Thức đêm xem phim, tôi bật khóc nhận ra mình đã làm con trai đau khổ 20 năm: Thương con nhưng lại kìm hãm "sự thật" của con
Tôi luôn mong muốn sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng tôi lại hành động đi ngược với điều đó.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Khuynh hướng áp đặt cường quyền
Đây là thời điểm cực kỳ quan trọng với ASEAN, khi đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có, nhất là cuộc cạnh tranh kiểu mới Mỹ - Trung. ASEAN phải tự mạnh lên, tự thúc đẩy liên kết, vai trò của mình – Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Trưởng đoàn Quan chức cấp cao Việt Nam tại ASEAN nhận xét.
Nhấn mạnh đến vai trò trung tâm của ASEAN, quan hệ ASEAN với các đối tác, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu.
ASEAN đã duy trì quan hệ với các nước đối tác để họ ủng hộ ASEAN xây dựng cộng đồng, tham gia vào xây dựng tương tác giữa ASEAN, tương tác giữa ASEAN với các nước lớn. ASEAN đã mở rộng khuôn khổ của mình, từ ASEAN+1 trở thành ASEAN+3, đặc biệt là Cấp cao Đông Á, những đối tác lớn nhất của ASEAN đồng thời là các nước hàng đầu thế giới. ASEAN cùng các nước đó không chỉ tương tác mà còn xây dựng chương trình nghị sự cùng phát triển, hợp tác xây dựng khu vực. Các nước đó gắn kết với khu vực hơn và ASEAN nói lên tiếng nói của mình nhiều hơn. Thêm nữa, từ khi có hiến chương, cộng đồng, bộ máy mới, ASEAN đã tạo dựng được nền nếp hoạt động làm sao hiệu quả hơn, đồng thuận hơn.
Đại sứ Phạm Quang Vinh. Ảnh: Phạm Hưng.
Tuy nhiên ASEAN đang đối mặt với những thách thức lớn cả nội tại và bên ngoài.
"Bên ngoài có thách thức cực kỳ khác trước, cạnh tranh nước lớn; nhiều chiều hướng ảnh hưởng đến tập hợp của các nước nhỏ và vừa trong cục diện quốc tế và khu vực" – Đại sứ nói. Ông nhắc đến sự nổi lên của khuynh hướng giảm nhẹ chủ nghĩa đa phương; khuynh hướng chống thuận lợi thương mại, mở cửa thương mại và toàn cầu hóa, quay về bảo hộ.
"Ngoài ra còn có khuynh hướng cường quyền và áp đặt cường quyền thông qua quan hệ song phương" – Đại sứ nói. "Những câu chuyện tưởng rằng trước nhất trí và quan tâm giờ lại đảo ngược lại, trong đó là biến đổi khí hậu, vai trò trung tâm của WTO và hệ thống đa phương trong thương mại quốc tế" - Đại sứ cho biết.
Khoa học công nghệ 4.0 cũng được xem là một thách thức mới. Trong khi nhiều người chỉ nhìn nhận nó là cơ hội, nhưng thực tế để tranh thủ cơ hội đó, ta phải ứng xử có hiệu quả với những thứ đột ngột ngắt quãng và thay đổi sâu sắc. "Những thay đổi đó nếu không bắt kịp thì sự tụt hậu sẽ lớn hơn nhiều so với tụt hậu của cách mạng công nghệ trước đây, đó là thách thức với các nước nhỏ mà ASEAN là tập hợp" – Đại sứ cảnh báo.
Cạnh tranh 2.0
Đặc biệt lưu ý đến câu chuyện cạnh tranh Mỹ - Trung trong những thách thức mà ASEAN phải đối mặt, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng sự cạnh tranh này đã khác hẳn, khi hai nước nhìn nhận nhau khác đi.
Ông phân tích: "Mỹ nhận ra sự vươn lên của Trung Quốc qua 4 thập kỷ lại quay lại thành mối đe dọa với lợi ích của nước Mỹ, với vai trò và trật tự toàn cầu mà Mỹ muốn.
"ASEAN không chọn bên trong cạnh tranh nước lớn, nhưng ASEAN phải trung lập một cách tích cực; không đứng bên này chống bên kia nhưng phải căn cứ lợi ích của ASEAN để xem xét những gì ảnh hưởng đến lợi ích đó" - Đại sứ Phạm Quang Vinh.
Từ năm 1972 chính sách của Mỹ là can dự để Trung Quốc mở cửa, tham gia vào thế giới hiện đại, là thành viên có trách nhiệm của thế giới hiện đại, nhưng bây giờ thì không phải vậy.
Giờ đây, lần đầu tiên Mỹ xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược hàng đầu giành ngôi vị số 1 thế giới, từng bước Mỹ mở rộng hơn, căng hơn trong cạnh tranh với Trung Quốc, biểu hiện trên tất cả lĩnh vực.
Sự thay đổi của Trung Quốc rất căn bản. Trung Quốc vốn giấu mình chờ thời, tranh thủ Mỹ và phương Tây để phát triển vượt lên, nhưng giờ đây họ muốn thành số 1 trong tham vọng toàn cầu, muốn thay đổi những gì không hợp với mình trong khu vực và thế giới.
Trung Quốc mạnh là một thực tế, nhưng việc họ chưa giành được lòng tin cũng là thực tế, chẳng hạn trong lĩnh vực đầu tư hay vấn đề Biển Đông. Trung Quốc trước đây nhìn nhận Mỹ vừa là hợp tác vừa là đấu tranh, nhưng giờ đây họ biết chắc chắn Mỹ chỉ kiềm chế mình thôi.
Những sự nhìn nhận đó làm phức tạp hơn sự cạnh tranh giữa hai bên, ngoài ra lại có thêm hai yếu tố làm phức tạp hơn nữa là nội bộ Trung Quốc và bầu cử Mỹ".
Tổng thống Trump đã "tuyên chiến" trong lĩnh vực công nghệ với Trung Quốc.
Đại sứ Phạm Quang Vinh đánh giá rằng, cuộc cạnh tranh đó sẽ tác động đến quá trình điều chỉnh, cải tổ các quan hệ quốc tế, các tổ chức quốc tế, luật chơi quốc tế.
"Hình như đang có cuộc cạnh tranh 2.0 - cạnh tranh kiểu mới. Trong chính trị thực tế chỉ có một cuộc Chiến tranh tranh Lạnh Mỹ - Liên Xô. Với Mỹ - Trung, khác biệt lớn nhất là không lập 2 hệ thống chiến lược và triệt tiêu nhau bằng mọi giá" – Đại sứ nói.
"Hai nước vẫn phải quan hệ với nhau vì sự tương tác và hội nhập quá lớn. Về lâu dài họ vẫn có thỏa thuận với nhau, nhưng trong quá trình đó hai bên chung sống như thế nào. Cả hai không muốn và không định bỏ tiền ra lập 2 hệ thống đối nghịch, họ cũng không đủ lực và không ép được các nước khác chạy theo như xưa.
Chính những điều đó tạo không gian cho các nước khác, bao gồm cả ASEAN, phải ứng xử như thế nào, tham gia cuộc chơi như thế nào, có phải chọn bên hay không, đó là thách thức lớn nhất với ASEAN.
Thứ hai là vấn đề phục hồi như thế nào sau Covid-19. Các nước ra khỏi dịch theo cách khác nhau, có những nước vẫn bê bối vì đại dịch, trong khi Trung Quốc về cơ bản đã ra khỏi dịch. Đại sứ cho rằng, sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến sức ép chính trị là một phần, nhưng theo các học thuyết kinh tế, nơi nào ổn định nhiều hơn thì nhà đầu tư đến nhiều hơn.
Phần giá trị cao là Trung Quốc đã ra khỏi dịch và có 4 thập kỷ đổi mới, thì phần thấp sẽ ra chỗ khác. ASEAN sẽ đi vào phần thấp của chuỗi cung ứng toàn cầu nếu không nâng tầm mình lên.
Hậu Covid-19 gắn với quá trình phát triển của ASEAN. Chúng ta muốn kết nối với các trung tâm lớn của thế giới, nhưng ra khỏi dịch chúng ta phải nối lại liên kết nội khối bị gián cách do đóng cửa biên giới, do giãn cách xã hội, có thể nhập vào chuỗi cung ứng ở phần này hay phần kia là câu hỏi lớn" – ông cho biết.
Nguy cơ mắc bẫy nỗi sợ cạnh tranh
Chỉ ra những thách thức nội tại ASEAN đang đối mặt, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao nói: Hình như liên kết ASEAN về mọi mặt, kể cả kinh tế, mới theo chiều rộng. Nhưng để thực sự nhân lên, gắn bó với nhau thì ASEAN phải liên kết cao hơn, phải bước sang giai đoạn hội nhập mới, không chỉ là xóa bỏ hàng rào thuế quan mà phải nâng chất lượng liên kết kinh tế của mình để gắn kết với nhau nhiều hơn, làm vậy mới đi vào được chuỗi cung ứng toàn cầu ở phân khúc giá trị cao hơn.
Vấn đề nội tại muôn thủa thứ hai, theo ông Phạm Quang Vinh, là có đoàn kết được không. Nếu không thúc đẩy được lợi ích song trùng và gắn kết với nhau, thì càng cạnh tranh lợi ích càng bị phân hóa. Nguyên tắc của ASEAN với cuộc cạnh tranh nước lớn chắc chắn phải bàn. ASEAN không chọn bên trong cạnh tranh nước lớn, nhưng ASEAN không thể trung lập một cách bình thường, mà là trung lập một cách tích cực; không đứng bên này chống bên kia nhưng phải căn cứ lợi ích của ASEAN để xem xét những gì ảnh hưởng đến lợi ích đó.
Đại sứ Phạm Quang Vinh. Ảnh: Phạm Hưng.
Nhắc tới việc gần đây các bên Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia… đều nêu ra một loạt sáng kiến của mình, Đại sứ Phạm Quang Vinh cho rằng, có nhiều người cho rằng đó là những sáng kiến cạnh tranh để kiềm chế bên kia. Tuy nhiên ông đưa ra góc nhìn khác.
"ASEAN đừng mắc bẫy nỗi sợ cạnh tranh đó. ASEAN cần bàn bạc kỹ lưỡng với nhau, mổ xẻ trong sáng kiến của mỗi bên có gì song trùng lợi ích, có gì chưa rõ, có gì kéo ASEAN vào bẫy bất lợi, vào cuộc cạnh tranh. ASEAN phải dựa trên lợi ích của mình để xem trong các sáng kiến nào có thuận thì ủng hộ, không thuận thì phải có tiếng nói".
Ông chỉ rõ: Trung Quốc lâu nay áp đặt tiếng nói của họ, từ vấn đề đường lưỡi bò, thành lập Tam Sa Tứ Sa, xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế các nước, trái với Quy tắc ứng xử Biển Đông (DOC ) và Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Về phía Mỹ, họ lên tiếng và có hành vi không chấp nhận đòi hỏi đó của Trung Quốc. Mỹ tăng cường hiện diện quốc phòng an ninh ở Biển Đông khiến nhiều người lo ngại nguy cơ bùng nổ chiến tranh.
Mục tiêu chung lớn nhất của tất cả các bên là hòa bình, ổn định, an toàn an ninh hàng hải. Khi Trung Quốc đối thoại xây dựng lòng tin thì chúng ta ủng hộ, nhưng khi Trung Quốc vi phạm, xâm phạm lãnh hải của Việt Nam thì chúng ta phải có tiếng nói.
Mỹ gia tăng ủng hộ tự do hàng hải, an ninh hàng hải là bình thường, nhưng nếu điều đó có nguy cơ dẫn tới xung đột thì chúng ta cũng phải cảnh báo.
Có một điều ASEAN luôn coi là nguyên tắc: Ủng hộ luật pháp quốc tế và UNCLOS.
Trung lập một cách tích cực
Trong bối cảnh đó, Đại sứ Phạm Quang Vinh nhắc tới những động thái mà Việt Nam và ASEAN cần theo đuổi. Việt Nam có những điều cốt lõi trong chính sách đối ngoại cần phát huy: Đó là các nguyên tắc về hòa bình, độc lập tự chủ, quan hệ tốt với các nước, đa dạng hóa quan hệ - chủ trương đó càng lúc này càng đúng. Việt Nam cũng ủng hộ luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương; tiếp tục cải cách mở cửa và nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, một ASEAN mạnh, đoàn kết, có vai trò trung tâm, thực tế sẽ gắn rất sát với môi trường và lợi ích quốc gia của Việt Nam.
"Trong lịch sử của ASEAN có lúc ASEAN đứng bên này hay bên kia mà không dựa trên nguyên tắc và lợi ích tập thể của khu vực, đã gây bất lợi cho họ" - Đại sứ Phạm Quang Vinh.
Đại sứ cho rằng, ASEAN gồm những nước nhỏ, không đủ lực cản trở hay thay đổi những gì Mỹ - Trung đang làm, nhưng hai thứ ASEAN có thể làm được: Đó là có thể bày tỏ sự quan tâm, và thứ hai, ASEAN còn các đối tác khác tạo thành tổng thể tiếng nói, để các nước lớn cạnh tranh nhau nhưng vẫn phải nghe người khác. ASEAN phải căn cứ lợi ích cả tập thể khu vực, căn cứ những nguyên tác của mình để nói lên đúng sai, lợi hại.
Bên cạnh đó, thế giới ngày nay không chỉ buộc ta lựa chọn giữa Mỹ - Trung mà có nhiều giải pháp đa phương khác ASEAN không chỉ tương tác với Trung Quốc và Mỹ mà phải tương tác nhiều hơn với nước khác như Ấn Độ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand…
Đại sứ nói thêm: ASEAN không tự vươn lên thì tụt hậu. Hội nhập không chỉ là theo chiều dọc, xóa bỏ hàng rào thuế quan, mà thế giới đang hội nhập theo chiều sâu với những tiêu chuẩn môi trường, lao động tốt hơn… ASEAN phải vươn lên và sẽ có thuận lợi nếu vươn lên: Khi đó chính mình có vị trí ở phần giá trị cao trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn tham gia là tác nhân vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với 2 điều này ASEAN sẽ đa dạng hóa quan hệ, không lệ thuộc vào ai, sẽ có tiếng nói quan trọng.
Trong quan hệ của các nước lớn, còn một hệ quả nữa với ASEAN: "Nếu thấy đúng sai và ảnh hưởng đến lợi ích chung mà không lên tiếng, thì tự anh đã đứng về bên này bên kia" – Đại sứ Phạm Quang Vinh nói. "Nhưng trong kinh nghiệm, trong lịch sử của ASEAN có lúc ASEAN đứng bên này hay bên kia mà không dựa trên nguyên tắc và lợi ích tập thể của khu vực, đã gây bất lợi cho họ. Hơn bao giờ hết lúc này ASEAN chơi với 2 nước và với tất cả, nhưng phải dựa trên lợi ích tập thể và giá trị của ASEAN theo một cách trung lập tích cực" - Đại sứ cho biết.
Ông Đặng Thuần Phong, đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội đã nhận quyết định nghỉ hưu, hưởng chế độ chính sách theo Nghị định 178.
Tôi luôn mong muốn sẽ đem lại những điều tốt đẹp nhất cho con. Nhưng tôi lại hành động đi ngược với điều đó.
Những người sinh vào 4 ngày Âm lịch này dường như được định sẵn là sẽ giàu có. Khi họ già đi, của cải của họ sẽ tích tụ như nước nhỏ giọt và biến thành vàng.
Chính phủ Ukraine ngày 24/4 cho biết nước này đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ nhằm tái cơ cấu khoản nợ khoảng 2,6 tỷ USD, làm dấy lên nguy cơ vỡ nợ khoảng 600 triệu USD vào hạn chót cuối tháng 5 tới.
Làm sao để người làm báo tiếp nối truyền thống báo chí cách mạng, chủ động thích ứng công nghệ và xây dựng môi trường văn hóa trong mỗi tòa soạn?
Fanpage chính thức của Thép xanh Nam Định vừa phát đi thông báo cho biết, đội bóng thành Nam đã đạt thoả thuận gia hạn cùng lúc với 13 ngôi sao của đội. Trong số này, Nguyễn Xuân Son được gia hạn thêm 6 năm.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã điều một tàu khu trục Mỹ tiến vào vùng biển nhạy cảm giữa Trung Quốc và Đài Loan hôm thứ Tư 23/4, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng.
Người ta nói rằng cuộc nổi dậy An Sử thời Đường, và Đường Huyền Tông Lý Long Cơ chạy đến Tứ Xuyên để lánh nạn, đã mở ra một tiền lệ cho việc đào thoát của hoàng đế triều Đường.
Trong cơn mưa lớn tối 24/4, trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, TP.HCM, xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến một nam sinh viên tử vong.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã quyết định hủy bỏ một phần chương trình trong chuyến thăm chính thức tới Nam Phi và lập tức trở về Kiev sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công kết hợp quy mô lớn vào lãnh thổ Ukraine.
Một chiếc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BMP-55 hiếm hoi – được cải tiến từ xe tăng T-55 thời Liên Xô – lần đầu tiên được phát hiện đang hiện diện trên chiến trường Ukraine, theo The War Zone.
HLV Kim Sang-sik nói không với Công Phượng? HLV Tan Cheng Hoe làm Giám đốc kỹ thuật FAM; M.U từ bỏ thương vụ Osimhen; cầu thủ phải trốn dưới gầm giường vì sợ những kẻ đột nhập; Madam Pang phải nhập viện.
Bên cạnh các gói combo Internet-Truyền hình MyTV, khách hàng của VNPT có nhiều lựa chọn mới với các gói cước Truyền hình MyTV. Các gói cước với đa dạng chính sách về kênh và nội dung cùng mức giá hấp dẫn giúp gia tăng trải nghiệm của người dùng.
Chợ Mới Ông Già – ngôi chợ có tên lạ tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội được công nhận là một trong những chợ lâu đời nhất thế giới. Gắn liền với truyền thuyết Chử Đồng Tử, nơi đây là biểu tượng văn hóa sống động ven sông Hồng.
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành 5 quyết định xử phạt về lĩnh vực môi trường đối với các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
12 mẫu cà phê tham gia cuộc thi tuyển chọn chất lượng cà phê Việt Nam năm 2025 sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản, bao bì được in quốc kỳ Việt Nam.
Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định quan trọng về công tác tổ chức và cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường. Qua đó, ông Phan Thế Anh, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Ninh Bình, giữ chức vụ Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.
"Làm hết việc, không hết giờ" là thông điệp được Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh khi TP.HCM bước vào giai đoạn nước rút, dồn toàn lực chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chính quyền Trump vừa sa thải quan chức giám sát điều tra những cáo buộc "tội ác chiến tranh" của Nga, thu hẹp các nỗ lực truy cứu trách nhiệm Moscow. Đây là một trong những động thái mới nhất giữa bối cảnh chính quyền Trump dừng hàng loạt nỗ lực chống lại Nga.
Những phiền muộn của 4 con giáp này dường như đều được cơn mưa đầu mùa cuốn trôi, chỉ còn lại sự tràn đầy hạnh phúc và thỏa mãn.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đại sứ EU Julien Guerrier nhất trí Việt Nam và EU đều có nhu cầu duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới để phát triển.
Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị Bí thư các bộ, cơ quan trung ương, tỉnh ủy, thành ủy quan tâm chỉ đạo sắp xếp trụ sở làm việc, tài sản công khi xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
ĐT Malaysia có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng hiếm thấy trước màn so tài với ĐT Việt Nam vào ngày 10/6 tới.
Sau khi sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh mới không chỉ nổi tiếng với Dân ca Quan họ mà còn là quê hương của một Á hậu quốc tế giúp Việt Nam kéo dài chuỗi thành tích tại đấu trường nhan sắc uy tín Miss Intercontinental (Hoa hậu Liên lục địa).
Nuôi một loài kiến vốn được coi là hung dữ trong chính vườn ca cao của mình, lão nông Nguyễn Thanh Long, xã Phước Cát 2, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng, đã thu về kết quả khiến nhiều người bất ngờ: Năng suất cao nhất xã, thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhiều khách sạn 4-5 sao tại thủ đô đã triển khai các gói ưu đãi gồm giảm giá phòng, các combo dịch vụ, phòng nghỉ kèm tiệc trà, gala, hay xe đưa đón miễn phí hấp dẫn nhằm kích cầu du lịch và tạo động lực phát triển kinh tế.
Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều du khách và cựu chiến binh rất xúc động khi tới tham quan không gian trưng bày.
Trong các ngày từ 16 – 25/4, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức 5 lớp tập huấn nghiệp vụ cho khoảng 400 cán bộ, hội viên nông dân của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Các Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Mạc Đình Minh, Luyện Văn Phương, Nguyễn Thế Công và nhiều cán bộ công chức vừa bị điểm tên vì chậm trễ thủ tục hành chính.
Mô hình trồng mít ruột đỏ xơ vàng lá bầu-cây trồng ra quả đặc sản của ông Ngô Văn Được– Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phú Thịnh TN, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh) bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế ổn định.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Sau sáp nhập, mối quan hệ công tác theo ngành dọc từ Trung ương đến cấp xã sẽ được triển khai như thế nào?
3