Mưa lớn kèm gió mạnh khiến nhà tốc mái, nhiều gia đình không có nhà ở chỉ sau 1 đêm. Sau hơn 10 phút càn quét, cơn bão Noru đã khiến xóm biển nghèo trở nên hỗn độn, ngổn ngang.
Chỉ trong vài tiếng đồng hồ nhiều người dân miền biển xã Vinh Xuân (Thừa Thiên Huế) rơi vào cảnh trắng tay khi nhà cửa, tài sản bị bão Noru tàn phá. Tại xã Vinh Xuân có hàng chục ngôi nhà bị bão Noru làm tốc mái thậm chí là kéo sập.
Từ đêm 27/9, bão Noru bắt đầu gây ảnh hưởng đến đất liền gây ra mưa lớn kèm giông lốc và gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân ven biển của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ghi nhận của PV Dân Việt tại xã Vinh Xuân (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho thấy, có hàng chục ngôi nhà bị bão Noru làm tốc mái.
Video: Toàn cảnh ngôi làng bị bão Noru tàn phá tại Thừa Thiên Huế.
TAN HOANG MỘT VÙNG QUÊ
Từ một vùng quê trù phú ngày nào giờ đây thôn Mai Vĩnh (Vinh Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên Huế) đã trở nên tiêu điều, tan tác. Cả thôn có hàng chục nóc nhà bị gió giật đổ, tốc mái chỉ sau một đêm. Đến sáng hôm sau, vô số tấm ngói, mái tôn bị gió thổi bay từ hàng chục nóc nhà dân vẫn còn nằm ngổn ngang trên đường làng, rừng cây hay những khu vườn xác xơ sau bão.
Tại thôn Mai Vĩnh, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế qua ghi nhận bão đã khiến nhà của hàng chục hộ dân bị tốc mái, trong đó có một số nhà tốc mái hoàn toàn.
Cơn bão Noru đi qua đã để lại những thiệt hại nặng nề cho người dân về tài sản.
Những ngôi nhà được xây dựng kiên cố nhưng vẫn bị gió bão gây tốc mái hoàn toàn.
Người dân địa phương vẫn chưa hết bàng hoàng khi trong chốc lát ngôi nhà trở nên trơ trụi, mái ngói, mái tôn không còn nữa.
CÓ NHÀ NHƯNG KHÔNG THỂ Ở
Bà Nguyễn Thị Mai (70 tuổi) nói trong nước mắt: "Giờ nhà bà hư hại hoàn toàn, nhà còn mỗi 2 ông bà không có tiền để giành, chừ lấy tiền mô mà dựng lại đây".
Theo bà Mai cho biết thời điểm xảy ra bão, hai vợ chồng già được đưa đến nhà người thân nên không ảnh hưởng đến tính mạng. Ngồi ở nhà người thân nhưng lòng rất lo lắng về ngôi nhà vì sợ bị bão cuốn đi, hôm sau khi quay lại bà như chết lặng khi thấy ngôi nhà mình bị tàn phá.
Đến khi bão đã đi qua, nhưng người phụ nữ này vẫn chỉ biết ngồi thất thần trước ngôi nhà đã đổ nát như thể chờ đợi phép màu.
Ngôi nhà của bà Mai bị bão Noru tàn phá gần như hoàn toàn.
Nhiều người dân miền biển này nhớ lại lúc mà cơn lốc trong đêm bão Noru đổ bộ, họ cảm thấy ngạc nhiên đã sống ở đây gần một đời nhưng chưa bao giờ trải qua một đêm kinh hoàng đến vậy.
Một gia đình khác cũng bị cơn bão tàn phá gần như hoàn toàn, đó là gia đình chị Nguyễn Thị Mắm và anh Đinh Khắc Vũ. Anh Vũ nhớ lại, tối 27/9 lúc đó gió giật mạnh làm mái tôn hiên của nhà anh rơi xuống, ngay sau đó là cả mái nhà cấp 4 bị gió cuốn đi. Lúc đấy vừa mưa kèm theo gió lớn cả gia đình anh hết sức hoảng sợ, không biết phải làm gì đành phải chui vào tủ quần áo để trú bão.
"Sau khi mưa ngớt, tôi và gia đình đã sang nhà hàng xóm để trú bão, lúc đi giữa đường thì thấy những tấm lợp bay đầy trời và gạch rơi ngổn ngang. Giờ thì để sữa chửa lại ngôi nhà chúng tôi chỉ biết đi vay mượn người thân và ở nhờ nhà trong vài ngày tới".
Ngôi nhà chị Mắm ngổn ngang và tan hoang sau cơn bão.
Chị Nguyễn Thị Mắm (vợ anh Vũ) dường như chết lặng khi về đến nhà nhìn ngôi nhà mà mình cùng chồng cố gắng bao năm mới xây được đã bị cơn bão cuốn đi tất cả. "Lốc xoáy chạy từ ngoài biển vào, nghe tiếng động lớn rồi cây cối cứ đập vào nhà mình. Một lúc sau mái nhà bắt đầu dỡ rồi tôn cứ bay như diều, gió cực mạnh kéo dài khoảng 10 phút, thấy trốn ở đây không ổn nên vợ chồng tôi mới kéo con chạy qua nhà hàng xóm để trốn", chị Mắm chia sẻ.
Chỉ sau một đêm, anh Vũ và hàng chục hộ gia đình ở xã Vinh Xuân rơi vào cảnh có nhà mà không thể ở.
82 tuổi và sống một mình, bà Nguyễn Thị Điệp vừa khóc vừa nhớ lại đêm bão kinh hoàng hôm đó: "Tối đó, tôi thấy gió lớn và kêu rít lên, lúc đầu cứ nghĩ chắc sẽ không sao nhưng một lúc sau mái nhà cứ giật lên và sau đó bị cuốn đi. Đồ đạc trong nhà cũng bị mưa và gió làm hỏng hết và di ảnh của con trai tôi cũng bị gió cuốn đi, tôi phải chạy theo giữ lại. Rất may sau đó tôi đã được mọi người đưa qua nhà bên cạnh để tránh bão".
Giờ ngồi giữa ngôi nhà đã bị tàn phá, bà Điệp cho biết giờ chỉ còn cách có các mạnh thường quân về hỗ trợ làm lại ngôi nhà thì may ra bà mới ở lại được.
Ngôi nhà giờ chỉ còn lại các bức tường trơ trọi.
Bà Điệp đang thu dọn và gom những thứ còn lại xót lại sau khi cơn bão quét qua.
Bà Điệp 82 tuổi, hoàn cảnh gia đình lại đặc biệt, khi nhìn ngôi nhà bị tốc mái, hoang tàn bà chỉ biết khóc mà không nói nên lời.
GIÚP DÂN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CỦA BÃO
Sau bão, lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế, huyện Phú Vang gồm công an, quân đội, dân quân tự vệ... được huy động về xã Vinh Xuân giúp người dân khắc phục hậu quả mưa bão.
Đại diện lực lượng chức năng cho biết, sau khi nhận được thông tin về thiệt hại của người dân sau bão, UBND huyện đã cử lực lượng đến hiện trường hỗ trợ người dân khắc phục và thống kê thiệt hại. Lực lượng chức năng đang tích cực khắc phục để trong thời gian nhanh nhất giúp người dân ổn định lại chỗ ở.
Lực lượng bộ đội giúp dân lợp lại ngói cho những ngôi nhà bị bão cuốn bay.
Lực lượng chức năng cùng với người dân thu dọn hiện trường do bão để lại.
Theo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thống kê thiệt hại bước đầu do bão Noru (bão số 4) đến thời điểm hiện tại, có 5 người bị thương, 1 ngôi nhà bị sập,190 ngôi nhà bị tốc mái và khoảng 500 cây xanh bị đổ ngã.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Báo Nông Thôn Ngày Nay, Tòa nhà Báo Nông Thôn Ngày Nay – Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Số tài khoản: 21210000524887, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội.
Chủ tài khoản: Báo Nông Thôn Ngày Nay
Vui lòng ghi rõ: Ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt
"Năm em 6 tuổi, mẹ em mất vì bị bệnh ung thư. Cuối năm ấy, em bị tai nạn giao thông, mất 1 chân. Với những gì đã trải qua, em mong sao sau này có thể mở một phòng khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo", sinh viên Nguyễn Thị Hoàng Oanh Đại học Phenikaa mơ ước.
“Tôi không muốn bỏ lỡ chương trình Bữa Cơm Yêu Thương nào, bởi vì khi đến đây, tôi được sống lại tuổi trẻ, được hát hò, vui ca cùng mọi người lại vừa được ăn cơm ngon” - cô Lại Thị Tuyến (người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ.
Trong số hàng trăm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, có người là “khách quen”, có người mới tới với Bữa Cơm Yêu Thương lần đầu, nhưng tất cả đều cảm nhận trọn vẹn nhiệt huyết mà các thành viên Phiên Chợ Trái Tim gửi gắm qua từng suất ăn.
"Kể từ khi sinh con đầu năm 2000, cuộc đời tôi gần như chỉ biết tới bệnh viện và nỗi đau, sự bất lực khi không cứu được con khỏi bệnh hiểm nghèo. Bây giờ, vợ chồng tôi chỉ còn biết cầu trời, mong các nhà hảo tâm giúp đỡ để có tiền chữa bệnh cho cháu Bảo An"...
"Tôi rất vui khi các học sinh của mình được trải nghiệm tại Phiên Chợ Trái Tim. Tại đây, các con được chia sẻ, lan tỏa yêu thương tới cộng đồng, có ý thức có trách nhiệm hơn và trân trọng những gì mình đang có", cô giáo Phạm Minh Châm bày tỏ.
Gần 1 tháng kể từ ngày được ra viện, đôi mắt của cô bé Giàng Thị Viên đã bình phục. Nhờ vậy, em tiếp tục được đến lớp như bao bạn bè cùng trang lứa và mang theo niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng.
"Cách đây 2 năm, chồng tôi bị tai nạn gãy hai chân và tay trái. Ít lâu sau, con gái tôi phát hiện bị bệnh tim. Chồng tôi mới đi làm trở lại được khoảng nửa tháng thì lại bị tai nạn chấn thương sọ não. Tôi khóc đã cạn nước mắt rồi..."
Trong tháng 3/2025, Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt đã tiếp tục ghi dấu ấn sâu đậm trong các hoạt động thiện nguyện với 5 chương trình được tổ chức. Tổng trị giá các chương trình lên tới 200 triệu đồng.
Bà Mén mang trong mình nhiều bệnh tật, sống đơn độc trong căn nhà rách nát giữa thời tiết mưa nắng khắc nghiệt ở Long An. Không may, căn nhà bị cháy, giờ đây, bà phải ngủ dưới nền đất, dùng tấm bạt nhựa che tạm để tránh mưa gió.
“Cuối tuần, hai bố con lại về quê, vừa tranh thủ làm thuê kiếm thêm tiền, vừa tiết kiệm chi phí. Chỉ có như vậy, gia đình tôi mới có thể xoay xở lo tiền chữa trị căn bệnh ung thư mũi giai đoạn 3 cho con” - ông Luyện chia sẻ.
Sau gần một tháng điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và trải qua hai ca phẫu thuật để giữ lại chân trái bị máy cày cuốn khi đi làm ruộng, anh Hầu đang mang trong mình nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Giữa khó khăn chồng chất, anh chỉ biết đặt hy vọng vào tấm lòng hảo tâm của mọi người để giúp gia đình vượt qua cơn hoạn nạn.
Gần một tháng sau khi gửi thư tới Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt mong các nhà hảo tâm giúp đỡ, sức khoẻ của anh Thường đã tạm ổn định, trở lại với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bên gia đình.
Mỗi dòng thư tay là những tâm sự, kỷ niệm, là bài thơ, là cảm xúc của mọi người khi đến với Chương trình Bữa Cơm Yêu Thương thuộc Dự án Thiện nguyện Phiên Chợ Trái Tim.
Ở tuổi 76, ông Toán vẫn gồng mình lo toan cho hai cháu gái mồ côi cha mẹ đang tuổi ăn học và người em khuyết tật. Gia tài của ông chẳng có gì ngoài những tấm giấy khen của cháu, nhưng dù cuộc sống khốn khó đến đâu, ông vẫn kiên trì bám trụ, chỉ mong các cháu không phải dang dở học hành.
Với những người bệnh đang nằm điều trị dài ngày trong bệnh viện, một suất cơm mang hương vị tình thân càng làm nỗi nhớ quê hương thêm phần da diết. Vì thế, mỗi thứ 7 hàng tuần, họ đến “ngôi nhà” của Phiên Chợ Trái Tim, tìm thấy sự sẻ chia và hơi ấm yêu thương trên hành trình chiến đấu với bệnh tật.
“Tôi luôn nghĩ việc mình được sống là sự may mắn. Vì vậy, mọi người hãy cố gắng lạc quan, hy vọng vào những điều tốt đẹp nhất. Chúng ta phải có niềm tin bởi có niềm tin là sẽ có tất cả”, Hoa khôi bóng chuyền Phạm Thị Kim Huệ chia sẻ tại Bữa Cơm Yêu Thương số 95.
"Mỗi lần con tôi vào viện điều trị, tổng chi phí mất hơn chục triệu đồng. Vợ chồng tôi được nhà nội cho mượn sổ đỏ thế chấp vay ngân hàng 100 triệu đồng, vay thêm họ hàng 50 triệu đồng chữa trị cho cháu mà không biết khi nào mới trả nổi".
Bị ung thư máu suốt 15 năm qua, chị Phan Thị Tuyên dường như đã quên mất mình đang mang trọng bệnh. Mọi tâm tư của chị đều hướng về con trai Trần Bảo Khang (16 tuổi): "Mới sinh ra 3 ngày cháu đã phát hiện có khối u tuỷ ở cột sống bị vỡ, phải phẫu thuật. Từ đó đến nay, cháu ở viện nhiều hơn ở nhà".