×
Chuyên mục
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thế giới
  • Nhà nông
  • Hội và Cuộc sống
  • Kinh tế
  • Thể thao
  • Văn hóa - Giải trí
  • Xã hội
  • Bạn đọc
  • Nhà đất
  • Media
  • Chuyển động Sài Gòn
  • Pháp luật
  • Dân Việt trò chuyện
  • Gia đình
  • Đông Tây - Kim Cổ
  • Hà Nội hôm nay
  • Radio Nông dân
  • Doanh nghiệp
  • Clip
  • Infographic
  • Emagazine
  • Tin mới
  • Tin nóng
Các trang liên quan
  • etime
  • Trang trại Việt
  • Làng cười
  • favicon Thế giới tiếp thị
  • Dân Việt Media
  • Tâm hồn làng Việt
  • TÒA SOẠN
  • ĐẶT BÁO
  • QUẢNG CÁO

Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

Đường dây nóng: 0857.835.666

Liên hệ quảng cáo: 0329298892

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

    Dân Việt
    Etime Trang trại Việt Thế giới tiếp thị Dân Việt Media
    Đăng nhập

    |
    Đăng xuất
    • Tin tức
    • Thế giới
    • Nhà nông
    • Hội và Cuộc sống
    • Kinh tế
    • Nhà đất
    • Thể thao
    • Pháp luật
    • Văn hóa - Giải trí
    • Xã hội
    • Bạn đọc
    • Media
    • Chuyển động Sài Gòn
    • Gia đình
    • x
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
      Xem thêm
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
      Xem thêm
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
      Xem thêm
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
      Xem thêm
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
      Xem thêm
    • Nhà đất
      • Chính sách
      • Địa ốc
      • Dự án
      • Kiến trúc
      • Vật liệu mới
      Xem thêm
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
      Xem thêm
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
      Xem thêm
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
      Xem thêm
    • Xã hội
      • Y tế
      • Giáo Dục
      • Lao động việc làm
      • Nhịp sống trẻ
      • Du lịch
      Xem thêm
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
      Xem thêm
    • Media
      • Video
      • Ảnh
      • Photo story
      Xem thêm
    • Chuyển động Sài Gòn
      • Dân sinh
      • Kinh doanh
      • Sống vui
      Xem thêm
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
      Xem thêm
    • Giảm nghèo nông thôn
      • Giảm nghèo thông tin
      • Giảm nghèo đa chiều
      • Dạy nghề - Việc làm
      Xem thêm
    • Radio Nông dân
      • Nhịp sống nông thôn mới
      • Nông dân mới
      • Về làng
      • Ký ức làng
      Xem thêm
    • Dân Việt trò chuyện
    • Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
    • Doanh nghiệp
    • Clip
    • Ảnh
    • Infographic
    • Emagazine
    • Về trang chủ
    Dân Việt
    • Search
    • Account

    Chủ đề nóng

    Xung đột quân sự giữa Campuchia và Thái Lan
    10 tác phẩm nghệ thuật về hình tượng Đất nước đi cùng năm tháng
    Bão Wipha- bão số 3
    Lật tàu du lịch ở Hạ Long
    Việt Nam trong tôi
    80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9
    Cấm xe máy chạy xăng vào Vành đai 1 Thủ đô từ 7/2026
    Cuộc thi Ký ức Hà Nội 2025
    Mánh khóe gian lận ở thị trường dầu ăn
    Chính quyền 2 cấp đi vào hoạt động
    Văn hóa - Giải trí
    • Chuyện của Sao
    • Thời trang
    • Phim ảnh
    • Âm nhạc
    • Đời sống văn hóa
    • Danviet.vn
    • Văn hóa - Giải trí
    • Chuyện của Sao
    • Thời trang
    • Phim ảnh
    • Âm nhạc
    • Đời sống văn hóa
    Thứ tư, ngày 17/11/2021 09:26 GMT+7

    Tọa đàm trực tuyến: "Nông thôn luôn là chốn nuôi dưỡng giá trị văn hóa của dân tộc"

    + aA -
    Nhóm PV Thứ tư, ngày 17/11/2021 09:26 GMT+7
    Dân Việt trên  
    "Trong các phiên họp Quốc hội, có những đại biểu cho rằng, đang có sự thụt lùi trong lĩnh vực văn hóa. Tôi cho rằng, chúng ta có sự phát triển, nhưng sự phát triển đó không bền vững" nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ với Dân Việt.
    Chia sẻ lên Facebook
    Chia sẻ
    Bình luận 0
    Dân Việt trên  
    Tường thuật
    Xem mới nhất
    Xem cũ nhất
    Rút gọn
    Tọa đàm trực tuyến: "Nông thôn luôn là chốn nuôi dưỡng giá trị văn hóa của dân tộc" - Ảnh 1.

    Tọa đàm trực tuyến "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". (Ảnh: Phạm Hưng)

    Tọa đàm trực tuyến "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" do Báo điện tử Dân Việt tổ chức lúc 9h ngày 17/11/2021. Chương trình có sự tham gia của các khách mời: Ông Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Nhà sử học Dương Trung Quốc - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII, XIV, TBT Tạp chí Xưa và Nay và đạo diễn, nhà sản xuất phim Nguyễn Hoàng Điệp.

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" - Ảnh 2.

    Nhà báo Lưu Quang Định - Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt là người dẫn dắt buổi tọa đàm trực tuyến "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi". (Ảnh: Phạm Hưng)

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Là một nhà lịch sử, tôi ghi nhận thôi, còn thực tế phải xem như thế nào. Chúng ta có nhiều Nghị quyết nhưng có đi vào thực tế hay không, đó là câu chuyện lớn nhất.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 có tầm vóc của Hội nghị rất lớn. Sau nhiều năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ và bảo vệ biên giới Tổ quốc thì đây là "Hội nghị Diên Hồng" về văn hóa. 

    Nhìn lại chặng đường đi qua, chúng ta phải nhìn lại các giá trị tốt đẹp của Việt Nam hàng nghìn năm. Đường lối, quyết định của Đảng đi vào cuộc sống như thế nào về văn hóa, nhìn ra điểm mạnh để phát huy, tìm ra điểm yếu kém để khắc phục. Đây là Hội nghị bước ngoặt về văn hóa của đất nước ta. 

    Muốn có kết quả rõ ràng không phải ngày một, ngày hai nhưng sẽ mong thay đổi nhận thức để chuyển sang hành động, đề cao văn hóa ngang với kinh tế, chính trị, xã hội. Mỗi người dân là một chiến sĩ văn hóa, không phải việc của ai đó. Bậc trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ quản lý phải góp phần với thúc đẩy văn hóa phát triển. Chúng vừa là đối tượng thụ hưởng văn hóa, vừa là chủ thể sáng tạo ra văn hóa. 

    Tôi tin sẽ có những kết quả tốt đẹp.

    Tọa đàm trực tuyến: "Nông thôn luôn là chốn nuôi dưỡng giá trị văn hóa của dân tộc" - Ảnh 1.

    Nhà báo Lưu Quang Định và các khách mời: Ông Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Nhà sử học Dương Trung Quốc - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII, XIV, TBT Tạp chí Xưa và Nay và đạo diễn, nhà sản xuất phim Nguyễn Hoàng Điệp. (Ảnh: Phạm Hưng)

    Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: Ngay từ bây giờ, tôi kỳ vọng Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp tới sẽ có sự cởi mở như tọa đàm ngày hôm nay. Các vấn đề được nói thẳng nói thật. Những nhà quản lý có tầm nhìn xa trên 10km. Họ phải là những người quản lý văn hóa để nâng đỡ, phát triển thay vì để kiểm soát. Họ cũng phải là những người không ngại khó, không ngại khổ và mọi điều cần phải được nói ra... 

    Vấn đề tôi nhận thấy rào cản lớn là đâu đó xung quanh những người có quyền kiểm soát, thì bản thân họ có nỗi sợ, mơ hồ, dai dẳng. Nhiều khi nỗi sợ đó không có căn cứ. Vấn đề này phải được bàn đến và chúng ta phải nhận diện nỗi sợ đó như là cách chúng ta nhận diện nền văn hóa của mình. 

    Văn hóa là để yêu chứ không phải để sợ. Bản thân thấm nhuần văn hóa là để yêu thì chính mình sẽ đối xử với văn hóa với sự trân trọng yêu thương. Nếu nhìn văn hóa với nỗi sợ thì sẽ lo lắng và sẽ tìm cách kiểm soát văn hóa. 

    Với điện ảnh, tôi mong trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này sẽ có tiếng nói của các nhà làm phim độc lập, tiếng nói từ cơ quan quản lý nói chung. Bản thân tôi nhận thấy, các nhà làm phim Nhà nước không còn sản xuất các bộ phim thực sự phục vụ cho công chúng quá nhiều nữa rồi. Nhìn vào tỷ lệ phim sản xuất thì ta có thể thấy điều đấy. Xin hãy đặt vấn đề và xin đừng nhìn những tác phẩm văn hóa nghệ thuật như tội phạm tiềm năng. Xin hãy nhìn nó như là một cơ hội mang đến một cái nhìn văn hóa.

    Tọa đàm trực tuyến: "Nông thôn luôn là chốn nuôi dưỡng giá trị văn hóa của dân tộc" - Ảnh 2.

    Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia tọa đàm trực tuyến "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" do Báo điện tử Dân Việt tổ chức!

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Đúng là chúng ta đang có tình trạng "nhập siêu về văn hóa". Chúng ta dùng sản phẩm của nước ngoài nhiều quá dù đó cũng xuất phát từ tư tưởng phát huy truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa nhân loại. Tuy nhiên, trong đó có  nhiều cái không tốt, không phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam nhưng chúng ta vẫn bê nguyên xi.

    Điện ảnh hiện nay, cứ mở các kênh truyền hình mà kênh nào cũng có một vài phim nước ngoài. Tôi nghĩ phải có sự điều chỉnh. Đưa văn hóa Việt Nam ra nước ngoài thì phải chấn hưng nền công nghiệp văn hóa, xây dựng và phát triển. Nếu không mạnh thì làm sao chống được văn hóa bên ngoài, xâm lăng về các sản phẩm văn hóa, sản phẩm văn hóa độc hại. Nền văn hóa Việt Nam muốn vững mạnh và phát triển bền vững thì phải có nguồn lực của mình. Khi du nhập văn hóa bên ngoài về chắc hẳn sẽ có cái tốt và chưa hẳn đã tốt. 

    Trong văn học nghệ thuật thì Hội đồng Lý luận Trung ương đang xây dựng đề án về dịch thuật Quốc gia. Hiện nay, sách vở đưa ra bên ngoài rất hạn chế. Có khoảng 20 năm Việt Nam không có tác phẩm nào dịch sang tiếng Nga. Sau 20 năm mới nhận ra và điều chỉnh.

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến: "Nông thôn luôn là chốn nuôi dưỡng giá trị văn hóa của dân tộc" - Ảnh 1.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Chúng ta đã có 10 năm cho cuộc vận động hiệu quả "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tôi từng phát biểu: "Chúng ta hãy thay đổi tâm thế đi, hàng Việt Nam phải chinh phục người Việt Nam, trước khi nghĩ tới các thị trường khác".

    Một câu chuyện khác đó là: Liệu 100 năm nữa, dấu tích của chúng ta để lai cho tương lai còn gì không? 

    Những chiếc giấy khen, bằng khen còn giữ được không sau 30 năm, trong khi những sắc phong truyền thống tồn tại mãi mãi. Chúng ta có truyền thống giấy phù hợp với môi trường Việt Nam, tại sao không làm? Tại sao không công nhận di tích như những sắc phong ngày xưa. Nếu không nghĩ từ những chuyện nhỏ thì đừng nghĩ tới việc lớn. 

    Ngành văn hóa cũng cần nhìn lại các di sản của chính mình. Nơi nào cũng công nhận di sản nhưng chúng ta có nuôi dưỡng, giữ gìn và phát huy được không, nhất là trong thử thách về lợi ích.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Khi giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, tôi am hiểu về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và với các trường hợp cụ thể, tôi sẽ nhìn nhận ở góc độ nghệ thuật. Có một số trường hợp, một nghệ sĩ ở thời điểm năm 17 tuổi có hành động khá bồng bột và có thể gọi là dại dột. Cụ thể, nghệ sĩ ấy ký tên lên một quả bom. Sau đó, nhiều người cho là nghệ sĩ này không xứng đáng nhận danh hiệu NSND. Điều đáng nói là sau khi giải phóng miền Nam, nghệ sĩ ấy được Nhà nước cử đi học ở nước ngoài và khi trở về đã đào tạo ra một thế hệ nghệ sĩ rất tốt. Những đóng góp của nữ nghệ sĩ ấy rất xứng đáng. Cho nên, tôi nghĩ đừng lấy bồng bột, dại dột ở tuổi 17 của người khác để "soi" mà phải xét ở cả một quá trình rất dài.

    Đến sự việc 5 nghệ sĩ cao tuổi ở TP.HCM, trong đó có nghệ sĩ Lý Huỳnh - bố của diễn viên Lý Hùng. Thực tế, các nghệ sĩ này không có huy chương vàng, huy chương bạc đủ điều kiện xét tặng danh hiệu. Tôi cho rằng, họ là những nghệ sĩ bậc thầy đã đào tạo rất nhiều những NSƯT, NSND. Cuối cùng, 5 người này được công nhận là NSND.

    Tôi cũng cho rằng, khi xét danh hiệu đối với một người đã cống hiến cho nghệ thuật thì huy chương chỉ là một yếu tố. Nhiều khi chúng ta máy móc và làm theo quy định. Tôi nghĩ, hiện tại chúng ta có thể đề ra ba rem cụ thể. Đó là những nghệ sĩ nào nằm ở trên ba rem của việc xét danh hiệu thì đương nhiên họ sẽ đạt điều kiện đạt danh hiệu NSƯT, NSND. Việc xét danh hiệu cho các nghệ sĩ cần khoa học, nhân văn. Nếu chúng ta làm những người bị trượt danh hiệu NSƯT, NSND một cách oan uổng thì sẽ làm cho họ mất đi động lực để sáng tác, cống hiến.

    Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: Tôi cũng có một ý kiến nhỏ về chuyện này. Cảm giác như tôi ở bên lề, không thuộc hệ thống này. Tôi nghĩ chỉ khi nào mình làm các nghiên cứu hoặc các sự kiện liên quan thì mình cũng nhìn các tác phẩm của các nghệ sĩ đã được ghi nhận trong giai đoạn lịch sử đó như thế nào. Tôi thấy sự công nhận của Nhà nước đối với một nghệ sĩ có giá trị theo thời điểm. Điều này nói lên câu chuyện về lịch sử quốc gia, nền văn hóa và có tác động nhiều chiều đến người sáng tác. 

    Với người trẻ như tôi không biết nên buồn hay vui nhưng hoàn toàn nằm ngoài và tôi tự hỏi, có bao giờ chúng tôi được hỏi đến. Chúng tôi đã lao động và nếu như chúng tôi là vận động viên có huy chương vàng thì rất vui, được khích lệ. Tuy nhiên, bản thân là nhà làm phim nên nếu được giải thưởng lớn ở liên hoan phim lớn thì cũng không bao giờ được tính đến.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Thực ra, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này chỉ bàn tới văn hóa ở tầm khái quát nhất, còn những vấn đề chuyên sâu chắc sau đó mới tiếp tục triển khai. Khi tôi nói về nông thôn hiện nay, văn hóa của làng xã ở Việt Nam gần đây đó là sự tích lũy hàng nghìn năm, có những cái rất đẹp như cây đa, bến nước, sân đình... Tôi về Nam Đàn (Nghệ An) thấy các xã xây dựng một cái cổng sắt thép. Tôi bảo với mọi người, chúng ta có thể dùng tiền đó để trồng một cây đa cho đẹp, đừng làm cổng sắt vì sẽ làm hỏng hết hình ảnh của làng. Mái đình mà làng nào còn giữ được thì chúng ta phải giữ gìn và trùng tu. Chúng ta cần có sự vào cuộc của cơ quan, đoàn thể. Bên cạnh đó, cần có những kiến trúc sư có cách nhìn nhận phù hợp với văn hóa Việt Nam để họ đứng ra quy hoạch. 

    Tôi cho rằng, đầu tư điện, đường, trường, trạm vào nông thôn hiện nay là rất tốt. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu về quy hoạch chung. Bê tông hóa quá nhiều và thiếu cây xanh, không gian chung. Quy hoạch về các cơ sở vật chất chung vẫn cần có quy hoạch từ trước.

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến: "Nông thôn luôn là chốn nuôi dưỡng giá trị văn hóa của dân tộc" - Ảnh 1.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc và PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ. (Ảnh: Phạm Hưng)

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Dùng câu này không biết có quá không, nhưng có lẽ "nông thôn đang bị bỏ rơi". 

    Di sản cũ bị phá bỏ, cái mới thì không bền vững, căn bản. Trong lần đầu tiên nói chuyện với các kiến trúc sư, Bác Hồ đã khẳng định: Phải lo nhà cho những người nông dân. Người cũng vận động trồng cây để dựng nhà cho người dân sau chiến tranh, trong đó Người chỉ rõ cây nào làm nhà, cây nào làm cột. Thế nhưng, nông thôn hiện tại đang phát triển tự phát, chúng ta không trách anh em kiến trúc sư, đây là vấn đề của sự định hướng. 

    Đất nước đã đi qua một chặng đường dài của chương trình "Nông thôn mới", nhưng gần như không nhắc tới việc bảo vệ di sản. Tôi lấy ví dụ: "Tại sao không biến ngôi đình trở thành trung tâm văn hóa mà lại làm thêm nhà văn hóa?" Tôi nghĩ dù đất nước phát triển tới đâu đi chăng nữa nhưng nông thôn vẫn là không gian lớn nhất. 

    Đây là chốn hậu cần, nuôi dưỡng giá trị văn hóa của dân tộc và khi trải qua dịch bệnh, chiến tranh càng thể hiện rõ. Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần này, nếu không bàn tới nông thôn thì tôi cho sẽ là một lỗ hổng lớn. Truyền thống là sự phát triển nhưng phát triển như thế nào, đó là câu chuyện chúng ta phải bàn.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Tôi nghĩ rằng, người làm ở bất kỳ lĩnh vực nào chắc chắn phải chịu khó học tập, học trong trường học và trường đời, học qua đồng nghiệp để tích lũy kiến thức và tri thức, kỹ năng trong lãnh đạo quản lý. Trong kinh tế lãi và lỗ rõ ràng. Có thể thắng lợi hàng nghìn tỷ nhưng cũng có thể đứng trước vành móng ngựa.

    Tuy nhiên, trong văn hóa thì hậu quả không thể đo đếm được nhưng cả xã hội đều có thể nhìn thấy. Ảnh hưởng xấu của lĩnh vực này liên quan đến văn hóa và con người và tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng rất lâu dài. 

    Tôi cho rằng, từ kinh nghiệm của mình, muốn hiểu thì phải có sự am hiểu và kiến thức nhất định. Trong văn hóa mà "tay không bắt giặc" là không làm được. Ngay cả tham mưu cũng phải đi liền với lý trí, kinh nghiệm và tri thức. Nếu không thể tham mưu chính xác 100% thì cần phải khách quan và trung thực với công việc. 

    Tôi từng được giao quản lý công tác báo chí xuất bản, văn hóa văn nghệ khi làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Trong các tình huống, tôi đều cố gắng xử lý theo hướng nhân văn nhất. Người làm quản lý, có làm thì có sai và khi sai thì ta phải nhìn nhận và có thái độ đúng mực, tránh thô bạo với cái sai. 

    Trong lĩnh vực văn hóa, phương pháp quản lý thông minh và am hiểu sẽ tạo được sự đồng thuận lâu dài. Áp đặt chỉ đạt được hiệu quả nhất thời. Chúng ta phải nhìn thấy cái được và mất, bên nào nhiều hơn. Nếu cái mất nhiều hơn thì ta không đi theo hướng đó vì điều này khó đong đếm một cách chính xác những gì chúng ta xử lý.

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Vai trò của văn hóa là soi rọi, xây dựng một xã hội mới" - Ảnh 1.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ. (Ảnh: Phạm Hưng)

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Nhà quản lý sẽ là bà đỡ, hoặc người giết yểu sự sáng tạo. Lĩnh vực văn hóa rất đặc thù, nó hoàn toàn khác với kinh tế khi không đong đếm được. Cũng bởi vậy đội ngũ quản lý văn hóa phải tương đối đặc biệt, họ cần có những yêu cầu, tố chất riêng, tôi không nói cao hơn hay thấp hơn mà họ phải có tố chất đặc thù. 

    Nhìn lại lịch sử, chúng ta có thể thấy nhiều trí thức không học ngành văn hóa nhưng họ lại  có những dấu ấn sâu sắc trong việc quản lý văn hóa như: Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám… Tôi cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận lại trong việc sắp xếp, đánh giá cán bộ, đặc biệt cán bộ lĩnh vực văn hóa.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin nhắc lại hai nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ I. 

    Trước hết, Cụ Hồ khẳng định, văn hóa phải là chính trị, nhưng chính trị ở đây không phải là buộc người dân yêu chủ nghĩa xã hội, mà văn hóa phải đi vào tâm lý quần chúng, văn hóa chống lại tham nhũng, phù hoa, xa xỉ, lười biếng. 

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Vai trò của văn hóa là soi rọi, xây dựng một xã hội mới" - Ảnh 1.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc.

    Vấn đề thứ hai là trách nhiệm với tương lai. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ. Người kêu gọi các nhà văn hóa Việt Nam: "Hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng". 

    Tôi cho rằng, muốn phát triển văn hóa phải có đội ngũ tốt, người làm văn hóa quan trọng, người quản lý văn hóa còn quan trọng hơn. Tôi nói ví dụ như trong luật điện ảnh tôi từng tham gia góp ý xây dựng có một câu "không xuyên tạc lịch sử", thế nhưng như thế nào là xuyên tạc lịch sử, chuẩn nào là xuyên tạc và chuẩn nào là không xuyên tạc... Điều này cần năng lực của người quản lý để tránh giết chết sự sáng tạo của các nghệ sĩ.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Rõ ràng văn hóa đang bị biến dạng bởi những lợi ích vật chất, lợi ích thương mại. Chúng ta có hàng ngàn lễ hội và những lễ hội nào có ý nghĩa, lễ hội nào nên duy trì thì chúng ta phải phân biệt. 

    Tôi cũng muốn nói về di sản văn hóa ở Việt Nam ở sàn đấu giá quốc tế. Chúng ta có thể chưa có điều kiện để thu hồi về, nhưng chúng ta phải biết đó là gì. Có những bức tranh rất đáng giá về ý nghĩa lịch sử mà chúng ta không mua nổi, may mắn là có những Việt kiều giúp sức nên đã thu hồi được. Việc chưa thể thu hồi những di sản văn hóa bằng pháp lý, hoặc bằng tiền bạc theo tôi là sự lãng phí, mất mát rất lớn.

    Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: Tôi cũng xin nói thêm về vấn đề di sản của chúng ta ở nước ngoài. Thực tế, chúng ta phải có động lực bảo vệ, thu hồi những di sản này về. 

    Ở lĩnh vực điện ảnh, chúng ta còn từ chối về mặt quốc gia trên tác phẩm điện ảnh. Có trường hợp một số tác phẩm điện ảnh khi đi ra những liên hoan phim quốc tế thì bị những "văn bản đuổi theo" thu hồi bộ phim đó về. Đây là một cách ứng xử khiến cho điện ảnh có bị thiệt thòi quá hay không. 

    Tôi nghĩ rằng, điện ảnh còn bị ứng xử như vậy thì sẽ mãi nằm trong sự an toàn. Đó là cách đối xử không công bằng với điện ảnh mà tôi nghĩ là ngành di sản tư liệu. Bộ phim làm ra có sức lan tỏa, đem hình ảnh con người Việt Nam ra thế giới bên ngoài. Đâu đó vẫn có những tác phẩm gây tranh cãi nhưng tác phẩm đó không có nghĩa phải bị xóa ngay.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Tôi muốn trao đổi với đạo diễn Hoàng Điệp về ý kiến trên. Tất nhiên, khi Luật Điện ảnh trong phạm vi có hiệu lực thì tại thời điểm đó chúng ta phải chấp nhận quy định đó. Sau này, luật sử đổi thì mong muốn và đề xuất của chúng ta. 

    Ở trường hợp phim "Vị", tôi không có ý kiến cụ thể nhưng tôi nắm được thông tin từ các cơ quan chức năng. Bản thân tôi cho rằng, tác phẩm điện ảnh và văn hóa nghệ thuật có thể phản ánh hiện thực tăm tối và tiêu cực nhưng phải mang tính chất là hướng đến cái thiện và những điều tốt lành. Đây mới được coi là giá trị cao nhất của tác phẩm. Dù con người có bị đọa đày, văn học hiện thực trước 1945 với hình ảnh chị Dậu phải bán chó đi nhưng hình ảnh "đói cho sạch, rách cho thơm" vẫn còn đọng lại với những giá trị nhân văn. Dẫu sao tác phẩm văn học nghệ thuật suy cho cùng vẫn cần phải bám theo những tốt đẹp. 

    Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: Tôi bất ngờ khi buổi tọa đàm trực tuyến do báo Dân Việt tổ chức hôm nay lại cởi mở như thế này. Bản thân tôi cũng không nghĩ chú Quốc và anh Kỷ sẽ nói những câu chuyện cụ thể như vậy. 

    Về câu chuyện Hãng phim truyện Việt Nam, tôi muốn nói ví dụ thực tế cụ thể là chúng tôi đang làm chương trình "Lưu trú điện ảnh" 5 năm mới tổ chức một lần với kinh phí nhỏ từ các quỹ phi Chính phủ và phải tự chi phí bỏ ra. 

    Tôi mời tất các các nhà làm phim đến cùng phát triển dự án, mô hình như nước ngoài là Chính phủ hỗ trợ, còn mình tự làm, nhưng phải đi tìm địa điểm để tổ chức. Và nếu tôi không đi tìm địa điểm để tổ chức thì không thấy được rằng tại Hà Nội lại bị quá thiếu không gian cho văn hóa và sáng tạo. 

    Tọa đàm trực tuyến: "Nông thôn luôn là chốn nuôi dưỡng giá trị văn hóa của dân tộc" - Ảnh 1.

    Trước kia, tôi rất tự tin khi có 2 trung tâm "Ơ kìa Hà Nội". Câu chuyện "Ơ kìa Hà Nội" phải đóng cửa vì người cho thuê hỏi "Tại sao Ơ kìa không tập trung vào bán trà, cà phê mà cứ đi làm sự kiện văn hóa, rối ren, đáng ngại?". Tôi phải đặt câu hỏi là "Văn hóa nghệ thuật thì cái sự lo sợ của các anh chị là gì?". Nỗi sợ hãi mơ hồ đấy khiến cho tôi phải đóng cửa dù sự kiện tôi làm đều gửi thông tin cho báo chí, các sự kiện điện ảnh đều có cơ quan an ninh kiểm soát, nhưng phải đóng cửa. 

    Ngày nay, chúng ta cũng có nhà văn hóa nhưng ở sâu, quá bé, rất khó tìm đến. Chúng tôi biết trông chờ vào đâu nếu muốn tìm các không gian văn hóa. Các khu nhà máy thì luôn là dự án bất động sản trong tương lai còn ở đây là bài toán lợi ích, văn hóa mơ hồ và khó quá. 

    Tôi cho đó là vấn đề trầm kha của văn hóa quốc dân. Văn hóa soi đường cho cả nhà đầu tư, cho nhà quản lý... Soi đường cho quốc dân là tất cả mọi người phải nhìn thấy mình trong chữ quốc dân đó, phải chịu trách nhiệm với điều đó thay vì mọi người cứ núp sau từ "quốc dân" để không phải chịu trách nhiệm cho việc mình làm. 

    Tọa đàm trực tuyến: "Nông thôn luôn là chốn nuôi dưỡng giá trị văn hóa của dân tộc" - Ảnh 2.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ và Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. (Ảnh: Phạm Hưng)

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Tôi xin nói thêm, khi đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp có nói đến Hãng phim truyện Việt Nam tại số 4 Thụy Khuê, đương nhiên cũng có chút liên quan đến tôi. Bởi cách đây 3 năm khi còn là đương kim Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi cũng đề nghị chuyển giao Hãng phim truyện Việt Nam tại số 4 Thụy Khuê cho phía bên tôi quản lý. Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta đang bàn và trước ngưỡng Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 3 diễn ra, việc doanh nghiệp rút cổ phần khỏi Hãng phim vẫn còn chưa xong.

    Bản thân tôi cũng gặp nhiều đạo diễn, diễn viên của Hãng phim truyện Việt Nam, họ nói với tôi: "Nếu Đài truyền hình Việt Nam có thể nhận Hãng phim truyện và làm sống dậy Hãng phim thì tốt quá!".

    Trong đầu tôi cũng nghĩ rằng, bằng tiềm lực của Đài lúc đó, khi anh chị em nghệ sĩ chuyển về chúng tôi sẽ giúp họ có công ăn việc làm, vấn đề thu nhập của mọi người cũng có thể được giải quyết. Bởi, thực tế nhiều nghệ sĩ nhận lương một tháng chỉ được mấy triệu và còn bị nợ nần.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Tôi thấy đây là một điều rất thú vị. Hệ thống thiết chế văn hóa cần có sự quy hoạch chung của đất nước. Nhưng chúng ta bị cái tâm lý sản xuất nhỏ. Chỉ cần nhìn ở làng xã, có thể thấy "mạnh ai nấy làm", nhà cao nhà thấp. 

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Vai trò của văn hóa là soi rọi, xây dựng một xã hội mới" - Ảnh 1.

    Cơ quan Nhà nước xây dựng kiến trúc, mỹ thuật để tư vấn cho họ có nên làm nhà ống hay làm nhà cấp bốn… 

    Chúng ta xây dựng thiết chế văn hóa thiếu và thừa. Thiếu vui chơi cho trẻ em, ở đô thị quỹ đất cho các công trình này là không có. 

    Không chỉ là đô thị, khi tôi được luân chuyển làm Bí thư Huyện ủy Nam Đàn – Nghệ An thì ngay ở đây cũng có những xã họ sống chật chội như ở đô thị. Không còn đất để làm khu vui chơi cho trẻ em, chỉ có quỹ đất nông nghiệp. Chúng ta có quá nhiều hội trường, chỉ sử dụng vài lần một năm. Nhưng thiếu một nhà văn hóa trong khu dân cư dùng chung cho mọi người.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Thực ra, chúng ta đều nhận thức được tất cả bất cập. Văn hóa đặt ngang hàng với kinh tế, xã hội nhưng trong thực tiễn, văn hóa bị cho là cái gì đó hơi yếu thế. Chúng ta biết các Nghị quyết thể hiện đường lối văn hóa của Đảng và khi xây dựng đều làm kỹ tới từng dấu chấm, rất công phu. Tuy nhiên, để Nghị quyết đi vào cuộc sống cần có pháp luật, thể chế hóa đường lối của Đảng qua các Nghị quyết và những điều này vẫn còn yếu. 

    Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần lần này sẽ bàn đến những vấn đề này. Tôi cho rằng, trong đường lối, quan điểm chủ trương của Nhà nước phải có đội ngũ làm văn hóa, tham mưu giúp việc để đưa Nghị quyết đường lối, chính sách vào cuộc sống nhân dân một cách thiết thực. Hiện tại, đội ngũ làm văn hóa của chúng ta từ cấp cao cho tới cơ sở chưa được coi trọng. Phải quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và bố trí cán bộ về văn hóa. 

    Trồng người là sự nghiệp trăm năm nên ta phải xác định rằng, văn hóa – nghệ thuật là 2 mảng đỉnh cao và đại chúng. Đỉnh cao là tri thức, văn nghệ sĩ sáng tạo ra các giá trị tinh thần. Văn học nghệ thuật là một bộ phận quan trọng và đặc biệt tinh tế của văn hóa. 

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Vai trò của văn hóa là soi rọi, xây dựng một xã hội mới" - Ảnh 1.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ.

    Chúng ta hay nói tới nhiệm vụ văn hóa là những sáng tạo của con người và mục đích của văn hóa là xây dựng con người. Về nhân cách, đạo đức, tâm hồn thì chỉ có văn hóa, nghệ thuật đóng vai trò quan trọng. Một tác phẩm có thể tác động vào tâm hồn và nhận thức. Bản nhạc, bài thơ đi cùng năm tháng vì bắt được nhịp của thời đại, con người và hồn cốt của dân tộc. Trong nghệ thuật có tính đỉnh cao đặc thù thì phải cử người ra nước ngoài để học tập. 

    Chúng ta có thế hệ đi trước để học tập thì bây giờ không có lý do gì lại không thể. Và kinh phí đặc thù chứ không phải là chỉ quan tâm tới từng đồng nhỏ. Việc này cần đội ngũ lãnh đạo về văn hóa từ trung ương tới địa phương phải được đào tạo để họ có trình độ và tâm huyết để họ trăn trở cùng văn hóa. 

    Chuyện cử người "Không làm được gì thì làm văn hóa" là phổ biến. Chúng ta không chỉ nói tới vấn đề khai phóng truyền thống dân tộc, Việt Nam tiếp nhận tinh hóa văn hóa của thế giới. Cả nghìn năm Bắc thuộc, ông cha ta vẫn lấy cái tốt đẹp của người ta thành cái của mình. Mình có bản lĩnh văn hóa Việt Nam, sức đề kháng văn hóa Việt Nam đã có hàng nghìn năm bồi đắp nên không cần phải lo.

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Vai trò của văn hóa là soi rọi, xây dựng một xã hội mới" - Ảnh 2.

     

    Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: Tôi cảm thấy có một số vấn đề trong nền điện ảnh hiện hay được nhắc đến những câu như: "Có một nền điện ảnh tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Vai trò của văn hóa là soi rọi, xây dựng một xã hội mới" - Ảnh 1.

    Chúng tôi rất quan trọng chuyện kế thừa. Tôi cũng vừa nghe anh Nguyễn Thế Kỷ nói là "chấn hưng văn hóa", có nhắc ý quan trọng đổi mới văn hóa.

    Tôi nghĩ trong điện ảnh có vấn đề là sự đổi mới quá ít khi được đề cập đến. Nếu có được đề cập đến thì chỉ được đề cập chứ không được thực hành. 

    Nếu như có ai có sự háo hức với đổi mới điện ảnh thì sẽ bị dập tắt theo hình thức này hoặc khác. Tôi cho rằng, cần có sự chấn hưng thì điện ảnh thực sự được mới với tất cả tiềm năng vốn có nó.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Đúng như anh nói, các hiện tượng xảy ra đều do biến đổi chung của xã hội. Những giá trị cũ ta gìn giữ bao nhiêu năm tất nhiên sẽ phải thay đổi. Truyền thống không phải là những gì cũ kỹ, truyền thống sẽ có sự thay đổi mỗi ngày. 

    Tôi cho rằng, có thời kỳ xã hội duy ý chí, chúng ta muốn áp đặt giá trị mới, xóa bỏ giá trị cũ, điều này vô hình chung tạo sự hỗn loạn. Từ xã hội nông thôn, tiểu nông chuyển lên xã hội công nghiệp hóa, chúng ta không thể theo sát được. Chúng ta phá bỏ đi cái cũ nhưng lại loay hoay trong việc xây dựng cái mới. Kiến trúc nông thôn, quy hoạch nông thôn hoàn toàn bị buông lỏng. 

    Vấn đề đặt ra chính là, chúng ta quá nhiều giá trị hạ tầng, quên lãng đi giá trị thượng tầng. Trong đó, văn hóa nông thôn chứa đựng nhiều nguy cơ nhất, sự xuống cấp của văn hóa nông thôn phá hủy đi nhiều giá trị truyền thống nhất.

    PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ: Chúng ta sẽ cần phải bàn về điều này, cần bổ sung hoàn chỉnh hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, con người Việt Nam gắn với giữ gìn văn hóa gia đình. Trong văn hóa chia ra nhiều cung bậc ứng xử, văn hóa chính trị, kinh tế, văn hóa giao thông, ngôn ngữ, văn hóa học đường…

    Nhiều phạm vi dành cho các nhóm đối tượng khác nhau. Ví dụ như khi xảy ra xung đột từ va chạm giao thông ta có thể giải quyết bằng cách hòa hiếu với nhau. Tất cả bắt nguồn từ những phẩm chất tốt đẹp, khoan dung của người Việt Nam.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Khi nhắc tới từ "chấn hưng" rõ ràng chúng ta đang thừa nhận rằng đang có sự sa sút nhất định trong lĩnh vực văn hoá. Sự phát triển về kinh tế, chính trị không đi đôi với sự phát triển trong lĩnh vực văn hóa. 

    Nhiều tư duy đi ngược lại giá trị cũ, điển hình như việc "nuôi lợn hai chuồng", "trồng rau hai vườn", thứ gì độc hại đẩy cho khách hàng, điều đó hoàn toàn không có trong xã hội truyền thống. Trong đời sống văn hóa hiện tại, ta không né tránh yếu tố lợi ích, nhưng làm sao để hài hòa những lợi ích đó.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Trong các phiên họp của Quốc hội, có những đại biểu cho rằng, đang có thụt lùi trong lĩnh vực văn hóa. Tôi cho rằng, chúng ta có sự phát triển, nhưng sự phát triển đó không bền vững. Chúng ta có những thay đổi nhưng những bước đi không lâu dài, do cách thức của chúng ta quản lý. Ví dụ như sách giáo khoa, chúng ta đầu tư không nhỏ nhưng tại sao vẫn chưa ổn định? 

    Tôi cho rằng, điều quan trọng vẫn là giải bài toán lợi ích, bởi bài toán này đang chi phối nhận thức của toàn bộ xã hội. Điều này phụ thuộc rất lớn vào các nhà quản lý. 

    Gần đây, Đảng có một văn kiện về việc bảo vệ những người dám "xé rào". Tôi cho rằng, trong đó những người làm văn hóa, nghệ thuật là quan trọng nhất. Làm văn hóa quan trọng nhất vẫn chính là thay đổi nhận thức xã hội.

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Vai trò của văn hóa là soi rọi, xây dựng một xã hội mới" - Ảnh 1.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc.

     

    Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: Khi tôi tốt nghiệp Đại học, điện ảnh tư nhân đã có rồi. Và dần thay thế phim đặt hàng bao cấp Nhà nước, điện ảnh không còn như trước đây phải thể hiện chủ trương chính sách mà phải thể hiện đời sống, bao gồm cả chính trị - xã hội tác động đến mình. Khi có sự chuyển hóa, khi mình có trầm tích văn hóa với sự sáng tạo của mình thì những điều đó sẽ dẫn dắt cho mình làm tác phẩm. Câu chuyện này không chỉ với điện ảnh. 

    Khi đi xem vở diễn của anh Nguyễn Thế Kỷ, tôi ngạc nhiên là tại sao sân khấu được đổi mới thế, được tích hợp rất nhiều thứ còn điện ảnh thì không được như vậy, chậm chân thua thiệt hơn. Khi được lời mời tham gia tọa đàm trực tuyến "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" do Báo điện tử Dân Việt tổ chức, tôi xúc động vì nghĩ mình nên ở đây để được nghe nhiều hơn, hỏi nhiều hơn. Nếu thực sự là văn hóa soi đường, nghệ sĩ cũng là quốc dân.

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Vai trò của văn hóa là soi rọi, xây dựng một xã hội mới" - Ảnh 1.

    PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ. (Ảnh: Phạm Hưng

    PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ: Việt Nam đã có những bước phát triển trong 10 - 15 năm gần đây về điện ảnh. Điều này xuất phát từ việc các nhà điện ảnh trong nước đón nhiều Việt kiều, nhà sản xuất, quay phim, đạo diễn và công nghệ làm điện ảnh nước ngoài. Họ đưa làn gió mới, nhân lực mới vào điện ảnh Việt Nam.

    Phải nói rằng, sự hội nhập của điện ảnh Việt Nam đã đi được một bước đáng mừng. Mong muốn của chúng ta là làm sao điện ảnh là một nền công nghiệp tại nhiều nước khác nhau. Lần này, chúng ta nêu ra phát triển công nghiệp văn hóa sẽ rất đa dạng như âm nhạc, phương thức sản xuất nghe nhìn, bản quyền dịch vụ văn hóa, du lịch… 

    Nhìn nhận lại quá trình phát triển công nghiệp văn hóa có điện ảnh là chắc chắn. Sau hội nghị này sẽ có những kết luận rất quan trọng để xây dựng nền công nghiệp điện ảnh không chỉ về đội ngũ, kỹ thuật mà còn góp phần làm kinh tế. Gần đây, có những tín hiệu tốt về việc này nhưng đây mới chỉ là bước đi ban đầu, tôi cần nhận ra các hạn chế cần khắc phục.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Nếu nói nội hàm của văn hóa khi diễn ra Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất thì biểu trưng rõ ràng nhất chính là lòng yêu nước. Cho tới ngày hôm nay, mục tiêu bảo vệ độc lập chủ quyền vẫn nguyên vẹn, ngoài ra còn là sự độc lập về chính trị, kinh tế, độc lập về văn hóa… 

    Tôi cho rằng, chữ "soi đường" vô cùng chính xác, nó dễ hiểu, gần gũi, đơn giản, nhưng tính phát quang lâu dài.

    Tọa đàm trực tuyến: "Nông thôn luôn là chốn nuôi dưỡng giá trị văn hóa của dân tộc" - Ảnh 1.

    Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp. (Ảnh: Phạm Hưng)

    Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp: Tôi nhận ra rất nhiều tầng nghĩa trong câu nói của Hồ Chủ tịch. Bằng tuổi đời và trải nghiệm của mình, tôi cũng thực sự chưa để tâm những điều anh Kỷ và chú Quốc vừa nói. Lứa tuổi 8x của tôi may mắn thụ hưởng, thực hành văn hóa khác với giai đoạn trước. 

    Nhìn vào tiến trình lịch sử như hai anh vừa nói, văn hóa như là một mặt trận được coi như việc đấu tranh, nhưng đến giai đoạn chúng tôi thì khác. Nếu soi đường như ánh sáng ngọn đuốc, chiếu trên một con đường định sẵn, đã được kiểm tra và giờ mới đi theo thì không giống mường tượng của tôi.

    Tôi nghĩ văn hóa là thứ ở trong mình, sinh ra mình đã có ở trên mảnh đất này, được thấm và sống. Mình được chuyển hóa một cách tự nhiên bằng tác động nhỏ nhẹ qua gia đình, tuổi thơ, giáo dục, nhà trường... Ở thế hệ trước thì đó là tác động của cuộc chiến, biến thiên của lịch sử rất lớn. 

    Trên con đường thực hành văn hóa, chúng ta không chờ đợi đi theo con đường chỉ sẵn, con đường an toàn không giống với cách hiểu chung. Văn hóa phải là cái ngấm và thấm bên trong, còn phải hiểu theo nghĩa khác, soi chiếu của nội tâm, người thực hành văn hóa bằng trầm tích văn hóa đa dạng có sự biến thiên xảy ra xung quanh đời sống xã hội của họ. Bản thân họ sẽ tự tạo ra trầm tích mới trong thế hệ của họ. Nếu như có sự soi đường thì phải là soi đường nội tại bản thân họ phải thấm điều đó chứ không phải ai nói có đường sẵn đây, mọi người đi đường này đi.

    PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ: Tôi là thành viên Ban Chỉ đạo và trong nhóm đảm nhận tổ chức nội dung sự kiện của Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Chúng tôi tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Trực tiếp khoảng 550 đại biểu, các lãnh đạo các ban, bộ ngành, đoàn thể. Trực tuyến tới tận các tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã, làng/bản. Như vậy, số lượng dự Hội nghị chắc chắn rất nhiều. Muốn để các lãnh đạo ngay từ cấp quận/huyện/phường/xã hiểu được nội dung chính của Hội nghị. 

    Tôi được biết, cho đến nay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đến dự và có phát biểu chỉ đạo Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Tổng Bí thư chuẩn bị rất công phu và cũng gửi tham khảo ý kiến của chuyên gia văn hóa hàng đầu. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, hầu hết các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều tham dự. 

    Như vậy, ta có thể thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với Hội nghị này. Vấn đề nội dung chỉ diễn ra trong một ngày cũng có "thòm thèm" vì nhiều người muốn được bày tỏ quan điểm. Tôi đề nghị với các đơn vị tham luận không nên đưa các bản báo cáo thành tích. Vấn đề lớn ta cần là sự đồng tình, vấn đề gì cần trao đổi để tháo gỡ vướng mắc, yếu kém có thể bàn bạc và điều chỉnh. 

    Đây là cuộc tổng kết của Nghị quyết của Đảng. Hội nghị này không bàn kỹ về một mảng nào đó. Chủ yếu là bàn tới văn hóa theo hướng hẹp hơn so với nghĩa rộng của văn hóa. 

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Vai trò của văn hóa là soi rọi, xây dựng một xã hội mới" - Ảnh 1.

    Chương trình tọa đàm trực tuyến có chủ đề "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" diễn ra tại báo điện tử Dân Việt. (Ảnh: Phạm Hưng)

    Tôi tin tưởng là sau Hội nghị này sẽ có một bước chuyển về văn hóa. Văn hóa không phải là kèn trống, hoạt động bề nổi mà phải đi vào tư duy, tư duy văn hóa. Đường lối của Đảng, Nghị quyết, thể chế hóa bằng pháp luật và chính sách của Nhà nước, cần nguồn lực, vật chất và chất lượng cán bộ. Đội ngũ làm văn hóa như thế nào. 

    Tôi cho rằng, hình như là văn hóa nguồn lực chưa thực sự phù hợp, cán bộ mà không tốt và hiểu biết thì có ngấm nhiều cũng không làm tốt được. Thể chế hóa rất quan trọng, muốn phát triển, ta phải định hướng ra sao, cuộc sống bức xúc cần phải điều chỉnh thế nào trên cơ sở tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ I, Bác Hồ có nói: Phương Tây có cái gì tốt thì ta học để làm giàu cho văn hóa của nước ta.

    Trong dự thảo báo cáo có nói cố gắng khắc phục nhược điểm của người Việt Nam. Nhìn nhận các khuyết điểm cụ thể. Ý thức thượng tôn pháp luật của chúng ta kém và hạn chế. Thực thi dân chủ rất quan trọng đối với văn hóa.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Trước hết phải nói rằng, trong tiến trình cách mạng dân tộc, chúng ta thường quên nhắc tới vai trò của văn hóa, dù đây là yếu tố tiên phong và vô cùng quan trọng. Ngay khi thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bác Hồ đã nói về công tác tuyên truyền là chính yếu và phải đánh thức lòng yêu nước trong dân chúng. 

    Đề cương về văn hóa Việt Nam là văn kiện chính thức đầu tiên của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ, phân tích đúng đắn tình hình đời sống văn hóa dưới ách thống trị của Pháp - Nhật, vạch ra đường lối văn hóa cách mạng và những nhiệm vụ trước mắt, tiến tới xây dựng nền văn hóa dân tộc, nhân dân. 

    ĐANG DIỄN RA: Tọa đàm trực tuyến "Vai trò của văn hóa là soi rọi, xây dựng một xã hội mới" - Ảnh 1.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc.

    Trong đó vạch ra những yếu tố cơ bản, luôn chính xác là dân tộc, khoa học, đại chúng. Rất nhiều sự kiện văn hóa đã diễn ra và đánh thức quần chúng ngay khi chúng ta chưa giành được độc lập. Đó là các sự kiện hướng đạo sinh của sinh viên, những bài hát, vở kịch tuyên truyền. 

    Ngay sau 2 tuần giành độc lập, Nhà nước đã tổ

    Popup Image
    ×
    Chia sẻ
    Từ khóa:
    • tọa đàm trực tuyến
    • Văn hoá soi đường cho quốc dân đi
    • giao lưu trực tuyến
    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

    Tin Cùng Chuyên Mục

    Xem thêm
    Danh ca tình nguyện làm 'tiểu tam' ở đỉnh cao danh vọng, hưởng trái ngọt ở tuổi U60

    Danh ca tình nguyện làm "tiểu tam" ở đỉnh cao danh vọng, hưởng trái ngọt ở tuổi U60

    Bài dự thi 'Việt Nam trong tôi”: Chuyện về nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam và người du kích trong bài thơ nổi tiếng

    Bài dự thi "Việt Nam trong tôi”: Chuyện về nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam và người du kích trong bài thơ nổi tiếng

    Duy Khánh và Bùi Công Nam bị 'quật ngã' tại Gia đình Haha

    Duy Khánh và Bùi Công Nam bị "quật ngã" tại Gia đình Haha

    VTV giới thiệu Doãn Quốc Đam và Phương Oanh trong phim giờ vàng

    VTV giới thiệu Doãn Quốc Đam và Phương Oanh trong phim giờ vàng

    Tin Nổi Bật

    MC nổi danh của VTV là kỹ sư nông nghiệp, từng lọt Top 4 gameshow về âm nhạc

    MC nổi danh của VTV là kỹ sư nông nghiệp, từng lọt Top 4 gameshow về âm nhạc

    MC Đinh Tiến Dũng gắn bó và từng hoạt động năng nổ tại trường Đại học Nông Nghiệp trước khi thành danh trên truyền hình.

    Nghệ sĩ Nhân dân Trung Hiếu: “Cố Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh ngoài đời rất nghiêm túc nhưng lên phim lại cực hài hước”

    Văn hóa - Giải trí
    Nghệ sĩ Nhân dân Trung Hiếu: “Cố Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh ngoài đời rất nghiêm túc nhưng lên phim lại cực hài hước”

    Jessica Alba hẹn hò tình trẻ kém 12 tuổi sau ly hôn

    Văn hóa - Giải trí
    Jessica Alba hẹn hò tình trẻ kém 12 tuổi sau ly hôn

    "Anh cả showbiz Hàn" bị tẩy chay khi đòi trở lại sau án ma túy

    Văn hóa - Giải trí
    'Anh cả showbiz Hàn' bị tẩy chay khi đòi trở lại sau án ma túy

    Trung Quốc thẳng tay "trừ khử" phim "nhảm": Cấm siêu nhân phi lý và ngôn tình viển vông

    Văn hóa - Giải trí
    Trung Quốc thẳng tay 'trừ khử' phim 'nhảm': Cấm siêu nhân phi lý và ngôn tình viển vông

    Đọc Thêm

    Tin sáng (28/7): Võ Hoàng Minh Khoa “quay xe” với CLB CAHN?
    Thể thao

    Tin sáng (28/7): Võ Hoàng Minh Khoa “quay xe” với CLB CAHN?

    Thể thao

    Võ Hoàng Minh Khoa “quay xe” với CLB CAHN?; Antony có thể đến Saudi Pro League chơi bóng; PSG sẵn sàng bán Donnarumma; Liverpool vẫn quan tâm đến Anthony Gordon; Mauro Icardi khởi kiện Wanda Nara.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Đà Nẵng: Chủ tịch xã, phường phải chịu trách nhiệm nếu để dịch tả lợn châu Phi lan rộng
    Nhà nông

    Đà Nẵng: Chủ tịch xã, phường phải chịu trách nhiệm nếu để dịch tả lợn châu Phi lan rộng

    Nhà nông

    Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi tiếp tục bùng phát, UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành công điện khẩn yêu cầu các xã, phường, đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống. Chủ tịch UBND các xã, phường sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để dịch bệnh phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn

    Chia sẻ Chia sẻ
    U mê vẻ đẹp đồi chè Long Cốc lúc bình minh
    Xã hội

    U mê vẻ đẹp đồi chè Long Cốc lúc bình minh

    Xã hội

    Nằm tại xã Long Cốc (huyện Tân Sơn cũ, tỉnh Phú Thọ), đồi chè Long Cốc được ví như một "thiên đường xanh" giữa đại ngàn. Dù là lúc bình minh vừa ló rạng hay hoàng hôn dần buông xuống, nơi đây đều mang một vẻ đẹp riêng biệt, làm say lòng bao nhiếp ảnh gia và níu chân du khách gần xa.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cấm xe máy xăng trong vành đai 1 từ năm 2026: Hà Nội cần giải bài toán gì để tránh dẫn tới bị động, lúng túng?
    Tin tức

    Cấm xe máy xăng trong vành đai 1 từ năm 2026: Hà Nội cần giải bài toán gì để tránh dẫn tới bị động, lúng túng?

    Tin tức

    Để cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026, theo các chuyên gia TP Hà Nội cần phải đầu tư mạnh và phát triển giao thông công cộng, đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng trạm sạc.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Món quà bất ngờ EU đang chuẩn bị cho Ukraine
    Thế giới

    Món quà bất ngờ EU đang chuẩn bị cho Ukraine

    Thế giới

    Các nước châu Âu đã đưa ra những kế hoạch mới để cung cấp vũ khí Mỹ cho Kiev, tờ báo Mỹ The Washington Post đưa tin.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giá USD hôm nay 27/7: Tỷ giá trung tâm lao dốc, giá 'chợ đen' bán ra 26.440 đồng/USD
    Kinh tế

    Giá USD hôm nay 27/7: Tỷ giá trung tâm lao dốc, giá "chợ đen" bán ra 26.440 đồng/USD

    Kinh tế

    Giá USD hôm nay 27/7: Thế giới, đồng bạc xanh đã giảm 0,8% trong tuần qua. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chốt tuần ở mức 25.164 VND/USD, giảm 27 đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thành lập bệnh viện tư nhân vốn đầu tư 250 tỷ đồng ở Quảng Ninh
    Xã hội

    Thành lập bệnh viện tư nhân vốn đầu tư 250 tỷ đồng ở Quảng Ninh

    Xã hội

    Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hà Nội - Quảng Ninh (phường Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có tổng mức đầu tư giai đoạn đầu là 250 tỷ đồng.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Duy Khánh và Bùi Công Nam bị 'quật ngã' tại Gia đình Haha
    Văn hóa - Giải trí

    Duy Khánh và Bùi Công Nam bị "quật ngã" tại Gia đình Haha

    Văn hóa - Giải trí

    Trước khi tạm biệt chương trình "Gia đình Haha", Duy Khánh có trải nghiệm đáng nhớ trên biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Tiếp tục chao đảo, Brent về đáy 3 tuần
    Kinh tế

    Giá xăng dầu hôm nay 27/7: Tiếp tục chao đảo, Brent về đáy 3 tuần

    Kinh tế

    Giá xăng dầu hôm nay 27/7 sụt giảm trong hai ngày qua (26-27/7), dập tắt hy vọng về một đà tăng giá sau hai ngày phục hồi nhẹ trước đó.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Danh ca tình nguyện làm 'tiểu tam' ở đỉnh cao danh vọng, hưởng trái ngọt ở tuổi U60
    Văn hóa - Giải trí

    Danh ca tình nguyện làm "tiểu tam" ở đỉnh cao danh vọng, hưởng trái ngọt ở tuổi U60

    Văn hóa - Giải trí

    Chia sẻ Chia sẻ
    “Song sát” Nguyễn Đình Bắc - Nguyễn Quốc Việt báo tin vui cho HLV Kim Sang-sik
    Thể thao

    “Song sát” Nguyễn Đình Bắc - Nguyễn Quốc Việt báo tin vui cho HLV Kim Sang-sik

    Thể thao

    Chấn thương của Nguyễn Quốc Việt không đáng lo ngại, trong khi Nguyễn Đình Bắc cũng chỉ bị căng cơ và nghỉ ngơi khoảng 1 ngày có thể trở lại tập luyện với cường độ cao. Đây rõ ràng là những tin vui với HLV Kim Sang-sik và U23 Việt Nam.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Viettel Telecom xác định mục tiêu trở thành công ty công nghệ trong nhiệm kỳ 2025–2030
    Doanh nghiệp

    Viettel Telecom xác định mục tiêu trở thành công ty công nghệ trong nhiệm kỳ 2025–2030

    Doanh nghiệp

    Trong hai ngày 24–25/7/2025, Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty Viễn thông Viettel ( Viettel Telecom ) lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025–2030, đã diễn ra trọng thể, quy tụ 150 đại biểu đại diện cho hơn 1.700 đảng viên. Đại hội là dấu mốc quan trọng, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên sau 25 năm xây dựng và phát triển, thể hiện quyết tâm chuyển mình mạnh mẽ để đưa Viettel Telecom trở thành một công ty công nghệ hàng đầu, góp phần xây dựng Việt Nam trong kỷ nguyên số.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cựu Thủ tướng Ukraine bất ngờ tuyên bố sốc, NATO đang chuẩn bị tấn công Nga
    Thế giới

    Cựu Thủ tướng Ukraine bất ngờ tuyên bố sốc, NATO đang chuẩn bị tấn công Nga

    Thế giới

    Các quốc gia thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương đang chuẩn bị tấn công Nga vào năm 2030, cựu Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov cho biết.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Không phải củi khô! Cây cảnh không lá, không hoa, ngoằn nghèo dích dắc là thú chơi mới của người giàu
    Gia đình

    Không phải củi khô! Cây cảnh không lá, không hoa, ngoằn nghèo dích dắc là thú chơi mới của người giàu

    Gia đình

    Cây cảnh "xấu nhất hành tinh" này có giá thành không rẻ nhưng lại khiến nhiều người yêu thích bởi sự độc lạ, có một không hai trong thế giới thực vật.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hồ Rẻ Quạt bị lấn, xả thải đủ loại không thương tiếc
    Ảnh

    Hồ Rẻ Quạt bị lấn, xả thải đủ loại không thương tiếc

    Ảnh

    Hồ Rẻ Quạt (Hà Nội) đang dần trở thành một “hồ chết” khi diện tích mặt nước bị thu hẹp nghiêm trọng, rác thải và nước thải sinh hoạt không qua xử lý vẫn ngày ngày xả thẳng xuống hồ. Tình trạng ô nhiễm kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân mà còn khiến cảnh quan đô thị khu vực này trở nên nhếch nhác.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hendrio lập cú đúp, Hà Nội FC đại thắng 6-2
    Thể thao

    Hendrio lập cú đúp, Hà Nội FC đại thắng 6-2

    Thể thao

    Ngoại binh Hendrio đã sớm cho thấy sự hòa nhập trong màu áo Hà Nội FC, khi anh đóng góp cú đúp trong chiến thắng ấn tượng 6-2 của đội nhà trước CLB Hải Phòng trong trận giao hữu mới đây.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Quỳnh Lưu-xã nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình mới, dân trồng cây gì để thành điểm sáng trên bản đồ OCOP?
    Nhà nông

    Quỳnh Lưu-xã nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình mới, dân trồng cây gì để thành điểm sáng trên bản đồ OCOP?

    Nhà nông

    Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang tạo nên một diện mạo mới cho khu vực nông thôn, trong đó xã Quỳnh Lưu (tỉnh Ninh Bình) là một minh chứng rõ nét. Dù mới đi vào hoạt động từ ngày 1/7, nhưng những nỗ lực và thành quả ban đầu trong việc phát triển sản phẩm OCOP tại Quỳnh Lưu đang góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    
Miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND bầu trong trường hợp nào?
    Bạn đọc

    Miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do HĐND bầu trong trường hợp nào?

    Bạn đọc

    Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 16/6/2025, đã bổ sung nhiều quy định cụ thể, rõ ràng về việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi giữ chức vụ hoặc tạm đình chỉ đối với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu. Đây là bước hoàn thiện pháp lý quan trọng nhằm nâng cao trách nhiệm, tính liêm chính và hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Campuchia và Thái Lan đồng ý đàm phán ngừng bắn sau nhiều ngày giao tranh xuyên biên giới
    Thế giới

    Campuchia và Thái Lan đồng ý đàm phán ngừng bắn sau nhiều ngày giao tranh xuyên biên giới

    Thế giới

    Theo tuyên bố ngày 26/7 từ cả hai bên cũng như từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, các nhà lãnh đạo Campuchia và Thái Lan đã đồng ý gặp nhau để đàm phán ngừng bắn sau nhiều ngày bạo lực xuyên biên giới.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các Anh hùng liệt sĩ đã làm rạng rỡ non sông, đất nước ta
    Tin tức

    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các Anh hùng liệt sĩ đã làm rạng rỡ non sông, đất nước ta

    Tin tức

    Tối 26/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ – sự kiện cấp quốc gia nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025).

    Chia sẻ Chia sẻ
    Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ xây dựng Nhà Nhân ái cho gia đình người có công
    Tin tức

    Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ xây dựng Nhà Nhân ái cho gia đình người có công

    Tin tức

    Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh vừa trao tặng 50 triệu đồng hỗ trợ xây dựng Nhà Nhân ái cho gia đình người có công với cách mạng tại phường Hiệp Hòa.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Cụ ông suýt mất mạng vì tự ý dùng thuốc chữa đái tháo đường không rõ nguồn gốc
    Xã hội

    Cụ ông suýt mất mạng vì tự ý dùng thuốc chữa đái tháo đường không rõ nguồn gốc

    Xã hội

    Tự ý dùng thuốc, cụ ông nhập viện trong tình trạng giảm ý thức, gout mạn tính, kèm theo tiền sử đái tháo đường type 2 điều trị insulin kéo dài...

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tiết lộ điều có thể khiến Tổng thống Trump ép Ukraine nhượng bộ Nga
    Thế giới

    Tiết lộ điều có thể khiến Tổng thống Trump ép Ukraine nhượng bộ Nga

    Thế giới

    Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể phản ứng mạnh mẽ trước cáo buộc Ukraine lãng phí viện trợ quân sự Mỹ và buộc ông Zelensky chấp nhận các điều kiện của Nga để giải quyết xung đột, The American Conservative đưa tin.

    Chia sẻ Chia sẻ
    VTV giới thiệu Doãn Quốc Đam và Phương Oanh trong phim giờ vàng
    Văn hóa - Giải trí

    VTV giới thiệu Doãn Quốc Đam và Phương Oanh trong phim giờ vàng

    Văn hóa - Giải trí

    Màn tái hợp đáng mong đợi của Doãn Quốc Đam và Phương Oanh trong phim mới "Gió ngang khoảng trời xanh" được VTV chính thức giới thiệu.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Hà Nội cấm xe máy xăng năm 2026: Hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng phải đi trước một bước
    Tin tức

    Hà Nội cấm xe máy xăng năm 2026: Hạ tầng và hệ thống giao thông công cộng phải đi trước một bước

    Tin tức

    KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, để cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026, Hà Nội cần rà soát các dự án giao thông công cộng đang chậm tiến độ, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tạo đột phá về kết nối; cần có cơ chế tài chính đặc thù hỗ trợ đầu tư hạ tầng, ưu đãi cho người dân chuyển đổi xe, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư trạm sạc…không thể để mỗi người dân tự lo.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Năm 1956, Hải quân Mỹ từng chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trên đảo Lý Sơn, vì sao nay rừng không còn?
    Nhà nông

    Năm 1956, Hải quân Mỹ từng chụp bức ảnh rừng nguyên sinh trên đảo Lý Sơn, vì sao nay rừng không còn?

    Nhà nông

    Nói đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) từng có cánh rừng già chẳng mấy người tin vì các ngọn núi - là miệng núi lửa ở hòn đảo này phần lớn là núi đá, đất đai cằn cỗi, cây rừng mọc làm sao được. Nhưng Lý Sơn từng tồn tại một khu rừng già là có thật.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Bài dự thi 'Việt Nam trong tôi”: Chuyện về nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam và người du kích trong bài thơ nổi tiếng
    Văn hóa - Giải trí

    Bài dự thi "Việt Nam trong tôi”: Chuyện về nữ tướng đầu tiên của QĐND Việt Nam và người du kích trong bài thơ nổi tiếng

    Văn hóa - Giải trí

    Trải qua các cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho dân tộc, người phụ nữ Việt Nam đã trải qua những nỗi đau, mất mát cả trong thời chiến lẫn thời bình. Hai người vợ liệt sĩ mà tôi gặp và đề cập trong bài viết này chỉ là số ít trong rất nhiều những người vợ, người mẹ đã mạnh mẽ vượt qua bão giông, biến hậu phương trở thành “pháo đài” vững chắc để đảm đang việc nước, việc nhà.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Một bà giám đốc ở TPHCM 'cả gan' nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm
    Nhà nông

    Một bà giám đốc ở TPHCM "cả gan" nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc, bán trên sàn thương mại điện tử, thu 6 tỷ/năm

    Nhà nông

    Hợp tác xã (HTX) Thủy sản Tương Lai, xã Tân An Hội, TP HCM (hình thành từ 3 xã của huyện Củ Chi cũ) nuôi cá đồng thành công. Bà Nguyễn Thị Ánh Lan, nữ Giám đốc HTX Thuỷ sản Tương Lai vốn là một dược sĩ, chuyển sang nghề nuôi cá rô đồng, cá lóc đồng, cá sặc đồng, thu hút nông dân cùng làm chung, doanh thu 6 tỷ đồng/năm.

    Chia sẻ Chia sẻ
    HAGL chiêu mộ cầu thủ Việt kiều Pháp từng khoác áo Hà Nội FC?
    Thể thao

    HAGL chiêu mộ cầu thủ Việt kiều Pháp từng khoác áo Hà Nội FC?

    Thể thao

    Trong thành phần CLB HAGL đánh bại SHB Đà Nẵng 3-1 ở giải giao hữu Thiên Long Cup 2025, cầu thủ Việt kiều Pháp Ryan Hà có tên ở đội hình xuất phát và chơi khá ấn tượng. Mùa trước, tiền vệ này khoác áo PVF-CAND thi đấu ở giải Hạng Nhất Quốc gia.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập tỉnh Bình Thuận có mô hình nuôi tôm công nghệ cao tiền tỷ hoành tráng thế này đây
    Nhà nông

    Tỉnh Lâm Đồng mới sau sáp nhập tỉnh Bình Thuận có mô hình nuôi tôm công nghệ cao tiền tỷ hoành tráng thế này đây

    Nhà nông

    Thay vì nuôi tôm theo phương pháp ao đất lót bạt truyền thống, những năm gần đây, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mới (tập trung trên địa bàn ven biển Bình Thuận cũ) đang có xu hướng chuyển sang nuôi tuần hoàn khép kín, áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại, đem lại hiệu quả cao, hạn chế rủi ro không đáng có.

    Chia sẻ Chia sẻ
    Xem thêm
    Tin đọc nhiều

    1

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    U23 Việt Nam trả giá đắt cho chiến thắng trước U23 Philippines

    2

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng
    6

    Nữ nhân viên ngân hàng mất khả năng nhận thức sau khi lừa đảo gần 29 tỷ đồng

    3

    Một xã giữ nguyên không sáp nhập ở tỉnh Phú Thọ (mới), nhiều hôm cán bộ làm xong việc, 23 giờ đêm mới về nhà

    Một xã giữ nguyên không sáp nhập ở tỉnh Phú Thọ (mới), nhiều hôm cán bộ làm xong việc, 23 giờ đêm mới về nhà

    4

    Đây là dự án đầu tư 2 tỷ USD ở tỉnh Thái Bình (cũ) mà UBND tỉnh Hưng Yên vừa cho ý kiến về tiến độ thực hiện

    Đây là dự án đầu tư 2 tỷ USD ở tỉnh Thái Bình (cũ) mà UBND tỉnh Hưng Yên vừa cho ý kiến về tiến độ thực hiện

    5

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi

    Sau phê ma túy, lái Audi chèn ép xe khác trên cao tốc, Bình 'gold' lại về Hà Nội cướp taxi
    Dân Việt
    • Tòa soạn
    • Đặt báo
    • Quảng cáo
    • Tin tức
      • Kính đa tròng
      • Chính trị
      • Hồ sơ - Tư liệu độc quyền
      • Xã hội
      • Kỷ nguyên vươn mình
    • Thế giới
      • Độc - lạ thế giới
      • Cộng đồng Việt
      • Điểm nóng
      • Góc chuyên gia
      • Vũ khí - Quân sự
    • Nhà nông
      • Tin nông nghiệp
      • Muôn cách làm giàu
      • Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
      • Ngon - Sạch - Lạ
      • Kinh tế nông nghiệp
      • Nông thôn mới
      • Khuyến nông
      • Môi trường xanh
    • Hội và Cuộc sống
      • Nông dân gửi tâm tư tới Thủ tướng
      • Tin hoạt động hội
      • Lắng nghe Nông dân
      • Đời sống Nông thôn
      • Chân dung cán bộ Hội
      • Kinh tế tập thể
      • Thi viết tìm hiểu truyền thống 95 năm Hội Nông dân Việt Nam
    • Kinh tế
      • Đầu tư - Tài chính
      • Thị trường
      • Năng lượng mới
      • Giao thông - Xây dựng
    • Thể thao
      • Bóng chuyền
      • FIFA Club World Cup 2025
      • Bóng đá
      • Chuyển nhượng
      • Bên lề
      • Các môn khác
      • Phía sau sân cỏ
    • Pháp luật
      • Pháp đình
      • An ninh trật tự
    • Văn hóa - Giải trí
      • Chuyện của Sao
      • Thời trang
      • Phim ảnh
      • Âm nhạc
      • Đời sống văn hóa
    • Bạn đọc
      • Ý kiến bạn đọc
      • Đường dây nóng
      • Giải đáp pháp luật
      • Điều tra
      • Cải chính
      • Hà Nội hôm nay
      • Nhân ái
    • Gia đình
    • Đông Tây - Kim Cổ
      • Danh nhân lịch sử
      • Bí ẩn khoa học
      • Quân sự
      • Thâm cung bí sử
    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.
    Điện thoại: (84-24) 38472263
    Email: [email protected]
    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892
    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
    Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Hoài
    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn
    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
    Chung nhan Tin Nhiem Mang
    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

    Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài

    Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị Sâm, Hoàng Sơn

    Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025

    Trụ sở: Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, Phường Cầu Giấy, Hà Nội.

    Đường dây nóng: 0857.835.666
    Liên hệ quảng cáo: 0329298892

    Chung nhan Tin Nhiem Mang

    Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
    Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    • Chuyên mục
    • Tin mới
    • Tin nóng
    • Media