Gần 20 năm qua, ông đã cất công sưu tầm, phục dựng văn hóa xa xưa của đồng bào các dân tộc sinh sống ở khu vực Đông Bắc ngay trên mảnh đất quê hương.
Chủ đề nóng
Tự dưng rời thủ đô "đùng đùng" về quê Bắc Giang, bỏ đống tiền xây làng văn hóa, "nhặt nhạnh" toàn đồ cổ
- Bà nông dân 80 tuổi ở Vĩnh Phúc cả đời giữ rừng nuôi thứ chim trời ngày bay đi tối về ngủ
- Theo truyền thuyết hoàng tử con vua Thủy Tề sống chung với công chúa "nhà giời" là ở tỉnh nào?
- Đây là lý do miếu bà Ngũ hành ở Long An đổi tên thành miếu Hai Bà Trưng
- Lênh đênh trên sông Thương ở Bắc Giang bắt con đặc sản 8 cẳng 2 càng, nhà giàu săn lùng ăn cho đã
- Bắc Giang: Vùng đất, nhập nhoạng tối dân ra hồ sâu săn "lộc trời", đã gặp là toàn con khủng
- Bắc Giang: Chùa Bổ Đà-chốn thiền môn cổ kính, linh thiêng của dòng Phật giáo Trúc lâm Yên Tử
- Bắc Giang: Nuôi cá rô phi đơn tính dày đặc kiểu gì mà 1ha ao bắt lên tới 34 tấn, bán được gần 1 tỷ?
- Anh nông dân tỉnh Bắc Giang suýt phá sản lại bất ngờ khá giả bởi ép lạc ra thứ dầu thơm ngon, béo ngậy
- Bắc Giang: Ruộng trồng rau luân canh, gối vụ, mùa nào thức nấy, thu tiền đều tay
- Bắc Giang: Trồng cát sâm, sâm cau và la liệt cây dược liệu trên đất cằn, thu tiền tỷ
Thỏa ước mơ
Ngày cuối tuần, chúng tôi theo chân ông chủ Làng Văn hóa Đông Bắc tham quan cơ ngơi tại tổ dân phố Cầu Cát, thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).
Bên trong cánh cổng có in dòng chữ “Làng Văn hóa Đông Bắc” là hơn 4 nghìn hiện vật quý hiếm từ thời Lý, Trần cho đến thập niên 60, 70 của thế kỷ XX. Từ khu đất hoang bỏ không, sau gần 20 năm dốc hết vốn liếng, thu nhập có được từ công ty tư nhân, chi phí ông chủ đầu tư vào đây ước tính khoảng 100 tỷ đồng cùng nhiều mồ hôi, tâm sức.

Ông Lê Văn Tiến với bức tượng về truyền thuyết con cháu Lạc Rồng ở quê thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).
Dừng chân bên bức tượng cô gái được trực tiếp khắc họa từ gốc cây già, ông bộc bạch: “Từ thời là sinh viên khóa 10, Trường Đại học Pháp lý (niên khóa 1985-1989, nay là Trường Đại học Luật Hà Nội) tôi đã đam mê sưu tầm đồ cổ. Những chuyến đi dã ngoại, tham quan, trong khi mọi người mang về cho người thân quà bánh thì trong ba lô của tôi phần lớn là chai, lọ, mảnh sành, hòn đá lạ, đồng tiền cổ… Người ta vẫn nói vui rằng những thứ cho không ai lấy thì tôi lại như bắt được vàng và nhiều khi dốc cả túi tiền để mua về rồi xếp đầy nhà”.
Ra trường, ông Tiến công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội. Để có nhiều thời gian hơn cho việc sưu tầm văn hóa cổ truyền của dân tộc mà nhiều người cho là thú chơi hao tiền, tốn thời gian, đến năm 2010, ông quyết định xin nghỉ việc, mở văn phòng công chứng và văn phòng luật sư tư nhân.
Thủ đô Hà Nội đất chật không đủ chỗ để trưng bày nên năm 2003, ông bàn với vợ về quê mua đất để lưu giữ hiện vật mà bấy lâu nay cất công sưu tầm.
Lúc đầu, vợ con ông không đồng ý. Bởi vợ ông là dược sĩ lúc ấy đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, 2 con trai cũng đang theo học ở TP Hà Nội. Tuy nhiên trước niềm đam mê quá lớn của ông Tiến, cuối cùng mọi người trong gia đình cũng ủng hộ.
Bao tiền của tích lũy bấy lâu, ông đổ vào xây dựng làng văn hóa. Ông không nề hà khi hằng ngày quần xắn móng lợn, tay dính đầy bùn đất để theo đuổi ước mơ của mình.
Theo ông, không gian văn hóa Đông Bắc có thể không mang lại giá trị kinh tế nhưng sẽ là nơi lưu giữ giá trị văn hóa xa xưa của các dân tộc phía Bắc, trong đó có đồng bào các dân tộc Cao Lan, Sán Chí, Sán Dìu, Tày, Nùng... cho muôn đời sau.
Phục dựng nếp nhà cổ
Có lẽ ngay từ khi mua mảnh đất này, ông đã có trong đầu quy hoạch tổng thể theo từng phân khu và xây dựng theo ý tưởng cá nhân.

Một góc Làng văn hóa Đông Bắc, tại thị trấn Chũ (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).
Đường đi trong khuôn viên được lát gạch chỉ, thiết kế theo lối cổ nhuốm rêu phong; cầu làm bằng gạch phồng, cháy.
Thành công bước đầu của ông chính là đã tái hiện được một làng quê đậm chất Việt, tại mỗi nơi dừng chân đều bố trí các điểm nghỉ ngơi với những tiểu cảnh, hiện vật cổ như chiếc thau đồng, mâm đồng, chum gốm, xe máy, cối giã gạo, thuyền đập lúa…để mọi người tham quan, chụp ảnh.
Trong rất nhiều hạng mục công trình, kiến trúc gợi lại nét đẹp của làng quê Đông Bắc Bộ, chúng tôi dừng chân khá lâu bên những ngôi nhà cổ.
Chỉ về ngôi nhà gỗ phía trước mái lợp ngói âm dương rêu phủ thâm nâu, ông cho hay: "Năm 2007, khi nghe tin có gia đình người dân tộc Sán Chí ở xã Tân Mộc (Lục Ngạn) chuẩn bị phá nhà cũ, xây nhà mới, tôi vội liên hệ mua căn nhà gỗ lim này với giá 13 triệu đồng, tương đương với chi phí xây một ngôi nhà mới cho gia đình họ".
Không chỉ đam mê sưu tầm cổ vật ông còn rất yêu lịch sử. Mỗi hiện vật, nếp nhà, công trình nơi đây đều được ông kể lại gắn với những sự kiện, giá trị lịch sử như đồng tiền cổ, bộ quần áo dân tộc người Dao ở Sơn Động, nhà trình tường...
Sau đó, ông mang về sửa chữa những phần hư hỏng, xuống cấp, phục dựng lại từ 4 gian nhà cổ thành ngôi nhà 3 gian, hai chái. Trong nhà còn được chủ nhân bố trí không gian trưng bày cổ vật, không gian giới thiệu văn hóa tín ngưỡng người Việt Nam với nhiều hiện vật bằng đá, đồng được sưu tầm từ nhiều nơi.
Cách đó không xa là ngôi nhà trình tường đặc trưng của người dân vùng cao tại chính quê hương Lục Ngạn. Ngôi nhà rộng chừng 40 m2, tường dày 60 cm, cốt tường bằng tre ngâm được gia chủ cất công mua các vật liệu và mời nghệ nhân đồng bào dân tộc về làm.
Đặc trưng của nhà trình tường là phù hợp với điều kiện khắc nghiệt ở miền núi, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Phía trái nhà còn có cối giã gạo, thuyền đập lúa. Nhìn ngôi nhà, chúng tôi không khỏi liên tưởng lại cuộc sống của người dân Lục Ngạn cách đây hàng chục năm.
Có công mài sắt...
Đằng sau khu nhà trình tường là bức tượng giới thiệu về truyền thuyết con cháu Lạc Rồng do ông tự tay làm.
“Quá trình đi cùng công nhân khai thác đá trên rừng Hàm Rồng (Lục Ngạn), nhìn xuống dòng suối thấy những viên đá to có rêu xanh bám theo, trông rất giống với những bào thai, tôi chợt nghĩ đến truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân (còn gọi là sự tích trăm trứng nở trăm con) nên đã mang một số viên đá về chế tạo mô hình", ông Tiến nói.

Ông Lê Văn Tiến giới thiệu một cổ vật mới sưu tầm.
Từ ý tưởng đến thực tế là cả một quãng thời gian rất dài mà nếu không có sự cố gắng, niềm đam mê thì rất khó thành hiện thực. Do là dân "ngoại đạo" nên để làm được bức tượng, dù lúc ấy đã ở cái tuổi ngoài tứ tuần, ông vẫn mày mò theo học khóa tạo hình tại Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
Quả không sai, "có công mài sắt, có ngày nên kim", sau một năm (2008) vừa học vừa nghiên cứu, ông đã hoàn thiện bức tượng với mong muốn những cháu học sinh sẽ dễ hình dung sự tích về nguồn gốc của dân tộc mình.
Bức tượng được chế tác bởi chất liệu làm từ xi măng trộn với cát, rơm, mật mía theo tỷ lệ đặc biệt có ý nghĩa tuyên truyền trực quan, giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý con Rồng, cháu Tiên của dân tộc Việt Nam.
Điều đáng nói là tất cả các khâu từ tìm, mua vật liệu đến thi công đều do ông tự tay thực hiện. Những giọt mồ hôi, bao đêm không ngủ đã được đáp đền xứng đáng. Năm 2010, bức tượng của ông được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận quyền tác giả.
Ở làng văn hóa còn có chiếc giếng cổ cũng được ông khôi phục lại. Phía sau giếng có tháp cao tầng được xây theo lối cổ đứng sừng sững trên triền đồi mà từ xa năm, sáu cây số người ta đã có thể nhìn thấy.
Bên trái có lầu thưởng nguyệt 2 tầng 8 mái xây theo lối kiến trúc đặc trưng của đời nhà Lý và trước đó có lầu nghinh phong mang đặc trưng kiến trúc thời nhà Trần. Đây là nơi buổi chiều hè ông ngồi hóng mát, đón gió trời và ngắm vườn vải thiều, vườn cam, bưởi bạt ngàn để cảm nhận không khí trong lành của làng quê yên bình.
Bắt tay xây dựng làng văn hóa từ năm 2003 và đến tháng 4/2021 mới chính thức khai trương. Chỉ trong một tháng, làng văn hóa đã đón gần 20 nghìn lượt người đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử văn hóa vùng Đông Bắc Bộ.
Ông hy vọng dịch bệnh Covid-19 sớm được kiểm soát để nơi đây sẽ trở thành một trong những địa chỉ kết nối tour, tuyến du lịch trải nghiệm của du khách khi đặt chân đến huyện Lục Ngạn.
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật
Đây là một nghề hot sau sáp nhập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM
Việc sáp nhập 2 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương với TP HCM, thành phố sau hợp nhất, sáp nhập là một vùng kinh tế đô thị lớn mạnh. Có một ngành, hàng hot thường gắn liền với đô thị-đó là ngành sinh vật cảnh. Sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu với TP HCM sẽ là cơ hội lớn co nành sinh vật cảnh nói chung và nghề nuôi cá cảnh (nuôi cá kiểng) nói riêng phát triển...
Đọc thêm
Tiền vệ Huỳnh Tiến Đạt: Cựu sao U23 Việt Nam ‘đổi đời’ nhờ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Là tân binh của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh nhưng tiền vệ Huỳnh Tiến Đạt đang dần trở thành cầu thủ trụ cột của CLB, siêu phẩm vào lưới Viettel là cú hích tinh thần để anh tìm lại đẳng cấp.
Sập bức tường công trình đang tháo dỡ ở quận 12, 1 người tử vong
Nhóm 3 người đang tháo dỡ bức tường ở căn nhà trên địa bàn phường Tân Hưng Thuận, quận 12 thì tường sập, đè một người tử vong, ngày 20/4.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình lưu ý những vấn đề quan trọng với Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng trước khi sáp nhập
Ngày 20/4, thông tin từ Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa chủ trì buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Ở ký túc xá "kiểu mẫu nhưng gánh nặng kiểu mới”, sinh viên bức xúc vì phí dùng điều hòa 150.000 đồng/tháng
Mặc dù ở ký túc xá “kiểu mẫu”, vốn được xem là nơi hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ các tỉnh, thành về Hà Nội học tập nhưng nhiều sinh viên ở Ký túc xá Mỹ Đình không khỏi bức xúc khi bị thu 150.000 đồng điều hoà/tháng dưới mác “tự nguyện”.
"Nữ hoàng cảnh nóng" khẳng định không "mua vai", cơ thể có nhiều chấn thương vĩnh viễn
"Nữ hoàng cảnh nóng" Kiều Trinh bức xúc phản hồi tin đồn "mua vai", "chảnh chọe" với nhà sản xuất. Cô khẳng định đã tự lực 22 năm trong nghề với nhiều chấn thương vĩnh viễn trên cơ thể.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thổi bùng khát vọng khởi nghiệp, biến “không thành có” nơi học đường
"Khởi nghiệp không chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp – đó là cách mỗi học sinh, sinh viên học cách kiến tạo tương lai bằng chính đôi tay và khối óc của mình. Hãy biến không thành có, biến khó thành dễ, biến cái không thể thành cái có thể", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII (VISES 2025) diễn ra sáng 20/4 tại TP.HCM.
Công viên công nghệ phần mềm 12.000 tỷ đồng ở Hà Nội bỏ hoang sau 15 năm thi công
Dự án Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có quy mô hơn 32 ha, nằm tại phường Phúc Lợi (quận Long Biên, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Hanel làm chủ đầu tư. Sau 15 năm, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, gây lãng phí lớn.
Tôi dứt khoát hủy hôn chỉ vì chồng sắp cưới ăn tranh bằng được mấy miếng lòng lợn với mình
Đêm đó, tôi thức trắng với quyết định đau đớn nhưng cần thiết.
Lưu Bị từng được đồng môn nào là nhà quân phiệt thời Tam Quốc cưu mang?
Lưu Bị khi khởi điểm vẫn còn lận đận trong sự nghiệp thì bạn học là Công Tôn Toản đã chiếm cứ U Châu, làm quan đến chức Trung lang tướng và được phong Đô đình hầu.
Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch và một số chức danh mà chỉ định, bổ nhiệm
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan trong quá trình nghiên cứu, đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật, nghị quyết có liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thì kết hợp đề xuất phương án xử lý để thể chế hóa quy định liên quan bầu cử một số chức danh.
Thủ tướng Chính phủ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ niềm vui mừng khi sau 7 năm triển khai đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, 100% các trường đại học, cao đẳng, 63 sở giáo dục đã có kế hoạch triển khai khởi nghiệp, sáng tạo
Mỹ đặt tên lửa tại 'điểm nghẽn' của Trung Quốc để Bắc Kinh đứng ngồi không yên
Mỹ sẽ triển khai tên lửa đánh chìm tàu tới eo biển Luzon, một điểm nghẽn để hải quân Trung Quốc tiếp cận Thái Bình Dương, trong một cuộc tập trận quân sự với Philippines.
Báo NTNN/Dân Việt cùng Đại học và Bệnh viện Đại học Phenikaa khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí
Sáng 20/4, Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt đã phối hợp với Đại học và Bệnh viện Đại học Phenikaa tổ chức chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí năm 2025 cho bà con xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình.
Chuyện chàng trai rong ruổi trên các con đường quê nghèo, xây hàng trăm ngôi nhà cho người dân
Từ những chuyến hành trình rong ruổi trên các con đường quê nghèo, Quang Triều cùng các tình nguyện viên trong nhóm đã tập trung xây dựng những căn nhà bền vững, an toàn cho các gia đình kém may mắn ở miền Tây.
Vị thế Đồng Nai - trọng điểm kinh tế trong bản đồ vùng Đông Nam bộ sau sáp nhập
Trong 6 tỉnh của khu vực Đông Nam bộ, việc sáp nhập tỉnh thành sẽ mang đến cho tỉnh Đồng Nai một bước ngoặt lớn để trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Sáp nhập 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, nuôi cá to bự, nuôi "cá quý tộc" chắc chắn sẽ tốt lên
Sáp nhập hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái, dự kiến thành một tỉnh mới mang tên tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) đặt tại Yên Bái hiện nay. Tỉnh mới sau hợp nhất 2 tỉnh Yên Bái, Lào Cai sẽ có tiềm năng to lớn về nuôi cá nước ngọt to bự, nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi-"cá quý tộc".
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký làm giảng viên: Quy định về tiêu chí Nhà giáo ra sao?
Theo luật sư, các trường đại học tuyển dụng viên chức phải tuân thủ quy định của Luật viên chức về tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục. Còn đối với các giảng viên ở dạng hợp đồng thì phải tuân theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.
Cử tri Quảng Nam đề xuất đặt tên xã, phường theo lịch sử, truyền thống
Ngày 20/4, trao đổi với Dân Việt, ông Thái Hoàng Vũ – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng vừa ký văn bản gửi các huyện, thị xã, thành phố về việc đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính dự kiến sau sắp xếp.
Địa đạo duy nhất miền Bắc nằm ở huyện nào thuộc Hà Nội?
Là địa đạo duy nhất tại miền Bắc, địa đạo Nam Hồng, xã Nam Hồng (Đông Anh, Hà Nội) là chứng tích lịch sử hào hùng, thể hiện trí tuệ sáng tạo của quân và dân huyện Đông Anh nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược.
2 tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa sáp nhập, tỉnh hợp nhất có một "báu vật đặc biệt", cả nước chỉ có một
Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận với tỉnh Khánh Hòa, dự kiến tỉnh mới sau hợp nhất sẽ sở hữu một "báu vật đặc biệt"-Vườn Quốc gia Núi Chúa ở Ninh Thuận. Vườn Quốc gia núi Chúa là khu rừng khô hạn duy nhất ở Việt Nam và hiếm thấy ở Đông Nam Á.
Trẻ em liên tiếp bị bạo hành, nhét thức ăn vào miệng gây phẫn nộ: Yêu cầu làm rõ
Cục Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế đã yêu cầu làm rõ vụ nhồi nhét thức ăn vào miệng, bạo hành trẻ tại mầm non ở Bến Tre và Bắc Ninh gây phẫn nộ dư luận.
Hậu vệ cùng lứa Công Phượng, Văn Toàn vẫn còn bám trụ lại HAGL là ai?
Bất chấp việc những đồng đội cũ như Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh, Xuân Trường… đã chia tay HAGL, hậu vệ Lê Văn Sơn vẫn tiếp tục gắn bó với đội bóng phố núi.
Bộ Y tế: Rà soát, xử lý bác sĩ, nhân viên y tế kê đơn có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế tỉnh, thành phố trong đó nhấn mạnh, rà soát, kiểm tra việc kê đơn thuốc có các sản phẩm không phải là thuốc như sữa, thực phẩm chức năng… để kịp thời chấn chỉnh, có biện pháp xử lý theo quy định.
Park Bo Gum kiếm được 500 triệu won/năm nhờ bất động sản
Không chỉ nhận thù lao từ công việc diễn xuất, nam diễn viên Park Bo Gum đã kiếm thêm 500 triệu won trong năm qua nhờ một khoản đầu tư bất động sản.
Dùng điều hòa bao lâu thì cần vệ sinh?
Bao lâu cần vệ sinh điều hòa khi sau một thời gian sử dụng thiết bị này sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc từ môi trường xung quanh.
Từ Đại thắng mùa Xuân 1975 đến khát vọng 2045
Phát biểu tại Hội thảo kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh: Chiến thắng năm 1975 là nền tảng tinh thần để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2045.
Sự cần thiết hợp nhất tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên
Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ Thái Bình cho biết, việc hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình là phù hợp với chủ trương của Trung ương, hợp nhất 2 tỉnh sẽ hình thành một tỉnh có quy mô kinh tế lớn của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Sáp nhập với Thái Nguyên, bản đồ du lịch của tỉnh có dân số ít nhất cả nước sẽ ra sao?
Dự kiến, khi sáp nhập Bắc Kạn vào Thái Nguyên, những địa danh du lịch vốn là "linh hồn" của vùng non xanh nước biếc như hồ Ba Bể, động Puông, thác Đầu Đẳng, bản Pác Ngòi... vẫn sẽ là điểm đến hút hồn du khách dịp 30/4, 1/5.
Bắt giữ người phụ nữ vận chuyển trái phép 4kg vàng nhậu lậu qua cửa khẩu Móng Cái
Lực lượng chức năng tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái (TP.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa phát hiện và bắt giữ một phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang: "Chiến thắng 30/4 là biểu tượng của ý chí độc lập, khát vọng thống nhất"
Phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia sáng 20/4, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang khẳng định Chiến thắng 30/4 là biểu tượng sáng ngời của ý chí độc lập và khát vọng thống nhất dân tộc.