Vào thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001, những kẻ khủng bố liều chết đã chiếm quyền kiểm soát bốn chiếc máy bay thương mại của Mỹ và đâm chúng vào hai tòa nhà chọc trời ở New York, giết chết hàng nghìn người.
Vụ tấn công khủng bố này vẫn là một trong những sự kiện đau thương nhất thế kỷ, không chỉ với người Mỹ mà còn cả thế giới.
Mục tiêu của nhóm không tặc là gì?
Bốn chiếc máy bay bay qua miền đông nước Mỹ đã bị chiếm đồng thời bởi các toán không tặc. Sau đó, nhóm không tặc này lao máy bay vào các tòa nhà nổi tiếng ở New York và Washington.
Hai chiếc máy bay đã tấn công Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Chiếc đầu tiên đâm vào Tháp Bắc lúc 8 giờ 46 sáng (giờ địa phương), chiếc thứ hai đâm vào Tháp Nam lúc 9 giờ 3 phút.
Các tòa nhà bị đốt cháy, nhiều người bị mắc kẹt, cả thành phố chìm trong khói lửa. Trong vòng chưa đầy hai giờ, cả hai tòa tháp cao 110 tầng đều sụp đổ trong đám mây bụi khổng lồ.
Lúc 9 giờ 37 phút, chiếc máy bay thứ ba đã phá hủy mặt phía tây của Lầu Năm Góc - trụ sở của quân đội Mỹ ngay bên ngoài thủ đô Washington DC.
Chiếc máy bay thứ tư đã rơi xuống một cánh đồng ở Pennsylvania lúc 10 giờ 3 phút sau khi những hành khách kiên cường chống trả và giành lại quyền kiểm soát. Người ta cho rằng những kẻ không tặc có ý định tấn công Tòa nhà Capitol ở Washington DC.
Người dân New York chạy trốn khỏi cuộc tấn công. Ảnh: Getty
Bao nhiêu người đã chết?
Tổng cộng, 2.977 người (không tính 19 tên không tặc) đã mất mạng, hầu hết là ở New York.
Tất cả 246 hành khách và phi hành đoàn trên 4 chiếc máy bay đều đã tử vong.
Tại Tháp Đôi, 2.606 người đã chết, còn tại Lầu Năm Góc, số người thiệt mạng là 125 người.
Nạn nhân nhỏ tuổi nhất là Christine Lee Hanson, hai tuổi, đã chết trên một trong những chiếc máy bay cùng cha mẹ là Peter và Sue.
Người lớn tuổi nhất là Robert Norton, 82 tuổi, cũng trong một chiếc máy bay với vợ Jacqueline, cả hai đang trên đường đi dự đám cưới.
Khi chiếc máy bay đầu tiên đâm vào, ước tính có khoảng 17.400 người đang ở trong các tòa tháp. Không ai sống sót tại vùng va chạm ở Tháp Bắc, tuy nhiên 18 người đã thoát ra khỏi các tầng phía trên vùng va chạm ở Tháp Nam.
77 quốc gia khác nhau có công dân bị thương vong. Hàng nghìn người bị thương hoặc nhiễm bệnh do liên quan đến vụ tấn công máy bay, bao gồm cả các nhân viên cứu hỏa phải làm việc trong môi trường độc hại.
Một mạng lưới Hồi giáo cực đoan có tên al-Qaeda đã lên kế hoạch cho các cuộc tấn công từ Afghanistan.
Do Osama Bin Laden lãnh đạo, al-Qaeda đổ lỗi cho Mỹ cùng các đồng minh về những cuộc xung đột trong thế giới Hồi giáo.
19 kẻ thực hiện vụ không tặc được chia làm 4 nhóm, 3 nhóm 5 người và 1 nhóm 4 người (chiếc máy bay rơi ở Pennsylvania).
Mỗi nhóm bao gồm một người đã được đào tạo phi công, điều đáng buồn là những tên này học tại các trường dạy bay ở chính nước Mỹ.
15 tên không tặc là người Saudi, giống như Bin Laden, 2 tên đến từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, một tên đến từ Ai Cập và một đến từ Liban.
Vị trí các cuộc tấn công. Ảnh: BBC
Mỹ phản ứng ra sao sau cuộc tấn công?
Chưa đầy một tháng sau cuộc tấn công, Tổng thống George W Bush đã dẫn đầu cuộc xâm lược Afghanistan - được hỗ trợ bởi liên minh quốc tế - để tiêu diệt al-Qaeda và truy lùng Bin Laden.
Tuy nhiên, phải đến năm 2011, quân đội Mỹ mới xác định được vị trí và tiêu diệt Bin Laden ở nước láng giềng Pakistan.
Kẻ bị cáo buộc lên kế hoạch cho vụ tấn công 11/9, Khalid Sheikh Mohammad, đã bị bắt tại Pakistan vào năm 2003. Hắn ta bị Mỹ giam giữ tại Vịnh Guantanamo kể từ đó và vẫn đang chờ xét xử.
Al-Qaeda vẫn tồn tại, lực lượng này vốn phát triển ở khu vực cận Sahara ở châu Phi, tuy nhiên bây giờ còn có các thành viên bên trong Afghanistan.
Mới đây, quân đội Mỹ đã rời Afghanistan sau gần 20 năm, làm dấy lên lo ngại từ nhiều người rằng mạng lưới Hồi giáo có thể quay trở lại.
Bộ sưu tập những bức ảnh về các nạn nhân của sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, trong bảo tàng 11/9 ở New York. Ảnh: Getty
Những điều có thể bạn chưa biết về sự kiện ngày 11/9
Quy định về an toàn hàng không đã được thắt chặt trên khắp thế giới kể từ sau vụ 11/9.
Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý An ninh Vận tải được thành lập để tăng cường an ninh tại các sân bay và trên máy bay.
Phải mất hơn tám tháng để dọn dẹp "Ground Zero" - địa điểm của Tòa tháp đôi bị đổ.
Mỹ đã xây dựng đài tưởng niệm và một viện bảo tàng trong khuôn viên, đồng thời tái thiết lại các tòa nhà với một thiết kế khác. Trong đó, Trung tâm Thương mại Thế giới, hay còn gọi là "Tháp Tự do" - thậm chí còn cao hơn (1,776ft (541m) so với Tòa tháp Bắc ban đầu, là 1,368ft).
Việc tái thiết tại Lầu Năm Góc chỉ mất chưa đầy một năm, các nhân viên đã trở lại văn phòng của họ vào tháng 8 năm 2002.
Mây đen đang bao phủ Kiev. Ít nhất hai lực lượng chính trị tại Ukraine đã công khai phản đối Tổng thống Volodymyr Zelensky. Trong khi đó, việc tập trung quyền lực vào tay một cá nhân và gia tăng áp lực đối với phe đối lập đang khiến ngay cả các đồng minh phương Tây cũng dần xa rời ông.
Tại mặt trận Belgorod, Nga đang đổ dồn một lượng lớn bộ binh nhằm đẩy lùi đợt tiến công thứ hai của Ukraine qua biên giới. Tuy nhiên, trước khi quân Nga kịp tập kết lực lượng, không quân Ukraine đã tung ra loạt đòn không kích chính xác, phá hủy các cụm binh lính Nga và làm tê liệt phản ứng của đối phương.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn hôm nay 21/4 tuyên bố lệnh ngừng bắn là "bước cần thiết" để hướng tới hòa bình ở Ukraine và Bắc Kinh nước này hoan nghênh mọi nỗ lực dẫn tới việc đạt được lệnh ngừng bắn.
Ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Nga và Ukraine thẳng thừng tuyên bố rằng việc Ukraine gia nhập NATO "đã không còn nằm trên bàn đàm phán".
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa nêu ra một điều kiện then chốt để các quốc gia mong muốn được miễn giảm thuế nhập khẩu: Đó là phải đến Mỹ và đầu tư sản xuất tại đây.
Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giảm trong ba cuộc thăm dò ý kiến lớn trong những tuần gần đây, cho thấy sự bất an gia tăng của cử tri sau một tháng đầy biến động đối với chính quyền.
Ngành công nghiệp châu Âu sẽ phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng do lệnh trừng phạt đối với nhôm Nga, giáo sư Đại học Helsinki Tuomas Malinen cho biết.
Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink bất ngờ tuyên bố từ chức giữa lúc chính quyền Trump có nhiều nỗ lực chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine. Bà Brink dường như là người đứng giữa hai làn đạn, khi vừa không được lòng ông Zelensky vừa bất đồng với ông Trump.
Ukraine cần tiến hành một làn sóng động viên mới do thiếu hụt nhân sự và tổn thất lớn - nghị sĩ Nina Yuzhaninia của Verkhovna Rada tức quốc hội Ukraine cho biết.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ không thể hỗ trợ Ukraina một cách đầy đủ trong xung đột quân sự nếu không có sự hỗ trợ quân sự từ Mỹ, bà Karin Kneissl, Giám đốc Trung tâm G.O.R.K.I. của Đại học St. Petersburg, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Áo, cho biết.
Andrea Arcangeli, người đứng đầu Văn phòng Y tế và Vệ sinh Vatican, cho biết nguyên nhân cái chết của Giáo hoàng Francis là do đột quỵ và hậu quả của nó.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine vẫn duy trì đề xuất với Nga về việc ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự và gọi đây là "cách rõ ràng, đơn giản và đáng tin cậy nhất" để thực hiện điều này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất các cuộc đàm phán song phương với Ukraine lần đầu tiên sau nhiều năm, và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Kiev đã chuẩn bị cho bất kỳ cuộc thảo luận nào nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công vào mục tiêu dân sự.
Ukraine cho biết, Lực lượng lính dù thuộc Lữ đoàn đổ bộ đường không riêng biệt số 80 của Ukraine đã tham gia chiến dịch phản công sâu vào khu vực Kursk và liên tục lập công lớn ngay trên lãnh thổ Nga.
Tháng 11/2024, khi một máy bay thương mại đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế San Francisco (Mỹ), các phi công bỗng phát hiện một thiết bị bay không người lái (drone) lơ lửng ngay bên ngoài cửa sổ buồng lái. Thiết bị này chỉ cách kính chắn gió khoảng 91 mét – quá gần để có thể tránh kịp.
Một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đang dấy lên sau khi kênh truyền hình Fox News
của Mỹ bị phát hiện mô tả thủ đô Kiev của Ukraine là "thành phố của Nga" trong một bản tin gần đây.
Các chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc mới đây đánh dấu một cột mốc quan trọng khi cất cánh từ căn cứ không quân Ai Cập vào giữa tháng 4/2025 trong cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Không quân 2 nước mang tên “Đại bàng của nền văn minh 2025”.
Trong một động thái táo bạo làm rúng động chính trường châu Âu, ông Andriy Melnyk – đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hợp Quốc, đồng thời là cựu Đại sứ Ukraine tại Đức – đã kêu gọi ông Friedrich Merz, Thủ tướng tương lai của Đức cung cấp cho Kiev 115 máy bay, 100 xe tăng Leopard và 98 tỷ USD viện trợ.
Theo thông tin tình báo từ nhóm du kích Ukraine Atesh ngày 20/4, các gia đình của nhiều sĩ quan cấp cao thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đang lũ lượt rời khỏi bán đảo Crimea trong những tuần gần đây, trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về các cuộc tấn công từ Ukraine.