Mái đình là nơi linh thiêng nhất, nơi thờ vị thần trấn giữ bình yên cho cả làng. Đó cũng là nơi tín ngưỡng, để dân làng tụ tập trong những ngày lễ hội, là nơi hương khói và hội bàn việc dân việc nước. Cây đa, bến nước, mái đình do đó đã ăn sâu vào tâm khảm những người con đất Việt.
Di tích đình Trụ Pháp ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Và những người con, người dân xã Mỹ Thành, huyện Yên Thành Vẫn luôn tự hào về những gì cha ông ta gây dựng và để lại từ muôn đời trước.
Người dân xã Mỹ Thành cũng làm tốt vai trò, nhiệm vụ bảo tồn, gìn giữ đình Trụ Pháp, không chỉ là biểu tượng của làng quê chốn yên bình mà còn là nơi gắn bó máu thịt trong tâm hồn mỗi người.
Clip: Đình Trụ Pháp_Ngôi đình xuyên 3 thế kỷ ở Nghệ An
Theo các tư liệu lịch sử, đình Trụ Pháp được xây dựng từ thế kỷ XVIII. Dưới thời vua Dụ Tông, công trình kéo dài 3 năm từ năm 1717 đến năm 1720 thì hoàn thành phần gỗ, lợp tranh săng.
Đến năm Quý Mão 1903, dân làng Trụ Pháp tiến hành kiến thiết lại đình. Sang năm Giáp Thìn 1904, công trình thiết kế xây dựng đình Trụ Pháp được hoàn thành.
Đây là một trong những ngôi đình lớn của huyện Yên Thành mang dáng kiến trúc thời Nguyễn và đến nay vẫn còn giữ được gần như nguyên trạng.
Vì vậy, đình Trụ Pháp vừa có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, vừa chứa đựng các dấu vết lịch sử của quê hương Yên Thành qua từng thời kỳ.
Kiến trúc của đình Trụ Pháp mang những dấu ấn đặc trưng của thế kỷ thứ 18.
Đình Trụ Pháp trải qua hàng trăm năm tồn tại đã gắn với nhiều sự kiện lịch sử của địa phương và dân tộc.
Trong phong trào Cần Vương chống Pháp, nhân dân Yên Thành đã hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Trong cuộc chiến đấu này, đình làng Trụ Pháp là địa điểm để hội họp, gặp gỡ, tập trung lực lượng của những người tham gia khởi nghĩa.
Hầu hết vật liệu xây dựng đình Trụ Pháp đều bằng gỗ và được chạm trổ tinh vi. Đường nét rất độc đáo, có hồn.
Trong phong trào cách mạng 1930-1931, đến trước cách mạng tháng Tám 1945, đình Trụ Pháp là nơi hội họp của các chiến sĩ cách mạng. Đồng thời cũng là nơi tập trung lực lượng quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng để đấu tranh chống bọn thực dân, phong kiến.
Đình Trụ Pháp là một trong những địa chỉ đỏ của phong trào đấu tranh cách mạng ở Yên Thành trong giai đoạn lịch sử này.
Sau cao trào cách mạng 1930-1931 đến trước năm 1945, đình Trụ Pháp cùng một số địa điểm khác trong vùng chính là những cơ sở hoạt động bí mật của Đảng bộ huyện Yên Thành. Đình Trụ Pháp còn là nơi vận động quần chúng, tập trung nhân dân để tuyên truyền chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng.
Đình Trụ Pháp còn lưu giữ nhiều kỷ vật, Bằng khen, chứng nhận của Nhà nước về những công sức đã đóng góp trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước.
Bên cạnh những giá trị về lịch sử, đình Trụ Pháp còn là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng.
Tại đình làng xưa đã từng diễn ra các sinh hoạt văn hóa tâm linh, trong đó chủ yếu là thờ cúng Thành Hoàng, tổ chức lễ hội và các nghi thức cúng tế khác theo truyền thống dân tộc.
Ngày nay, nghi thức tế lễ được diễn ra vào ngày mùng 7 tháng giêng hằng năm. Vào các ngày vọng hàng tháng, nhân dân trong vùng vẫn về đây thắp hương, dâng lễ, cầu mong thần linh phù hộ cho mọi người, mọi nhà được những điều tốt đẹp.
Sáp nhập tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, sau hợp nhất tỉnh mới dự kiến mang tên Hưng Yên sẽ là địa phương mang cả 4 đặc điểm chung nổi bật của một vùng đất thuộc đồng bằng Bắc bộ châu thổ sông Hồng. Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập sẽ sở hữu 3 đặc sản nước chấm gia vị "quốc hồn quốc túy", đó là tương Bần, nước mắm Diêm Điền, mắm cáy Hồng Tiến...
Xác định giao thông nông thôn có vai trò hết sức quan trọng xây dựng nông thôn mới nâng cao, xã Hoằng Lưu (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa" có giải pháp mở rộng đường. Quy hoạch nông thôn mới kiểu mẫu ở đây đẹp như phim, chả kém quy hoạch đô thị...
Núi Kỳ Lân ở giữa trung tâm thành phố Hoa Lư (thành phố trẻ nhất tỉnh Ninh Bình), ẩn chứa bên trong nhiều hang động, cây cối mọc xanh tốt. Hiện tại nơi đây còn có một số loài chim hoang dã, thú hoang dã kích thước nhỏ dạng quý hiếm đang sinh sống.
Việt Nam từng có một đặc khu và là đặc khu đặc khu kinh tế duy nhất được thành lập ở nước ta từ trước tới nay. Đó là Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Trong số 13 đặc khu vừa được Chính phủ phê duyệt thì đặc khu Trường Sa thành lập trên cơ sở huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) chắc chắn là đặc khu xa đất liền nhất.
Danh sách sáp nhập mới nhất, danh sách sáp nhập 34 tỉnh/thành phố có đề cập đến việc tỉnh An Giang sáp nhập với tỉnh Kiên Giang. Nếu phương án sáp nhập 2 tỉnh này được chấp thuận, thực thi thì tỉnh mới thành lập sẽ có ít nhất 21 ngọn núi đá vôi, tỉnh duy nhất miền Tây Nam bộ có núi đá vôi và là tỉnh miền Tây duy nhất có địa danh ví như "Tuyệt tình cốc).
Cá tai tượng là cá đặc sản, loại cá nước ngọt vùng nhiệt đới. Đây là loài có thịt thơm ngon, chỉ cần nhìn thấy thôi là khối người đã mê rồi. Là đặc sản miền Tây Nam bộ, nhưng cá tai tượng lại được xem là đối tượng nuôi nhiều nhất ở tỉnh Tiền Giang.
Danh sách sáp nhập 34 tỉnh/thành phố, danh sách sáp nhập mới nhất có phương án sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vào TP Hồ Chí Minh. Một thành phố mới sẽ sở hữu 2 "kho báu xanh". Đó là rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích thuộc nhóm rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam; hồ Dầu Tiếng là hồ nước nhân tạo có diện tích lớn nhất Việt Nam.
Sáp nhập tỉnh, thành phố, theo dự kiến của Trung ương, tỉnh Ninh Thuận sáp nhập vào tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh mới có trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hòa. Hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa về "chung một mái nhà", tỉnh mới sẽ có bờ biển dài miên man, có loài hoa mai vàng nguyên thủy, có một loài động vật hoang dã to bự nằm trong sách Đỏ...
Ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam có một giống cây lạ cho quả ngon, nghe tên người ta dễ nhầm sang cây hoa hồng. Đó là cây hồng nhung, là giống cây ăn trái xuất xứ từ Philippines, được trồng nhiều ở tỉnh Sóc Trăng, nay quả hồng nhung là đặc sản Sóc Trăng.
Thực hiện chủ trương sáp nhập tỉnh, thành, 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận nằm trong danh sách các tỉnh thuộc diện sáp nhập. Nếu phương án sáp nhập 3 tỉnh này được chấp nhận, tỉnh mới hình thành sẽ có nhiều hồ nước ngọt to lớn, có biển đẹp như phim, hòn đảo Phú Quý quan trọng, thậm chí có cả "Vịnh Hạ Long" trên cao nguyên.
Chia sẻ với PV Báo điện tử Dân Việt, ông Lê Minh, Công ty Maphaco Việt Nhật ở Sa Pa (Lào Cai) cho biết, ông vừa thu mua một tổ ong khoái có trọng lượng 126kg với kích thước khoảng 3m được người dân khai thác trên vách núi đá cao ở bản Sâu Chua ( xã Sa Pả). Đây là tổ mật ong rừng lớn nhất từ trước đến nay mà ông mua được ở vùng Tây Bắc.
Cùng với ốc len, cua biển, tôm đất…con ba khía chọn Rạch Gốc - Ngọc Hiển làm “vương quốc” sinh sôi, đưa địa phương này trở thành nơi sở hữu sản lượng ba khía nhiều nhất Nam Bộ. Rừng ngập mặn Cà Mau có diện tích 64.000 hecta trải dài từ Đông sang Tây, nơi chốn hoang sơ và đầy quyến rũ này, sản vật ra đời như một cách thiên nhiên “chọn mặt gửi vàng”.
Con hổ được đặt tên là Ngao ở Nghệ An bất ngờ nổi tiếng trên mạng xã hội với biểu cảm đáng yêu. Hình ảnh con hổ hờn dỗi, nũng nĩu bên “bố nuôi” như một đứa trẻ khiến ai cũng thích thú. Hiện, con hổ đang ở khu du lịch sinh thái Hòn Nhãn ở xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra ông Phạm Đăng Hưng (quê Tiền Giang), sau này trở thành đại công thần của vương triều nhà Nguyễn. Đại thần Phạm Đăng Hưng là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ Thái hậu), Hoàng phi của vua Thiệu Trị, hoàng mẫu của vua Tự Đức.
Gia đình ông Lương Ngọc Công, bản Liên Hà 5, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên đang làm đặc sản Lào Cai. Ông đã xây dựng thương hiệu bánh gai truyền thống thành sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.
Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có các loài gà rừng đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới
Ngôi mộ cổ bí ẩn trên tọa lạc tại ấp Ba Động, xã Trường Long Hòa, TX Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh với chu di diện tích gần 100 mét. Mộ cổ này nằm trên mảnh đất rộng khoảng 500m2, đất hoang, cây cỏ rậm. Khu mộ cổ đồ sộ có quy mô rất bề thế, được xây bằng đá và hợp chất vôi, cát.