Từ bao đời nay, cuộc sống của bà con vùng cao, vùng xa nhiều nơi của tỉnh Lào Cai còn nhiều khó khăn, nền kinh tế nông nghiệp manh mún, chủ yếu dựa vào thiên nhiên, phụ thuộc vào thời tiết.
Tỉnh Lào Cai cũng như nhiều địa phương khác ở miền núi phía Bắc, đất rộng người thưa, còn nhiều diện tích đất hoang hóa không mang lại giá trị kinh tế cao, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Phần lớn sản phẩm làm ra phục vụ nhu cầu tự cung tự cấp, những mặt có thể buôn bán thường xuyên vấp phải điệp khúc được mùa mất giá, nhiều loại cây trồng năng suất chưa cao.
Người dân thôn Lương Hải, xã Lương Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai theo đuổi một số mô hình nông nghiệp như chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả, nuôi cá đặc sản, trồng quế nhưng thu nhập không đáng kể bởi diện tích ít, năng suất chưa cao, bị ảnh hưởng nhiều bởi mưa lũ, nắng nóng, sâu hại. Giao thông vận chuyển hàng hóa còn nhiều khó khăn.
Trong cái khó ló cái hay, nông dân Nguyễn Văn Sỹ - Đảng viên Chi bộ thôn Lương Hải, xã Lương Sơn đã mạnh dạn với hướng đi mới: trồng quế trên đất đồi dốc.
Khi Phóng viên Báo điện tử Dân Việt có mặt, ông Sỹ đang dạo quanh hiên nhà nhìn lên rừng quế xanh tốt, cây nào cũng thẳng tắp trên sườn đồi rồi mỉm cười hạnh phúc: "Đồi quế mang lại cho gia đình tôi cuộc sống tốt như ngày hôm nay".
Khoảng 30 năm trước, bà con của ông Sỹ lên xây dựng vùng kinh tế mới dưới chân núi Voi hùng vĩ. Cuộc sống tự cung, tự cấp dựa vào rừng là chính, mùa măng hái măng, vào rừng săn thú, xuống suối bắt cá để cải thiện cuộc sống qua ngày.
Khi việc phá rừng bị cấm hoàn toàn, đất đã được giao cho từng hộ dân trong thôn quản lý và canh tác, người thì trồng sắn theo vụ, người trông ngô, người khai hoang trồng lúa nước,… Cuộc sống cùng lắm chỉ đủ ăn, không đủ tiền nuôi con ăn học.
Từng là Bí thư chi bộ thôn, nay là Trưởng thôn được bà con tin tưởng, ông Sỹ luôn tâm niệm phải đi trước, đi đầu để bà con nhìn theo.
Ông Sỹ khoát một sải tay dài cua theo vạt đồi rồi nói: "Cả mấy quả đồi này chỉ một hai năm trước bà con nơi đây ai thích trồng cây gì thì trồng, thấy người khác trồng bán được giá là trồng theo. Thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật nên năng suất không đạt như mong đợi, mùa nào sắn tốt, củ to thì mất giá".
Đảng viên Nguyễn Văn Sỹ chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Dân Việt về chăm sóc vườn ươm cây quế.
Thế rồi, Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển nông nghiệp hàng hóa được ban hành. Ông Sỹ là người đầu tiên trong thôn được tiếp xúc với nội dung Nghị quyết.
"Tôi là người đầu tiên của thôn được biết đến Nghị quyết, rồi tuyên truyền cho bà con nghiên cứu, học tập, thực hiện đúng chủ trương. Đến nay bà con đang áp dụng vào thực tế và đã đạt được những hiệu quả bước đầu" - ông Sỹ cho biết thêm.
Từ những gợi mở của Nghị quyết về phát triển nông nghiệp hàng hóa và phát huy vai trò đi đầu của Đảng viên, những nông dân ở thôn Lương Hải đã góp phần đưa huyện Bảo Yên thành vùng chuyên canh trồng quế, đem lại thu nhập, hướng đến cuộc sống ấm no.
Lào Cai có thế mạnh về nông nghiệp có nhiều sản phẩm đặc hữu, có nhiều đồng bào dân tộc anh em nên có nhiều sắc thái văn hóa khác nhau sẽ tạo ra các tri thức bản địa kết hợp với những sản phẩm đặc hữu không nơi nào có được, tạo ra những sản phẩm riêng biệt. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai nhận thấy đây là một dạng "xuất khẩu" tại chỗ khi khách du lịch nước ngoài đến tiêu thụ sản phẩm tại chỗ, mang lại giá trị rất cao.
Nhắc lại những ngày đầu tham gia xây dựng Nghị quyết 10 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, ông Dương Đức Huy - Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy (nguyên là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai, nguyên Chủ tịch UBND huyện Bảo Yêm, nguyên Bí thư Huyện ủy Bảo Yên) cho biết: "Ban đầu chúng tôi đề xuất cây xoài, nhãn làm cây trồng chủ lực nhưng sau khi đưa ra tỉnh họp bàn, biết rằng hai loại cây này Lào Cai không thể cạnh tranh với tỉnh bạn".
Sau một thời gian tìm hiểu, Lào Cai đã tìm thấy hướng đi cho một số loại nông sản, hình thành các vùng chuyên canh. Như cây chè chất lượng cao có thể phát triển ở các huyện Mường Khương, Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng.
Rồi cây dứa được phát triển ở huyện Mường Khương, cây chuối phù hợp với thổ nhưỡng, thời tiết ở Lào Cai cũng có thể hướng đến xuất khẩu. Cây dược liệu có giá trị ở vùng Sa Pa, Bắc Hà cũng cần khôi phục lại.
Đáng chú ý nhất là những năm gần đây cây quế phát triển rất mạnh ở tỉnh Lào Cai, theo thống kê chưa đầy đủ đến giữa 2022 có khoảng 50.000ha. Nhiều địa phương đã tham gia trồng quế hữu cơ, tiến tới có những nhà máy chế biến để nâng cao hiệu quả giá trị sản xuất.
Cây chè sẽ là một trong những cây mục tiêu để phát triển nông nghiệp hàng hóa xuất khẩu. Người dân thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai thu hái cây dược liệu. Ảnh: Vĩnh Thắng, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai.
Mô hình chăn nuôi lợn còn nhỏ lẻ, giá trị kinh tế đem lại chưa cao.
Ngoài việc phát triển cây trồng giá trị kinh tế cao, Lào Cai còn có thế mạnh về vật nuôi, đặc biệt là nuôi lợn, tuy nhiên do các mô hình chăn nuôi còn nhỏ lẻ, giá trị kinh tế chưa cao. Tỉnh Lào Cai mong muốn hình thành các trang trại chăn nuôi lớn, được các tập đoàn chăn nuôi lớn trong và ngoài nước đầu tư để chăn nuôi xuất khẩu.
Từ những thế mạnh và mục tiêu kể trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã Ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu tạo sự đột phá, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa.
Trả lời Dân Việt, ông Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai khẳng định: "Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hoá tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành và triển khai thực hiện. Trong đó xác định 6 cây, con chủ lực và đưa ra các giải pháp đồng bộ, căn cơ đã tạo động lực để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn mới, chuyển từ nông nghiệp an sinh sang nông nghiệp hàng hóa".
Sản phẩm của người dân làm ra sẽ được bao tiêu, đầu ra được đảm bảo
Sản phẩm nông nghiệp Lào Cai trên các sàn thương mại điện tử.
Ngày 17/4, Ban Thường vụ Huyện uỷ Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức hội nghị nghe báo cáo và cho ý kiến về Đề án thành lập Đặc khu Cô Tô. Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Ngọc Hân – Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án.
Sau sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh mới tiếp tục phấn đấu xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đô thị để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo lộ trình.
Trong khi tỉnh Ninh Bình dự kiến đặt tên mới cho các đơn vị hành chính cấp xã theo tên gọi của một địa phương trong diện sáp nhập thì hai tỉnh Nam Định, Hà Nam lại chọn phương án lấy tên huyện, thành phố cũ và đánh thêm số thứ tự. Sau sáp nhập, tỉnh mới Ninh Bình sẽ có 129 xã.
Sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, huyện Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã giảm từ 24 xã, thị trấn xuống còn 5 xã, thị trấn (tỷ lệ giảm 79,17%). Tên gọi 5 xã mới sau sáp nhập là: xã Thiệu Hóa, xã Thiệu Tiến, xã Thiệu Toán, xã Thiệu Trung và xã Thiệu Quang.
Vẫn là cái cảm giác hoang phế và lạnh lẽo. Bên cạnh mả Hời như người dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vẫn gọi vậy, có những ngôi mộ cổ của người Việt, người Minh Hương.
Ngày 22/4, đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội tiếp xúc với cử tri huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại đây, nhiều cử tri kiến nghị cần có giải pháp cụ thể để giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân khi sáp nhập xã, bỏ cấp huyện, đảm bảo thông suốt không bị ngắt quãng.
Hiện tại, ngành tiêu đang rơi vào giai đoạn cung thấp hơn cầu, vì vậy nhiều người tin tưởng giá tiêu năm nay sẽ quay lại mốc 200.000 đồng/kg - thời kỳ hoàng kim của giá tiêu.
Việt Nam đã có hơn 142 trung tâm và điểm bán hàng OCOP được thành lập, cùng với hơn 10.000 gian hàng tại các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh và khu vực, giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho sản phẩm OCOP. Huy động được 22.845 tỷ đồng cho chương trình OCOP...
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai nhiều nội dung, việc làm cụ thể, khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể nông dân thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, làm cho bức tranh nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại.
Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.
Ngày 21/4, ông Võ Tấn Công, Bí thư Đảng ủy xã Ia Mrơn (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nơi bất ngờ xuất hiện đàn cò nhạn( loài chim hoang dã quý hiếm có tên trong sách Đỏ) cho biết địa phương đã ban hành văn bản yêu cầu xã và các đoàn thể lên kế hoạch bảo vệ đàn cò nhạn quý hiếm.