Nhân vật nào đã tận diệt con cháu Tư Mã Ý, mở đường cho con trai xưng đế?
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Từ đầu những năm 1800 đến tháng Tám 1945, khi Cách mạng thành công, ơn Đảng, ơn Bác Hồ, làng mới có địa vị pháp lý và có tên là Đông Thái.
Người khai sinh ra cái tên Đông Thái (tức đông đúc và thái bình, thịnh vượng) là cụ Nguyễn Bỉnh Niệm, quê Nam Định nhưng định cư ở làng mấy chục năm.
Cụ Niệm là nhà giáo yêu nước đi theo cách mạng và giác ngộ cách mạng cho những đảng viên đầu tiên của xã Đông Tiến, huyện Yên Phong.
Chuyện Đông Thái cuốn hút tôi qua một người con dòng họ Cao đang đau đáu những khát vọng đẹp cho quê hương. Đó là ông Cao Văn Hà, cựu Giám đốc Sở Xây dựng Bắc Ninh.
Ở Đông Thái, nếu hỏi ai là người đầu tiên lập ấp xây làng thì cần thời gian và có lẽ phải nhờ đến các sử gia, nhưng nhiều người biết công lao tập thể và nòng cốt xây dựng, phát triển làng suốt hơn hai trăm năm chính là 2 dòng họ, họ Cao và họ Trương.
Vẻ trù mật của làng Đông Thái, (xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) bên dòng sông Cầu thơ mộng.
Trong quá trình cộng sinh, phải nương tựa nhau nơi xa xứ, Trương - Cao nhị tộc vì thế ngày càng gắn kết nhờ những mối nhân duyên giữa trai/gái họ này với gái/trai họ kia, thành người một nhà.
Lật cuốn Địa chí Yên Phong được biết, đầu những năm 1800, trên đường đi tha hương cầu thực, một nhóm người từ vùng “chiêm khê mùa thối” ở Nội Dối, xã Bảo Lý, huyện Lý Nhân (Hà Nam), đã dừng chân tại bến Đông Xuyên, xã Đông Tiến bây giờ.
Trên đường phiêu bạt tìm quê mới, đám người ấy mang theo nghề truyền thống là đan nong, đan cót, đẽo đòn gánh và làm thuyền nan. Sau một số lần dịch chuyển, họ tụ cư tại xóm Bến chợ Đông Xuyên, phía lòng sông Cầu.
Ngày ấy, lòng sông Cầu từ khu vực ngã ba Xà đến làng Choá, nay thuộc xã Dũng Liệt không có người ở, nhưng với đám người ngụ cư thì rất gắn bó, bởi cận giang dễ vận chuyển tre nứa làm nghề, nhưng lý do quan trọng hơn là không có đất cắm dùi nên phải bám bãi sông, ở đó mùa lụt rất khổ, nước ngập cả nóc nhà.
Chuyện không tấc đất cắm dùi cứ đeo bám họ, dần thành xóm ngụ cư đằng đẵng hơn 140 năm. Trong suốt thời gian ấy, họ phải nhờ đất của dân làng Đông Xuyên, ngôi làng cổ nghìn tuổi trước kia “nhất thôn”, nhất xã”, thuộc tổng Nội Trà, huyện Yên Phong.
Người Đông Xuyên cũng có nghề đan nia, giần, sàng. Bởi thế, họ cũng dễ tiếp nhận những người hàng xóm mới.
Ngụ cư bến Đông Xuyên, người gốc Nội Dối phần đông khoẻ mạnh, khéo tay lại năng động với nghề truyền thống mang theo, từ bến sông Cầu, họ ngược lên mạn Thái Nguyên, Bắc Cạn mua tre, nứa rồi lại đóng bè về xuôi.
Từ thứ cây dân dã ấy, dưới bàn tay tài khéo của người Nội Dối, đã trở thành những vật hữu dụng với đời sống nông dân. Cây nứa thì pha thành đoạn bỏ đốt, chẻ từng thanh. Từ thanh lột thành nan, nan lòng để đan cót, nan cật bán cho dân Đông Xuyên làm nia, giần sàng.
Cây tre cũng được pha thành nhiều món, gốc tre cái dùng đẽo đòn gánh, thân tre đan nong, ngọn tre làm giát giường…
Những vật dụng ấy không chỉ được trao đổi, lưu thông tại bến sông mà còn được phân phối khắp nơi. Tại bến sông, công việc mua bán tre, nứa rất nhộn nhịp nhưng không hề có tên. Rồi người ta quen miệng gọi là bến Gốc, tức là điểm bắt đầu, bến Gốc từ đó thành tên của làng một cách không chính thức?
Thuận lợi ở vùng đất mới, người làng Nội Dối kéo nhau đến ngày một đông, người đến sau nương tựa vào người đến trước. Họ bám vào bãi sông, triền đê, lựa theo ý tứ của dân bản địa.
Vì là dân ngụ cư, là người thiên hạ nên khi sống gần dân bản địa, họ phải rất khéo léo thậm chí nhịn nhục để được yên ổn làm ăn. Cũng vì thế dần hình thành trong họ sự khôn khéo, cả trong ý ăn ý ở và buôn bán.
Dẫu vậy, căn tính của nông dân và nông thôn Việt Nam một thời là cục bộ, hẹp hòi, ít chịu đổi mới nên trong quá trình chung sống, dân Nội Dối và dân bản địa vẫn không tránh khỏi những va chạm, nhiều khi dẫn đến đổ máu.
Dân gốc Nội Dối bị dân bản địa cạnh khoé nói là “dân phố phường”, “dân chợ búa”, vì thế mà từ bến Gốc thành phố hàng tre, phố hàng nong rồi hàng cót…
Nhưng như một định mệnh, dẫu bị cạnh khoé thì đám dân được coi là ngụ cư ấy vẫn bám riết con sông Cầu huyền thoại, dòng sông yêu thương, dòng sông ân tình đã nuôi dưỡng, ôm ấp, chở che biết bao phận đời, trong đó có người Nội Dối.
Trong bài thơ “Sông Cầu ơi”, tác giả Cao Văn Hà đã viết: Sông Cầu ơi!/Sông có tự bao giờ mà tình xanh đến thế?/Mà lưng cong ôm chặt đất chẳng rời/Sông với người, chuyện kể mãi không vơi…
Là dân ngụ cư, cuộc sống khá giả nhưng thân phận của ngôi làng không tên cứ ám ảnh những lớp người Nội Dối. Suốt 140 năm, những cái tên được đặt ở bến sông đều gắn với Đông Xuyên, ngôi làng sát cạnh như một định mệnh nào Phố Đông Xuyên, bến Gốc Đông Xuyên, bến phà Đông Xuyên…
Phải đến tháng Tám năm 1945, khi cách mạng thành công, ơn Đảng ơn Bác, làng mới có địa vị pháp lý với cái tên thật ý nghĩa: Đông Thái, tức đông đúc và thái bình.
Trong cải cách rộng đất, người làng Đông Thái cũng được chia đất, mà phần lớn là đất của Đông Xuyên, vì thế trong tâm khảm họ luôn biết ơn “người anh lớn” Đông Xuyên. Có đất, người Đông Thái lại được làm ruộng như ở Nội Dối quê gốc.
Nghề nông thành nghề chính, đan lát thành nghề phụ, nhưng trên thực tế thì nghề phụ vẫn giữ vị trí trọng yếu trong đời sống kinh tế nhiều gia đình.
Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, dân Đông Thái đã thể hiện lòng yêu nước lớn lao. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong 8 năm từ 1964 đến 1972, quân dân Đông Thái đều được nhận cờ Quyết thắng. Có cái lạ là ngay trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh, nghề đan lát và đi bè vẫn rất phát triển ở bến Đông Xuyên. Bến Đông Xuyên được gọi là phố vì thế. Câu ca dao một thời cho thấy mức độ khá giả của 2 làng: Thóc Đông Xuyên, tiền Đông Thái.
Trải hơn 200 năm kể từ khi đám người tha hương gốc Nội Dối tìm đến bám chặt lấy bến sông Cầu và 76 năm kể từ khi ngôi làng chính thức có địa vị pháp lý, Đông Thái đang phát triển đúng như tên gọi. Làng có 480 hộ với gần một ngàn rưỡi nhân khẩu.
Người Đông Thái thời đổi mới vẫn phát huy được cái nguyên bản kể từ khi tìm đến vùng đất này, đó là năng động với cơ chế; mềm dẻo, khéo léo trong giao tiếp ứng xử và quyết liệt tháo gỡ những khó khăn?
Ông Cao Văn Hà là dân kỹ thuật nhưng mê văn thơ, từ dạo thôi chức Giám đốc Sở Xây dựng, từ chỗ ấp ủ, ông đã làm được nhiều việc trọng cho quê hương Đông Tiến nói chung và làng Đông Thái quê ông, được bà con đồng tình hưởng ứng.
Những việc ông làm chỉ mong được góp sức nhỏ vào khát vọng SANG - GIÀU của quê hương, Mô hình Khuyến học mới và Quỹ Ước mơ lớn mà ông là Chủ tịch danh dự đang ươm mầm những khát vọng đẹp ấy.
Nặng lòng với quê hương, trong bút ký LÀNG TÔI (viết tháng 4-2021), Kiến trúc sư Cao Văn Hà có mấy dòng miêu tả về quê hương Đông Thái:
Làng tôi. Đó là một ngôi làng ven sông Cầu, nơi có bến phà Đông Xuyên. Nhìn từ trên cao, sông Cầu ôm trọn làng tôi vào lòng, tạo thành một dải xanh mềm mại. Người ta bảo, làng mà ở vào khúc lõm của dòng sông là thế “tụ thủy”. Chả thế mà, trải bao thăng trầm, dâu bể, làng tôi cứ dần đông đúc lên, từ khi chỉ có mươi nhà trở thành một làng nghề sầm uất…
Đông Thái đang trên hành trình mới với khát vọng lớn lao hơn, đó là khát vọng SANG - GIÀU. Lịch sử hơn 200 năm lập làng đã minh chứng bản lĩnh, trí tuệ cùng sự năng động của người Đông Thái trong làm ăn, buôn bán.
Như vậy GIÀU với họ không phải vấn đề lớn, cái lớn lao hơn là phải SANG, mà muốn sang thì càng phải học, học tập không ngừng.
Đây là vấn đề mà ông Cao Văn Hà và những người đồng chí hướng muốn gửi gắm và nuôi khát vọng trong Mô hình khuyến học mới và Quỹ ước mơ lớn đang được triển khai và lan toả mạnh mẽ trong nhiều gia đình, dòng họ quê hương Đông Thái, rộng hơn là Đông Tiến thân yêu.
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Lịch sử xoay vần, 150 năm sau kể từ khi gia tộc người này bị Tư Mã Ý tru diệt, con cháu của ông ta giống hệt như Tư Mã Ý năm xưa, ra tay diệt trừ thế lực nhà Tư Mã.
Kể từ khi Đại Vũ truyền ngôi cho con trai, thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc mở ra một hệ thống cha truyền con nối. Nhưng trong lịch sử có một triều đại, Thái hậu trước khi lâm chung khuyên Hoàng đế truyền ngôi cho em trai của mình, nguyên nhân vì sao?
Phát biểu trong buổi họp báo sau thất bại của B.Bình Dương trước Hà Nội FC, HLV Nguyễn Công Mạnh đã lên tiếng xác nhận chia tay đội bóng.
MC Bích Hồng bị SCTV dừng tất cả các chương trình sau phát ngôn gây phẫn nộ của MC này về buổi hợp luyện diễu binh diễu hành tối 18/4.
Ngày sinh Âm lịch của một người giống như số trang của một kịch bản cuộc đời, ẩn chứa những điềm báo thú vị.
"Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp ủy trung ương sẽ luôn đồng hành, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn mà giới báo chí đang đối mặt", Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định.
Làm khách trước Đông Á Thanh Hóa ở vòng 19 V.League 2024/2025, Thể Công Viettel buộc phải thắng để nuôi hy vọng bám đuổi đương kim vô địch Thép xanh Nam Định và Hà Nội FC trong cuộc đua vô địch. Thế nhưng bất ngờ đã xảy ra trên sân Thanh Hóa khi đội khách để thua với tỷ số 1-3.
Tối 19/4, bầu trời TP.HCM bừng sáng trong màn pháo hoa rực rỡ, thu hút đông đảo người dân đổ về các điểm trung tâm chiêm ngưỡng.
Ngày 19/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Đề án hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái.
Trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam hiện đang trưng bày bộ bài tú lơ khơ vẽ tay mộc mạc bằng mực xanh đã phai màu. Mặt sau quân át cơ có hàng chữ viết tay: “Kỷ niệm Đội điều trị lán 2”. Đây là sản phẩm tự tạo của các đồng chí thương binh Đội điều trị lán 2, Binh trạm 44, Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 19/4 vừa áp đặt lệnh trừng phạt đối với 3 công ty Trung Quốc với cáo buộc các công ty này giúp Nga sản xuất tên lửa Iskander tiên tiến.
Sáng 19/4, tại Chùa Đậu - TP. Hà Nội đã diễn ra hội thảo góp phần giải mã về hiện tượng “toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường.
Không có tượng đài nào dựng từ nước mắt. Không có huy chương nào dành cho sự hy sinh lặng thầm. Nhưng chính từ những hy sinh không tên tuổi ấy, hòa bình hôm nay được xây nên - không chỉ bằng máu, mà bằng cả một đời lặng lẽ gánh chịu vết thương.
Tình báo Quốc phòng Ukraine tuyên bố họ đã thực hiện nhiều chiến dịch thành công dẫn đến tổn thất lớn về nhân sự và thiết bị cho quân đội Nga ở tỉnh Zaporizhzhia.
Tuấn Hải tỏa sáng giúp Hà Nội FC đánh bại B.Bình Dương 3-0 ngay trên sân Gò Đậu tối 19/4, đội bóng Thủ đô áp sát ngôi đầu của Thép Xanh Nam Định.
Theo ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, khảo sát bước đầu, tỉnh này có khoảng 900 người có nguyện vọng xin nghỉ, khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tiền vệ Việt kiều cao 1m80 được HLV Kim Sang-sik gọi lên ĐT Việt Nam??; Tuấn Linh quyết giúp CLB Bình Định trụ hạng; M.U muốn đổi Rashford lấy Watkins; cố danh thủ Croatia qua đời ở tuổi 39; cựu sao M.U từng bị phạt vì húc đầu vào nhân viên bảo vệ.
Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX, kỳ thứ 42 đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về Đề án hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình và Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Trong hai tuần qua, không quân Ukraine đã thực hiện chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm vào các vị trí chiến lược của Nga, nhiều trong số đó là các trung tâm chỉ huy và nơi đóng quân của các chỉ huy Nga.
Tình huống này cũng giống như rất nhiều tình huống khác trong bóng đá mà mọi công nghệ dù hiện đại đến đâu cũng bất lực, quyết định cuối cùng lại thuộc về nhận định của trọng tài, và trọng tài vẫn là con người.
Về huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang), hỏi thăm nhà ông Thùy Văn Ớt, tên thường gọi Ba Ớt ở ấp Ngọc Thuận, xã Ðông Hưng A, huyện An Minh gần như ai cũng biết. Ông Ba Ớt được biết đến là một trong những người tiên phong ở địa phương áp dụng quy trình nuôi tôm công nghệ cao, lợi nhuận thu về mỗi năm hàng tỷ đồng.
Đà Nẵng nổi tiếng không những là nơi diễn ra cuộc “thử lửa” đầu tiên của nước ta với Pháp cách đây 178 năm (tháng 5/1847) mà còn là nơi có bức ảnh chụp đầu tiên của nước ta. Bức ảnh này được một nhà ngoại giao người Pháp chụp vào tháng 6/1845 dưới chân núi Sơn Trà.
Thần Tài sẽ đặc biệt ưu ái 3 con giáp này vào tháng 4 và tháng 5, giúp họ cải thiện vận may tài chính, gia đình thêm thịnh vượng, sung túc.
Sáp nhập 2 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, vùng đất mới mở rộng là vùng đất cổ xưa với nhiều làng cổ. Hai trong số các làng cổ nổi tiếng nhất của tỉnh mới sau sáp nhập là làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) và làng Mẹo hay còn gọi là làng Phương La, (xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Hướng tới chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Giải bóng rổ học sinh, sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) mở rộng 2025 được tổ chức với sự tham gia của hàng trăm vận động viên.
Một lần nữa, Viktor Lê là toả sáng để góp công vào chiến thắng của CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh. Chia sẻ liên quan đến cậu học trò Việt kiều Nga, HLV Nguyễn Thành Công đã bật mí những điều khá bất ngờ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev tuyên bố rằng Liên minh châu Âu (EU) nên noi theo gương Mỹ, ngừng tham gia vào cuộc xung đột tại Ukraine. Theo ông, điều này sẽ cho phép Nga “xử lý tình hình nhanh hơn”.
Tỉnh Sơn La đồng loạt tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn. Dự kiến, sau sáp nhập, tỉnh Sơn La còn 75 đơn vị hành chính cấp xã.
Nghệ sĩ Nhân dân Trung Đức sẽ tái ngộ Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi trong chương trình “Ký ức Trường Sơn” kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Mảnh đất Hải Phòng, Hải Dương có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng mến mộ như NSND Trần Nhượng, NSND Tố Uyên, NSƯT Đăng Dương, NSƯT Phương Anh...