Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, nâng tầm nông sản Sơn La
Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số, nâng cao sản xuất, kết nối thị trường, nâng cao thu nhập, góp phần hoàn thành tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Từ lúc thông xe đoạn cuối tuyến đường Hồ Chí Minh về Đất Mũi, sông Cửa Lớn thưa dần những chuyến đò tốc hành đưa, rước khách thập phương.
Dẫu vậy, dòng sông nối đôi bờ Đông-Tây vùng cực Nam Tổ quốc vẫn âm thầm đưa nước và phù sa giúp những cánh đồng nuôi tôm miệt rừng ngập mặn thêm trù phú.
Tuần rồi, tôi trở lại Năm Căn, quyết xuôi dòng Cửa Lớn. Đây cũng là mùa nước sông đẹp nhất trong năm với một mầu xanh ngời như lá cây non rừng ngập mặn. Có lẽ vậy mà cư dân địa phương gọi là “mùa nước ngời”.
Ca-nô khởi hành từ chợ Năm Căn, ngược dòng Cửa Lớn về phía Bồ Đề, nơi con sông tiếp nhận nước từ Biển Đông. Qua những xóm dân cư thưa thớt ngày nào, nay nhiều nơi đã là trung tâm hành chính cấp xã sầm uất, nhộn nhịp như: Cả Nẩy, Hàng Vịnh; Tam Giang; chợ Kênh 17…
Như một lẽ thường ở Cà Mau, tùy theo địa danh mà dòng sông đi qua, Cửa Lớn còn được dân địa phương gọi với nhiều tên khác: sông Cái Lớn, sông Tam Giang, sông Bồ Đề...
Tại thị trấn Năm Căn, Cửa Lớn còn được gọi là sông Năm Căn. Đây cũng là khúc giữa của dòng sông trải dài từ bờ biển Đông sang bờ biển Tây của Cà Mau. Có lẽ đây là đoạn hẹp nhất của Cửa Lớn nên gần 10 năm trước được Chính phủ quyết định chọn làm vị trí xây cầu Năm Căn, giúp Ngọc Hiển xóa cái tên “huyện ốc đảo”.
Tại ngã ba sông của xã Tam Giang, sông Cửa Lớn gắn cho mình tên gọi sông Tam Giang. Đây cũng là khúc sông gắn với nhiều chiến tích hào hùng, oanh liệt trong quá khứ “Đánh tàu trên sông Tam Giang”.
Năm 1969, chú Tư Thắm (tức Chung Quang Thắm, ngụ ấp Trảng Lớn, xã Tam Giang, huyện Năm Căn) là thành viên trong “Đội săn tàu Kinh 17”, thuộc Lữ đoàn 962 Quân khu 9. 20 trận đánh lớn, nhỏ mà chú tham gia đã làm hơn chục tàu giặc bị hư hỏng, hoặc mãi mãi nằm lại sông.
Sông Cửa Lớn đầu bên bờ biển Tây nhìn từ cửa biển Ông Trang (tỉnh Cà Mau) với khoảng giữa là "cù lao" rừng ngập mặn.
Ở tuổi 72, dù mắt đã mờ, chân đã run nhưng khi nhắc lại cái thời đánh tàu địch, chú Tư vẫn còn nhớ rõ: “Trận nhớ nhất là ngay cửa Bồ Đề, tôi và đồng đội đánh chìm hai tiểu pháo hạm của giặc”.
Quyển Lịch sử Đảng bộ tỉnh Cà Mau có những trang được gấp khúc làm dấu, đã úa màu theo thời gian. Có lẽ đó là những trang tư liệu mà chú Tư đọc đi, đọc lại nhiều nhất.
Chú cho hay, trong những năm chiến tranh ác liệt, thực hiện phong trào “Tìm tàu địch mà diệt” nhằm góp phần đánh bại chiến thuật “Hạm đội nhỏ trên sông”, “Pháo đài thép di động” của Mỹ, nhân dân Tam Giang, Cả Nẩy, Năm Căn, Rạch Gốc, Tân Ân…, cùng với các đơn vị chủ lực khác của ta đã biến sông Tam Giang thành mồ chôn nhiều hạm đội nhỏ của địch.
Theo lời chú Tư, chỉ tính riêng từ tháng 1 đến tháng 12/1970, có tổng số 111 trận lớn, nhỏ đánh tàu trên sông Tam Giang; làm chìm, cháy, hư hỏng 192 tàu. Trong đó có 18 tiểu pháo hạm, hai tàu vận tải quân sự; làm chết và bị thương hơn 3.000 tên địch.
“Riêng Đoàn 962 và các Tiểu đoàn 2014, 2315 (chủ lực Khu), Đại đội 82 của tỉnh Cà Mau cùng với du kích xã Tân Ân, Tam Giang đánh 26 trận. Trong đó, ba trận đánh vào căn cứ nổi hải quân Mỹ ở Năm Căn, đã tiêu diệt và làm hỏng 66 tàu… -chú Tư Thắm dẫn lại số liệu lịch sử trong tâm thế tự hào.
Dòng sông, bến nước ở Tam Giang đã thành ký ức của không biết bao lớp người sinh ra và lớn lên trong vùng căn cứ cách mạng, như trường hợp chú Tư Thắm và chú Tư Bình (Nguyễn Thanh Bình). Gắn bó gần cả đời với cặp tuyến sông Tam Giang, nay chú Tư Bình là Giám đốc Hợp tác xã Chế biến than 2 tháng 9 (ấp Nhà Hội, xã Tam Giang).
Trò chuyện cùng chúng tôi, chú Bình nhắc về những kỷ niệm vui, buồn từ dòng sông. Với xóm vạn chài tại địa phương, một thời, dòng Tam Giang giúp người dân có nhiều tôm, cá, hải sản… nhờ đó chăm lo con cái học hành, nhà tường thay dần cho những căn nhà gỗ lợp bằng lá dừa nước.
Hàng chục năm qua, dòng sông ấy mang phù sa giúp cây rừng tươi tốt, ghe tàu vận chuyển lâm sản thuận lợi. Công việc chế biến than của gia đình chú “ăn nên, làm ra”.
Vậy nhưng, Tam Giang cũng là nơi gieo cho chú và cư dân trong vùng những lo âu, thấp thỏm. Chỉ tay về khu nhà sản xuất than nằm ven sông, chú Bình buông giọng buồn: “Vài năm gần đây, nước dâng cao hơn, dòng chảy mạnh hơn gây sạt lở ven sông liên tục, khiến nhiều gia đình phút chốc lâm vào cảnh trắng tay. Khu chế biến than của gia đình tôi hơn bốn tháng trước đã bị sạt lở, khiến ba căn nhà lò chìm ngủm dưới nước”.
Ngay từ buổi cha ông khẩn hoang, mở đất, thiên nhiên đã hào phóng ban cho Cà Mau những con sông cuồn cuộn phù sa ở miệt rừng ngập mặn bạt ngàn.
Trong số ấy có Cửa Lớn - con sông duy nhất trên dải đất hình chữ S có khởi nguồn từ biển và chảy ra biển. Còn ở xứ sở Cà Mau, Cửa Lớn là con sông lớn nhất, dài nhất, sâu nhất và dòng chảy mạnh nhất.
Xuôi dọc tuyến sông mới biết, Cửa Lớn dài khoảng 58 km, đầu bên biển Đông là cửa Bồ Đề, còn đầu bên biển Tây là cửa Ông Trang-đổ nước ra Vịnh Thái Lan. Con sông này có nơi rộng khoảng 600m và sâu hơn 20m. Chảy về đến thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn), sông còn rộng chừng 300m, sâu hơn 10m.
Đến cửa Ông Trang, sông mở rộng dần ra như một vịnh biển, có nơi hơn 1.800m nhưng độ sâu chỉ còn chừng hơn 4m. Hội tụ nhiều yếu tố “đặc biệt” nên Cửa Lớn cũng là đề tài được nhiều học giả, giới nghiên cứu quan tâm.
Theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Vệ, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau, Cửa Lớn khá đặc biệt bởi không có hạ nguồn và cũng không có thượng nguồn. Khi thủy triều lên, sông đón được nước cả từ biển phía Đông và phía Tây, sau đó hội tụ vào đoạn giữa con sông.
Khi thủy triều rút xuống, nước của dòng sông này cũng ra hai cửa biển phía Đông và phía Tây. “Chính con sông Cửa Lớn đã giúp cho bộ đội ta làm nên những chiến thắng vẻ vang.
Dòng sông ấy còn đi vào lịch sử, thơ ca của tỉnh Cà Mau, như: Lời các bài hát “Đất Mũi Cà Mau”, “Một góc quê em”; bài thơ “Đền thờ Bác ở chót mũi Cà Mau”… Đó chính là những cái đặc biệt, đặc sắc trên dòng sông này mà ít nơi nào có được” - đồng chí Vệ chia sẻ.
Và trên bản đồ vùng sông nước Cà Mau, hiếm dòng sông nào có nhiều chi lưu như sông Cửa Lớn. Cứ cách khoảng 1 km là có một chi lưu đấu nối: lúc là con rạch nhỏ, lúc là con sông lớn chạy ngoằn ngoèo vào rừng sâu.
Dòng Cửa Lớn cũng là ranh giới tự nhiên chẻ dọc huyện Ngọc Hiển và Năm Căn, tách khu vực cuối cực nam của bán đảo Cà Mau thành một đảo nhỏ (khi chưa có cầu Năm Căn bắt ngang).
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Năm Căn Trần Đoàn Hùng, người sinh sống, trưởng thành, công tác lâu năm tại miệt rừng ngập mặn Cà Mau, và “nằm lòng” về con sông Cửa Lớn, quá trình hình thành con sông này cũng định hình luôn hệ thống kênh, rạch đan xen nhau ăn sâu vào nội đồng. Gắn với đó là quá trình hình thành và phát triển những khu dân cư theo tuyến sông, các tuyến chợ ở ngã ba, ngã tư đổ ra sông…
Cửa Lớn cũng giúp hình thành nên những cánh đồng màu mỡ, cung cấp nước và nguồn lợi thủy sản cho cư dân nuôi thủy sản miệt rừng ngập mặn, cả những khu vực nuôi tôm công nghệ cao phục vụ nguồn nguyên liệu dồi dào cho các cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
“Dòng nước luôn tươi mới được tiếp nhận từ hai vùng biển của sông Cửa Lớn còn giúp sản sinh ra những loài thủy sản không chỉ có tiếng ở trong nước mà còn trên thế giới, như con tôm sú, con cua, con vọp, con sò huyết và nhiều loài thủy sản khác ở miệt rừng ngập mặn Cà Mau” - anh Hùng tâm đắc, khoe.
Hàng chục năm ngược xuôi vùng sông nước, nhưng đây là lần đầu tôi có dịp đeo đuổi suốt chiều dài của dòng sông lớn nhất xứ sở Cà Mau. Từ Bồ Đề đến Ông Trang, dọc sông là những cánh rừng đước bạt ngàn, xen lẫn xóm dân cư. Không ít nông hộ hành nghề hạ bạt; phổ biến là nghề đóng đáy bè, đáy neo, đáy sông, lưới cá, chày, câu…
Trên tuyến sông Cửa Lớn ngày trước, vào mùa trái mắm rụng, cá dứa nổi lờ đờ trên mặt sông ăn trái. Lợi dụng tập tính ấy, ngư dân địa phương dùng chỉa ba mũi để đâm cá. Nghề săn cá dứa dần mai một, bởi loại cá đặc sản tự nhiên này giờ thuộc loại “hàng hiếm” ở Cà Mau.
Miên man theo phù sa của con sông cực nam miền cuối đất, cũng nửa ngày hơn. Đến cửa Ông Trang, mưa thưa dần rồi dứt hẳn, lộ rõ ráng chiều trong veo của mặt trời sắp lặn phía bờ Tây. Ở đó, Cửa Lớn rẽ thành hai nhánh sông: nhánh nhỏ thuộc địa phận huyện Năm Căn; nhánh rộng thuộc huyện Ngọc Hiển.
Giữa hai nhánh sống ấy là khu rừng xanh bạt ngàn nằm thoi loi như một cù lao, có hình dạng “một nửa trái tim”, hoặc gọi là “giọt nước mắt” cũng được.
Dòng sông qua nhiều thế hệ, lắm thăng trầm, nhưng xét về góc độ kinh tế thì vẫn còn thiếu thứ gì đó trong “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Như lời chia sẻ của đồng chí Nguyễn Hồng Vệ: Trong tầm nhìn của lãnh đạo tỉnh ngày nay, những con sông lớn không còn là trở ngại mà là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế sông, kinh tế biển gắn với nuôi trồng thủy sản.
Thấy rõ tiềm năng, thế mạnh ấy nên trong quy hoạch dài hạn của Cà Mau, quy hoạch huyện Năm Căn được gắn liền với sông Cửa Lớn, có cả Khu kinh tế Năm Căn đã và đang được mời gọi, xúc tiến đầu tư, tương lai xây dựng thành trung tâm nuôi trồng, chế biến thủy sản của cả một khu vực. Gắn với đó là hệ thống cảng biển.
“Nếu xây dựng được một cảng nước sâu ở Hòn Khoai hay tại cửa Bồ Đề thì tương lai, vùng sông nước Cà Mau không còn là nơi cuối cùng mà có thể là nơi khởi điểm của phát triển, góp phần giúp địa phương bứt phá theo hướng mạnh lên từ biển và làm giàu từ biển” - đồng chí Vệ mong ước.
Ngoài kia, mùa gió chướng tiếp tục mang phù sa từ biển vào sông. Dù thế nào đi nữa, sông nước vẫn là cái gợi nên hồn cốt của xứ sở Cà Mau. Với Cửa Lớn, dù còn cả chặng đường dài phía trước nhưng khi được “mồi lửa” đúng cách, tin rằng vùng đất ấy sẽ “thắm da, đỏ thịt”, như hải âu tự do tung bay giữa trời cao, biển lớn.
Trao đổi với phóng viên sáng 22/7 về tin bão mới nhất, ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 3 WIPHA đang nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình, sức gió mạnh nhất đạt cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Mưa lớn kéo dài tại Thanh Hóa, Nghệ An khiến nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tăng cao.
Nông dân Sơn La tích cực chuyển đổi số, nâng cao sản xuất, kết nối thị trường, nâng cao thu nhập, góp phần hoàn thành tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.
Hình thức “phạt tiền thay cho phạt tù” trong một số tội danh kinh tế không chỉ linh hoạt mà còn phản ánh xu thế tư pháp hiện đại, giúp tăng tính phục hồi, giảm tải cho hệ thống nhà tù và tòa án; đồng thời khuyến khích người phạm tội khắc phục hậu quả và hợp tác với pháp luật.
Một giống mận đột biến từ vườn nhà, một hướng đi khác biệt theo tiêu chuẩn hữu cơ, cùng sự đồng hành của tín dụng “tam nông” từ Agribank – tất cả đã góp phần tạo nên thương hiệu mận hồng Sân Tiên – sản phẩm nông nghiệp đặc trưng đang vươn xa từ vùng đất Cù Lao Dung, TP Cần Thơ.
Cây cảnh có vẻ đẹp tuyệt vời này khiến nhiều người cảm thấy không chân thật. Mỗi chiếc lá nhỏ xanh mướt như một tác phẩm kỳ diệu của thiên nhiên.
Giá USD hôm nay 24/7 nối dài chuỗi giảm ba phiên giảm liên tiếp khi thị trường thận trọng trước thời hạn áp thuế quan đối ứng 1/8. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" bán ra giảm 30 đồng về mức 26.430 đồng/USD.
V.League 2025/2026 chuẩn bị chứng kiến cuộc đua vô địch khốc liệt chưa từng có. Không chỉ các ông lớn như CLB CAHN, những tân binh như Ninh Bình FC cũng vung tiền chiêu mộ hàng loạt ngôi sao, tạo nên thế cạnh tranh đầy kịch tính.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/7 trên các trang giao dịch dầu thô thế giới ghi nhận giá dầu bất ngờ tăng nhẹ sau nhiều phiên lao dốc.
Đức đã yêu cầu Mỹ đảm bảo chắc chắn về việc cung cấp hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Der Spiegel, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Washington phải đưa ra các cam kết ràng buộc và đẩy nhanh quá trình thay thế cho các quốc gia chuyển giao Patriot cho Kiev.
Sở Xây dựng TP. Huế thông báo về giá bán (tạm tính) nhà ở xã hội các khối nhà XH1 và XH4 tại khu phức hợp Thủy Vân.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) được công bố đang trở thành tâm điểm của giới chứng khoán, đặc biệt trong bối cảnh nhà đầu tư cá nhân chiếm hơn 80% giá trị giao dịch chứng khoán. Do đó, bất kỳ thay đổi nào trong cách tính thuế cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và hoạt động giao dịch trên thị trường.
Thanh tra Chính phủ sẽ triển khai đợt thanh tra diện rộng các dự án chậm tiến độ, vướng mắc, có nguy cơ thất thoát, lãng phí theo chỉ đạo của Thủ tướng, với quy mô lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Sau cơn sốt đầu năm, thị trường đất nền quý 2/2025 bắt đầu hạ nhiệt rõ rệt cả về nguồn cung lẫn mức độ quan tâm, trong khi đó căn hộ chung cư vươn lên dẫn dắt xu hướng đầu tư mới.
Sau đây là thống kê học phí các trường đại học ở Hà Nội năm 2025-2026 nhằm giúp thí sinh có lựa chọn phù hợp khi đăng ký nguyện vọng đại học 2025.
Trong bối cảnh mới khi cả nước vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông, Lâm Đồng thành tỉnh Lâm Đồng mới, quy hoạch xã nông thôn mới đã không còn phù hợp và việc điều chỉnh quy hoạch đang được đặt ra.
Ngày còn bé, tôi không hiểu vì sao mỗi sáng ông tôi đều đứng nghiêm trang nhìn lên lá cờ trước hiên nhà, ánh mắt như đang trò chuyện với ai đó đã đi xa. Mãi đến sau này tôi mới biết: ông không chỉ nhìn lá cờ, ông đang nhìn về Tổ quốc.
Tối 23/7, đội tuyển U23 Việt Nam có buổi tập tại sân phụ tổ hợp Gelora Bung Karno, Jakarta (Indonesia) để chuẩn bị cho trận bán kết Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025 gặp U23 Philippines.
Vòng đàm phán hòa bình thứ ba giữa Nga và Ukraine tại Istanbul đã kết thúc. Các phái đoàn đã gặp nhau tại Cung điện Ciragan, phía châu Âu của eo biển Bosporus.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định tổ chức lại Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.
Cơn bão số 3 (Wipha) đã gây ra những thiệt hại đáng kể về nông nghiệp và cơ sở hạ tầng tại tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là ngành nuôi tôm và sản xuất giống. Theo báo cáo nhanh từ các địa phương, 1.886 ha nuôi tôm và sản xuất giống vùng ven biển đã bị ngập, gây thiệt hại nặng nề cho người dân.
Ông Mai Văn Chính - Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đoàn công tác Trung ương đã về kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Cô gái bị đâm tử vong trong đêm; tìm thấy thi thể người đàn ông nghi là tài xế xe ôm bị giết; kinh hoàng xe bán tải kiểm soát, đâm hàng loạt xe máy ở Khâm Thiên, Hà Nội... là những tin nóng 24 giờ qua.
Mưa lũ kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều địa phương ở Nghệ An. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An đã phát đi “Lời kêu gọi” ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ hoàn lưu bão số 3.
Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, đi vào biển Đông thành cơn bão số 4, có tên quốc tế là CO MAY (Cỏ may). Đây là tên bão do Việt Nam đặt.
Chị Nguyễn Thị Hương, trú tại xã Việt Khê, thành phố Hải Phòng mới (sau khi sáp nhập thành công Hải Phòng với Hải Dương cũ) là một trong những hộ nông dân tiên phong đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trồng rau thuỷ canh, đưa nông sản sạch, chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.
Mưa lũ tại Nghệ An đã làm có 3 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương. Bên cạnh đó, có 417 căn nhà bị thiệt hại và 3.237 căn nhà bị ngập nước.
Đến với vùng núi cao Phja Oắc - Phja Đén của huyện Nguyên Bình (cũ) - vùng nguyên liệu trà của Cao Bằng, từ những lá trà xanh tươi mơn mởn, người dân đã sáng tạo, chế biến thành món búp trà xanh tẩm bột chiên giòn khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi không quên.
Dưới cái nắng chói chang một ngày đầu tháng 7, trên những khung lồng đầy ắp cá to bự được nuôi dưỡng bởi dòng nước sông Đuống hiền hòa, người nông dân tỉnh Bắc Ninh (mới) đang bước vào một trong 2 vụ thu hoạch cá lồng quan trọng của năm.
Anh Hồ Chí Hiếu, ấp Bồ Nhòng, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, (tỉnh Cà Mau cũ), nay là xã Lương Thế Trân (tỉnh Cà Mau sau sáp nhập) thành công với mô hình nuôi dúi. Anh Hồ Chí Hiếu bán dúi giống giá từ 1,8-2 triệu đồng/cặp, dúi thịt bán giá từ 600.000-800.000 đồng/kg.
Tôi biết ơn cách bố dạy dỗ mình.
Người có ngày sinh Âm lịch này có được thành công và giàu sang là nhờ sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ với lòng dũng cảm và trí tuệ “dẫn đầu”.