Khu Cù Tê, tết uống nước nhớ nguồn của đồng bào La Chí ở huyện Bắc Hà, Lào Cai rất độc đáo, là dịp để người trong dòng tộc, cộng đồng ở khắp nơi về sum họp, tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc...
Khu Cù Tê, Cu Cù Tê
Tết Khu Cù Tê (một tên gọi khác là Cu Cù Tê) của đồng bào La Chí, thường được bà con được tổ chức vào đầu tháng 7 âm lịch hằng năm, đây là thời điểm đồng bào đã xong việc cầy cấy, là thời gian rảnh rỗi nhất 1 năm. Điều độc đáo nhất của Tết Khu Cù Tê là không thể thiếu củ gừng.
Trong một năm, người La Chí có 4 ngày lễ, tết quan trọng, nhưng tết Khu Cù Tê là ngày quan trọng hơn cả, bởi đây là dịp để bất kỳ người con xa xứ nào đang ở đâu cũng phải về nhà đón tết cùng gia đình.
Theo tiếng La Chí: "Khu" có nghĩa là thờ cúng, "Cù" có nghĩa là rượu; "Tê" có nghĩa là ta, chúng ta; "Cu" có nghĩa là ăn, uống; Khu Cù Tê là ngày tết cúng rượu, Cu Cù Tê là chúng ta cùng ăn cỗ uống rượu.
Ngày tết Khu Cù Tê, mỗi gia đình sẽ làm 1 mâm cúng để mời ông Hoàng Vật Thùng (theo truyền thuyết được xem như ông tổ của đồng bào La Chí) và ông bà cha mẹ, những người đã khuất trong dòng họ 3 đời về ăn tết.
Mâm cơm cúng ngày tết Khu Cù Tê của bà con La Chí. Mâm cúng bao gồm: 1 con chuột và những con cá suối, thịt lợn, thịt các loại gia súc khác và rượu hoẵng.
Người được mời làm lễ cho các gia đình là những người thầy cúng hay được gọi là "Mổ Cóc", là người có uy tín trong cộng đồng và có khả năng kết nối với năng lực siêu nhiên; hiểu biết về phong tục tập quán và thực hành thuần thục những lễ nghi truyền thống của đồng bào.
Trước ngày làm lễ cúng đồng bào dọn dẹp nhà cửa, đường làng ngõ xóm và chuẩn bị thực phẩm kỹ lưỡng để dâng lên ông bà tổ tiên.
Củ gừng là một vật phẩm không thể thiếu, dùng để đoán biết ông bà tổ tiên đã về đến nhà hay chưa.
Trong tín ngưỡng của người La Chí, củ gừng là một vật phẩm không thể thiếu, dùng để đoán biết ông bà tổ tiên đã về đến nhà hay chưa. Khi củ gừng lắc lư theo 1 hướng ra vào thì là ông bà tổ tiên đã vào đến trong nhà, còn nếu củ gừng quay vòng tròn, thì là do ông bà chưa về được đến nơi, nên thầy cúng phải chỉ đường chi tiết hơn.
Một vật phẩm quan trọng nhất trong mâm cúng tết Khu Cù Tê là rượu Hoẵng. Khi ông bà tổ tiên đã về đến nhà, thầy cúng sẽ mời họ uống rượu Hoẵng, bằng cách rót vào những chiếc sừng trâu để dâng lên.
Rượu Hoẵng làm bằng cơm xôi với men Hồng Mi (đặc sản của Bắc Hà, Lào Cai). Sau 2 - 3 ngày ủ, cơm xôi sẽ lên men rượu và chỉ cần chắt lấy nước này làm rượu cúng. Đây một loại rượu do mỗi gia đình tự làm, có vị ngọt thơm, không có vị cay, người già và trẻ em đều có thể uống được.
Sau khi cúng xong, thầy cúng sẽ mời một cháu trai trưởng trong nhà ăn thịt và uống rượu Hoẵng, sau đó thầy cúng thông báo là ông bà tổ tiên đã về đến nhà và mời cả nhà cùng ăn tiệc.
Sau khi làm lễ cúng xong, đồng bào sẽ cùng nhau ra sân để chơi những trò chơi dân gian truyền thống của mình. Họ hoà vào nhau trong những trò chơi, lời ca tiếng hát giao duyên, rồi cùng nhau ăn một cái tết vui vẻ và xum vầy nhất của năm.
Tết Khu Cù Tê của đồng bào La Chí: Hiện được huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai bảo tồn tại dự án số 6, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ 2021 – 2025 của Chính phủ.
Núi Kỳ Lân ở giữa trung tâm thành phố Hoa Lư (thành phố trẻ nhất tỉnh Ninh Bình), ẩn chứa bên trong nhiều hang động, cây cối mọc xanh tốt. Hiện tại nơi đây còn có một số loài chim hoang dã, thú hoang dã kích thước nhỏ dạng quý hiếm đang sinh sống.
Việt Nam từng có một đặc khu và là đặc khu đặc khu kinh tế duy nhất được thành lập ở nước ta từ trước tới nay. Đó là Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Trong số 13 đặc khu vừa được Chính phủ phê duyệt thì đặc khu Trường Sa thành lập trên cơ sở huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) chắc chắn là đặc khu xa đất liền nhất.
Danh sách sáp nhập mới nhất, danh sách sáp nhập 34 tỉnh/thành phố có đề cập đến việc tỉnh An Giang sáp nhập với tỉnh Kiên Giang. Nếu phương án sáp nhập 2 tỉnh này được chấp thuận, thực thi thì tỉnh mới thành lập sẽ có ít nhất 21 ngọn núi đá vôi, tỉnh duy nhất miền Tây Nam bộ có núi đá vôi và là tỉnh miền Tây duy nhất có địa danh ví như "Tuyệt tình cốc).
Cá tai tượng là cá đặc sản, loại cá nước ngọt vùng nhiệt đới. Đây là loài có thịt thơm ngon, chỉ cần nhìn thấy thôi là khối người đã mê rồi. Là đặc sản miền Tây Nam bộ, nhưng cá tai tượng lại được xem là đối tượng nuôi nhiều nhất ở tỉnh Tiền Giang.
Danh sách sáp nhập 34 tỉnh/thành phố, danh sách sáp nhập mới nhất có phương án sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP Hồ Chí Minh. Một thành phố mới sẽ sở hữu 2 "kho báu xanh". Đó là rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích thuộc nhóm rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam; hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo có diện tích lớn nhất Việt Nam.
Sáp nhập tỉnh, thành phố, theo dự kiến của Trung ương, tỉnh Ninh Thuận sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh mới có trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. Hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa về "chung một mái nhà", tỉnh mới sẽ có bờ biển dài miên man, có loài hoa mai vàng nguyên thủy, có một loài động vật hoang dã to bự nằm trong sách Đỏ...
Ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam có một giống cây lạ cho quả ngon, nghe tên người ta dễ nhầm sang cây hoa hồng. Đó là cây hồng nhung, là giống cây ăn trái xuất xứ từ Philippines, được trồng nhiều ở tỉnh Sóc Trăng, nay quả hồng nhung là đặc sản Sóc Trăng.
Thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, thành, 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận nằm trong danh sách các tỉnh thuộc diện sáp nhập. Nếu phương án sáp nhập 3 tỉnh này được chấp nhận, tỉnh mới hình thành sẽ có nhiều hồ nước ngọt to lớn, có biển đẹp như phim, hòn đảo Phú Quý quan trọng, thậm chí có cả "Vịnh Hạ Long" trên cao nguyên.
Chia sẻ với PV Báo điện tử Dân Việt, ông Lê Minh, Công ty Maphaco Việt Nhật ở Sa Pa (Lào Cai) cho biết, ông vừa thu mua một tổ ong khoái có trọng lượng 126kg với kích thước khoảng 3m được người dân khai thác trên vách núi đá cao ở bản Sâu Chua ( xã Sa Pả). Đây là tổ mật ong rừng lớn nhất từ trước đến nay mà ông mua được ở vùng Tây Bắc.
Cùng với ốc len, cua biển, tôm đất…con ba khía chọn Rạch Gốc - Ngọc Hiển làm “vương quốc” sinh sôi, đưa địa phương này trở thành nơi sở hữu sản lượng ba khía nhiều nhất Nam Bộ. Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích 64.000 hecta trải dài từ Đông sang Tây, nơi chốn hoang sơ và đầy quyến rũ này, sản vật ra đời như một cách thiên nhiên “chọn mặt gửi vàng”.
Con hổ được đặt tên là Ngao ở Nghệ An bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội với biểu cảm đáng yêu. Hình ảnh con hổ hờn dỗi, nũng nĩu bên “bố nuôi” như một đứa trẻ khiến ai cũng thích thú. Hiện, con hổ đang ở khu du lịch sinh thái Hòn Nhãn ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra ông Phạm Đăng Hưng (quê Tiền Giang), sau này trở thành đại công thần của vương triều nhà Nguyễn. Đại thần Phạm Đăng Hưng là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ Thái hậu), Hoàng phi của vua Thiệu Trị, hoàng mẫu của vua Tự Đức.
Gia đình ông Lương Ngọc Công, bản Liên Hà 5, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên đang làm đặc sản Lào Cai. Ông đã xây dựng thương hiệu bánh gai truyền thống thành sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.
Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có các loài gà rừng đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới
Ngôi mộ cổ bí ẩn trên tọa lạc tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa, TX Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với chu di diện tích gần 100 mét. Mộ cổ này nằm trên mảnh đất rộng khoảng 500m2, đất hoang, cây cỏ rậm. Khu mộ cổ đồ sộ có quy mô rất bề thế, được xây bằng đá và hợp chất vôi, cát.