Điều gì sẽ xảy ra sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan?
Lần đầu tiên kể từ năm 2001, quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn khỏi Afghanistan sau khi hoàn thành sơ tán hầu hết công dân của nước mình cũng như hàng nghìn người Afghanistan đang gặp nguy hiểm.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan?
Lần đầu tiên kể từ năm 2001, quân đội Mỹ rút lui hoàn toàn khỏi Afghanistan sau khi hoàn thành sơ tán hầu hết công dân của nước mình cũng như hàng nghìn người Afghanistan đang gặp nguy hiểm.
Trong hai tuần qua, Mỹ đã nỗ lực vận chuyển hơn 114.000 người bằng máy bay rời khỏi sân bay Kabul. Nhưng bên cạnh đó, việc rút lui quân đội Mỹ khỏi Afghanistan cũng đặt ra một loạt câu hỏi mới cho Biden và chính quyền của ông.
Điều gì sẽ xảy ra với những người Mỹ và Afghanistan bị bỏ lại?
Các binh sĩ Lục quân Mỹ được giao nhiệm vụ tuần tra Sân bay Quốc tế Hamid Karzai ở Kabul, Afghanistan ngày 17/8/2021. Ảnh: Reuters
Mỹ đã sơ tán hơn 5.500 công dân của nước này kể từ khi các chuyến bay bắt đầu vào ngày 14/8. Bên cạnh đó, một số ít người Mỹ chọn tiếp tục ở lại Afghanistan để được ở cùng với các thành viên trong gia đình.
Chính quyền Biden cho biết họ hy vọng Taliban sẽ tiếp tục cho phép người Mỹ và những công dân khác muốn ra khỏi Afghanistan được phép rời đi an toàn sau khi việc rút quân của Mỹ hoàn tất. Tuy nhiên, xuất hiện nhiều lo ngại về việc những công dân đó sẽ rời đi như thế nào nếu sân bay không hoạt động.
Hàng chục nghìn người Afghanistan đang gặp khó khăn, chẳng hạn như những thông dịch viên từng làm việc với quân đội Mỹ, các nhà báo và những người ủng hộ quyền phụ nữ… Rất nhiều người bị bỏ lại phía sau, không rõ số phận của họ sẽ ra sao nhưng các quan chức lo ngại rằng Taliban có thể trả thù họ.
Taliban đã cam kết cho phép tất cả công dân nước ngoài và công dân Afghanistan có giấy phép đi lại từ một quốc gia khác được quyền rời khỏi Afghanistan, theo một tuyên bố chung do Anh, Mỹ và nhiều nước khác đưa ra hôm 29/8.
Điều gì sẽ xảy ra với sân bay Kabul sau khi quân Mỹ rời đi?
Suốt 2 tuần qua, rất nhiều người đã chờ đợi để được sơ tán khỏi Afghanistan. Ảnh: Guardian
Trong hai tuần qua, quân đội Mỹ đã bảo vệ và vận hành Sân bay Quốc tế Hamid Karzai của Kabul với gần 6.000 quân.
Taliban đang đàm phán với các chính phủ như Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ để tìm kiếm sự hỗ trợ nhằm tiếp tục các hoạt động bay dân sự từ sân bay này, đây là con đường duy nhất để nhiều người có thể rời khỏi Afghanistan.
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm 29/8 cho biết sân bay Kabul cần phải sửa chữa trước khi có thể được mở lại cho các chuyến bay dân sự.
Thổ Nhĩ Kỳ, một phần trong sứ mệnh của NATO, đã chịu trách nhiệm về an ninh tại sân bay trong 6 năm qua. Giữ cho sân bay mở cửa sau khi các lực lượng nước ngoài bàn giao quyền kiểm soát là điều quan trọng không chỉ để Afghanistan duy trì kết nối với thế giới mà còn để duy trì cung cấp viện trợ và hoạt động.
Mối quan hệ tương lai giữa Mỹ và Taliban sẽ ra sao?
Mỹ cho biết, họ không có kế hoạch để các nhà ngoại giao ở lại Afghanistan và sẽ quyết định những gì cần làm trong tương lai dựa trên các hành động của Taliban. Mặc dù vậy, chính quyền Biden sẽ phải xác định làm thế nào để có thể đảm bảo một cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo không nổ ra trong nước.
Liên Hợp Quốc cho biết hơn 18 triệu người - trên một nửa dân số Afghanistan - cần viện trợ và một nửa số trẻ em Afghanistan dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cấp tính do đợt hạn hán thứ hai trong bốn năm.
Một số quốc gia bao gồm cả Anh nói rằng sẽ không song phương công nhận chính phủ mới của Taliban ở Afghanistan.
Vụ đánh bom ngày 26/8 của IS vào sân bay Kabul đã gây ra nhiều thương vong. Ảnh: Guardian
Mối đe dọa từ IS?
Hợp tác giữa Mỹ và Taliban có thể là mối đe dọa cho các tay súng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Rất nhiều phương án mà Washington và Taliban có thể phối hợp, thậm chí tồn tại khả năng hai bên sẽ chia sẻ thông tin để chống lại IS.
Nhà nước Hồi giáo Khorasan (ISIS-K), được đặt tên theo một thuật ngữ lịch sử của khu vực, lần đầu tiên xuất hiện ở miền đông Afghanistan vào cuối năm 2014 và nhanh chóng tạo dựng được danh tiếng về sự tàn bạo cực độ.
Nhóm này đã lên tiếng nhận trách nhiệm về một vụ đánh bom liều chết vào ngày 26/8 bên ngoài sân bay khiến 13 lính Mỹ và nhiều thường dân Afghanistan thiệt mạng.
Mỹ đã thực hiện ít nhất hai cuộc tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào nhóm này kể từ đó và Biden cho biết chính quyền của ông sẽ tiếp tục trả đũa vụ tấn công.
ISIS-K là kẻ thù không đội trời chung của Taliban. Chính vì vậy, các quan chức tình báo Mỹ tin rằng nhóm này đã sử dụng sự bất ổn sau khi chính phủ Afghanistan sụp đổ để củng cố vị thế và đẩy mạnh việc tuyển mộ các thành viên Taliban bị ruồng bỏ.
Một máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine đã tiến hành cuộc không kích chính xác vào trung tâm chỉ huy cấp đại đội của quân Nga tại thành phố Oleshky, thuộc phần lãnh thổ tạm chiếm của tỉnh Kherson.
Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Jamieson Greer đã có cuộc họp trực tuyến hiệu quả với Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên để thảo luận về mối quan hệ thương mại song phương Mỹ - Việt.
Giới lãnh đạo ở Kiev đang chuẩn bị cho "kịch bản xấu nhất" trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt đứt mọi sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, tờ báo Bild của Đức đưa tin, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh trong chính phủ Ukraine.
Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Anh rằng Ukraine có thể phải từ bỏ lãnh thổ như một phần của thỏa thuận hòa bình với Nga do áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 24/4 xác nhận các lực lượng Nga vẫn tiếp tục nhắm vào "các mục tiêu quân sự và bán quân sự" tại Ukraine, sau đợt tấn công bằng tên lửa và UAV kéo dài suốt đêm trước đó.
Anh đang thảo luận về việc từ bỏ kế hoạch gửi quân tới giám sát lệnh ngừng bắn tiềm tàng ở Ukraine do động thái này có nguy cơ cao - tờ The Times của Anh cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Ben Shapiro được công bố ngày 24/4, Tổng thống Ukraine đã thể hiện mong muốn đạt được hòa bình thông qua sức mạnh nhờ quan hệ với Mỹ.
Một cậu bé 15 tuổi đã giết một bạn học và làm bị thương ba người khác trong một vụ tấn công bằng dao tại một trường trung học ở thành phố Nantes, miền tây nước Pháp vào thứ Năm 24/4 trước khi bị các giáo viên khống chế, cảnh sát cho biết.
Một số đồng minh của Mỹ đang rất lo ngại về kế hoạch của chính quyền Trump về chấm dứt chiến tranh, trong đó cho phép Nga giữ lại phần lớn đất đai mà nước này đã chiếm được từ Ukraine.
Chính phủ Ukraine ngày 24/4 cho biết nước này đã không đạt được thỏa thuận với các chủ nợ nhằm tái cơ cấu khoản nợ khoảng 2,6 tỷ USD, làm dấy lên nguy cơ vỡ nợ khoảng 600 triệu USD vào hạn chót cuối tháng 5 tới.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã điều một tàu khu trục Mỹ tiến vào vùng biển nhạy cảm giữa Trung Quốc và Đài Loan hôm thứ Tư 23/4, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã quyết định hủy bỏ một phần chương trình trong chuyến thăm chính thức tới Nam Phi và lập tức trở về Kiev sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công kết hợp quy mô lớn vào lãnh thổ Ukraine.
Một chiếc xe chiến đấu bộ binh hạng nặng BMP-55 hiếm hoi – được cải tiến từ xe tăng T-55 thời Liên Xô – lần đầu tiên được phát hiện đang hiện diện trên chiến trường Ukraine, theo The War Zone.
Chính quyền Trump vừa sa thải quan chức giám sát điều tra những cáo buộc "tội ác chiến tranh" của Nga, thu hẹp các nỗ lực truy cứu trách nhiệm Moscow. Đây là một trong những động thái mới nhất giữa bối cảnh chính quyền Trump dừng hàng loạt nỗ lực chống lại Nga.
Một máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine đã tiến hành cuộc không kích chính xác vào trung tâm chỉ huy cấp đại đội của quân Nga tại thành phố Oleshky, thuộc phần lãnh thổ tạm chiếm của tỉnh Kherson.
Đặc phái viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump - ông Steve Witkoff - sẽ tiếp tục đến Nga trong tuần này để nối lại các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo thông báo từ Thư ký báo chí Nhà Trắng Caroline Leavitt.
“Đây là một thời điểm vô cùng nguy hiểm. Tôi không nghĩ việc Mỹ rút lui sẽ gửi đi một tín hiệu tích cực", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump dọa sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán hòa bình.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Đại sứ EU Julien Guerrier nhất trí Việt Nam và EU đều có nhu cầu duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới để phát triển.
Lực lượng Ukraine đang ra sức phá hủy hỏa lực của quân Nga đe dọa các tuyến hậu cần trọng yếu, trong đó, Trung đoàn 412 – biệt danh “Nemesis” - đang tăng cường các hoạt động tác chiến gần mặt trận Pokrovsk.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam trân trọng những chỉ dẫn, khuyến khích của Giáo hoàng với các chức sắc, tu sĩ, đồng bào Công giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và đóng góp xây dựng phát triển đất nước Việt Nam.