Sơn La: 2 người tử vong, 2 người mất tích do mưa lũ
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại Sơn La, khiến 2 người tử vong, 2 người mất tích; nhiều khu vực ngập lụt, sạt lở.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nằm trong khuôn khổ chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2024", Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX năm 2024 với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lắng nghe người nông dân" được tổ chức tại Hà Nội, thông điệp của Diễn đàn là "Cùng chia sẻ, cùng lắng nghe".
Diễn đàn do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, Bộ NN&PTNT chủ trì; Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức.
Chủ trì Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX có Đồng chí Lương Quốc Đoàn- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Đồng chí Lê Minh Hoan- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tham dự Diễn đàn còn có đại diện các Bộ, ngành Trung ương, đại diện các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp; đặc biệt là sự có mặt của 126 nông dân xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: "Lắng nghe nông dân nói" là dịp để các đồng chí lãnh đạo lắng nghe các nông dân xuất sắc, hợp tác xã tiêu biểu, doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đồng thời đề xuất, phản ánh, tâm tư nguyện vọng, kiến nghị với Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trên cơ sở đó, sẽ có những báo cáo, tổng kết và đề xuất với Đảng, Nhà nước về những chính sách cụ thể để hỗ trợ người nông dân hăng hái tham gia sản xuất.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan.
Trả lời những thắc mắc của nông dân xuất sắc cũng như các HTX, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết:
Cảm ơn chị Thành Thực, tôi sẽ ghi nhận vấn đề thương hiệu cà phê đặc sản. Tôi cũng xin chia sẻ khi đi công tác Châu Âu tôi thường mang theo cà phê, trà của Việt Nam vì không uống được 2 thức uống này ở nước bạn. Điều này có nghĩ cái gì mình thấy ngon chưa chắc họ đã thấy ngon, bởi khẩu vị của chúng ta không giống với người khác. Đó là lý do vì sao mình phải xuất khẩu thô, còn họ sơ chế lại cho phù hợp với khẩu vị của họ.
Nông sản không đơn thuần là nông sản mà phải tích hợp nó thành thực phẩm, dược phẩm… khi nó mang đa giá trị thì chắc chắn giá bán của nó sẽ được nâng cao.
Còn câu hỏi của chị Trần Thị Hiền, tôi cho rằng chúng ta cần chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Các HTX phải thay đổi tư duy là HTX kinh tế chứ không nên giữ tư duy HTX sản xuất. Hiện chúng ta vẫn đang tư duy kiểu cũ, còn khi thay đổi tư duy phải có người nghiên cứu về kinh tế, có người nghiên cứu về thị trường, có người nghiên cứu về pháp luật, thậm chí có ng nghiên cứu về cách nào đa dạng hóa sản phẩm… HTX làm cách nào tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn bằng tư duy kinh tế, tư duy thị trường.
Còn vấn đền anh Cường ở Nghệ An thắc mắc cũng rất đáng lưu tâm. Làm nông nghiệp là dũng cảm, rủi ro nhiều, thiên tại dịch bệnh lớn, nên rất cần thời gian mạnh dạn đầu tư hơn. Tôi cảm ơn anh, tôi ghi nhận và sẽ theo dõi vấn đề này.
Và xin được trả lời chung cho các HTX: Nếu thiếu tinh thần hợp tác thì không bao giờ có HTX, không ai đi một mình là thành công được hết. Nếu sản xuất quy mô quá nhỏ thì không đánh động được thị trường. Phải liên kết qua HTX, 63 HTX ở đây lan tỏa tinh thần HTX, tinh thần của người nông dân xuất sắc ra cộng đồng để thu hút bà con tham gia. Tôi cũng rất mong các doanh nghiệp tham gia cùng chúng tôi xây dựng các HTX, giúp các bà con được thụ hưởng những lợi ích độc quyền khi tham gia HTX, có như vậy mới thúc đẩy được kinh tế tập thể phát triển đúng hướng, lâu dài.
Các nông dân chăm chú lắng nghe tại Diễn đàn.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói tiếp: Vừa nãy khi giải lao, có 2 bạn thắc mắc vì sao hôm nay chúng tôi lại đeo khăn rằn. Tôi chỉ muốn nói rằng đây là nông dân, chúng ta hãy nghĩ về người nông dân, Nghị quyết 19/NQ nêu đậm 3 chữ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tôi vẫn hay nói với anh Lương Quốc Đoàn là anh ấy đang "gánh" 2 đầu nông nghiệp, nông thôn, ở giữa là nông dân, là chủ thể, là trung tâm. Chiếc khăn này không phải đại diện anh Hai lúa ở ĐBSCL, mà là hình ảnh của người nông dân nói chung – những người tạo ra câu chuyện thân kỳ cho ngành nông nghiệp VN, tham gia vào hệ thống lương thực toàn cầu.
Nông dân có quyền tự hào và sau đó cũng đề nghị chúng tôi làm tốt hơn những gì chúng tôi làm được, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, ngành. Phải tri thức hoá người nông dân, giúp họ bớt mong manh. Nông dân phải đi học, vì câu này mà tôi bị ném đá một thời gian, nhưng giờ thì mọi người đều hiểu tri thức hoá chính là sự hiểu biết. Mỗi bữa biết một chút, vài lần thì sẽ tăng sự hiểu biết, giá trị nông sản sẽ bền vững hơn.
Tôi và Chủ tịch Hội NDVN sẽ đứng sau nông dân giúp bà con thích ứng với sự thay đổi, thích ứng với thị trường. Cánh cửa này đóng thì sẽ có cánh cửa khác mở ra, làm sao thông tin đến nhanh được với bà con, cập nhật đầy đủ nhất.
Ví dụ với con tôm hùm bông, đùng cái người ta không mua size lớn, mà chỉ mua con cỡ nhỏ, vậy phải làm sao? Câu chuyện thị trường luôn có những sự thay đổi bất ngờ như thế, thì người nông dân phải học hỏi để tăng cường khả năng thích ứng với điều đó. Bà con hãy nhớ 3 điều: sản xuất cái gì, cho ai và sản xuất như thế nào? Người ta không mua một sản phẩm nữa mà bây giờ người ta mua cách anh tạo ra sản phẩm đó có bền vững, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường nay không?
Không gian tạo ra giá trị của ngành nông nghiệp vẫn còn mênh mông, đừng ngồi 1 chỗ mà hi vọng bán được giá cao. Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh, nông dân xuất sắc là những người nông dân tử tế.
Nông dân Nguyễn Cường, nông dân nuôi tôm ở xã Diễn Trung, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Tại Diễn đàn, nông dân Nguyễn Cường đến từ Nghệ An bày tỏ: Hôm nay, tại buổi đối thoại này, tôi muốn nói một điều, Đảng, nhà nước, Hội Nông dân luôn động viên, khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu tư mở rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Nhưng cái khó của nhiều nông dân là bị vướng vào các bất cập trong vấn đề đất đai.
Đơn cử như gia đình tôi, thuê đất 20 năm để nuôi tôm thì làm sao dám đầu tư lâu dài. Thêm vào đó, quá hạn thuê đất rồi mà chúng tôi vẫn chưa làm được thủ tục gia hạn cho thuê đất. Đây là tình trạng không chỉ gia đình tôi mà còn của nhiều nông dân sản xuất quy mô lớn.
Rất mong, Hội Nông dân, ngành nông nghiệp và địa phương quan tâm, có tiếng nói, có tác động giúp chúng tôi.
Anh Trần Văn Hảo rời công ty nước ngoài trở về Đắk Lắk và thành tỷ phú, được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
Tôi được biết năm 2023, Báo NTNN kết hợp với TƯ Hội Nông dân VN cho ra mắt Mạng lưới nông dân Việt Nam xuất sắc, xin được hỏi cách nào để tham gia mạng lưới, mạng lưới hoạt động trên nền tảng nào?
Diễn đàn hôm nay có sự góp mặt của 63 HTX tiêu biểu, hoạt động theo nhiều ngành nghề, nên chăng TƯ Hội Nông dân cũng nên thành lập những hội nhóm HTX hoạt động theo từng chuyên ngành, ví dụ hội nhóm HTX trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản… Qua đó thì các HTX có thể kiến nghị tập trung những vấn đề liên quan tới ngành nghề riêng của mình, từ đó nâng cao năng suất lao động hiệu quả hơn.
Trả lời đại biểu về việc Hội nông dân hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể như thế nào, đồng chí Lương Quốc Đoàn - Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết, một trong 3 nhiệm vụ đột phá được Đại hội đại biểu Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 thông qua trong nhiệm kỳ tới là tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
Cụ thể, Hội Nông dân các cấp sẽ tập trung tham gia hướng dẫn phát triển các mô hình kinh tế tập thể. Hiện nay, ngành nông nghiệp đang tồn tại điểm yếu như sản xuất quy mô nhỏ lẻ, manh mún; chất lượng hàng hóa nông sản chưa đồng đều; chưa có những vùng nguyên liệu lớn để phục vụ chế biến...Nhiệm vụ đột phá này sẽ hướng đến khắc phục những điểm yếu, tháo gỡ những nút thắt của ngành nông nghiệp hiện nay.
Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn điều hành Diễn đàn và trả lời các câu hỏi của nông dân.
Cũng theo đồng chí Lương Quốc Đoàn, Hội Nông dân Việt Nam đã xây dựng riêng đề án tham gia phát triển kinh tế tập thể. Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định 182/QĐ-TTg ngày 20/2/2024 phê duyệt Đề án "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đến năm 2030")
Trong thời gian vừa qua và sắp tới, Hội Nông dân Việt Nam sẽ tiếp tục ký kết với một số ngân hàng thương mại, hỗ trợ nông dân vay vốn ưu đãi. Ngoài ra, Hội Nông dân Việt Nam sẽ tiếp tục ký kết với các bộ, ngành để tham gia phối hợp, triển khai các đề án phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo tôi, quan trọng nhất là thay đổi nhận thức của nông dân, HTX... Không chỉ người dân mà trong các lãnh đạo các địa phương cũng có vấn đề về nhận thức. Chúng tôi không sợ bà con không làm được mà sợ bà con không hiểu.
Chúng tôi đã làm rất nhiều chương trình, trong đó có chương trình xây dựng NTM thấy rằng, nhận thức của người dân còn có vấn đề.
Tại Quảng Bình, chúng tôi cũng hỗ trợ rất nhiều từ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm giúp bà con làm ăn hiệu quả hơn. Tôi mong bà con một mặt cần phải thay đổi chất lượng sản phẩm, vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa phải xây dựng thương hiệu tốt hơn. Tại các hệ thống cửa hàng, khi sản phẩm bán được nhiều thì chúng ta phải nâng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Lãnh đạo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại Diễn đàn.
Tôi có mong muốn mỗi Bộ ngành hợp tác với nhau có diễn đàn online hàng tháng để cho nhiều nông dân có thể gửi các thắc mắc, mong muốn của mình được không?!
Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực chia sẻ tại Diễn đàn
Điều mong muốn thứ hai là điều mà tôi nghe nhiều song chưa ai nói, hoặc không ai nói, đó là cà phê chúng ta bán nhiều nhưng lại không có sản phẩm dẫn dắt thế giới. Cà phê đặc sản mới chỉ là chi hội (trực thuộc Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột) nếu thành hiệp hội cà phê đặc sản thì cơ hội đưa ngành cà phê của ta thoát các nhà rang xay lớn thế giới là có thể làm được. Cà phê đặc sản không thể làm quy mô lớn đó là thế mạnh của ta, chúng ta sẽ dần hình thành ngành cà phê đặc sản, làm chủ thế giới, tiến tới có sàn giao dịch cà phê đặc sản, tăng vị thế và giá trị cho ngành cà phê Việt Nam.
Thế mạnh nông nghiệp của ta với thị trường thế giới đó là mảng chế biến thực phảm, hiện tôi đang tham gia tư vấn cho ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa. Công nghệ này hoàn toàn có thể áp dụng với quy mô nhỏ, giúp tránh lãng phí thực phẩm, là lợi thế của nông sản Việt Nam, đưa sản phẩm nông sản tới thị trường tươi ngon lâu hơn. Tôi thấy nông sản bà con làm ra nhanh hỏng, thối là điều rất lãng phí, tốn kém, nếu áp dụng được công nghệ này là điều vô cùng hữu ích.
Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn bổ sung thêm, rằng bản thân thấy việc tổ chức thêm diễn đàn là điều rất tốt. Hội Nông dân đang nghiên cứu để có thể tổ chức thêm các diễn đàn thúc đẩy liên kết doanh nghiệp và nông dân.
Tôi là Nguyễn Viết Tự, Giám đốc công ty thực phẩm, kiêm giám đốc HTX chuyên cung cấp rau sạch ứng dụng công nghệ cao ở xã Châu Pha, TX Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Nông dân Nguyễn Viết Tự, xã Châu Pha, TX Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Đến với hội nghị ngày hôm nay, tôi xin chia sẻ câu chuyện, bày tỏ nguyện vọng, mong muốn với các đồng chí lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đại biểu mấy điều như sau:
Luật HTX 2023 và Luật Đất đai 2024 mới có hiệu lực nên ở các địa phương chưa được tiếp cận nhiều. HTX chúng tôi đang muốn làm nông nghiệp kết hợp với du lịch, theo luật thì được chuyển đổi đất đai đa ngành nghề, nhưng cán bộ phụ trách đất đai ở địa phương vẫn chưa triển khai phổ biến quy định mới cho nông dân, trong khi nông dân trình độ có hạn, khó tiếp cận với sự thay đổi mới của chính sách.
Do đó chúng tôi kiến nghị chính quyền địa phương, các cấp ngành và Hội ND có các buổi tập huấn phổ biến luật cho nông dân để kịp thời nắm bắt, triển khai, đón đầu xu hướng tương lai nhanh hơn.
Nông dân Trần Hiền, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đạt (Đắk Lắk)
Bà Nguyễn Thị Loan, HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Thành Đạt (Đắk Lắk): Những năm qua, quá trình đàm phán, mở cửa thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản của các ngành chức năng, trong đó có Bộ Nông nghiệp và PTNT đã mang lại rất nhiều lợi ích cho nông dân chúng tôi. Đối với HTX Thành Đạt, để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường xuất khẩu, chúng tôi chủ động phối hợp với UBND xã xây dựng chương trình mã số vùng trồng cây sầu riêng, chuẩn hóa theo quy trình tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch cho 126 hộ với 248ha.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy những tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, mà cụ thể là Trung Quốc đối với trái sầu riêng nói riêng, các loại nông sản khác nói chung là ngày càng cao. Xin được hỏi, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân Việt Nam có giải pháp gì giúp nông dân trồng sầu riêng chúng tôi tận dụng được các cơ hội từ những nghị định thư vừa ký kết?
Nông dân Hồ Bá Phiêu, nông dân phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ
Chia sẻ tại Diễn đàn, nông dân Hồ Bá Phiêu cho rằng: Sản xuất lúa, trong đó có làm lúa giống lợi nhuận không nhiều, thậm chí gặp rủi ro thiên tai, thời tiết, rủi ro thị trường thì bà con dễ bị lỗ.
Để bà con trồng lúa yên tâm sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, tôi có mong muốn gửi tới lãnh đạo ngành nông nghiệp làm sao tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất, hỗ trợ tối ưu nhất để những nông dân làm lúa diện tích, sản lượng lớn được tham gia mô hình sản xuất lúa chất lượng cao giảm phát thải.
Suốt 18 năm trực tiếp sản xuất, liên kết sản xuất lúa giống đạt được thành công nhất định, nhưng cũng đang gặp khó khăn, thách thức lớn. Đó là các giống lúa OM18, OM5451, DT8 là 3 giống lúa chủ lực ở ĐBSCL.
Nông dân sản xuất những giống lúa này nhưng không được bán giống xác nhận vì vi phạm bản quyền của các công ty lớn và Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Liệu có giải pháp nào để đơn vị, doanh nghiệp chia sẻ lợi ích bản quyền với nông dân làm giống như chúng tôi không?
Tôi cũng mong muốn được tham gia vào dự án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.
Đại diện HTX trái cây sinh học OCOP Hậu Giang chia sẻ tại Diễn đàn.
Chia sẻ tại Diễn đàn, đại diện HTX trái cây sinh học OCOP Hậu Giang cho rằng: Những năm qua, hợp tác xã của chúng tôi tích cực tham gia xuất khẩu nông sản, các loại trái cây. Năm 2023, chúng tôi xuất khẩu được 1.000 tấn chanh, 1.000 tấn bưởi, 1.000 tấn các loại trái cây khác, doanh thu đạt 65 tỷ đồng. Chúng tôi cũng đã liên kết chuyển đổi thành công 250ha mía kém hiệu quả sang trồng chanh không hạt và bưởi theo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Châu Âu; xây dựng quy trình trồng và đóng gói đạt một số tiêu chuẩn Châu Âu như Global GAP, Smeta, BRC…
Xu hướng của thị trường ngày càng có nhiều thay đổi, với những đòi hỏi rất cao, ví dụ như Quy định không phá rừng của liên minh châu Âu – EU (EUDR) hay những quy định theo nghị định thư đã ký kết với Trung Quốc đòi hỏi mỗi nông dân, HTX phải sản xuất đúng quy trình, đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
Xin được hỏi, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân Việt Nam có giải pháp gì hỗ trợ nông dân sản xuất đúng quy chuẩn, đáp ứng được các yêu cầu của thị trường không chỉ là xuất khẩu mà còn phục vụ thị trường trong nước?
Nông dân Nguyễn Thị Đoàn - Đại diện Hợp tác xã sản xuất, mua bán và chế biến thủy sản Vương Đoàn ở Quảng Bình.
Bà Nguyễn Thị Đoàn - Hợp tác xã sản xuất, mua bán và chế biến thủy sản Vương Đoàn ở Quảng Bình có chia sẻ: HTX của Vương Đoàn chuyên về nuôi cá lóc, tôm thẻ chân trắng nhưng giá bán ra rất thấp và thị trường không ổn định. Tuy nhiên khi chế biến sản phẩm thì giá bán cao hơn.
Có một khó khăn là muốn chế biến thì phải có đất để mở cơ sở chế biến. HTX đã có 3 sản phẩm OCOP, nhưng không có đất để mở cơ sở chế biến. Hôm nay nhân dịp gặp Bộ trưởng và Chủ tịch Hội Nông dân ở đây, chúng tôi cũng gửi gắm mong muốn tháo gỡ khó khăn cho chúng tôi về đất đai để mở cơ sở chế biến phát triển sản xuất.
Trả lời kiến nghị của bà Nguyễn Thị Đoàn, Bộ trưởng Lê Minh Hoan một lần nữa nhắc lại việc gia tăng giá trị cho các sản phẩm, Bộ trưởng dẫn ví dụ câu chuyện bán cá lóc, "một con cá lóc chúng ta có thể bán phần má riêng, phần đầu, xương, phần thịt lườn, thậm chí cả nội tạng cũng có thể bán được. Nếu bán nguyên con cá lóc thì chắc chắn giá sẽ không cao bằng việc tách riêng từng bộ phận. Đó chính là cách gia tăng giá trị sản phẩm mà người nông dân hoàn toàn có thể tham khảo để thay đổi cách làm.
Trong lần sang Hàn Quốc, tôi có tới một siêu thị bán đồ ăn, điều tôi chú ý là ở đây người ta phân loại những đồ ăn theo khẩu vị, ví dụ ngọt vừa, không ngọt… thì theo tôi đây cũng chính là cách làm thú vị, hướng tới đáp ứng yêu cầu của khách hàng".
Chúng ta muốn bán được nhiều hàng thì cần phải hiểu khách hàng muốn gì, chúng ta có thể đáp ứng được đến đâu.
Nông dân Nguyễn Thị Hồng Minh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Thành, Bắc Kạn chia sẻ và đặt câu hỏi tại Diễn đàn.
Nông dân Nguyễn Thị Hồng Minh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tân Thành, Bắc Kạn chia sẻ và đặt câu hỏi tại Diễn đàn:
HTX chuyên sản xuất, chế biến tinh bột nghệ với vốn điều lệ 12 tỷ đồng cho biết, HTX Nông nghiệp Tân Thành của chúng tôi được thành lập năm 2017. Hiện chúng tôi liên kết với 428 hộ nông dân trồng 185 ha nghệ. Sản phẩm tinh bột nghệ nếp đen, tinh bột nghệ nếp đỏ của HTX đã được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia và đạt sản phẩm OCOP 4 sao.
Chúng tôi rất tâm đắc với nhận định của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về việc phải bán cả câu chuyện, hành trình làm ra sản phẩm nông sản chứ không chỉ là nông sản đó và đang nỗ lực, cố gắng cải tiến mẫu mã, bao bì, chất lượng, truyền tải câu chuyện làm ra nó trong mỗi gói sản phẩm của chúng tôi.
Nhân dịp này, chúng tôi rất muốn được nghe sự tư vấn của Bộ trưởng, của Chủ tịch Hội Nông dân để sản phẩm OCOP của chúng tôi đến được với nhiều người tiêu dùng hơn?
Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng chia sẻ tại Diễn đàn.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng cho biết, thời gian qua bão lũ đã làm thiệt hại rất nhiều đến ngành nông nghiệp, rõ ràng "Bão lũ là chuyện của trời, vượt qua nhanh chóng mới khơi mùa vàng". Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên quá bi quan về những thiệt hại đã xảy ra mà phải hướng đến làm sao để khôi phục sản xuất một cách nhanh nhất. Hiện nay, chúng tôi đã viết cuốn sách 1001 cách làm ăn, trong đó có hướng dẫn cách làm của 80 nghề trong nông nghiệp. Ví dụ như nuôi sá sung, nuôi dế, trồng na… đều là những nghề rất dễ làm mà thu nhập lại rất cao. Bà con có thể tìm đến Nhà xuất bản Nông nghiệp để tìm mua để đọc, nghiên cứu.
"Để vượt qua khó khăn, chúng ta phải tiếp cận những ngành nghề mới để vươn lên làm giàu", ông Hùng chia sẻ.
Chia sẻ tại Diễn đàn, Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn ThaiBinh Seed nhấn mạnh: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, muốn vậy, một là, phải xây dựng lại hệ thống sản xuất nông nghiệp, quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp, trồng cây gì nuôi con gì phải tính toán lại.
Anh hùng Lao động Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn ThaiBinh Seed chia sẻ tại Diễn đàn.
Hai là, xây dựng luật pháp làm sao phép vua không thua lệ làng, nếu không luật ở trên trời, hạ tầng cơ sở không đi theo. Tôn vinh HTX thì phải xây dựng HTX phải là đại diện cho sản xuất nông nghiệp.
Xây dựng cơ chế liên kết công tư, nghiên cứu khoa học công nghệ với nông dân.
Phải giúp đỡ nông nghiệp ứng dụng công nghệ số, giúp tăng cường truyền tải thông tin, còn nông dân cứ phải lên diễn đàn mới phát biểu được là khó.
Khuyến nông cũng phải làm sao hiệu quả, gắn kết với nông dân, 1 mình KN làm việc này thì không hiệu quả mà phải làm sao cả xã hội làm khuyến nông
Nông dân phải làm sao thành doanh nhân, cơ sở sản xuất nông nghiệp phải trở thành DN.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nói thêm:
Hội Nông dân Việt Nam đã rất tích cực trong công tác phát triển HTX nhưng nói thật còn rất mong manh, đặc biệt là khi lập HTX. Ngay mỗi liên kết HTX với nhau còn khó, làm nhưng chưa được như mong muốn, HTX còn nhỏ, hỗ trợ còn manh mún chưa có đáng kể. Ở Nhật Bản, 80% phân bón đều qua HTX rồi mới đến nông dân, còn ta đang từng bước cố gằng.
Sau giờ giải lao, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Lương Quốc Đoàn mời đại diện một số doanh nghiệp phát biểu, chia sẻ về kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh cũng như kiến nghị một số vấn đề quá trình hoạt động của doanh nghiệp gặp phải.
Ông Vũ Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số (VIDA), Trưởng Ban công tác kết nối Tiểu ban Nông nghiệp, thuỷ sản (EuroCham), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn
Ông Vũ Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số (VIDA), Trưởng Ban công tác kết nối Tiểu ban Nông nghiệp, thuỷ sản (EuroCham), Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hùng Nhơn cho biết, bản thân ông đi lên từ một hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ. Sau hơn 20 năm kinh nghiệm đầu tư vào chăn nuôi, ông nhận thấy: "Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự ổn định và phát triển của đất nước, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua, ngành nông nghiệp của chúng ta còn nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển".
Nông nghiệp về cơ bản vẫn còn là nền nông nghiệp quảng canh, quản trị tiểu nông nên rủi ro cao và hiệu quả thấp, giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa còn thấp hơn nữa. Các ngành công nghiệp chế biến và chế biến sâu nông sản chưa phát triển, đa phần là quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Nhiều chính sách thu hút nguồn lực vào nông nghiệp không phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng chưa gắn bó với công nghiệp thành một hệ thống để bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Theo ông Hùng, năm 2024 có thể nói là thời khắc khó quên khi chúng ta đang phải chứng kiến những thách thức chưa từng có. Từ các hiện tượng thời tiết bất thường, căng thẳng địa chính trị toàn cầu, cho tới suy thoái kinh tế…, đều tác động rất tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nông nghiệp.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các doanh nhân thể hiện sự năng động, bản lĩnh, quyết đoán để chuyển đổi mô hình phù hợp với tình hình mới.
Ông Vũ Mạnh Hùng lấy dẫn chứng từ bước chuyển mình của Tập đoàn Hùng Nhơn. "Sau thất bại với mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, chúng tôi quyết định bắt tay với đối tác lớn của nước ngoài, đó là De Heus - tập đoàn nông nghiệp Top 10 của thế giới của Hà Lan và Belga (Bỉ).
Từ sự hợp tác này, Hùng Nhơn đã nhanh chóng khẳng định vị thế của một trong những tập đoàn nông nghiệp hàng đầu. Các trang trại chăn nuôi được đầu tư áp dụng công nghệ cao đồng bộ, đạt chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế Global GAP với 349 tiêu chí" – ông Hùng nói.
Ông Hùng nói: Chúng tôi quyết tâm "khổ trước sướng sau", cứ đầu tư rồi sẽ có ngày thành công, còn nếu không đưa ra được quyết định táo bạo thì sẽ mãi không lớn được. Nhờ suy nghĩ đó, Hùng Nhơn đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tham gia vào chuỗi xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật Bản. Điều khiến tôi hạnh phúc nhất, đó là mô hình liên doanh giữa Hùng Nhơn và De Heus không chỉ giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam đón nhận "luồng gió mới" trong việc áp dụng công nghệ vào sản xuất theo hướng bền vững, sản xuất gắn với tiêu thụ; xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo kinh nghiệm của Hà Lan…, mà còn là điểm nhấn cho mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Hà Lan.
Thành công điển hình nhất từ cái "bắt tay" giữa De Heus và Hùng Nhơn chính là các dự án Tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN tại Đắk Lắk đã đi vào hoạt động; DHN Gia Lai cũng đang dần hoàn thiện. Đặc biệt, với cam kết đầu tư giai đoạn 2023-2030, DHN đã thống nhất đầu tư 12 dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Ninh với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Hiện giai đoạn 1 với dự án khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao 200 tỷ đồng hiện đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ quý 2. Giai đoạn 2 (2025-2030), DHN sẽ đầu tư cùng lúc 6 dự án chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao với tổng mức đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng.
Đặc biệt, DHN đang khảo sát để tiếp tục thực hiện thêm 4 dự án giai đoạn 2030-2035 gồm: nhà máy sản xuất thức ăn, trang trại chăn nuôi xuất khẩu sang thị trường Halal. Tổng doanh thu của các dự án này ước đạt doanh thu trên 2 tỷ USD/năm.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn chia sẻ và trả lời các câu hỏi của các nông dân
Chia sẻ tại Diễn đàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn bày tỏ:
Tôi rất xót xa về thực trạng chặt trồng cà phê, hồ tiêu với bà con Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng.
Tôi cũng trăn trở làm sao phối hợp xây dựng vùng trồng ổn định cho bà con, nhưng đây là một câu chuyện rất dài, câu chuyện về niềm tin giữa người nông dân và doang nghiệp nông nhiệp
Có thực tế là DN nông nghiệp rất ngại phối hợp với bà con nông dân. Nhiều vấn đề phức tạp đã xảy ra trong vấn đề này. DN cho biết, gần thời vụ thu hoạch đương nhiên xảy ra hiện tượng DN muốn mua lượng hàng nhất định, nếu lúc đó giá cả biến động, nếu giá lên cao nông dân lập tức bán ra ngoài không bán cho doanh nghiệp như cam kết phối hợp. Nhều DN nói thà không phối hợp, khi người nông dân cần người ta bán còn tốt hơn là phối hợp rồi họ phá vỡ cam kết.
Câu chuyện ở đây chúng ta cần xem xét là làm sao thúc đẩy tốt hơn, ngay chính trong tiêu thụ nông sản của nông dân. Làm sao có sự ràng buộc uy tín cho doanh nghiêp nông nghiệp và nông dân.
Hội Nông dân chúng tôi đã nghe nhiều về chuyện nông dân phải vay nóng, còn vay xã hội đen còn khổ nữa, rồi chuyện phải bán lúa non, có sản phẩm khó rất thiệt thòi.
Hội Nông dân nắm bắt được rất nhiều vấn đề khó khăn mà bà con phản ánh. Chúng tôi cũng đã đề xuất về quy hoạch vùng nguyên liệu, Bộ NN đã rất quyết liệt, bởi không xây dựng vùng nguyên liệu sẽ rất khó giải quyết các vấn đề khác.
Nếu chúng ta không đầu tư vào vùng nguyên liệu ổn định thì không thể có máy móc, chính sách vốn tín dụng, bảo hiểm, ứng dụng khoa học để xuất khẩu sản phẩm tốt được.
Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ 6 vùng nguyên liệu, cố gắng gỡ khó dần các vướng mắc rong sản xuất nông nghiệp để làm sao giải quyết trồng chặt cho con nông dân.
Hai là hối hợp với DN để làm sao tạo liên kết tốt hơn cho bà con, tôi chỉ ví dụ ở đây DN như Bình Điền đã giải quyết cho bà con mua phân trả chậm, ngoài Bình Điền còn có nhiều DN khác hỗ trợ bà con. Hộ nhỏ đã làm tốt, hộ lớn cần cố gắng hơn nữa.
Ngân hàng NNPTNT cũng đã hỗ trợ vốn lớn cho bà con nhưng cũng chưa làm nhiều được với hộ lớn nhưng đã đảm bảo vốn khá lớn cho các hộ sản xuất nhỏ và vừa, riêng thông qua uy tín của các câp Hội Nông dân, ngân hàng NN-PTNT đến nay đã cho vay gần 200 ngàn tỷ tới nông dân, dù còn chưa đáp ứng hết nhưng đó là cố gắng cho SX nông nghiệp vừa qua.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan tiếp tục trả lời câu hỏi các nông dân.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan tiếp tục trả lời câu hỏi các nông dân: Bà con cứ mò mẫm làm, biết đâu vấn đề nằm ở địa phương chứ không phải ở Luật. Luật Đất đai 2024 vừa qua đã đưa vào thuật ngữ mới, đó là đất đa mục đích, có nghĩa là đất nông nghiệp có thể nuôi thuỷ sản, có thể chăn nuôi hay làm du lịch, có lẽ ở địa phương đang lúng túng chưa tiếp cận được. Thuật ngữ đất đa mục đích, tôi nghĩ rằng sẽ gần như cởi trói được vấn đề vướng mắc lâu nay trong quá trình chuyển đổi đất đai, từ vùng nuôi cá chình ở Cà Mau cho tới nuôi cá lóc ở Quảng Bình.
Tôi sẽ chuyển lời đề xuất của các bác nông dân vừa kiến nghị tới lãnh đạo tỉnh Cà Mau, hay Quảng Bình. Chúng ta tự tạo ra mô hình cho mình, từng người nông dân nhỏ lẻ không làm được thì vào HTX. Với tiếng nói của HTX thì vấn đề của chúng ta sẽ tới được Bộ trưởng, Chủ tịch Hội ND… Ở đây có anh Đoàn - Chủ tịch Hội NDVN, anh Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia sẽ kí biên bản để những người nông dân ngồi đây trở thành cán bộ khuyến nông cộng đồng. Họ sẽ mặc áo đồng phục khuyến nông, với khẩu hiệu "Ở đâu có nông dân ở đó có khuyến nông".
Ngồi ở đây hôm nay chúng ta đều là nông dân tiêu biểu, có tiếng nói trong cộng đồng, do đó các bác hãy tham gia khuyến nông cộng đồng để có tiếng nói mạnh mẽ hơn. Mặc áo của Hội NDVN, áo khuyến nông cộng đồng thì thuyết phục lẫn nhau dễ hơn; bà con sẽ có tiếng nói lớn hơn, "đánh động" thị trường hiệu quả hơn, và như vậy bà con sẽ không còn phải đi tìm thị trường nữa.
Câu hỏi của anh Phi ở Quảng Bình cũng rất hay, liên quan đến những vướng mắc về quá trình sử dụng đất đai ở cơ sở. Luật Đất đai 2024 mới thực hiện, các văn bản thông tư hướng dẫn thực hiện cơ bản đã ban hành xong nhưng ở địa phương chưa cụ thể hoá kịp thời, khiến nảy sinh vướng mắc. Đối với việc sét đánh từ các cột điện gió, tôi cho rằng các nhà khoa học cần phải vào cuộc tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra giải pháp giúp bà con.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan (bên phải) tiếp tục trả lời câu hỏi của các nông dân đặt ra tại Diễn đàn.
Trả lời câu hỏi của anh Lê Anh Sơn, Giám đốc HTX Bình, xã Ea Pô, huyện Cư Jút (Đắk Nông), Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Ngay từ lúc này tôi đề nghị anh Sơn lập giúp tôi một bản kế hoạch nho nhỏ về việc xây dựng kho bãi ở địa phương. Tôi đề nghị với bên khuyến nông tỉnh hỗ trợ thêm anh.
Cũng xin chia sẻ thêm, ở nhiều vùng nguyên liệu như ở Tây Nguyên, rất nhiều HTX họ cũng đã tự chủ động xây dựng kho để lữu trữ, bảo quản nông sản. Chúng ta nên chủ động và đơn giản hóa các thủ tục, không nên cái gì cũng trông chờ vào Nhà nước hay các doanh nghiệp. Bởi các doanh nghiệp người ta đến xây kho là để chúng ta bán cho lại họ chứ không phải chỉ đơn thuần là phục vụ nhu cầu của bà con.
Tôi rất hứng khởi với ý kiến của anh, nhiệm vụ của anh là cùng khuyến nông tiếp xúc với bà con xây dựng cái kho đó, xây dựng quy chế vận hành kho, quy định sử dụng như thế nào cho thật cụ thể, rõ ràng.
Các đại biểu tham dự tại Diễn đàn.
Trả lời câu hỏi của ông Nguyễn Đức Mệnh, Nông dân Việt Nam xuất sắc tỉnh Hải Dương năm 2024. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho hay, Hải Dương là "lá cờ đầu" trong phát triển nông nghiệp ở miền Bắc, nhất cây vụ đông. Trong đó, cà rốt, hành tỏi, nuôi rươi, cáy… đã tạo ra thu nhập rất cao cho người nông dân. "Tôi đã đến thăm nhiều mô hình nông nghiệp ở Hải Dương và người nông dân nơi tôi đến đã tạo ra rất nhiều cảm xúc", Bộ trưởng chia sẻ.
Bộ trưởng cho biết thêm, Bí thư tỉnh Hải Dương từng nói với ông rằng "sẽ không bỏ nông nghiệp". Và những gì chúng ta đang thấy đã chứng minh điều đó.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị ông Mệnh sẽ có "ý tưởng" lớn hơn, mới hơn để phát triển mô hình của mình cũng như liên kết với bà con nông dân. Bộ trưởng khẳng định sẽ đồng hành với ông Mệnh và nông dân Hải Dương.
Chia sẻ và đặt câu hỏi tại Diễn đàn, ông Nguyễn Đức Mệnh, Nông dân Việt Nam xuất sắc tỉnh Hải Dương năm 2024 thông tin: Doanh nghiệp của tôi chuyên thu mua, chế biến các loại rau, củ, quả tươi tổng diện tích sản xuất: 8.500 m2; doanh thu năm 2024 dự kiến 95 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 7 tỷ đồng.
Nông dân Nguyễn Đức Mệnh, Nông dân Việt Nam xuất sắc tỉnh Hải Dương năm 2024.
Những năm qua, doanh nghiệp của chúng tôi đã liên kết với nông dân Hải Dương sản xuất, chế biến nhiều loại rau, củ quả phục vụ xuất khẩu. Hằng năm, công ty thu mua và cung ứng ra thị trường trên 10.000 tấn cà rốt tươi; khoảng 3.000 tấn hành, tỏi; hơn 1.000 tấn củ cải; 3.000 tấn rau gia vị và trên 3.000 tấn rau vụ đông. Chúng tôi luôn xác định, liên kết với nông dân, thúc đẩy chế biến sâu là con đường nâng cao chất lượng, giá trị nông sản.
Tuy vậy, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khó lường, có những tác động tiêu cực đến sản xuất, điều này có thể thấy sau khi cơn bão số 3 đi qua. Điều tôi băn khoăn không chỉ là các chính sách hỗ trợ về vốn giúp người dân khôi phục sản xuất mà có lẽ với sự biến động vượt mọi kịch bản tính toán như bão số 3, có lẽ ngành chức năng, các đoàn thể cũng cần nghiên cứu, định hướng những mô hình liên kết sản xuất mới, những cách ứng phó mới với thiên tai để giúp bà con giảm thiểu rủi ro, thiệt hại.
Xin được hỏi, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hội Nông dân Việt Nam sẽ có giải pháp gì cho vấn đề này?
Chia sẻ tại Diễn đàn, nông dân Trần Kim Phi, thôn Bắc Hòa, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thông tin, tôi là người đang nuôi cá lóc trong bể lót bạt trên vùng cát Lệ Thủy của Quảng Bình. Là nghề mới, nuôi cá lóc trên cát ở Quảng Bình đang tạo việc làm, thu nhập tốt hơn cho chúng tôi. Nói đến cồn cát, nhiều người nghĩ đến phải rộng mênh mông, muốn nuôi ở đâu thì nuôi. Nhưng thực tế, chúng tôi đang gặp khó khăn về mở rộng mô hình bởi thiếu quỹ đất. Thêm vào đó, vào ngày giông bão, sét đánh vào các cột điện gió ở địa phương gây cho cá chết hàng loạt.
Qua đây, tôi muốn chia sẻ khó khăn của bà con địa phương, mong muốn các cấp, các ngành, trong đó có Hội Nông dân có tiếng nói, có giải pháp giúp chúng tôi.
Tôi có 2 kiến nghị:
Một là, điện gió nhiều gây khó khăn cho sản xuất của bà con nông dân, tạo điều kiện các chuyên gia nghiên cứu đưa điện gió ra khỏi khu vực nuôi trồng thủy sản
Hai là, đồng ruộng rộng mênh mông nhưng nông dân xin cấp thêm đất sản xuất là rất khó, xin 1ha đất mở rộng khó, cấp trên tạo điều kiện cho bà con mở rộng sản xuất
Tôi chân thành cảm ơn!
Nông dân Lê Anh Sơn, Giám đốc Hợp tác xã Bình Minh ở thôn Tân Sơn, xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho biết, HTX đang liên kết với 825 hộ nông dân trồng hồ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là 1 trong 13 HTX đạt chứng nhận Rainforest Alliance tại Việt Nam.
Tuy nhiên, qua gần 7 năm hoạt động trong lĩnh vực hồ tiêu và cà phê, HTX Bình Minh nhận thấy nhiều thách thức mà người nông dân phải đối mặt trong việc tối ưu hóa lợi nhuận từ sản xuất.
Một trong những khó khăn lớn nhất là người nông dân vẫn thiếu kiến thức về thị trường và chưa có điều kiện để bảo quản nông sản đúng cách.
Thực tế, sau khi thu hoạch, nhiều nông dân phải bán ồ ạt hoặc gửi cà phê, hồ tiêu cho đại lý do thiếu kho bãi đạt chuẩn để lưu trữ hàng hóa.
Điều này làm gia tăng nguồn cung quá mức trong thời điểm thu hoạch, dẫn đến giá trị xuất khẩu bị ảnh hưởng nặng nề.
HTX Bình Minh kiến nghị Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với các cấp Hội Nông dân địa phương để tuyên truyền và hướng dẫn hội viên nông dân áp dụng các phương án giúp ổn định giá nông sản, cụ thể như sau: Chỉ bán cà phê, hồ tiêu khi cần thiết, việc này giúp giảm áp lực cung ứng ra thị trường, giữ cho giá nông sản luôn ở mức cao.
Không ký gửi nông sản cho các đơn vị thiếu uy tín để đảm bảo rằng sản ph
Nhiều người trong giới chơi chim cảnh, nuôi chim cảnh, trong đó có nuôi chim chào mào đột biến ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore…biết đến Hoàng Huy (phường An Tân, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cũ, nay là phường An Bình, tỉnh Gia Lai mới). Câu chuyện của Huy tựa như cổ tích mà trong đó chất chứa bao buồn vui cuộc đời để có được như hôm nay.
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề tại Sơn La, khiến 2 người tử vong, 2 người mất tích; nhiều khu vực ngập lụt, sạt lở.
Đoàn thể thao Campuchia nhiều khả năng bị Thái Lan cấm tham dự SEA Games 33 - kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á sẽ diễn ra vào tháng 12 tới đây.
Sáng 27/7, Thái Lan và Campuchia vẫn xảy ra đấu pháo qua lại dù trước đó Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi hai bên ngừng bắn.
Bao đời nay, người dân xã Mỹ Lý, Nghệ An chưa từng chứng kiến một trận lũ nào kinh hoàng đến vậy. Chỉ sau một đêm, dân bản không còn nhà để về. Những bản làng trù phú bên dòng sông Nậm Nơn giờ đây chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát.
Ngành Nuôi trồng thủy sản đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại và bền vững, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho giới trẻ.
Tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, sáng nay (27/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã dự Lễ khởi công xây dựng Trường liên cấp Tiểu học – Trung học cơ sở Si Pa Phìn tại bản Nậm Chim 1, xã Si Pa Phìn.
Ngày 27/07/2025, tại trạm Macao (Trung Quốc), Phương Mỹ Chi đã có phần tranh tài tại Chung kết cuộc thi âm nhạc quốc tế Sing!Asia 2025. Nữ ca sĩ ghi dấu ấn với nhiều khán giả trong và ngoài nước bởi các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa.
Trong lúc nhiều nông dân loay hoay với điệp khúc "được mùa mất giá" thì lão nông Nguyễn Hồng Phương ở An Giang đã mạnh dạn đưa giống lúa Nhật vào sản xuất lúa sạch, giúp hơn 200 thành viên HTX cùng vươn lên làm giàu.
Giữa khói lửa kháng chiến, khi máu đổ và xương rơi nơi tiền tuyến, một ngày đặc biệt đã ra đời để cả dân tộc tri ân những người con ngã xuống vì độc lập tự do. Ngày 27/7 – Ngày Thương binh Liệt sĩ – không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà là bản tuyên ngôn của lòng biết ơn, được hun đúc từ tấm lòng của Bác Hồ và nghĩa tình của nhân dân dành cho những người đã hy sinh anh dũng vì Tổ quốc.
Lan Phương, Quỳnh Nga, Thu Quỳnh, Thanh Hương - nữ diễn viên tài sắc trong các bộ phim truyền hình của VTV đều từng đổ vỡ hôn nhân.
Sau khi lắp hàng rào cứng trên đường Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng, Sở Xây dựng Hà Nội vừa yêu cầu tiến hành thi công hàng rào phân làn phương tiện trên cầu Nhật Tân để phân làn phương tiện.
Theo một số nguồn tin, tiền đạo Geovane Mango đã chia tay Hồng Lĩnh Hà Tĩnh để gia nhập CLB Ninh Bình.
Nhiều người dân, tài xế vẫn lo xe bị ảnh hưởng khi sử dụng xăng sinh học. Thực tế, chỉ sau một thời gian triển khai E5 trước đây, hiện các cột xăng E5 trên thị trường gần như mất hút.
Tại Chung kết Hội thi Điều lệnh, Quân sự, Võ thuật Công an nhân dân lần thứ VI diễn ra tại Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội), lực lượng cảnh sát Việt Nam đã khẳng định sức mạnh, bản lĩnh qua các màn trình diễn tấn công, trấn áp tội phạm đầy kịch tính.
Nuôi hươu lấy nhung là một trong những cách tăng thu nhập, giảm nghèo mới của người dân xã Triệu Nguyên, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị cũ, nay thuộc tỉnh Quảng Trị mới.
Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tiêu diệt Đại tá Lebedev, chỉ huy Trung đoàn súng trường cơ giới số 83 thuộc Sư đoàn súng trường cơ giới số 69 của Lực lượng vũ trang Liên bang Nga.
Paris Jackson, con gái của “vua nhạc pop” Michael Jackson sở hữu khối tài sản kếch xù và sự nghiệp âm nhạc đáng chú ý, nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Hai chân đau nhức, không thể đi lại nhưng do gia đình khó khăn, cụ ông vẫn trì hoãn đi viện, chỉ đến khi đau đớn đến kiệt sức mới đi khám.
4 con giáp này có tư duy nhanh nhạy và luôn tìm ra những khoảng trống thị trường nhanh hơn người khác, nhờ đó đầu tư hiệu quả, kiếm tiền nhanh chóng.
Mực nước trên sông Mã đoạn qua tỉnh Sơn La tăng nhanh, nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp trong đêm để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản.
Ngôi nhà mái ngói ở Đồng Nai là biểu tượng của lối sống hai điểm đến, kết hợp giữa sự kết nối hạ tầng và tinh thần nghỉ dưỡng, với thiết kế thô mộc, tối giản và chan hòa thiên nhiên.
Lý Nhật Quang là Tri châu đầu tiên của vùng đất Nghệ An. Tên tuổi của ông gắn liền những truyền thuyết, được người dân suy tôn là bậc thánh nhân.
Cổng thông tin điện tử Bộ Công an trả lời bạn đọc về những trường hợp xe ô tô chở hàng được chở người.
Thị trường xe điện tại TP.HCM có phần nóng hơn sau thông tin đề án chuyển đổi toàn bộ 400.000 xe máy xăng của tài xế, shipper sang xe điện. Các hãng gọi xe cũng bắt đầu tung ra nhiều ưu đãi, trợ giá dành cho tài xế.
Võ Hoàng Minh Khoa “quay xe” với CLB CAHN?; Antony có thể đến Saudi Pro League chơi bóng; PSG sẵn sàng bán Donnarumma; Liverpool vẫn quan tâm đến Anthony Gordon; Mauro Icardi khởi kiện Wanda Nara.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi tiếp tục bùng phát, UBND TP.Đà Nẵng vừa ban hành công điện khẩn yêu cầu các xã, phường, đơn vị liên quan triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống. Chủ tịch UBND các xã, phường sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để dịch bệnh phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn
Nằm tại xã Long Cốc (huyện Tân Sơn cũ, tỉnh Phú Thọ), đồi chè Long Cốc được ví như một "thiên đường xanh" giữa đại ngàn. Dù là lúc bình minh vừa ló rạng hay hoàng hôn dần buông xuống, nơi đây đều mang một vẻ đẹp riêng biệt, làm say lòng bao nhiếp ảnh gia và níu chân du khách gần xa.
Để cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 từ tháng 7/2026, theo các chuyên gia TP Hà Nội cần phải đầu tư mạnh và phát triển giao thông công cộng, đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng trạm sạc.
Các nước châu Âu đã đưa ra những kế hoạch mới để cung cấp vũ khí Mỹ cho Kiev, tờ báo Mỹ The Washington Post đưa tin.
Giá USD hôm nay 27/7: Thế giới, đồng bạc xanh đã giảm 0,8% trong tuần qua. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chốt tuần ở mức 25.164 VND/USD, giảm 27 đồng.