Người đàn ông rơi từ tầng 5 khách sạn ở quận Tân Bình, nghi có sử dụng ma túy
Một người đàn ông rơi từ tầng 5 khách sạn trên đường Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM, nghi có sử dụng ma túy.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đúng ngày này 49 năm về trước, ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước kết thúc khi lá cờ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng Hoà tại Sài Gòn. Nhà báo Trần Mai Hạnh, khi đó là phóng viên trong đoàn công tác đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, đã được trực tiếp chứng kiến giờ phút lịch sử đó và là người đã viết bài báo tường thuật đầu tiên về sự kiện lịch sử trưa ngày 30/4/1975 tại dinh Độc Lập gửi từ miền Nam ra miền Bắc được in trên báo Nhân Dân, phát trên Đài Tiếng Nói Việt Nam. Đó là vinh dự tột cùng, hạnh phúc tột cùng trong đời làm báo của ông.
SỐNG ĐẾN BÌNH MINH
Tác giả: Trần Mai Hạnh
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật, 2024
Số trang: 687 (khổ 16x24cm)
Số lượng: 300
Giá bán: 325.000đ
Gần ba mươi năm sau (2002), nhà báo Trần Mai Hạnh bị lâm vòng lao lý trong vụ án Năm Cam mà ông bị quy tội nhận hối lộ chạy án. Ông bị mất hết mọi chức vụ đang nắm giữ: Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng Nói Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam. Ông bị kết án 9 năm tù. Đó là nỗi đau tột cùng, bi kịch tột cùng của ông.
Đọc tự truyện "Sống đến bình minh" của Trần Mai Hạnh bạn sẽ được biết hai cái mốc số phận cuộc đời đó của ông. Nhưng trước và sau đó cuộc đời ông còn phong phú nhiều sự kiện khác cho thấy ông là một con người dám chịu đựng, dám chấp nhận và dám vượt lên.
Từ một học trò trường tỉnh ở Hải Dương yêu văn chương lên học khoá 7 Khoa Văn Đại học Tổng Hợp Hà Nội nhưng chưa tốt nghiệp đã được điều sang học báo chí và đi vào chiến trường Quảng Đà trong tư cách phóng viên biệt phái của Thông tấn xã Việt Nam, Trần Mai Hạnh đã chứng tỏ bản lĩnh của mình trong bom đạn.
Bản lĩnh của một nhà báo đã cùng dân bám trụ địa bàn trong những ngày ác liệt chiến tranh, đã cùng những người lính đứng vững trong vòng vây của quân địch suốt 21 ngày. Bản lĩnh của một nhà báo không lúc nào rời cây bút, tranh thủ mọi lúc mọi nơi ghi chép tỉ mỉ, trung thực, chính xác những sự kiện tức thời, những ấn tượng đáng nhớ, những vấn đề trăn trở. Bản lĩnh của một nhà báo mang tâm hồn văn chương bắt nhạy với những chuyển động cuộc sống giữa ranh giới sống chết, những rung động tâm tư tình cảm cá nhân của mình và đồng đội.
Nhờ thế cuốn tự truyện xuất bản hôm nay nhưng nhiều trang trong đó là từ nhật ký, ghi chép của tác giả những tháng ngày lăn lộn ở chiến trường. Độ lùi thời gian trôi qua trên trang viết nhưng đọc chúng ta vẫn còn thấy sự phập phồng nóng hổi của người và việc, và nhất là cái tình sâu nặng mà tác giả dồn nén ngay từ khi viết ra. Chính nhờ thế nên khi những người lính tiểu đoàn 3 mặt trận Quảng Đà, đơn vị đã kiên cường đánh giặc 21 ngày phá vòng vây, sau này cần lập hồ sơ để đề nghị nhà nước phong tặng anh hùng đã có phần căn cứ vào những ghi chép của nhà báo Trần Mai Hạnh cũng như mời ông tham gia việc soạn thảo.
Cũng vậy, chính nhờ ông đã cẩn thận gìn giữ các kỷ vật, giấy tờ và viết bài nói rõ sự hy sinh ở mặt trận mà nhà báo, nhà thơ Nguyễn Trọng Định phóng viên báo Nhân Dân về sau đã được công nhận là liệt sĩ. Đó là một phẩm chất của con người Trần Mai Hạnh – không để ai bị quên lãng và cái gì bị lãng quên trong cuộc đời mình.
Cuộc đời mình ông đã tổng kết: "Đời làm báo của tôi không chỉ có vinh quang mà còn không ít cay đắng; không chỉ có những phút giây thăng hoa khi được chứng kiến, tác nghiệp trong sự kiện lịch sử huy hoàng của dân tộc mà còn có cả tai nạn nghề nghiệp và hệ luỵ kinh hoàng; không chỉ có chiến thắng – thành đạt mà còn có cả thất bại – mất mát; không chỉ có nặng sâu ân nghĩa mà còn có sự đổi thay chóng mặt của nhân tình thế thái; không chỉ đương đầu với thử thách mà còn phải ngậm ngùi trước trò đùa của số phận. Những cung bậc ấy đã làm nên diện mạo cuốn tự truyện "Sống đến bình minh". (tr. 10)
Sau khi chịu án tù 2 năm (ông được đặc xá đặc cách), ông dần trở lại với nghề báo trong tư cách người viết. Nhưng chính văn chương, khát vọng đầu đời của ông, đã mở ra cho ông một lối đi mới. Ông viết văn nhưng là thể loại văn tư liệu, lấy sự thật làm cốt lõi. Cuốn tiểu thuyết Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 ra đời từ đó. Ý đồ viết cuốn sách này kể về sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn giai đoạn cuối cuộc chiến tranh từ những tài liệu gốc, tuyệt mật của phía bên kia đã được Trần Mai Hạnh với sự nhạy bén của một nhà báo và linh cảm đặc biệt của một nhà sử học tiềm ẩn trong mình nghĩ đến ngay từ ngày cuối tháng 4/1975.
Tưởng như cuốn sách đã không thể thành hình khi nhiều tài liệu quý hiếm ông thu thập được kể từ đó đã bị cháy gần hết khi nhà ông bị thiêu rụi trong một cuộc hoả hoạn ở khu tập thể. Nhưng được sự động viên, cổ vũ của những người lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam đồng cảm và thấu hiểu, với quyết tâm không bỏ cuộc một ý đồ lớn lao đã thành hình từ lâu, Trần Mai Hạnh đã lại thu thập lại từ đầu các tư liệu và bắt tay vào viết. Trước khi bị bắt, năm 2000 ông đã viết xong bản thảo Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà. Nhưng sau khi ra tù, đọc lại bản thảo đó, ông thấy thất vọng hoàn toàn.
"Những trang sách viết theo suy nghĩ cũ kiểu "ta thắng, địch thua", bên ta thì viết hoa tên tuổi, xưng hô sang trọng, bên kia không viết hoa, miệt thị, coi thường, bỗng trở nên nhạt nhẽo không chút hứng thú." (tr. 596).
Trải qua cơn bi kịch khủng khiếp của đời mình, nhìn lại những trang văn đã viết, Trần Mai Hạnh ngộ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc đời và cách thể hiện cái nhìn đó lên trang viết. Ông thấy cần phải viết lại.
"Tôi nghĩ, với sự dung tưởng của một nhà văn, tôi phải hoá thân sang phía bên kia để tái tạo và phục dựng lại những ngày tháng sụp đổ cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà (chính quyền Nguyễn Văn Thiệu) trong khuôn khổ của một cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử với một cái nhìn khách quan, không thiên kiến, tôn trọng sự thật lịch sử, nhân văn trước số phận những người thuộc phía bên kia, đảm bảo sự trung thực của ngòi bút trước các sự kiện, sự việc, tình tiết đã diễn ra.
Lịch sử là tự nó viết ra – đó chính là sự thật. Lịch sử không phải do bên thắng trận muốn nói thế nào cũng được, và bên thua trận muốn giải thích thế nào cũng xong. Điều cốt lõi của lịch sử chính là sự thật. Sự thật lịch sử không hề bị hoen gỉ bởi thời gian, nó thách thức những mưu toan xuyên tạc, bóp méo của con người. Sự thật cuối cùng rồi cũng trở về với sự thật." (tr. 597-598)
Cuốn sách Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 đã được viết lại từ bản thảo cũ từ chính tinh thần tôn trọng sự thật đó và nó đã được in tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật tháng 4/2014. Sau đó Hội Nhà Văn Việt Nam đã trao Giải thưởng Văn học 2014 cho duy nhất tác phẩm này với số phiếu bầu tuyệt đối.
Trong phát biểu nhận giải, tác giả Trần Mai Hạnh đã xúc động nói: "Thế sự thăng trầm, nhân tình thế thái đổi thay rồi cũng qua đi, chỉ ngôi đền văn chương – nơi trú ngụ, gửi gắm tâm hồn của thân phận con người là còn lại mãi." (tr. 605). Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 sau đó tiếp tục được giới thiệu nhận giải thưởng ASEAN của Hiệp hội các nước Đông Nam Á tổ chức tại Thái Lan, và được dịch ra tiếng Anh, Lào, Tây Ban Nha.
Tự truyện "Sống đến bình minh" không chỉ kể chuyện cuộc đời Trần Mai Hạnh ở tư cách nhà báo, nhà văn, người quản lý báo chí. Đọc vào cuốn sách bạn đọc còn được biết đến cuộc sống tình cảm cá nhân của ông ở tư cách người yêu, người tình, người chồng, người cha. Ở những câu chuyện cá nhân đó, Trần Mai Hạnh không chỉ hé lộ cho thấy cái phần riêng tư thầm kín cõi lòng của một chàng trai, một người đàn ông, mà ông còn cho thấy cả không khí xã hội một thời len vào tình yêu khi vì thành phần giai cấp, vì sự không "môn đăng hộ đối" mà đôi lứa mãi mãi bị chia cắt, cuộc tình thành dang dở, ngậm ngùi. Nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, như thấy qua trang viết của ông, Trần Mai Hạnh vẫn giữ đẹp quan hệ tình người. Và những trang viết như vậy cũng khiến người đọc được buồn vui cùng tác giả.
Trần Mai Hạnh có thói quen chép lại tất cả những cái gì đến và đi từ mình. Nhờ đó khi viết tự truyện ông có được gần như đầy đủ các tư liệu trong công việc chung cũng như trong cuộc sống riêng. Cuốn sách này vì vậy dù là tự truyện cũng có tính tư liệu cao, có thể giúp ích cho những ai cần khảo sát về một giai đoạn đã qua mà tác giả đã tham gia và là chứng nhân.
Mặt khác, cuốn tự truyện của Trần Mai Hạnh cũng có những trang viết rất văn. Chi tiết múc con chuột lên từ cái giếng còn sót lại trong làng, ấp vào lòng tay người cho nó ấm hồi tỉnh rồi thả cho nó chạy đi (tr. 87) đủ nói lên sức mạnh nhân văn của những con người đang ngày đêm đối mặt với cái chết trong chiến tranh. Nó cũng nói lên tâm hồn rất người của tác giả.
Hay khi nghe một người báo tin Nguyễn Trọng Định chết bằng một giọng thủng thẳng, bình thản, tác giả nghĩ là nhẫn tâm. Nhưng rồi nhà báo trẻ là ông hồi đó ở mặt trận đã hiểu ra vì sao có thái độ như thế: "Chết không phải là động từ nữa, mà là một danh từ chỉ những việc diễn ra như cơm bữa." (tr. 107) Đó là nhận xét của một nhà văn. Những đoạn viết về nỗi nhớ Hà Nội (tr. 60), xóm làng vẫn xanh tươi qua bom cày đạn xới (tr. 116), vườn hoa Kiến An trong nỗi đau mối tình đầu (tr. 262)… để lại nhiều dư âm cho bạn đọc.
Cuốn tự truyện "Sống đến bình minh" của Trần Mai Hạnh khép lại ở những lời cuối sách ông cho biết chuẩn bị cùng người em ruột là nhà báo Trần Mai Hưởng, người cũng đã có mặt ở chiến trường ngày trước và đã chụp được bức ảnh xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, thực hiện chuyến đi trở lại chiến trường xưa trong những ngày tháng 3/2024.
Ông háo hức chuyến đi này để lấy cảm hứng bắt đầu một cuốn sách mới nhan đề "Ngày ấy – Hôm nay". Chuyến đi đã được thực hiện, hai anh em Trần Mai Hạnh – Trần Mai Hưởng đã đi lại đúng con đường 49 năm trước hai nhà báo đã bám theo các binh đoàn chủ lực giải phóng các vùng đất phía Nam bắt đầu từ Huế đến Thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng khi về đến đích "Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng" như tên bài báo đầu tiên ông viết tường thuật ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn thì nhà báo Trần Mai Hạnh đã vĩnh viễn ra đi chiều ngày 2/4/2024.
Tên cuốn tự truyện của Trần Mai Hạnh gợi nhớ đến tên cuốn tiểu thuyết được dịch từ tiếng Nga "Gắng sống đến bình minh" của nhà văn Belarus Vasili Bykov (phiên âm theo tiếng Belarus là Vasili Bykai). Tác giả đã dự định sau chuyến đi trở lại chiến trường về sẽ ra mắt cuốn tự truyện. Nhưng dẫu ông không còn được thấy cuốn sách ra đời, và đành bỏ lại những cuốn sách khác đang ấp ủ, thì bình minh vẫn đợi ông ở phía trước.
Cuốn tự truyện "Sống đến bình minh" vì vậy hãy đọc như biên bản của một đời người, một số phận, một ý chí, và một nơi nương náu. Biên bản là bản ghi chép khách quan, chính xác "với tiêu chí tôn trọng sự thật, trung thực, trách nhiệm với những gì đã diễn ra; không thanh minh, không nói lại bất cứ điều gì cho mình; không đề cập bất cứ chuyện gì không hay của người khác; không phân tích, không bình luận, cứ để những sự việc được kiểm chứng cất lên tiếng nói." (tr. 10). Những tiếng "không" được nói ra dồn dập, mạnh mẽ ở đây nghe như một lời di chúc khẳng định một sự có. Có sự thật! Khi bình minh lên sự thật sẽ được sáng tỏ.
Vậy đọc, "Sống đến bình minh" là đọc biên bản của một con người. Con người đó là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh (1943 – 2024).
Hẹn bạn lần tới với những cuốn sách mới khác.
Hà Nội, 30/4/2024
Một người đàn ông rơi từ tầng 5 khách sạn trên đường Phạm Văn Bạch, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM, nghi có sử dụng ma túy.
Hàng nghìn người dân chen chân nhau tại quận 1, TP.HCM để chờ xem diễu binh, diễu hành chào mừng Đại lễ vào sáng 30/4.
Người ta nói "3 lần cưới hụt là do kiếp trước thiếu nợ tình duyên" còn tôi nghĩ chắc do kiếp trước tôi trốn nợ ai đó, giờ bị bắt "hụt" hoài.
Phim 3D Mapping "Câu chuyện Đà Nẵng - The story of Da Nang" với kỹ xảo đỉnh cao, tái hiện lịch sử Đà Nẵng, đưa người xem vào hành trình trải nghiệm tuyệt vời.
Tối 29/4, tại ga Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đoàn tàu mang tên “Đoàn tàu Thống Nhất” gợi nhắc về lịch sử hào hùng của dân tộc nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tối 29/4, Đà Nẵng tổ chức trình chiếu phim 3D Mapping với chủ đề “Câu chuyện Đà Nẵng – The Story of Da Nang” tại mặt tiền tòa nhà Bảo tàng Đà Nẵng. Nhiều du khách quốc tế có mặt.
Với một trí tuệ siêu phàm và không ngại nghiên cứu những phương pháp khoa học mới mẻ, Quách Thủ Kính được sử sách ghi chép là một nhà khoa học cần mẫn, khiêm tốn, sẵn sàng học hỏi và luôn luôn tiếp thu kiến thức mới...
50 năm trước những cựu binh này đã từng cầm súng cùng các đồng đội tiến thẳng vào Dinh Độc Lập tạo nên chiến thắng vang dội thống nhất đất nước.
Những người sinh tháng Âm lịch này khi còn trẻ gặp nhiều thử thách khó khăn nhưng chỉ cần nỗ lực, về già không còn phải lo chuyện tiền bạc.
LĐBĐ Việt Nam (VFF) xác định trọng tài không sai trong ba tình huống SLNA khiếu nại khi thua Thể Công Viettel 0-1 ở vòng 20 V.League 2024/2025, nhưng đội bóng xứ Nghệ không phục và đề nghị công an vào cuộc.
CLB Thép xanh Nam Định ‘chơi lớn’; Thầy trò HLV Makoto Teguramori nhận liều doping tinh thần trước đại chiến với Thép xanh Nam Định; PSM Makassar muốn đánh bại CLB CAHN để vào chung kết Đông Nam Á; Real Madrid chiêu mộ Saliba bằng mọi giá; Phì cười với lý do Lamine Yamal nhuộm tóc vàng.
Một chế độ tương tự như Kiev không được phép bén rễ ở bất kỳ quốc gia nào, cựu tổng thống, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại Moscow ngày 29/4.
Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến tham dự chương trình nghệ thuật đặc biệt “Mùa xuân thống nhất” chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) diễn ra tại công viên Sáng Tạo phường Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức, TP.HCM, tối 29/4.
Giữa ban ngày, tại Đà Lạt mù sương, một chiếc trực thăng UH-1A bất ngờ cất cánh mà không có lệnh điều động. Người điều khiển là chiến sĩ Hồ Duy Hùng-một điệp viên bí mật của cách mạng. Phi vụ cướp máy bay không khác gì cảnh phim trinh thám giữa đời thực, khiến cả Sài Gòn chấn động, quân đội Mỹ bất ngờ, còn báo chí bấy giờ gọi đó là “vụ án tản thất quân dụng” lớn nhất suốt thời chiến. Nhưng đây mới chỉ là khúc dạo đầu cho chuỗi sự kiện nghẹt thở: vượt mây mù, tránh đạn quân mình, sống sót trong ranh giới sinh tử…
Các bạn nhỏ xuất sắc nhất đoạt giải Trạng nguyên tái hiện lễ Rước Trạng theo nghi thức xưa tại sân Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Dự án phân tích chiến sự DeepState ngày 29/4 cho biết quân đội Nga đã giành được một số bước tiến quan trọng tại mặt trận Pokrovsk, tỉnh Donetsk sau nhiều thất bại trước đó. Theo đó, các đơn vị Nga đã tiến vào 3 khu định cư trong khu vực.
Người dân từ khắp nơi đổ về các tuyến đường trung tâm TP HCM cắm trại, mang theo thức ăn, nước uống để chờ xem diễu binh, bắn đại bác vào sáng 30/4.
Ngày 28.4.2025, mũi khoan cọc đầu tiên của công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn đã chính thức được thực hiện tại bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đây cũng là bước khởi đầu cho gói thầu xây lắp số 1 của dự án do Tổng Công ty Xây dựng Số 1 – CTCP (CC1) đảm trách.
Công an phường 4, TP.Tân An, tỉnh Long An đang củng có hồ sơ để xừ lý hành chính đối với người chồng đánh vợ dã man đăng tải trên mạng xã hội.
Chiều 29/4, tại TP Đà Nẵng đã diễn ra buổi toạ đàm Trao đổi, phối hợp công tác huấn luyện, đào tạo vận động viên và giao lưu với các Trung tâm huấn luyện thể thao của địa phương.
Việc một tướng cấp cao của quân đội Nga bị sát hại gần Moscow mới đây cho thấy Ukraine vẫn đang chiến đấu quyết liệt để tồn tại và thậm chí, đang gửi thông điệp thách thức tới cả Nga lẫn chính quyền Trump, cây bút chuyên về thời sự quốc tế Sam Kiley của The Independent bình luận.
Tết Mậu Thân 1968, khi cả miền Nam còn rực rỡ pháo hoa, thì cũng là lúc tiếng súng cách mạng đồng loạt vang lên từ Sài Gòn đến Huế, từ cao nguyên đến đồng bằng. Quân và dân ta đã tấn công vào hàng loạt đô thị và đầu não quân sự của Mỹ - ngụy, tạo nên cú sốc chưa từng có trên chiến trường lẫn chính trường Mỹ. Cuộc Tổng tiến công không chỉ giáng một đòn chí mạng vào chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, mà còn mở ra sang thời kỳ mới – thời kỳ tấn công và thắng lợi.
HLV Kim Sang-sik gọi tiền đạo nhập tịch 36 tuổi thay Nguyễn Xuân Son? Indonesia đón hung tin từ Kevin Diks; Tonali cam kết tương lai với Newcastle; Barca nhảy vào cuộc đua giành Lookman; Figo đăng ảnh tình tứ bên vợ.
Anh Lê Thanh Phong, Bí thư Chi đoàn ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ (tỉnh Long An) chuyển đổi từ trồng lúa giá cả bấp bênh sang trồng rau má. Năng suất rau má đạt bình quân 8 tấn/10.000m2/vụ, bán giá rau má từ 10.000 - 30.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, anh có thu nhập từ 80-100 triệu đồng/10.000m2/vụ
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 29/4/2025 tuyên bố với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị rằng, Moscow "sẵn sàng tham gia đàm phán hòa bình với Kiev mà không cần điều kiện tiên quyết".
Cùng nhìn lại những hình ảnh đẹp của CSGT TP.HCM (PC08) trong những ngày thực hiện nhiệm vụ được phân công trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, công tác đưa, dẫn đoàn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975 – 30/4/2025).
Hành khách đi tàu Metro sẽ được miễn phí vé trong hai ngày 30/4 và 1/5 nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và Ngày Quốc tế Lao động.
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hải Phòng) vừa bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm, trốn 30 năm.
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho rằng nước này "từ chối trở thành một phần của một tổ chức chính trị đã mất đi tính công bằng và uy tín"
Ngay từ sớm, rất đông người dân từ khắp các tỉnh thành đã kéo nhau đến nhiều tuyến phố trung tâm TP.HCM để vui chơi, tham quan trong tối 29/4.