hưng Yên khoảng 190km, cách Ninh Bình khoảng 220km về phía đông đông bắc.
Câu chuyện về nước Cổ Thục không chỉ là sử ký địa phương mà còn là mắt xích quan trọng trong tiến trình hình thành các nhà nước cổ đại trên lưu vực sông Trường Giang, và đặc biệt, là tiền đề về mặt địa – chính trị cho sự ra đời của Thục Hán do Lưu Bị dựng nên hơn 500 năm sau.
Những người sinh ngày Âm lịch dưới đây luôn toát ra khí chất cao quý, có mục tiêu phấn đấu và thành công đến với họ chỉ là vấn đề thời gian.
Chiều ngày 21/7, khi bão số 3 (Wipha) đang rục rịch đổ bộ vào đất liền, người dân nuôi ong tại Ninh Bình khẩn trương di chuyển hàng trăm thùng ong đến nơi an toàn, chạy đua với thời gian để tránh những thiệt hại nặng nề do cơn bão có thể gây ra.
Do ảnh hưởng của bão số 3, ngay trong đêm 21/7, lực lượng chức năng của phường Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã xuống các thôn, tổ dân phố tuyên truyền, vận động di dời các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Sáng 21/7, Công an xã Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi bên lề đường do người dân phát hiện, trình báo.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhà máy nước tại thôn An Thạch, xã Tân Minh (xã Kiến Thiết cũ), TP.Hải Phòng thông báo tạm dừng việc cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn.
Ở cuộc đọ sức tại lượt trận cuối cùng bảng A giải U23 Đông Nam Á 2025, U23 Indonesia thi đấu lấn lướt nhưng vẫn bị U23 Malaysia cầm hòa 0-0. Thế nhưng, kết quả này cũng giúp đội chủ nhà đứng đầu bảng.
Nhiều trường đại học ở Hà Nội đã cho sinh viên nghỉ học trực tiếp trong ngày 22/7, chuyển sang học online nhằm tránh cơn bão số 3 WIPHA với cường độ mạnh đang chuẩn bị đổ bộ vào đất liền.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (bão WIPHA), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ban hành công điện khẩn, yêu cầu toàn thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân.
Nhằm đảm bảo an toàn hàng không do ảnh hưởng từ cơn bão số 3 (bão Wipha), Cục Hàng không Việt Nam quyết định tạm ngừng tiếp thu, khai thác máy bay tại các sân bay Vân Đồn, sân bay Cát Bi.
Điện Kremlin hôm thứ Hai lần đầu thừa nhận, quan hệ song phương giữa Nga và nước láng giềng Azerbaijan đang trải qua một “giai đoạn khó khăn”.
Tổng công ty Khánh Việt đã gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chấm dứt hoạt động câu lạc bộ (CLB) Khatoco Khánh Hòa dựa trên kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Lê Phan Đức Mân, học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, đã được lãnh đạo TP.HCM thưởng nóng 50 triệu đồng sau khi xuất sắc giành Huy chương Bạc tại Olympic Toán quốc tế 2025 (IMO).
Nhằm ứng phó với cơn bão số 3 - WIPHA, nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn Hà Nội đã chủ động đồng bộ để ứng phó với diễn biến khó lường của một trong những cơn bão mạnh nhất mùa mưa bão năm nay.
Bà Francesca Albanese, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng hôm Chủ nhật đã đưa ra tuyên bố gây chấn động khi cáo buộc Israel tạo ra "vực sâu tàn bạo mới" khi cố ý bỏ đói 2 triệu người dân Gaza và giết hại trẻ em, đồng thời ví những hành động này với các tội ác của Đức Quốc xã.
Theo bản tin bão mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 21/7, tâm bão ở vào khoảng 20,9°N; 108,5°E, cách Quảng Ninh khoảng 90km, Hải Phòng 210km.
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh chiêu mộ cựu sao U17 Croatia?; Rashford tới Barcelona kiểm tra y tế; Xuân Trường hé lộ lý do gia nhập Trường Tươi Bình Phước; Juventus nhảy vào cuộc đua giành Nunez; Beckham gây sốc với kiểu tóc tự cắt.
Bangladesh quyết định tổ chức quốc tang tưởng niệm các nạn nhân vụ máy bay huấn luyện rơi xuống trường học ở thủ đô Dhaka, khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và 164 người bị thương, phần lớn là học sinh.
Để đối phó với cơn bão số 3 Wipha, các chung cư tại Hà Nội đã sử dụng các bao cát, thanh gỗ, dây thừng… để gia cố các tấm cửa kính, tránh rung lắc va đập.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán, đậu đỗ xe không đúng quy định vẫn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, gây cản trở giao thông, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn và làm mất mỹ quan đô thị.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, có 19 địa phương trên toàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão Wipha, ước tính thiệt hại khoảng 3 tỷ đồng.
Sau khi có thông tin CLB Quảng Nam sáp nhập với CLB SHB Đà Nẵng từ mùa giải 2025/2026, trên nhiều diễn đàn bóng đá, đông đảo người hâm mộ đã có các quan điểm khác nhau.
Nỗ lực của EU nhằm “hủy hoại” nước Nga là một “ý tưởng đe dọa đến sự sống”, theo lời ông Gunter Verheugen – cựu Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Với 65 năm đồng hành cùng sự lớn mạnh của đất nước, Nhựa Tiền Phong luôn kiên định theo đuổi định hướng xuyên suốt trong chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp - đó là “thương hiệu xanh”.
Khi còn trẻ, 4 con giáp này có chút bốc đồng, "háu đá" nhưng đến tuổi trung niên, mạnh mẽ, chín chắn, tận dụng mọi cơ hội để làm giàu.
Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Wipha), Công ty tàu cao tốc Phú Quốc thông báo tạm dừng tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo thuộc TP.HCM từ ngày 22/7 đến hết 25/7/2025.
Chiều 21/7, trong chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm, đảm bảo tốt chính sách phúc lợi xã hội đối với người có công và thân nhân, phù hợp với điều kiện phát triển của thành phố và đất nước.
Ngày 21/7, Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã công bố điểm sàn xét tuyển đại học chính quy 2025, giữ ổn định như năm ngoái nhưng dự báo điểm chuẩn có thể tăng hoặc giảm 1 điểm tùy ngành.