×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account
    • Aa
    • Aa+

    Chủ đề nóng

    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Mỹ áp thuế đối ứng lên Việt Nam và hàng loạt quốc gia
    Tâm hồn làng Việt
    • Theo dòng sự kiện
    • Làng Việt xưa và nay
    • Tốt đời đẹp đạo
    • Tri thức dân gian
    • Danviet.vn
    • Tâm hồn làng Việt
    • Theo dòng sự kiện
    • Làng Việt xưa và nay
    • Tốt đời đẹp đạo
    • Tri thức dân gian
    Thứ năm, ngày 04/11/2021 13:27 GMT+7

    Cuộc cách mạng phong tục người Mông ở Sơn La (Bài cuối): Nếp sống văn minh tôn vinh người tốt, nhân rộng điều hay

    + aA -
    Mùa Xuân - Tuệ Linh Thứ năm, ngày 04/11/2021 13:27 GMT+7
    Dân Việt trên  
    “Để giúp đồng bào Mông xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tập trung tuyên truyền, vận động, tạo điển hình và nhân rộng điển hình. Địa phương ưu tiên đầu tư nhiều dự án phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số…”, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Mai Sơn (Sơn La).
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    • Kỳ thú những dấu chân khổng lồ ở vùng quê tỉnh Quảng Ngãi khiến bao nhiêu người tò mò
    • Ngôi làng duy nhất ở tỉnh Gia Lai có tới 9 già làng, có 2 nhà rông, 1 nhà rông vợ, 1 nhà rông chồng
    • Bình Định: Lạ lùng với bức tường bí ẩn dưới đáy biển Quy Nhơn, bất ngờ hơn là khi tận mắt nhìn thấy
    • Gia Lai: Vùng đất từng có chuyện đổi 1 con heo béo mới được 1 tấm thổ cẩm của đồng bào dân tộc Ba Na
    • Sơn La: Bất ngờ phong tục cho cuốc, thuổng, dao quắm..."nghỉ ngơi ăn Tết" của người Mông
    • Covid-19 Lâm Đồng: Đồng bào các dân tộc thiểu số chung tay bảo vệ “vùng xanh”, phòng, chống Covid-19
    • Gia Lai: Mùa hái trái rừng đặc sản ví như “lộc trời” của đồng bào dân tộc Banar, mỗi ngày kiếm cả triệu đồng
    Clip: Bà Lò Lệ Thu, Uỷ viên Ban Thường vụ huyện uỷ, Trưởng Ban Dân vận huyện uỷ Mai Sơn (tỉnh Sơn La) chia sẻ về những cách làm, phương pháp để xoá bỏ những hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin của người Mông.

    Đây là một trong những giải pháp cốt lõi để giúp đồng bào người Mông trên địa bàn huyện Mai Sơn xoá bỏ các hủ tục lạc hậu trong tang ma, cưới xin; được bà Lò Lệ Thu, Uỷ viên Ban Thường vụ huyện uỷ, Trưởng Ban Dân vận huyện uỷ Mai Sơn chia sẻ với PV Dân Việt.

    Nhiều hủ tục cản trở sự phát triển của người Mông

    Trưởng Ban Dân vận huyện uỷ Mai Sơn thông tin: Đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Mai Sơn có hơn 19.000 người, chiếm khoảng 11,7% dân số toàn huyện. Bà con dân tộc Mông sinh sống ở 22 xã, thị trấn trong huyện.

    Cũng như đồng bào các dân tộc khác, đồng bào Mông có nhiều nét văn hóa đặc sắc, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng cho huyện nhà. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hủ tục lạc hậu, nhất là các nghi lễ trong việc tổ chức ma chay, cưới xin.

    Trong ma chay, trước đây, theo phong tục của người Mông, người chết không được đưa vào áo quan ngay mà đặt vào cáng treo gian giữa của ngôi nhà. Việc để tang diễn ra từ 3-5 ngày, có trường hợp kéo dài 6 - 7 ngày, tùy thuộc vào thầy cúng chọn ngày tốt.

    Cuộc cách mạng phong tục người Mông ở Sơn La: Bài 4: Mai Sơn triển khai nhiều giải pháp xây dựng nếp sống văn minh - Ảnh 2.

    Một bộ phận đồng bào Mông ở vùng cao Sơn La vẫn còn giữ hủ tục không cho người chết vào áo quan, làm ma lâu ngày, ăn uống linh đình tốn kém.... Ảnh: Na Nas.

    Các thủ tục cúng, viếng rất rườm rà. Người viếng vào khóc thương rất lâu, sờ tay vào người chết… Mỗi đám tang gây tốn kém, lãng phí rất nhiều, bởi bà con mổ nhiều trâu, bò, lợn... lại ăn uống nhiều ngày. Những gia đình không có điều kiện phải bán ruộng đất hoặc vay nợ để tổ chức cho đúng tục lệ của dòng họ, bản làng, của thầy cúng và bà cô, ông cậu.

    Theo bà Thu, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến dẫn đến tình trạng nghèo và tái nghèo trong vùng đồng bào Mông.

    Ngoài ra, khi chôn cất, người Mông không tuân thủ theo quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa của xã, bản mà theo tập quán lâu đời là lúc còn sống thích chỗ nào thì chọn và chỉ cho con cháu. Lúc chết cứ thế mà thực hiện. Người sống không dám làm sai ý định chọn chỗ đặt mộ trước đó của người đã chết. Bởi họ quan niệm, nếu làm không đúng, người mất sau khi chôn sẽ thành ma trở lại gây ốm đau, bệnh tật cho những người còn sống.

    Những hủ tục này gây nên tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người xung quanh.

    Cuộc cách mạng phong tục người Mông ở Sơn La: Bài 4: Mai Sơn triển khai nhiều giải pháp xây dựng nếp sống văn minh - Ảnh 3.

    Bà Lò Lệ Thu, Uỷ viên Ban Thường vụ huyện uỷ, Trưởng Ban Dân vận huyện uỷ Mai Sơn trao đổi với PV Dân Việt. Ảnh: Tuệ Linh.

    Bà Thu cho biết thêm: Trong việc cưới xin, người Mông vẫn còn một số hủ tục như kéo vợ (bắt vợ). Theo đó, nhà trai thích cô gái nào sẽ  bố trí cho thanh niên bản cùng người con trai của mình kéo cô gái đó về làm dâu. Tục kéo vợ (bắt vợ) này là theo ý thích của nhà trai; bất kể cô gái đó có đủ tuổi hay không, có đồng ý hay không... Từ đó, dẫn đến nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc ở các cặp vợ chồng người Mông.

    Mặt khác, theo quan niệm của người Mông chỉ cần hai người không cùng họ là có thể kết hôn được, do hôn nhân cận huyết thống vẫn còn xảy ra giữa con cô, con cậu.

    Hậu quả là nhiều người phải làm bố, làm mẹ ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới; chưa đủ thể chất, kiến thức, kỹ năng cần thiết trong việc làm mẹ, làm cha. Từ đó, sinh ra những đứa trẻ không được khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ cũng như khó có được những điều kiện chăm sóc tốt nhất bởi bố, mẹ chưa đủ sự chín chắn hoặc chưa đủ tuổi sinh sản...

    Xây dựng nếp sống văn minh, tôn vinh người tốt, nhân rộng điều hay

    Theo Trưởng Ban Dân vận huyện uỷ Mai Sơn, ngay sau khi có Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 9/2/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, huyện Mai Sơn đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền các nội dung về nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang.

    Rà soát, điều chỉnh, bổ sung nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang vào quy ước, hương ước của các bản, tiểu khu; đưa các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang gắn với xây dựng gia đình văn hóa, bản văn hóa trong phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

    Cuộc cách mạng phong tục người Mông ở Sơn La: Bài 4: Mai Sơn triển khai nhiều giải pháp xây dựng nếp sống văn minh - Ảnh 4.

    Ban quản lý bản Rừng Thông (Mường Bon, Mai Sơn, Sơn La) tuyên truyền người dân xoá bỏ hủ tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập. Ảnh: Mùa Xuân.

    Huyện đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền về nếp sống văn minh trong việc tang, việc cưới thông qua các bài phóng sự, chuyên mục, các hình thức tuyên truyền trực quan, lồng ghép trong các chương trình văn nghệ, hội thi hoặc các buổi chiếu phim lưu động.

    Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội các cấp phối hợp với các xã, thị trấn tập trung tuyên truyền, vận động cho các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Nhất là thực hiện tốt nội dung cam kết "5 có, 5 không" trong đồng bào Mông.

    Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện về thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc cưới, việc tang đảm bảo tiết kiệm, trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, quy ước, hương ước của địa phương.

    Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", phong trào thi đua "Dân vận khéo".

    Cuộc cách mạng phong tục người Mông ở Sơn La: Bài 4: Mai Sơn triển khai nhiều giải pháp xây dựng nếp sống văn minh - Ảnh 5.

    Không chỉ tiên phong trong việc đưa người mất vào quan tài, đảng viên trẻ Giàng A Dạy ở bản Rừng Thông còn ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc chăn nuôi bò Lai Sind để nâng cao thu nhập. Ảnh: Mùa Xuân.

    Xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp trong vùng đồng dân tộc Mông.

    Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đời sống của đồng bào Mông đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều hủ tục trong ma chay, cưới xin được xóa bỏ, cải tiến theo hướng văn minh, tiến bộ, điển hình như đồng bào Mông ở bản Rừng Thông, xã Mường Bon; bản Sơn Tra, xã Nà Bó…

    Xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, nhiều con em được học hành đến nơi đến chốn, thi đỗ vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.

    Cuộc cách mạng phong tục người Mông ở Sơn La: Bài 4: Mai Sơn triển khai nhiều giải pháp xây dựng nếp sống văn minh - Ảnh 6.

    Huyện Mai Sơn quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng để giúp bà con đồng bào Mông thuận tiện vận chuyển nông sản, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Ảnh: Tuệ Linh.

    Nhiều người trở về quê hương tham gia công tác ở các cơ quan, đơn vị, các xã, bản, tiểu khu; nhiều dòng họ có ý thức xây dựng, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, xây dựng cộng đồng bản ổn định, hòa thuận, dân chủ, cùng góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện.

    Xoá bỏ hủ tục lạc hậu-hành trình còn gian nan

    Bà Lò Lệ Thu, Trưởng Ban Dân vận huyện uỷ Mai Sơn chia sẻ: Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xóa bỏ những hủ tục trong ma chay, cưới xin và xây dựng đời sống văn hóa của đồng bào Mông theo hướng văn minh, tiến bộ cùng còn gặp không ít những khó khăn.

    Bởi, theo quan niệm "phép vua thua lệ làng", những hủ tục có từ lâu đời vốn đã ăn sâu trong suy nghĩ, thói quen của đồng bào Mông từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để thay đổi và xoá bỏ hoàn toàn cần có thời gian, lộ trình cụ thể, chứ không thể một sớm một chiều được.

    Do vậy, cần phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi sự kiên trì, tâm huyết và thực hiện phương châm "mưa dầm thấm lâu".

    Mặt khác, việc xử lý vi phạm các quy ước, hương ước đối với người dân cũng còn nhiều bất cập, chưa có chế tài cụ thể dẫn đến việc chấp hành hương ước, quy ước chưa nghiêm.

    Bên cạnh đó, đồng bào Mông chủ yếu sinh sống vùng núi cao nên giao thông đi đến các bản Mông ở các xã vùng sâu, vùng xa chưa được cứng hóa; đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn hạn chế…

    Đảng viên đi trước, làng nước theo sau

    Theo bà Thu, để thực hiện có hiệu quả việc xóa bỏ những hủ tục trong ma chay, cưới xin trong đồng bào dân tộc Mông, các cấp ủy Đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, đảng viên có vai trò hết sức quan trọng trong việc nêu gương tuyên truyền, vận động cho người dân.

    Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Từ đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu đi đầu trong công tác, lối sống, nói phải đi đôi với làm để quần chúng nhìn vào đó noi theo.

    "Thực tế đã chứng minh, ở đâu chính quyền quan tâm sâu sắc đến đời sống người dân, trọng dân, gần dân, sát dân; cán bộ, công chức, viên chức tận tụy, trách nhiệm, tiên phong, gương mẫu trong mọi việc; thì ở đó luôn nhận được sự đồng thuận, tin tưởng của người dân, nhất là đồng bào Mông.

    Vì vậy, muốn tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ được những hủ tục lạc hậu trong việc ma chay, việc cưới có hiệu quả thì mỗi cán bộ, đảng viên; nhất là cán bộ, đảng viên người Mông phải tiên phong thực hiện trước để làm gương. Có như vậy mới thuyết phục được bà con tin tưởng và làm theo", bà Thu nhấn mạnh.

    Bà Thu lấy ví dụ: Điển hình như cách làm của đồng chí Giàng A Sáng, Bí thư Chi bộ bản Rừng Thông; đảng viên trẻ Giàng A Dạy, Bí thư Chi đoàn bản Rừng Thông của xã Mường Bon và nhiều cán bộ, đảng viên ở cơ sở khác nữa.

    Họ đều là những "hạt nhân" trong việc gương mẫu, tiên phong, trách nhiệm trong việc tuyên truyền, vận động bà con người Mông xoá bỏ hủ tục lạc hậu, không nghe theo lời kẻ xấu, không tin theo tà đạo, hướng đến việc xây dựng nếp sống mới văn minh.

    Ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án cho vùng đồng bào Mông

    Nói về giải pháp cốt lõi của huyện Mai Sơn trong thời gian tới, theo bà Thu, song sóng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình; huyện sẽ tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc ưu tiên đầu tư các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, trong đó có đồng bào dân tộc Mông.

    Một khi thu nhập của bà con được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên thì việc tuyên truyền, vận động người dân xoá bỏ những hủ tục trong tang ma, cưới xin hướng đến việc xây dựng nếp sống văn minh sẽ có hiệu quả cao hơn.

    Nếu như đồng bào vẫn còn nghèo khổ, trình độ dân trí hạn chế, không được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thì cho dù chúng ta có tuyên truyền, vận động mạnh đến đâu, hiệu quả sẽ không cao.

    Song song với đó, cần tăng cường xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nhất là trong lĩnh vực bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện.

    "Tổ chức sưu tầm, kiểm kê các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Mông, như:  Nghề thủ công dệt vải, thổi khèn, lễ cầu mùa, lễ cúng cơm mới…

    Định hướng và vận động cộng đồng Mông gắn với việc giữ gìn, bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa truyền thống với phát triển du lịch. Đây cũng chính là một trong những chủ trương, một đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mai Sơn trong nhiệm kỳ 2020 – 2025", bà Thu thông tin thêm.

    Bằng những giải pháp cụ thể, thiết thực của huyện Mai Sơn trong những năm qua, đến nay nhiều hủ tục lạc hậu trong cộng đồng người Mông đã dần được xóa bỏ: Lễ tang tổ chức ngắn ngày, thủ tục cũng được cắt giảm, cải tiến; người chết được đưa vào trong áo quan, không mổ nhiều trâu bò, chôn cất đúng theo nghĩa trang được quy hoạch...

    Không ít câu chuyện buồn trong việc cưới xin: Hủ tục bắt vợ, thách cưới giá cao, hôn nhân cận huyết, tảo hôn... ở Mai Sơn đang trở thành chuyện thời quá khứ.

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • phong tục người Mông
    • cách mạng phong tục người Mông
    • hủ tục lạc hậu
    • hủ tục lạc hậu trong ma chay
    • đồng bào dân tộc thiểu số
    • hôn nhân cận huyết
    • huyện mai sơn
    • tỉnh sơn la
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin cùng chuyên mục

    Xem thêm
    Vặt búp trà xanh trên đỉnh núi này ở Cao Bằng đem tẩm bột chiên giòn, ăn ngon hay sao mà lắm người gật gù?

    Vặt búp trà xanh trên đỉnh núi này ở Cao Bằng đem tẩm bột chiên giòn, ăn ngon hay sao mà lắm người gật gù?

    Ở tỉnh Bắc Ninh (mới), hát quan họ đang “nảy cành xanh ngọn” ở bờ Nam sông Đuống

    Ở tỉnh Bắc Ninh (mới), hát quan họ đang “nảy cành xanh ngọn” ở bờ Nam sông Đuống

    Một ngọn núi đá vôi cao chỉ 100m so với mực nước biển ở Cao Bằng, sao khiến người ta tò mò lên xem?

    Một ngọn núi đá vôi cao chỉ 100m so với mực nước biển ở Cao Bằng, sao khiến người ta tò mò lên xem?

    Ma Thiên Lãnh-Hồ Núi Đá ở tỉnh Tây Ninh, cách TPHCM 100km, nghe sợ sợ, sao lại ví như Đà Lạt thu nhỏ?

    Ma Thiên Lãnh-Hồ Núi Đá ở tỉnh Tây Ninh, cách TPHCM 100km, nghe sợ sợ, sao lại ví như Đà Lạt thu nhỏ?

    Đang chờ con cá đặc sản mùa nước nổi An Giang, hễ nói tên 10 người nhớ cả 10

    Đang chờ con cá đặc sản mùa nước nổi An Giang, hễ nói tên 10 người nhớ cả 10

    Một nơi của tỉnh Đồng Nai (mới) trưng bày nhiều cổ vật, hiện vật, tư liệu quý trong không gian văn hóa Bình Phước

    Một nơi của tỉnh Đồng Nai (mới) trưng bày nhiều cổ vật, hiện vật, tư liệu quý trong không gian văn hóa Bình Phước

    Một đàn cá khổng lồ tự nhiên đến bến sông Tiền ở tỉnh Đồng Tháp (mới), dân chăm bẵm như nuôi con

    Một đàn cá khổng lồ tự nhiên đến bến sông Tiền ở tỉnh Đồng Tháp (mới), dân chăm bẵm như nuôi con

    Tin nổi bật

    Đọc thêm

    Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, nâng tầm nông sản Sơn La
    Nhà nông

    Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, nâng tầm nông sản Sơn La

    Nhà nông

    Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số, nâng cao sản xuất, kết nối thị trường, nâng cao thu nhập, góp phần hoàn thành tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Không hình sự hóa quan hệ kinh tế: Tinh thần Nghị quyết 68 và bước ngoặt tư pháp
    Kinh tế

    Không hình sự hóa quan hệ kinh tế: Tinh thần Nghị quyết 68 và bước ngoặt tư pháp

    Kinh tế

    Hình thức “phạt tiền thay cho phạt tù” trong một số tội danh kinh tế không chỉ linh hoạt mà còn phản ánh xu thế tư pháp hiện đại, giúp tăng tính phục hồi, giảm tải cho hệ thống nhà tù và tòa án; đồng thời khuyến khích người phạm tội khắc phục hậu quả và hợp tác với pháp luật.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Agribank tiếp vốn cho mận hồng Sân Tiên chinh phục thị trường khó tính
    Doanh nghiệp

    Agribank tiếp vốn cho mận hồng Sân Tiên chinh phục thị trường khó tính

    Doanh nghiệp

    Một giống mận đột biến từ vườn nhà, một hướng đi khác biệt theo tiêu chuẩn hữu cơ, cùng sự đồng hành của tín dụng “tam nông” từ Agribank – tất cả đã góp phần tạo nên thương hiệu mận hồng Sân Tiên – sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đang vươn xa từ vùng đất Cù Lao Dung, TP Cần Thơ.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cây cảnh xanh như mái tóc thiên thần, tươi đẹp quanh năm, trồng trong nhà dưỡng mắt, tĩnh tâm
    Gia đình

    Cây cảnh xanh như mái tóc thiên thần, tươi đẹp quanh năm, trồng trong nhà dưỡng mắt, tĩnh tâm

    Gia đình

    Cây cảnh có vẻ đẹp tuyệt vời này khiến nhiều người cảm thấy không chân thật. Mỗi chiếc lá nhỏ xanh mướt như một tác phẩm kỳ diệu của thiên nhiên.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giá USD hôm nay 24/7: Lao dốc 'toàn tập' trước 'deadline' thuế đối ứng
    Kinh tế

    Giá USD hôm nay 24/7: Lao dốc 'toàn tập' trước 'deadline' thuế đối ứng

    Kinh tế

    Giá USD hôm nay 24/7 nối dài chuỗi giảm ba phiên giảm liên tiếp khi thị trường thận trọng trước thời hạn áp thuế quan đối ứng 1/8. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" bán ra giảm 30 đồng về mức 26.430 đồng/USD.

    Chia sẻ Chia sẻ
    'Ngũ hổ tướng” ở V.League 2025/2026 sẽ gồm những CLB nào?
    Thể thao

    "Ngũ hổ tướng” ở V.League 2025/2026 sẽ gồm những CLB nào?

    Thể thao

    V.League 2025/2026 chuẩn bị chứng kiến cuộc đua vô địch khốc liệt chưa từng có. Không chỉ các ông lớn như CLB CAHN, những tân binh như Ninh Bình FC cũng vung tiền chiêu mộ hàng loạt ngôi sao, tạo nên thế cạnh tranh đầy kịch tính.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giá xăng dầu hôm nay 24/7: Dầu thô bất ngờ tăng giá, dự báo chiều nay giá xăng 'giảm sốc'?
    Kinh tế

    Giá xăng dầu hôm nay 24/7: Dầu thô bất ngờ tăng giá, dự báo chiều nay giá xăng 'giảm sốc'?

    Kinh tế

    Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/7 trên các trang giao dịch dầu thô thế giới ghi nhận giá dầu bất ngờ tăng nhẹ sau nhiều phiên lao dốc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đức gây sức ép với Mỹ, Ukraine nhận tin cực xấu
    Thế giới

    Đức gây sức ép với Mỹ, Ukraine nhận tin cực xấu

    Thế giới

    Đức đã yêu cầu Mỹ đảm bảo chắc chắn về việc cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Der Spiegel, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Washington phải đưa ra các cam kết ràng buộc và đẩy nhanh quá trình thay thế cho các quốc gia chuyển giao Patriot cho Kiev.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Huế thông báo giá bán nhà ở xã hội tại khu phức hợp Thủy Vân
    Nhà đất

    Huế thông báo giá bán nhà ở xã hội tại khu phức hợp Thủy Vân
    7

    Nhà đất

    Sở Xây dựng TP. Huế thông báo về giá bán (tạm tính) nhà ở xã hội các khối nhà XH1 và XH4 tại khu phức hợp Thủy Vân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đánh thuế 20% lãi chứng khoán: Nhà đầu tư băn khoăn, liệu có ngăn vốn 'chảy' vào thị trường?
    Kinh tế

    Đánh thuế 20% lãi chứng khoán: Nhà đầu tư băn khoăn, liệu có ngăn vốn "chảy" vào thị trường?

    Kinh tế

    Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) được công bố đang trở thành tâm điểm của giới chứng khoán, đặc biệt trong bối cảnh nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 80% giá trị giao dịch chứng khoán. Do đó, bất kỳ thay đổi nào trong cách tính thuế cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và hoạt động giao dịch trên thị trường.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Sắp thanh tra loạt dự án 'đắp chiếu' tại các địa phương, quy mô từ 1.500 tỷ đồng
    Nhà đất

    Sắp thanh tra loạt dự án 'đắp chiếu' tại các địa phương, quy mô từ 1.500 tỷ đồng

    Nhà đất

    Thanh tra Chính phủ sẽ triển khai đợt thanh tra diện rộng các dự án chậm tiến độ, vướng mắc, có nguy cơ thất thoát, lãng phí theo chỉ đạo của Thủ tướng, với quy mô lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thị trường đất nền chững lại sau cơn sốt sáp nhập từ đầu năm
    Nhà đất

    Thị trường đất nền chững lại sau cơn sốt sáp nhập từ đầu năm

    Nhà đất

    Sau cơn sốt đầu năm, thị trường đất nền quý 2/2025 bắt đầu hạ nhiệt rõ rệt cả về nguồn cung lẫn mức độ quan tâm, trong khi đó căn hộ chung cư vươn lên dẫn dắt xu hướng đầu tư mới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Học phí các trường đại học ở Hà Nội năm 2025-2026 thế nào?
    Xã hội

    Học phí các trường đại học ở Hà Nội năm 2025-2026 thế nào?

    Xã hội

    Sau đây là thống kê học phí các trường đại học ở Hà Nội năm 2025-2026 nhằm giúp thí sinh có lựa chọn phù hợp khi đăng ký nguyện vọng đại học 2025.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tỉnh Lâm Đồng (mới) điều chỉnh một quy hoạch liên quan đến nông thôn mới, sau sáp nhập
    Nhà nông

    Tỉnh Lâm Đồng (mới) điều chỉnh một quy hoạch liên quan đến nông thôn mới, sau sáp nhập

    Nhà nông

    Trong bối cảnh mới khi cả nước vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng thành tỉnh Lâm Đồng mới, quy hoạch xã nông thôn mới đã không còn phù hợp và việc điều chỉnh quy hoạch đang được đặt ra.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bài dự thi 'Việt Nam trong tôi': Lớn lên dưới bóng cờ Tổ quốc
    Văn hóa - Giải trí

    Bài dự thi "Việt Nam trong tôi": Lớn lên dưới bóng cờ Tổ quốc

    Văn hóa - Giải trí

    Ngày còn bé, tôi không hiểu vì sao mỗi sáng ông tôi đều đứng nghiêm trang nhìn lên lá cờ trước hiên nhà, ánh mắt như đang trò chuyện với ai đó đã đi xa. Mãi đến sau này tôi mới biết: ông không chỉ nhìn lá cờ, ông đang nhìn về Tổ quốc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    HLV Kim Sang-sik nhận tin cực vui từ trung vệ Phạm Lý Đức 1m82
    Thể thao

    HLV Kim Sang-sik nhận tin cực vui từ trung vệ Phạm Lý Đức 1m82

    Thể thao

    Tối 23/7, đội tuyển U23 Việt Nam có buổi tập tại sân phụ tổ hợp Gelora Bung Karno, Jakarta (Indonesia) để chuẩn bị cho trận bán kết Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025 gặp U23 Philippines.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vòng đàm phán hòa bình thứ ba kết thúc: Những gì Nga đã thỏa thuận với Ukraine
    Thế giới

    Vòng đàm phán hòa bình thứ ba kết thúc: Những gì Nga đã thỏa thuận với Ukraine

    Thế giới

    Vòng đàm phán hòa bình thứ ba giữa Nga và Ukraine tại Istanbul đã kết thúc. Các phái đoàn đã gặp nhau tại Cung điện Ciragan, phía châu Âu của eo biển Bosporus.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia
    Tin tức

    Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia

    Tin tức

    Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định tổ chức lại Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ninh Bình đang tìm mọi cách 'cứu' ngành nuôi tôm, khắc phục hạ tầng sau bão số 3
    Nhà nông

    Ninh Bình đang tìm mọi cách "cứu" ngành nuôi tôm, khắc phục hạ tầng sau bão số 3

    Nhà nông

    Cơn bão số 3 (Wipha) đã gây ra những thiệt hại đáng kể về nông nghiệp và cơ sở hạ tầng tại tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là ngành nuôi tôm và sản xuất giống. Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, 1.886 ha nuôi tôm và sản xuất giống vùng ven biển đã bị ngập, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ tại Nghệ An ngay trong đêm
    Nhà nông

    Phó Thủ tướng Mai Văn Chính kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ tại Nghệ An ngay trong đêm

    Nhà nông

    Ông Mai Văn Chính - Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác Trung ương đã về kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

    Chia sẻ Chia sẻ
    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Cô gái bị đâm tử vong trong đêm; tìm thấy thi thể người đàn ông nghi là tài xế xe ôm bị giết
    Pháp luật

    TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Cô gái bị đâm tử vong trong đêm; tìm thấy thi thể người đàn ông nghi là tài xế xe ôm bị giết
    4

    Pháp luật

    Cô gái bị đâm tử vong trong đêm; tìm thấy thi thể người đàn ông nghi là tài xế xe ôm bị giết; kinh hoàng xe bán tải kiểm soát, đâm hàng loạt xe máy ở Khâm Thiên, Hà Nội... là những tin nóng 24 giờ qua.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Nghệ An kêu gọi chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ
    Tin tức

    Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Nghệ An kêu gọi chung tay hỗ trợ đồng bào vùng lũ

    Tin tức

    Mưa lũ kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều địa phương ở Nghệ An. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An đã phát đi “Lời kêu gọi” ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ hoàn lưu bão số 3.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Biển Đông đón bão số 4, tên quốc tế CO MAY là do Việt Nam đặt, bão số 4 có tác động đến đất liền Việt Nam không?
    Nhà nông

    Biển Đông đón bão số 4, tên quốc tế CO MAY là do Việt Nam đặt, bão số 4 có tác động đến đất liền Việt Nam không?

    Nhà nông

    Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, đi vào biển Đông thành cơn bão số 4, có tên quốc tế là CO MAY (Cỏ may). Đây là tên bão do Việt Nam đặt.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đây là kiểu trồng rau ở Hải Phòng, 4 mùa, 12 tháng vườn tốt um, bán liên tục
    Nhà nông

    Đây là kiểu trồng rau ở Hải Phòng, 4 mùa, 12 tháng vườn tốt um, bán liên tục

    Nhà nông

    Chị Nguyễn Thị Hương, trú tại xã Việt Khê, thành phố Hải Phòng mới (sau khi sáp nhập thành công Hải Phòng với Hải Dương cũ) là một trong những hộ nông dân tiên phong đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trồng rau thuỷ canh, đưa nông sản sạch, chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    3 người chết, hàng ngàn căn nhà, nhiều bản làng tan hoang ở Nghệ An sau bão số 3
    Nhà nông

    3 người chết, hàng ngàn căn nhà, nhiều bản làng tan hoang ở Nghệ An sau bão số 3

    Nhà nông

    Mưa lũ tại Nghệ An đã làm có 3 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương. Bên cạnh đó, có 417 căn nhà bị thiệt hại và 3.237 căn nhà bị ngập nước.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Vặt búp trà xanh trên đỉnh núi này ở Cao Bằng đem tẩm bột chiên giòn, ăn ngon hay sao mà lắm người gật gù?
    Nhà nông

    Vặt búp trà xanh trên đỉnh núi này ở Cao Bằng đem tẩm bột chiên giòn, ăn ngon hay sao mà lắm người gật gù?

    Nhà nông

    Đến với vùng núi cao Phja Oắc - Phja Đén của huyện Nguyên Bình (cũ) - vùng nguyên liệu trà của Cao Bằng, từ những lá trà xanh tươi mơn mởn, người dân đã sáng tạo, chế biến thành món búp trà xanh tẩm bột chiên giòn khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi không quên.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ở một nơi trên sông Đuống qua tỉnh Bắc Ninh (mới), dân bắt bán cá to bự thế này đây
    Nhà nông

    Ở một nơi trên sông Đuống qua tỉnh Bắc Ninh (mới), dân bắt bán cá to bự thế này đây

    Nhà nông

    Dưới cái nắng chói chang một ngày đầu tháng 7, trên những khung lồng đầy ắp cá to bự được nuôi dưỡng bởi dòng nước sông Đuống hiền hòa, người nông dân tỉnh Bắc Ninh (mới) đang bước vào một trong 2 vụ thu hoạch cá lồng quan trọng của năm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Nuôi loài thú đặc sản này ở Cà Mau, cho ăn thêm cơm nguội, bán 1,8-2 triệu/cặp
    Nhà nông

    Nuôi loài thú đặc sản này ở Cà Mau, cho ăn thêm cơm nguội, bán 1,8-2 triệu/cặp

    Nhà nông

    Anh Hồ Chí Hiếu, ấp Bồ Nhòng, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, (tỉnh Cà Mau cũ), nay là xã Lương Thế Trân (tỉnh Cà Mau sau sáp nhập) thành công với mô hình nuôi dúi. Anh Hồ Chí Hiếu bán dúi giống giá từ 1,8-2 triệu đồng/cặp, dúi thịt bán giá từ 600.000-800.000 đồng/kg.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem phim, tôi rơm rớm nước mắt nhớ lại câu nói của bố: Nhờ nó mà tôi từ đứa trượt đại học, giờ là trưởng phòng công ty
    Gia đình

    Xem phim, tôi rơm rớm nước mắt nhớ lại câu nói của bố: Nhờ nó mà tôi từ đứa trượt đại học, giờ là trưởng phòng công ty

    Gia đình

    Tôi biết ơn cách bố dạy dỗ mình.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Người sinh ngày Âm lịch này biết đón cơ hội, tránh rủi ro, biết kiếm tiền, giỏi tích lũy, càng già càng giàu
    Gia đình

    Người sinh ngày Âm lịch này biết đón cơ hội, tránh rủi ro, biết kiếm tiền, giỏi tích lũy, càng già càng giàu

    Gia đình

    Người có ngày sinh Âm lịch này có được thành công và giàu sang là nhờ sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ với lòng dũng cảm và trí tuệ “dẫn đầu”.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    4 con giáp chịu đựng khó khăn khi còn trẻ, hưởng phúc lành lúc về già, giàu có ít ai bằng

    4 con giáp chịu đựng khó khăn khi còn trẻ, hưởng phúc lành lúc về già, giàu có ít ai bằng

    2

    Nghệ sĩ Xuân Hinh: “Cơn bão số 3 ập đến, mọi thứ tan hoang… tôi quyết định làm điều mà trước đây toàn từ chối”

    Nghệ sĩ Xuân Hinh: “Cơn bão số 3 ập đến, mọi thứ tan hoang…  tôi quyết định làm điều mà trước đây toàn từ chối”

    3

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chính thức đổ bộ vào Ninh Bình, Hưng Yên, gió đã rất to, mưa như trút

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA chính thức đổ bộ vào Ninh Bình, Hưng Yên, gió đã rất to, mưa như trút

    4

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA đang trên đất liền Ninh Bình - Thanh Hóa, chiều nay Hà Nội dễ có dông lốc, sét, mưa đá

    Tin bão mới nhất: Bão số 3 WIPHA đang trên đất liền Ninh Bình - Thanh Hóa, chiều nay Hà Nội dễ có dông lốc, sét, mưa đá

    5

    MỚI NHẤT: Vì sao bão số 3 đã áp sát đất liền nhưng nhiều nơi lại ngớt mưa, trời hửng nắng, hiện tượng này có bất thường?

    MỚI NHẤT: Vì sao bão số 3 đã áp sát đất liền nhưng nhiều nơi lại ngớt mưa, trời hửng nắng, hiện tượng này có bất thường?
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media