Chủ đề nóng
Con lên đại học, cha mẹ hoảng vì chi phí tăng chóng mặt

Theo TS Toàn, tài chính trong quá trình học đại học là một vấn đề quan trọng mà phụ huynh và học sinh cần tính toán. Ảnh minh họa: Việt Hà.
"Sinh viên chi tiêu bao nhiêu tiền một tháng là đủ? Đăng ký trường đại học nào để phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình?"
Đó là những câu hỏi mà cô Hoàng Hương (ở ngoại thành Hà Nội) băn khoăn nhiều ngày nay, khi con gái chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học.
Bao nhiêu mới đủ?
Chia sẻ với Tri Thức - Znews, cô Hương cho biết năm nay, con gái cô thi được 25 điểm ở khối C00, dự định đăng ký vào các trường đào tạo ngành sư phạm hoặc khoa học xã hội.
Gần một tháng nay, hai mẹ con đã bàn tính chuyện đăng ký trường nào để phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, mỗi tháng bố mẹ sẽ chu cấp bao nhiêu để con theo học đại học.
Tham khảo các phụ huynh đi trước, cô Hương cho biết nếu đỗ vào Đại học Hải Dương, mỗi tháng, cô dự định cho con khoảng 5-6 triệu đồng. Số tiền này sẽ bao gồm học phí, tiền trọ, ăn uống, đi lại, phát sinh...
So với con gái đầu đã học đại học cách đây 3-7 năm, cô Hương nhận xét tổng chi phí đại học của con gái thứ 2 đã tăng đáng kể.
"Trước đây, cả học phí và sinh hoạt phí, con gái đầu chi tiêu khoảng 2,5-3,5 triệu đồng/tháng, thậm chí con có thể tự thân trang trải khoảng 70%. Nhưng với con gái thứ 2 thì khác, học phí hay phí sinh hoạt đều tăng, bố mẹ phải hỗ trợ nhiều hơn", cô Hương chia sẻ.
Dù vậy, nữ phụ huynh cho rằng nếu đỗ các trường đại học ở Hà Nội, có lẽ mức 5-6 triệu đồng/tháng sẽ không đủ bởi học phí cũng như phí sinh hoạt sẽ cao hơn.
"Có thể con sẽ phải đi làm thêm để thoải mái chi tiêu hơn chút, bởi trong số 5-6 triệu đồng, học phí có thể sẽ chiếm 1/3 hoặc nhiều hơn. Hiện tại con chưa đỗ trường nào nên cũng khó xác định", phụ huynh nói.
Không riêng cô Hương, trước ngưỡng cửa đại học của những sĩ tử sinh năm 2006, câu chuyện chi phí sinh hoạt của sinh viên tiếp tục được đưa ra bàn luận.

Bài đăng trên mạng xã hội của nam sinh viên đang học trọ ở Hà Nội. Ảnh: Ngọc Bích.
Mới đây, trên mạng xã hội, một nam sinh viên đang trọ học ở Hà Nội chia sẻ với các tân sinh viên về việc chi tiêu khi học đại học. Cụ thể, chàng trai chi 1,5-2 triệu đồng cho tiền phòng, 2-3 triệu đồng cho tiền ăn uống, 4-5 triệu đồng cho học phí tại trường và tiền học chứng chỉ. Nam sinh cũng dành 2 triệu đồng cho tiền đi chơi, quần áo và những chi phí phát sinh khác.
Thêm các khoản phí lặt vặt như tiền điện, nước, xăng, Internet, người viết cho rằng mỗi tháng sinh viên cần 8,5-13,5 triệu đồng/tháng (hoặc hơn) mới đủ để chi trả.
Bài viết sau đó nhận được sự chú ý và tranh luận của nhiều người. Nhiều người cho rằng mức chi trên là phung phí, quá cao với sinh viên. Nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự bất ngờ, "hoảng hồn" khi mức chi phí như vậy.
Dù vậy, không ít người cũng cho biết bảng kê trên không phải vô lý ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, một số khoản vẫn có thể "co kéo" để tiết kiệm.
Nguyễn Việt (sinh viên năm 4 ở Hà Nội) cho rằng với bảng chi trên, nhiều khoản có thể tiết kiệm được. Ví dụ tiền ăn 2-3 triệu đồng vẫn có thể giảm bằng cách tự nấu ăn thay vì ăn hàng. Tiền quần áo, đi chơi hay phát sinh thêm cũng có thể cắt giảm...
Việt cho hay hiện tại, nếu tính cả học phí (2,5 triệu đồng/tháng), tổng mọi chi phí đại học của Việt khoảng 5 triệu đồng/tháng. Đấy là mức chi phí tiết kiệm bởi nam sinh thường mang đồ ăn từ quê ra, cắt giảm các khoản mua sắm và thường mượn tài liệu ở thư viện.
"Nếu mọi thứ đều phải chi tại Hà Nội, tổng chi chắc chắn cao hơn. Mỗi khu vực sống có giá cả khác nhau nhưng nhìn chung mình thấy 5 triệu cho riêng việc sinh hoạt là hợp lý. Đến tiền xăng còn tăng theo tuần, theo tháng thì phí sinh hoạt tăng cũng không có gì lạ", Việt chia sẻ.
Cân nhắc yếu tố kinh tế trước khi đưa ra quyết định
Trao đổi với Tri Thức - Znews, TS Mai Đức Toàn (chuyên gia giáo dục) đánh giá ở thời điểm hiện tại, tại các thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, mức chi phí dành riêng cho sinh hoạt (bao gồm tiền ăn, ở, đi lại, phát sinh) của mỗi sinh viên trung bình dao động khoảng 5-6 triệu đồng. Gia đình nào có điều kiện có thể chu cấp nhiều hơn.
Nếu tính thêm học phí, mỗi tháng, sinh viên sẽ mất thêm khoảng 2-5 triệu đồng, tùy mức thu của các trường. Tuy nhiên, tiền học thường nộp vào đầu kỳ, vì vậy hàng tháng, phụ huynh có thể “tạm thời” chưa phải lo khoản này.
“Nhiều người nói mức 5-6 triệu sinh hoạt phí là quá nhiều rồi so sánh với giai đoạn trước, khi họ cũng là sinh viên. Tôi thấy 5-6 triệu đồng mới chỉ là mức vừa đủ, vẫn phải tiết kiệm để trang trải cuộc sống sinh viên chứ không dư dả. Nếu muốn thoải mái hơn chút, thậm chí các em phải đi làm thêm”, TS Toàn nhận xét.

Xác định rõ các khoản chi ngay từ đầu, lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp sinh viên giảm thiểu những rủi ro trong quá trình học đại học. Ảnh minh họa: Duy Hiệu.
Theo TS Toàn, đại học không chỉ là "một tấm bằng", đó còn là cơ hội để các sinh viên trau dồi kiến thức, kỹ năng, là bàn đạp để hiện thực hóa ước mơ sự nghiệp. Chính vì vậy, đứng trước ngưỡng cửa quan trọng của cuộc đời, cả phụ huynh và các bạn học sinh đều phải cân nhắc, trong đó có vấn đề kinh tế.
“Tài chính trong quá trình học đại học là một vấn đề hết sức quan trọng, nhưng lại ít được các bạn để ý quan tâm đúng mức. Thời điểm đăng ký nguyện vọng hiện tại chính là lúc thích hợp nhất để các em cân nhắc vấn đề này”, TS Toàn nhận định.
Theo TS Toàn, thực tế, chi phí để học đại học không chỉ là học phí. Các gia đình cần tính toán đến cả chi phí ăn, ở, đi lại, phát sinh… trước khi đăng ký vào các trường. Bên cạnh đó, đại học là hành trình dài, 4-5 năm, phụ huynh và thí sinh cần lưu ý đến yếu tố tăng học phí (lộ trình được thông báo trong đề án tuyển sinh), mức độ lạm phát…
Thông thường, chi phí sinh hoạt sẽ tương đương học phí, phụ huynh có thể áng chừng chi phí trong 4-5 năm học đại học. Từ đó có thể chia ra chi phí cho mỗi năm, mỗi tháng để dễ cân đối.
Từ việc xác định tổng chi phí để hoàn thành bậc cử nhân, TS Toàn khuyên thí sinh nên chọn trường đại học có mức học phí phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, tính toán sao cho hợp lý để việc học không bị gián đoạn.
“Việc gia đình xác định rõ các khoản chi ngay từ đầu, lên kế hoạch chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp các em giảm thiểu những rủi ro, tránh bị gián đoạn”, TS Toàn nói.
Với những thí sinh thực sự khó khăn, TS Toàn khuyên các em có thể lựa chọn trường nghề, cao đẳng, hoặc đăng ký vào các trường đại học ở các tỉnh thay vì thành phố lớn để giảm chi phí.
Sau khi tốt nghiệp, các em hoàn toàn có thể đến thành phố để tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, các em cũng có thể đi làm thêm, tham khảo các khoản vay sinh viên từ ngân hàng chính sách hoặc học tập tốt để có học bổng.
“Yếu tố kinh tế quan trọng nhưng then chốt vẫn là sự quyết tâm của các em và gia đình. Chi phí hiện tại sẽ là khoản đầu tư cơ hội, đường dài để các em có tương lai rộng mở hơn. Nếu học tốt, ra trường, các em sẽ nhanh chóng hoàn lại chi phí đó", TS Toàn nói.
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Đọc thêm
Bộ Công thương cảnh báo 'bẫy' quảng cáo bất động sản sai lệch
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cảnh báo nhiều quảng cáo bất động sản chứa thông tin sai lệch, phóng đại tiện ích, cam kết lợi nhuận phi thực tế, khiến dân dễ rơi vào “bẫy” kỳ vọng.
Giúp ĐT nữ Anh vô địch EURO 2025, Sarina Wiegman san bằng kỷ lục đáng nể
Với việc giúp ĐT nữ Anh lên ngôi vô địch EURO nữ 2025, bà Sarina Wiegman đã trở thành HLV thứ 2 có 3 lần liên tiếp vô địch châu Âu.
Loài cây cho thứ hạt thơm ngon, mở lối phát triển du lịch cộng đồng đã trở thành "cây ATM" của người dân Lạng Sơn
Được sự hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, người dân xã Quảng Lạc (nay là phường Lương Văn Tri, Lạng Sơn) đã chủ động phát triển cây dẻ, mở ra hướng đi phát triển bền vững.
Nhà ở phải đảm bảo điều kiện gì về phòng cháy, chữa cháy mới nhất từ 1/7/2025?
Theo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2024, có hiệu lực từ 1/7/2025, mọi loại hình nhà ở, đặc biệt là nhà kết hợp sản xuất, kinh doanh, phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn cháy nổ và thoát nạn. Việc nắm rõ và thực hiện đúng các điều kiện phòng cháy, chữa cháy không chỉ giúp bảo vệ tài sản, tính mạng mà còn là nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá nhân, hộ gia đình.
Bài dự thi "Việt Nam trong tôi": Chạm vào cột mốc biên cương, thổn thức tình yêu nước giữa đất trời quê hương
Khi đặt chân lên dãy Giăng Màn (tỉnh Quảng Trị) cùng những người lính mang quân hàm xanh trong chuyến tuần tra song phương, cảm nhận từng nhịp tim nóng rực trước mỗi cột mốc thiêng liêng, tôi đã được sống trọn vẹn trong niềm tự hào dân tộc,.
Dán một con tem nhỏ, quét nhẹ trên điện thoại là "truy" tận vườn, nông dân Gia Lai bán nông sản nhàn tênh
Chỉ cần một cú quét nhẹ trên điện thoại thông minh, toàn bộ hành trình “từ vườn đến bàn ăn” của nông sản đã hiện rõ trong lòng bàn tay. Gắn mã QR - một giải pháp công nghệ tưởng như đơn giản, đang giúp nông dân ở tỉnh Gia Lai thay đổi cách làm nông và đưa sản phẩm ra thị trường.
Xót xa đôi bàn chân người dân lở loét sau bão số 3 Wipha: Một vết ngứa nhỏ có thể thành ổ nhiễm trùng
Bão số 3 Wipha gây ngập lụt nhiều khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, khiến người dân thường xuyên phải tiếp xúc với nước bẩn, ẩm thấp kéo dài. Đây là điều kiện lý tưởng cho các bệnh da liễu phát sinh, trong đó có những bệnh nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nặng.
CLB Ninh Bình chính thức chiêu mộ tiền vệ Việt kiều giá 12 tỷ đồng
CLB Ninh Bình đã chính thức hoàn tất hợp đồng chiêu mộ tiền vệ trẻ tài năng Đỗ Chung Nguyên từ CLB Slavia Sofia của Bulgaria.
Nhịp sống nông thôn mới ngày 28/7/2025
Radio online Nhịp sống nông thôn mới ngày hôm nay có những nội dung sau: Hội Nông dân Thành phố Hà Nội thăm, tặng quà nạn nhân chất độc da cam; Chỉ định Chủ tịch Hội Nông dân TP Huế giữ chức Phó Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy MTTQVN thành phố;...
"Nga đang tiến đến", chuyên gia phương Tây cảnh báo về một đòn giáng khủng khiếp vào Ukraine
Quân đội Nga sẽ sớm có thể phát động một cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraine, Giáo sư Tuomas Malinen thuộc Đại học Helsinki cho biết trên mạng xã hội X.
Tiếp tục đề xuất giảm mức thu bổ sung tiền đất để người dân không chịu ảnh hưởng vì giá nhà tăng cao
HoREA tiếp tục đề xuất điều chỉnh mức thu bổ sung tiền đất xuống 0,5%/năm vì chi phí này sẽ được chủ đầu tư tính vào giá bán, giá cho thuê mà người dân là đối tượng chịu ảnh hưởng sau cùng.
Nuôi tôm trên đất lúa, thầy giáo tiểu học An Giang được đề cử là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi
Từ một giáo viên tiểu học tận tâm với sự nghiệp trồng người, ông Nguyễn Thanh Vũ đã bén duyên với nông nghiệp, mạnh dạn thử nghiệm và thành công với mô hình "hai tôm, một lúa", trở thành một trong những nông dân sản xuất giỏi của tỉnh An Giang.
"Vào vai Hà bá" lặn sâu xuống đáy sông Mekong ở An Giang, mò trúng tôm càng xanh bự bán ra tiền triệu
Ven dòng sông Mekong đoạn chảy qua tỉnh An Giang, những người sống bằng nghề hạ bạc chài lưới vẫn còn lưu truyền cái nghề lặn ngụp sông sâu bắt tôm càng, cá sông tự nhiên mưu sinh. Nhiều gia đình, có nhiều anh em chuyên sống bằng nghề cơ cực này theo nhịp đập tháng ngày.
Một phiên chợ nổi tiếng của tỉnh Lào Cai, bán đủ thứ nông sản, khách Tây khách ta đều thích đến chơi
Chợ phiên Cán Cấu, xã Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai được họp vào thứ bảy hàng tuần, đây là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán nông sản của bà con nhân dân địa phương.
Xã mới này ở tỉnh Hưng Yên, sau sáp nhập Thái Bình, chính quyền lập biên bản một trường hợp lấn chiếm đất đai
Thời gian qua, lợi dụng quá trình sắp xếp đơn vị hành chính và triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, một số tổ chức, cá nhân ở xã Vũ Thư, tỉnh Hưng Yên mới (trước sáp nhập tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Vũ Thư là một xã của huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình cũ) đã cố tình lấn chiếm đất đai, tự ý xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp.
Sáp nhập tỉnh Tiền Giang thành công, đây là vùng trồng quả đặc sản bình dân của tỉnh Đồng Tháp mới
Từ vùng đất chua phèn, hoang hóa của Đồng Tháp Mười, nhờ đôi bàn tay chịu thương chịu khó của người dân Tân Phước (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang cũ, nay thuộc tỉnh Đồng Tháp mới sau sáp nhập) cùng sự đồng hành của chính quyền địa phương, vùng chuyên trồng cây khóm (cây dứa gai) chất lượng dần hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Một nơi ở Tây Ninh, dân nuôi con đặc sản ham lặn ngụp, bắt lên "bỏ rọ", cứ bán là hết cả đàn
Trong những năm gần đây, mô hình nuôi ba ba thương phẩm tại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh cũ (sau sáp nhập tỉnh Long An, Tây Ninh, nay là xã Hiệp Thạnh, tỉnh Tây Ninh mới) đã trở thành một mô hình kinh tế tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương.
Xem phim, tôi nhớ ngay đến câu chuyện xấu hổ của gia đình chị đồng nghiệp
Con chị đồng nghiệp khóc ngất giữa lớp vì một lý do không ngờ.
Triệu tập đối tượng đăng hoang tin "vỡ đập thủy điện Bản Vẽ"
Thông tin sai sự thật về vỡ đập thủy điện Bản Vẽ khiến người dân vùng hạ du hoang mang bỏ chạy lên núi. Vào cuộc xác minh, công an xã Tương Dương, Nghệ An đã triệu tập trường hợp đăng thông tin sai sự thật.
Trước khi bị Lữ Hậu xử chết, Hàn Tín đã hô to 3 chữ gì?
Trước lúc mất đi sinh mệnh trong oan khuất và tức tưởi, Hàn Tín đã để lại 3 chữ, vạch mặt cặp Hoàng đế, Hoàng hậu bị đánh giá là “thất đức nhất” trong lịch sử Trung Hoa.
Trẻ sinh vào 4 ngày Âm lịch này, thông minh, lanh lợi hơn người, lớn lên công thành danh toại
Đặc biệt, trẻ sinh vào 4 ngày Âm lịch dưới đây thường sở hữu trí thông minh sớm bộc lộ, tư duy nhanh nhạy, học hành giỏi giang.
Nóng: Công an Lâm Đồng vừa triệt phá cơ sở sản xuất phân bón giả số lượng lớn
Công an tỉnh Lâm Đồng đã triệt phá cơ sở nghi sản xuất phân bón giả số lượng lớn tại thôn Ánh Mai 1, phường 3 Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vào chiều nay 27/đến.
Thủ tướng yêu cầu triển khai chiến dịch thần tốc xây dựng 100 trường nội trú tại 100 xã biên giới
Chiều tối 27/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới.
Đặng Văn Lâm và vợ con bị fan “vây" khi đi ăn ở Quảng Nam
Mới đây, thủ thành Đặng Văn Lâm đưa bà xã Yến Xuân cùng con trai đi ăn ở Tam Kỳ (TP Đà Nẵng), Nhiều người đã vây quanh xin chụp ảnh cùng cặp đôi.
Rapper Bình "Gold" cướp taxi, có thể bị xử lý thế nào?
Rapper Bình "Gold" bị bắt với cáo buộc gây ra vụ cướp taxi trong tình trạng phê ma túy.
Thiên Khôi FC vô địch Giải bóng đá 7 người VĐQG Bia Saigon Dragon Cup 2025
Sau 9 ngày tranh tài sôi nổi tại Hà Nội, Vòng chung kết giải bóng đá 7 người Vô địch Quốc gia Bia Saigon Dragon Cup 2025 (VPL-S6) đã khép lại với chức vô địch thuộc về Thiên Khôi FC sau trận chung kết giàu cảm xúc trước XSKT Đắk Lắk.
Tin tối (28/7): Bất ngờ trước số lượng cầu thủ U23 Việt Nam cao trên 1m80
5
U23 Việt Nam sở hữu 10 cầu thủ cao từ 1m80 tại giải U23 Đông Nam Á 2025; Gyokeres bật mí lý do từ chối M.U; Troyes “hốt bạc” nhờ thương vụ Mbeumo; hé lộ khoản tiền thưởng khiêm tốn của ĐT nữ Anh; tân binh CLB nữ Genoa “gây sốt” với gương mặt xinh đẹp.
Nga tuyên bố đã chiếm được hai ngôi làng ở Ukraine, Ukraine báo cáo giao tranh ác liệt
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã chiếm được thêm hai ngôi làng ở miền đông Ukraine, bao gồm một ngôi làng ở vùng Dnipropetrovsk, nơi mà Moscow cho biết quân đội của họ đã bắt đầu tiến quân.
Sơn La: Thêm 2 người mất tích do mưa lũ
Tính đến 16 giờ chiều nay (27/7), mưa lũ trên địa bàn tỉnh Sơn La đã khiến 2 người tử vong, 4 người mất tích (tăng thêm 2 người mất tích so với các thông báo trước đó); nhiều tài sản, hoa màu của người dân bị lũ cuốn trôi.
Tháng 6 nhuận, 4 con giáp may mắn gặp được tâm giao, kiếm tiền thuận lợi, tìm được người yêu
4 con giáp này đón nhận nhiều tin vui trong tháng 6 nhuận, không chỉ kiếm được nhiều tiền mà chuyện tình duyên cũng thuận lợi.