Điều tra độc quyền: Đường đi của gỗ lậu qua xe chuyển phát nhanh (Bài 1)
Từ lời tố cáo của một lái xe tải chuyển phát nhanh, nhóm PV Dân Việt đã nhiều tháng tìm hiểu tại huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu) và ghi lại tư liệu xác thực về việc vận chuyển hàng cấm - là gỗ quý hiếm - bằng xe chuyển phát nhanh từ vùng cao về Hà Nội.
Từ lời tố cáo của lái xe lần ra đường dây phá rừng trái phép
Cuối 2022, một lái xe tải chở hàng chuyển phát nhanh tuyến Lai Châu - Hà Nội tìm đến chúng tôi. Người này lái xe cho một hãng bưu chính có tiếng, hiện đã nghỉ việc vì không thể tiếp tay cho hoạt động vận chuyển hàng cấm một cách phi pháp như vậy. Theo anh, đông đảo lái xe bị ép phải chở gỗ nghiến quý hiếm về xuôi, nếu bị lực lượng chức năng “sờ gáy” là hết sức nguy hiểm. Hàng họ chở, phổ biến là những gốc nghiến, thớt nghiến hay các loại gỗ quý khác đủ thể dạng.
"Như chỗ tôi làm, thì những u, cục, gốc cây nghiến; gỗ các loại gồm cả trai, gù hương, kháo đá, tùng la hán… - tất cả được đóng cũi đem đến địa điểm của một số hãng vận chuyển bưu chính tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu để “gửi”. Có những đơn hàng nặng hàng trăm kilogram, phải hai đến ba người cùng khiêng mới đưa lên xe được. Có những khúc gỗ to, nặng thậm chí phải dùng máy cẩu mới đưa lên được", người lái xe mô tả.
Nguồn tin là lái xe lâu năm của một đơn vị chuyển phát nhanh, anh ta không ngần ngại tiết lộ một đường dây vận chuyển gỗ lậu từ Sìn Hồ, Lai Châu về dưới xuôi. Ảnh: PV
Theo lời tài xế, gỗ thuộc loại quý hiếm, cấm buôn bán sẽ được đẩy sâu vào bên trong thùng xe, các mặt hàng thông thường khác ngụy trang bên ngoài.
Người này cũng tiết lộ việc các chủ hàng sử dụng "bùa chú" là những tờ giấy photo từ vụ ai đó “trúng đấu giá” trong các vụ thanh lý gỗ lậu bị bắt giữ từ vài năm trước, hòng "tẩy trắng" (hợp thức hoá) gỗ lậu về xuôi. Hàng cấm từ đó túa đi khắp nơi trong cả nước.
Từ Hà Nội, nhóm PV Dân Việt đã ngược cung đường chuyển hàng của người tài xế kể trên, để tận mắt chứng kiến các "lâm tặc" đi vào rừng cắt thớt nghiến đem bán cho chủ hàng ra sao. Rồi thớt nghiến đó được gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát nhanh đi “bốn phương tám hướng”. Kín đáo, nhẹ nhàng, giá cả cũng phải chăng.
Chúng tôi cũng đối thoại với các nhân viên một số hãng vận chuyển bưu chính, chuyển phát trong vai khách hàng, ngay khi những khúc gỗ còn ở trong trụ sở bưu cục, từ đó tìm ra bản chất của vấn đề khuất tất này.
Những chỏm rừng nghiến còn xót lại trên những đỉnh núi đã tại xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Ảnh: PV
Trên đường đến các xã Phìn Hồ, Ma Quai, Tủa Sín Chải, … của huyện Sìn Hồ, chúng tôi gặp khá nhiều những tấm bảng tuyên truyền cấm phá rừng. Nhưng trên các ngọn núi, sâu trong rừng xanh, tiếng cưa máy lâm tặc vẫn vọng ra u u o o như đàn ong vỡ tổ. Chưa mất nhiều công sức, chúng tôi đã chứng kiến những thanh niên khiêng gỗ từ phía rừng ra đường lớn, rồi chở về nhà hoặc đem đến cho các vựa thu mua ở trung tâm xã Nậm Tăm, ngã ba Séo Lèng hay xuống hẳn thị trấn Sìn Hồ.
Để vào được rừng già, nhóm PV vào vai những người đang làm kênh Youtube ngộ nghĩnh chuyên khám phá thiên nhiên hoang dã, mục sở thịt các món ăn độc, lạ miền núi. Cái kênh đó có sẵn và đã nổi tiếng trên internet, chúng tôi cứ đưa ra cho người dẫn đường tin tưởng. Từ xã Ma Quai, chúng tôi đi vào rừng, hướng đến phía tiếng cưa máy vọng lại. Mất nhiều giờ leo núi đá, vượt suối, cảnh những trai tráng đang miệt mài cưa gỗ hiện ra trước mắt. Họ không sợ hãi khi biết chúng tôi không phải công an, chẳng phải kiểm lâm, càng “không là nhà báo” – như người dẫn đường giới thiệu.
Gỗ quý được chất đống trên đường cách UBND xã Tủa Sín Chải, huyện Sìn Hồ (Lai Châu) vài trăm mét, chủ gỗ sẵn sàng bán khi có người muốn mua. Ảnh: PV
Từ lúc chưa thấy mặt lâm tặc, dọc lối mòn đã xuất hiện nhiều cây gỗ bị cưa đứt, vết cắt “ngọt lịm”, gốc vẫn còn tươi nguyên. Nhiều súc gỗ được cưa thành cột, thành tấm thương phẩm, nhưng vẫn bỏ lại ngổn ngang trong rừng.
Đây là thủ đoạn tinh vi đang dần phổ biến: họ cưa gỗ rồi vứt đó, tạo hiện trường một vụ mất rừng cũ (gỗ đã oải mục), ít lâu sau sẽ lên lấy về, gỗ quý vẫn nguyên chất lượng. Nếu lúc ấy mà bị phát hiện, bắt giữ, họ sẽ viện cớ là tôi đi "mót gỗ mục", "về làm nhà", “làm chuồng trâu”, “làm quan tài đưa tiễn người quá cố”, chứ không phá rừng. Không buôn bán gì. Không biết ai chặt phá.
Thêm một đoạn, chúng tôi gặp hai người dân địa phương đang vận hành chiếc cưa máy chạy bằng xăng để "bổ" đôi thân một cây nghiến lớn. Mỗi lần chiếc máy cưa khởi động, tiếng ầm ầm náo động cả một khu rừng. Trên tay ôm mớ rau rừng giả đò chuẩn bị làm món ăn “miền núi” để quay youtube (bà con ở đây hay xem các kênh đó nên đều biết), chúng tôi bắt chuyện với hai người vừa miệt mài cưa gỗ. Câu chuyện có vẻ rất vu vơ “làm quà”.
"Anh xẻ gỗ về làm thớt, đây chỉ là cành của cây nghiến thôi, gốc của nó có đường kính hơn một mét cơ. Giờ kiểm lâm làm căng lắm, thỉnh thoảng mình đi lấy gỗ thì được, lấy đều đều là họ phát hiện bắt giữ ngay. Anh từng bị bắt mấy lần rồi, bắt xong lại thả", thanh niên tên T thật thà kể.
Hai người dân tại xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đang xẻ trộm gỗ trong rừng. Ảnh: PV
Nói xong, anh T dùng hết sức nhấc bổng khúc gỗ nghiến đường kính khoảng 40cm, dài 50cm lên rồi ném xuống vách đá, súc gỗ lăn xồng xộc, tấp vào vách đá dưới thung. Thế là đỡ được một đoạn đường cõng gỗ. Anh T đi theo vệt lăn làm nhàu nát cả một trảng rừng ấy, đến gần súc gỗ nghiến tròn đỏ au, tay cầm dây rừng bện sẵn, anh buộc khúc “lộc rừng” tiền triệu lại, làm hai cái quai, anh vâm váp gùi cả lên lưng. Rồi cứ thế bước phăm phăm gùi gỗ về bản. Anh đùa, đi gùi gỗ xuống núi, thì mình như cái xe không phanh. Đi nhanh sẽ đỡ mệt, vả lại gỗ quá nặng, phanh cái chân mình lại có khi hơi bị khó. Không khéo là ngã ngay.
Người cưa gỗ vừa cầm con dao quắm lia đi lia lại trước mặt chúng tôi, vừa nói về cân nặng của khúc gỗ nghiến: "Chắc không đến năm mươi cân. Cắt thành khoanh tròn là khoảng 6 cái thớt nghiến theo quy cách, để nguyên thế này thì “thô” được 6 trăm nghìn đồng. Nếu cắt nhỏ ra thành từng cái thớt, bào sạch thì bán được 150 nghìn đồng một chiếc, khúc này giá 750 nghìn đồng".
Anh C - người đi cùng T cũng tiếp chuyện, dặn chúng tôi "đi cẩn thận kẻo lạc đường" trong lúc đang lúi húi tháo chiếc lưỡi sắc nhọn và dây xích sáng choang từ chiếc cưa máy. "Hồi mới chỉ chuẩn bị xuống dưới thị trấn kia đi học lớp 6, anh đã biết đi đeo thớt nghiến rồi. Bấy giờ mà đã đeo nổi thớt đường kính 60cm, nặng lắm, không phải đơn giản đâu", C khoe với thành tích "phá rừng" của mình.
Với mỗi khúc gỗ nghiến như thế này khi chuyển ra khỏi rừng có giá lên đến hàng triệu đồng. Ảnh: PV
Giờ đây, C đã hơn 30 tuổi, nghĩa là "thâm niên" vào rừng cõng thớt nghiến cũng đã được gần 20 năm.
Dọc theo vách đá cách chỗ hai người phá rừng khoảng vài chục mét, lại có nhiều cây gỗ lớn đã bị cưa đổ, xẻ thành khúc vuông vắn dạng cột nhà nhưng chưa vận chuyển ra khỏi rừng. Có những gốc cây sau khi bị cưa đổ, họ chỉ lấy những u cục, bừu của gỗ nghiến đem đi làm đồ “mỹ nghệ”, “trang trí”, rồi bỏ lại tất. Mùn cưa còn tươi mới.
Sau khi ghi lại những hình ảnh cây rừng bị tàn phá, chúng tôi nhanh chóng di chuyển ra khỏi rừng, theo kịp hai người đàn ông địu hai khúc gỗ nghiến lớn. Cả hai đều sinh sống ở thôn Ma Quai Sàng (xã Ma Quai, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu), nơi nhiều ngôi nhà được dựng từ gỗ nghiến.
Rừng tự nhiên tại huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đang bị tàn phá để lấy gỗ trái phép. Cả cây bị phá cũ, mới đều bị cưa đổ, xẻ nhỏ chuyển ra khỏi rừng. Ảnh: PV
C tiếp tục câu chuyện, kể lại việc anh là người sở hữu chiếc cưa máy đầu tiên trong bản từ mười mấy năm trước. "Hồi đó, bán một con trâu mộng đi còn không đủ mua chiếc cưa máy này. Tầm 12 triệu đồng. Tiền hồi đó còn giá trị lắm. Bấy giờ, ở tít dưới tỉnh Phú Thọ, cách đầy gần 300km, mới có bán cưa xăng kiểu này. Mãi sau đó, hiện đại hơn, họ bán cả ở trên Lào Cai, cách đây 150km. Tóm lại, phải đi rất xa mới mua được cưa máy như anh mày đây", C vỗ ngực tự hào.
C kể, với cưa máy, C cùng nhóm đi rừng đã từng cưa những cây gỗ có đường kính tới 1,2 rồi 1,4m. "Có cây cao quá, tôi lấy dây buộc ở bụng leo lên, cưa thành miếng to để lách người vào trong cái mến của nó mà cưa tiếp. Vì nếu không làm mến to chui vào, lưỡi cưa không thể nào cưa nổi cây gỗ 1,4m đường kính gốc".
Theo tiết lộ, trước đây người đàn ông này chặt cây to, xẻ hàng “núi” thớt đường kính 60cm, nhưng thời gian này gỗ cũng hiếm, chỉ lấy những khúc gỗ nghiến làm thớt có đường kính 25 - 40cm, đồng thời "cũng sợ kiểm lâm và công an bởi họ làm căng lắm".
Trụ sở Hạt kiểm lâm huyện Sìn Hồ cách các điểm thu mua, vận chuyển gỗ quý hiếm trái phép chỉ vài trăm mét. Ảnh: PV
"Có đợt, Kiểm lâm còn thu của bọn anh 3 xe gỗ nghiến, sau thanh niên bản đánh trả bằng cuốc, xẻng, gậy gộc họ mới không thu. Sau đó, họ gọi tôi hai lần đi lên Sìn Hồ để điều tra", C kể lại.
Không chỉ ở xã Ma Quai, dọc tuyến đường lên các xã vùng cao khác của huyện Sìn Hồ, như ở Tủa Sín Chải chẳng hạn, chúng tôi ghi nhận những đống gỗ mới bị xẻ, vận chuyển từ rừng về xếp chồng lên nhau. Thi thoảng lại gặp đoàn người dùng xe máy chở gỗ di chuyển trên đường náo nhiệt, gỗ buộc kềnh càng ngang xe, choán hết cả cung đường.
Gỗ từ rừng sau đó được chuyển về khu vực trung tâm xã, huyện, vào tay các đầu nậu thu gom, họ thuê dịch vụ bưu chính với những cỗ xe tải gắn mác “thư báo” mà bán khắp cả nước. Sau nhiều ngày ở thị trấn Sìn Hồ, nhóm phóng viên tiếp cận được hai "ông trùm" buôn bán và chế tác gỗ với những kho xưởng chất đầy gỗ quý và gỗ thành phẩm đã “đánh bóng mạ kền”. Giá bán dĩ nhiên là rất đắt đỏ và thu về cho họ siêu lợi nhuận. Mánh khóe vận chuyển hàng cấm qua xe bưu chính, chuyển phát nhanh được chính các "ông trùm" tiết lộ khi chúng tôi “vào vai” con buôn đi tìm mối làm ăn lớn.
Kiểm lâm TP.Huế đã gửi công văn tố giác tội phạm kèm theo 58 bút lục tài liệu liên quan trong vụ xã bán gần 2,6 ha rừng phòng hộ cho cơ quan công an điều tra.
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã thừa nhận rằng có tù binh chiến tranh Ukraine trên máy bay Il-76 của Nga mà họ bắn hạ vào tháng 1/2024 tại Vùng Belgorod, theo một bài đăng trên tài khoản Facebook của Lữ đoàn Cơ giới Độc lập số 24.
Được hình thành từ sự hợp nhất của nhiều địa phương giàu bản sắc văn hóa, phường Tây Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình mới, sau sáp nhập 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam) mang theo cả khí thiêng Cố đô Hoa Lư lẫn nhịp sống mới, khẳng định vị thế trung tâm trong hành trình phát triển đô thị di sản của vùng đất địa linh nhân kiệt.
Nhiều tuyến đường du lịch ở trung tâm Đà Nẵng xuất hiện tình trạng nhân viên hàng quán công khai chèo kéo, đeo bám khách, thậm chí chặn đầu xe mời mọc, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách.
Chủ tịch LĐBĐ Indonesia (PSSI), Erick Thohir, yêu cầu đội tuyển U23 Indonesia sẵn sàng đối đầu với U23 Việt Nam trong trận chung kết giải U23 Đông Nam Á 2025.
Sự hậu thuẫn từ Techcombank không chỉ mang lại nguồn lực tài chính dồi dào cho TCBS mà còn tạo sự kết nối chặt chẽ với các khách hàng lớn trong hệ sinh thái.
Chiều 25/7, Đảng ủy xã Phú Mỡ, tỉnh Đắk Lắk (mới, sau sáp nhập tỉnh Phú Yên) phối hợp với Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức về chuyển đổi số hưởng ứng phong trào 100 ngày “Bình dân học vụ số”.
Khi tôi còn là một thằng cu con bé nhỏ. Những câu chuyện chiến trường hằng đêm của bố luôn làm tôi say mê. Nhưng phải đến khi lớn lên rồi tôi mới biết, đằng sau những tình tiết li kì, những chiến thắng oai hùng trong những câu chuyện ấy là những mất mát hi sinh, những thương tật hằn sâu trong cơ thể bố.
Từ làm công nhân, làm thuê đủ nghề, anh Đinh Thế Hoàng, xóm Máy (xã Hòa Bình, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình cũ; nay là phường Tân Hòa, tỉnh Phú Thọ mới) mạnh danh nuôi con đặc sản là loài dúi mốc. Sau gần chục năm, anh Hoàng đã trở thành tỷ phú Phú Thọ (mới), sở hữu trang trại nuôi dúi lớn nhất đất Mường, mỗi năm xuất bán cả vạn con giống, thu về bạc tỷ.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại xã Quy Mông, tỉnh Lào Cai mới (trước sáp nhập Lào Cai, Yên Bái, Quy Mông là một xã của tỉnh Yên Bái cũ), khiến nhiều hộ chăn nuôi lợn điêu đứng,nhiều trang trại lợn đã trống chuồng.
Học viện Kỹ thuật Quân sự vừa có thông báo điều chỉnh ngưỡng điểm bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) các chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn đối tượng đào tạo đại học dân sự năm 2025.
Công ty CP Vinpearl đủ điều kiện huy động vốn xây dựng nhà ở tại dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng Làng Vân, với tổng mức huy động gần 17.000 tỷ đồng.
Cơ quan chức năng của Hà Nội xác định, việc xuất hiến hố tử thần trên đường Trường Chinh do ống nước bị hở, nước làm sói mòn nền đường theo cống nước thải.
TS.BS Đỗ Thị Thuý Nga, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội cho biết, sức khoẻ hai cháu bé bị thương rất nặng trong vụ tai nạn liên hoàn tại đường Nguyễn Trác, Dương Nội đã có chuyển biến tích cực.
Mở rộng điều tra chuyên án điều tra vụ đánh bạc và tổ chức đánh bạc quy mô khoảng 350 tỷ đồng trên không gian mạng, Công an TP.Đà Nẵng vừa triệu tập, làm rõ hành vi của 19 đối tượng, khởi tố 14 người, trong đó có 10 bị can bị bắt tạm giam.
Bao đời nay, người dân xã Mỹ Lý, Nghệ An chưa từng chứng kiến một trận lũ nào kinh hoàng đến vậy. Chỉ sau một đêm, dân bản không còn nhà để về. Những bản làng trù phú bên dòng sông Nậm Nơn giờ đây chỉ còn lại đống hoang tàn, đổ nát.
Ngành Nuôi trồng thủy sản đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại và bền vững, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho giới trẻ.
Tiếp tục chương trình công tác tại tỉnh Điện Biên, sáng nay (27/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác đã dự Lễ khởi công xây dựng Trường liên cấp Tiểu học – Trung học cơ sở Si Pa Phìn tại bản Nậm Chim 1, xã Si Pa Phìn.
Ngày 27/07/2025, tại trạm Macao (Trung Quốc), Phương Mỹ Chi đã có phần tranh tài tại Chung kết cuộc thi âm nhạc quốc tế Sing!Asia 2025. Nữ ca sĩ ghi dấu ấn với nhiều khán giả trong và ngoài nước bởi các tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa.
Trong lúc nhiều nông dân loay hoay với điệp khúc "được mùa mất giá" thì lão nông Nguyễn Hồng Phương ở An Giang đã mạnh dạn đưa giống lúa Nhật vào sản xuất lúa sạch, giúp hơn 200 thành viên HTX cùng vươn lên làm giàu.
Giữa khói lửa kháng chiến, khi máu đổ và xương rơi nơi tiền tuyến, một ngày đặc biệt đã ra đời để cả dân tộc tri ân những người con ngã xuống vì độc lập tự do. Ngày 27/7 – Ngày Thương binh Liệt sĩ – không chỉ là dấu mốc lịch sử, mà là bản tuyên ngôn của lòng biết ơn, được hun đúc từ tấm lòng của Bác Hồ và nghĩa tình của nhân dân dành cho những người đã hy sinh anh dũng vì Tổ quốc.
Sau khi lắp hàng rào cứng trên đường Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng, Sở Xây dựng Hà Nội vừa yêu cầu tiến hành thi công hàng rào phân làn phương tiện trên cầu Nhật Tân để phân làn phương tiện.