Đại sứ Nguyễn Quang Khai: Mỹ bỏ rơi Afghanistan để dồn lực "đấu" Trung Quốc, Taliban thắng không tốn sức
Taliban đã gây bất ngờ lớn khi nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát Afghanistan
sau 20 năm bị lực lượng do Mỹ dẫn đầu lật đổ. Đại sứ Nguyễn Quang Khai đã chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Dân Việt quan điểm riêng của ông về sự kiện nóng này và tương lai của Afghanistan dưới chế độ Taliban.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai: Mỹ bỏ rơi Afghanistan để dồn lực "đấu" Trung Quốc, Taliban thắng không tốn sức
Taliban đã gây bất ngờ lớn khi nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát Afghanistan sau 20 năm bị lực lượng do Mỹ dẫn đầu lật đổ. Đại sứ Nguyễn Quang Khai đã chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Dân Việt quan điểm riêng của ông về sự kiện nóng này và tương lai của Afghanistan dưới chế độ Taliban.
Thưa ông, Taliban tiến vào thủ đô Kabul đêm 15/8 và hoàn tất chiến dịch quân sự chớp nhoáng để chiếm phần lớn lãnh thổ Afghanistan chỉ trong vài tuần sau khi liên quân do Mỹ dẫn đầu rút khỏi Afghanistan. Không ít độc giả vẫn chưa rõ Taliban là ai? Điều gì đã khiến Taliban nhanh chóng giành quyền kiểm soát Afghanistan?
Đại sứ Nguyễn Quang Khai. Ảnh: Đại sứ cung cấp.
- Taliban là một phong trào Hồi giáo cực đoan được thành lập năm 1994 sau khi Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan năm 1989 và Afghanistan rơi vào một cuộc nội chiến. Người sáng lập Taliban là Mullah Mohammad Omar - thành viên một bộ lạc Pashtun và từng là một chỉ huy phiến quân Mujahedeen chống lại sự hiện diện của Liên Xô tại Afghanistan.
Chỉ 2 năm sau khi thành lập, Taliban đã chiếm được thủ đô Kabul, giành được quyền kiểm soát Afghanistan năm 1996.
Trong thời gian cầm quyền từ năm 1996 đến năm 2001, Taliban đã áp đặt luật Hồi giáo vô cùng hà khắc đối với người dân Afghanistan như cấm các chương trình TV, âm nhạc; cấm phụ nữ đi học, đi làm, tham gia vào các công tác xã hội và buộc họ mặc trang phục burqua trùm kín từ đầu đến chân; hành quyết công khai và dã man những người phạm tội; chôn sống và ném đá phụ nữ ngoại tình đến chết...
Các tay súng Taliban giành quyền kiểm soát dinh tổng thống ở Kabul đêm 15/8. Ảnh AP.
Taliban từng cung cấp nơi trú ẩn cho trùm khủng bố Osama bin Laden và các thành viên tổ chức khủng bố al-Qeada khi chúng lên kế hoạch thực hiện vụ tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001.
Khi Taliban từ chối giao nộp Osama bin Laden, Mỹ và các nước thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã mở chiến dịch quân sự mang tên "Tự do Bền vững" tại Afghanistan để trả đũa cho vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và nhanh chóng lật đổ chính quyền do lực lượng này đứng đầu.
Mullah Omar và nhiều thủ lĩnh Taliban phải chạy sang Pakistan lánh nạn rồi sau đó mở các chiến dịch quân sự trên khắp lãnh thổ Afghanistan để giành lại quyền lực. Mỹ, một số nước phương Tây, Nga, Nhật Bản, UAE... đều liệt Taliban vào danh sách các nhóm khủng bố.
Nhiều người Afghanistan xếp hàng chờ rút tiền để rời khỏi đất nước vì sợ Taliban. Ảnh: Washingtonpost.
Các chiến binh Taliban tràn ra đường sau khi chiếm được Kandahar. Ảnh Washingtonpost
Còn về việc vì sao Taliban nhanh chóng giành lại được quyền kiểm soát Afghanistan là vì liên quân do Mỹ dẫn đầu rút khỏi nước này. Trong thời gian đóng quân tại Afghanistan, liên quân do Mỹ dẫn đầu từng triển khai lên tới 150 nghìn quân nhưng không thể đánh bại được Taliban.
Quân đội của chính quyền Afghanistan mặc dù được Mỹ cung cấp vũ khí và chi một khoản tiền rất lớn để đào tạo, huấn luyện, duy trì nhưng vẫn quá yếu. Nói cách khác, Mỹ đã thất bại trong nỗ lực xây dựng một lực lượng quân đội Afghanistan đủ mạnh để có thể tự mình chiến đấu với Taliban mà không cần dựa vào Mỹ.
Vì thế, điều tất yếu là khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan thì quân đội nước này cũng dẫn tan rã, tinh thần chiến đấu suy sụp. Trên thực tế, Taliban đã không tốn nhiều công sức để đánh chiếm gần như toàn bộ lãnh thổ Afghanistan vì quân đội chính phủ hầu hết nhanh chóng đầu hàng, không có động thái kháng kể nào đáng kể khi lực lượng này tiến vào.
Ngoài ra, việc Taliban thắng thế ở Afghanistan còn có một nguyên nhân quan trọng khác cần phải nhắc đến đó là lực lượng này nhận được sự ủng hộ đáng kể của phần lớn người Afghanistan có tư tưởng bảo thủ, căm ghét sự hiện diện của Mỹ và phương Tây trên lãnh thổ của họ, đặc biệt là những bộ tộc, bộ lạc ở miền Bắc nước này.
Nhiều người đổ xô ra sân bay mong rời Afghanistan sau khi Taliban tiến vào Kabul hôm 15/8. Ảnh Washingtonpost.
Theo ông, trách nhiệm của chính quyền Biden đến đâu khi Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan một cách chóng vánh? Mỹ đã xem nhẹ sức mạnh của Taliban hay Mỹ đã quá mệt mỏi với cuộc chiến tốn kém ở Afghanistan nên bỏ rơi nước này?
- Nói về trách nhiệm của Mỹ thì họ đã rút quân quá vội vàng. Thực ra, Mỹ vừa xem nhẹ Taliban vừa quá mệt mỏi với cuộc chiến kéo dài 20 năm ở Afghanistan. Theo báo cáo của cơ quan đại diện Liên Hợp Quốc tại Afghanistan, trong suốt 20 năm qua, Mỹ đã chi hơn 1 nghìn tỷ USD cho cuộc chiến ở Afghanistan và hơn 2.500 binh sĩ Mỹ cũng đã thiệt mạng ở đất nước này.
"Thực tế, giới chức Taliban đã lên tiếng cho biết, họ muốn xây dựng một chính phủ với nhiều thành phần và không trở thành mối đe dọa với phương Tây.
Phát ngôn viên Taliban cũng tuyên bố sẽ bảo đảm an toàn cho những người từng làm việc cho các chính phủ trước đó".
Mỹ rõ ràng đã mắc nhiều sai lầm ở Afghanistan. Đầu tiên, họ đã tiến hành một cuộc chiến với quy mô rất lớn ở Afghanistan một cách hết sức vội vã (chỉ một tháng sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001).
Rồi khi quyết định rút quân, họ cũng ra đi quá nhanh dù biết rõ chính quyền Ashraf Ghani chưa thể tự đứng vững. Ngoài ra, khi đóng quân ở Afghanistan, Mỹ đã không thể xây dựng được một lực lượng quân đội Afghanistan đủ mạnh để có thể tự chiến đấu với Taliban...
Nhưng sai lầm quan trọng hơn là, Mỹ muốn biến Afghanistan thành một quốc gia dân chủ tự do theo hình mẫu phương Tây mà không hiểu rõ đặc điểm xã hội và văn hóa của người Afghanistan. Điều này đã khiến đại đại đa số người dân Afghanistan, vốn theo đạo Hồi và có tư tưởng bảo thủ có ác cảm với Mỹ, bài Mỹ và ủng hộ Taliban.
Thực tế, hồi cuối tháng 6, khi kiên quyết rút khỏi "vũng lầy" Afghanistan, Mỹ vẫn cho rằng nếu Taliban thắng thế ở nước này, thì ít nhất nửa năm hoặc một năm nữa, Kabul mới bị đe dọa. Nhưng thực tế nghiệt ngã khác xa với những gì Mỹ kỳ vọng, Taliban chỉ cần chưa đầy 1 tuần đã tiến vào thủ đô Kabul vào đêm 15/8 khi Mỹ còn chưa thực sự hoàn tất việc rút quân.
Các chiến binh Taliban giương cao lá cờ của họ sau khi giành quyền kiểm soát tại nhiều khu vực ở Afghanistan. Ảnh AP.
Bước đi tiếp theo của Mỹ tại Afghanistan là gì? Liệu Mỹ có hành động để kiểm soát lại tình hình ở Afghanistan hay không?
- Hoàn toàn không. Có thể khẳng định được rằng, Mỹ đã bỏ rơi Afghanistan hoàn toàn và sẽ không đưa quân quay lại để bình định tình hình hay loại bỏ Taliban. Thực ra việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan là nằm trong chiến lược chung của Mỹ, nhằm để giảm bớt sự hiện diện của các lực lượng Mỹ tại Trung Đông. Họ đang rút khỏi Iraq; ngừng hỗ trợ Ả Rập Xê Út trong cuộc chiến tại Yemen; rút hệ thống phòng không Patriot, một tàu sân bay cùng các hệ thống giám sát vốn được triển khai để chống lại Iran khỏi vùng Vịnh...
Lý do là Mỹ muốn chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương nhằm đối phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực này.
Vì vậy, quyết định rút quân của Mỹ tại Afghanistan chắc chắn sẽ không thay đổi. Họ cũng đang gấp rút sơ tán các nhà ngoại giao, công dân Mỹ bằng máy bay quân sự. Tất cả những điều này cho thấy Mỹ đã bỏ rơi Afghanistan hoàn toàn và sẽ không quay lại.
Thưa ông, tương lai của Afghanistan sẽ đi về đâu khi Taliban giành được kiểm soát đất nước này?
- Nhiều người lo sợ rằng, Taliban có thể áp đặt các quy định hà khắc với phụ nữ, hạn chế giáo dục và dung túng cho các nhóm Hồi giáo cực đoan như họ đã từng làm trước đây khi lên nắm quyền ở Afghanistan.
Các tay súng Taliban đứng gác trước các nhân viên an ninh đã đầu hàng họ ở Ghazni. Ảnh AP.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, tình hình hiện nay đã khác với giai đoạn 1996-2001. Taliban đã có những bài học từ quá khứ. Giới lãnh đạo mới của Taliban cũng có vẻ cởi mở, thực tế hơn. Họ tỏ ra muốn tranh thủ sự ủng hộ của người dân Afghanistan cũng như cộng đồng thế giới. Vì thế, tôi cho rằng, Taliban sẽ phải thay đổi và áp dụng các đường lối chính sách uyển chuyển, cởi mở hơn.
- Xin cảm ơn đại sứ!
Phương Dung thực hiện
Đại sứ Nguyễn Quang Khai tốt nghiệp Khoa Phương Đông Trường ĐHTH Tashkent thuộc Liên Xô cũ. Ông là một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng làm việc tại nhiều nước Trung Đông, giữ cương vị Đại sứ Việt Nam tại Iraq, Jordan, Yemen, Lebanon và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Ông nói thông thạo tiếng Ả Rập, tiếng Nga và tiếng Anh và từng giữ chức Vụ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ghi nhận những đóng góp của Đại sứ Nguyễn Quang Khai trong phát triển quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước Trung Đông, ông đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (2003), Huân chương Lao động hạng Nhì (2011), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2001) và nhiều giải thưởng cao quý khác.
Các động thái gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky đang làm dấy lên câu hỏi: Liệu ông có đang cố tình phóng đại một số sự kiện nhằm thúc đẩy phương Tây – đặc biệt là Mỹ – tiếp tục viện trợ quân sự và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến giữa Ukraine và Nga? - Cây bút Ted Snider chuyên về chính sách đối ngoại và lịch sử Mỹ bình luận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã hy vọng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "dễ đối phó" hơn so với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng thực tế ngược lại. Song ông vẫn hy vọng Kiev sẽ chấp nhận đề xuất của Washington nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Ấn Độ đã công bố một loạt các biện pháp hạ cấp quan hệ với Pakistan vào thứ Tư 23/4, một ngày sau khi những kẻ tình nghi là phiến quân giết chết 26 người tại một điểm du lịch ở Kashmir trong vụ tấn công tồi tệ nhất vào dân thường ở nước này trong gần hai thập kỷ.
Ít ngày nữa là đến ngày kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những ký ức về ngày 30/4/1975 lại ùa về, không chỉ với những người dân Việt Nam sống trong những tháng ngày hào hùng đó, mà còn với cả những người bạn ngoại quốc tận mắt chứng kiến những giờ phút lịch sử của cách mạng Việt Nam và thế giới.
Mặc dù đã tăng cường đáng kể sản xuất vũ khí vào năm ngoái, lực lượng vũ trang Nga vẫn thiếu các thiết bị quân sự quan trọng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tại cuộc họp của Ủy ban Công nghiệp Quân sự nhà nước ngày 23/4.
Chính quyền Trump đang âm thầm thu hồi quy chế pháp lý tạm thời áp dụng cho khoảng 900.000 người, dẫn đến một loạt email trục xuất được gửi đi – thậm chí, bao gồm cho cả công dân Mỹ.
Một trong những kho đạn lớn nhất của Nga đã bị phá hủy hoàn toàn trong một vụ nổ dữ dội kèm theo hàng loạt vụ nổ thứ cấp kéo dài nhiều giờ, gây ra cột khói đen khổng lồ bao trùm bầu trời gần thủ đô Moscow.
Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, ngoại giao đã huy động được sự ủng hộ của người dân các nước, tạo nên phong trào quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Nhân dân Việt Nam.
Theo nguồn tin từ Axios, Mỹ đã chính thức gửi cho Ukraine một đề xuất hòa bình được mô tả là “lời đề nghị cuối cùng”. Văn bản này chỉ dài một trang và Mỹ yêu cầu Ukraine phải phản hồi về đề xuất này ngay trong tuần này.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và Đặc phái viên của Tổng thống Trump Steve Witkoff hủy chuyến thăm London để đàm phán về Ukraine. Ngoài ra, như xát muối vào vết thương Châu Âu, ông Witkoff sẽ thăm Nga - tờ Financial Times cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố, chính quyền của ông sẽ không áp dụng cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc trong vấn đề thuế quan, đồng thời cho biết, mức thuế hiện tại lên tới 145% sẽ được giảm xuống "đáng kể" trong thời gian tới.
Tờ Financial Times hôm 22/4 dẫn các nguồn thân cận cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp với đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff về Ukraine đã đề xuất ngừng bắn theo giới tuyến chiến sự hiện tại.
Chính quyền Trump đang đề xuất một cuộc cải tổ lớn đối với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, theo đó sẽ loại bỏ hơn 100 văn phòng để đảm bảo cơ quan này phù hợp với các ưu tiên "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, các cường quốc châu Âu đã thông báo cho Mỹ biết những điều khoản “không thể thương lượng” trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào giữa Ukraine và Nga, trước vòng đàm phán mới dự kiến diễn ra vào thứ Tư 23/4.
Điện Kremlin yêu cầu chính quyền của Tổng thống Zelensky dỡ bỏ lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Moscow trong bối cảnh cả Nga và Ukraine đều đứng trước áp lực phải đưa ra phản ứng trong tuần này với loạt đề xuất sâu rộng từ chính quyền Tổng thống Trump nhằm chấm dứt chiến tranh.