3 con giáp được ban phước lành khi về già, làm việc thiện tất có phúc báo, càng có tuổi càng viên mãn
3 con giáp này khởi đầu vất vả nhưng ngày càng bộc lộ tài năng và sức quyến rũ phi thường của mình và họ có thể thành công trong mọi việc họ làm!
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chúng tôi về Đồng Tháp – địa phương trọng điểm của vựa lúa ĐBSCL - vào thời điểm đầu vụ thu hoạch lúa hè thu 2021 và nhanh chóng nhận ra không khí trầm lắng đang bao trùm lên vùng quê lúa.
Thông thường, đầu vụ thu hoạch, lúa được giá hơn chính vụ, vậy mà giờ đây, chuyện lúa rớt giá diễn ra từ “vòng gởi xe” đã khiến nhiều lão nông tri điền cũng không khỏi bất ngờ.
Thu hoạch lúa hè thu ở ĐBSCL.
“Giá lúa rớt nhanh quá. Chỉ sau 1 đêm, giá lúa giảm 400 đồng/kg”, ông Nguyễn Văn Diêm - người trồng lúa có tiếng ở thị trấn Thanh Bình (huyện Thanh Bình) mở đầu buổi trò chuyện bằng thông điệp buồn.
Theo ông Diêm, ban đầu, lái đồng ý mua với giá 5.300 - 5.500 đồng/kg lúa (tươi), nhưng qua hôm sau, viện cớ mưa làm ướt lúa, họ đột ngột hạ giá xuống còn 5.000 đồng/kg. Đây cũng là tình trạng chung đang diễn ra tại nhiều địa phương có diện tích lúa hè thu sớm ở Đồng Tháp.
Theo ghi nhận của ngành nông nghiệp, hiện giá lúa đang sụt so với cuối vụ đông xuân khoảng 700 đồng/kg.
Tuy nhiên, đáng lo hơn là đang manh nha nhiều dấu hiệu cho thấy giá lúa sẽ tiếp tục diễn biến tiêu cực trong thời gian tới, nhất là thời điểm chính vụ.
Ông Nguyễn Văn Kẹm - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Bình bày tỏ lo lắng: “Thông thường, khi xuống giống được khoảng 1 tháng, thương lái tìm đến chủ ruộng để đặt tiền cọc, nhưng đến nay, dù lúa đã trổ đòng, nhưng mọi chuyện vẫn trong im lặng đáng sợ”.
Đây là dấu hiệu cho thấy việc tiêu thụ lúa trong thời gian tới sẽ khó cả về sức mua lẫn giá cả. Theo các chuyên gia kinh tế, sẽ rất khó khôi phục lại giá lúa cao như vụ đông xuân. Nguyên nhân cơ bản là do giá gạo của hai cường quốc “đối thủ” của gạo Việt Nam là Ấn Độ và Thái Lan cũng giảm theo đà giảm giá của đồng tiền quốc gia họ...
Với kinh nghiệm “lão nông tri điền”, ông Diêm cho biết, giá lúa rớt đột ngột như hiện nay đã nhiến nhiều nông dân “đột tử”. Bởi đó không chỉ là sự hụt hẫng tâm lý sau khi vừa trải qua vụ lúa trúng giá, mà còn là sự đối mặt với nguy cơ thua lỗ và hơn thế nữa.
Theo ông Diêm, hầu hết giá các khâu chi phí đầu vào đều tăng, nhất là vật tư như phân bón, thuốc trừ sâu. Chỉ riêng mặt hàng phân bón, đã trở thành gánh nặng đối với người trồng lúa. Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân, nhiều mặt hàng phân bón đều tăng thêm bình quân 200 ngàn đồng/bao (50kg).
Thậm chí với mặt hàng phân URE, mức tăng cao hơn. Cụ thể, theo ông Diêm, vụ đông xuân, 1bao chỉ nhỉnh hơn 300 ngàn đồng, giờ đã lên đến 550 ngàn đồng. Với giá lúa hiện nay và mức bón bình quân 50kg/công (1.000m2), thì mỗi công lúa bị “mất trắng” trên 40kg lúa.
“Với giá bán hiện nay, sau 3 tháng chăm sóc, nông dân chỉ huề vốn sản xuất, mất trắng công sức lao động. Còn nếu thuê đất thì coi như lỗ nặng”- ông Diêm chia sẻ....
Điều này được xem như giọt nước làm tràn chiếc ly bất trắc của bài toán lợi nhuận. Cụ thể, theo ông Kẹm, thông thường năng suất lúa hè thu không cao so với vụ đông xuân, nhưng năm nay lại càng giảm mạnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết nắng khắc nghiệt với nắng nóng xuất hiện trùng vào thời điểm cây lúa đang chuẩn bị thụ phấn, tạo hạt....
“Thông thường, cây lúa cần nền nhiệt độ 25-27 độ để thụ phấn tốt, nhưng trên thực tế vào cao điểm, nhiệt độ có khi lên đến trên 30 độ nên tỷ lệ lúa bị bất thụ khá cao, nghĩa là bị lép hạt, giảm năng suất”- ông Kẹm nhận định.
Thực tế thu hoạch tại các cánh đồng tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy, năng suất lúa bình quân đầu vụ chỉ ở mức 5 tấn/ha. Bất lợi bủa vây, nhưng người trồng lúa vẫn cứ phải... dấn thân. “Cho dù giá vật tư tăng đến bao nhiêu thì nông dân chúng tôi cũng không có quyền nói không. Cứ đến mùa là phải xuống giống, sau đó phải bón phân, phun thuốc dù không biết khi thu hoạch bán cho ai, giá bao nhiêu...”.
Lời gan ruột của ông Diêm như khiến chúng tôi đắng đót trước thân phận đầy may rủi của những người làm ra hạt gạo nuôi sống hàng chục triệu người dân Việt và mang lại vị thế “cường quốc xuất khẩu gạo” cho đất nước.
Bởi đàng sau đó còn có câu chuyện yếm thế khác: Lúa sụt giá cỡ nào nông dân cũng phải bán “ngay và luôn”.
ThS.Nguyễn Phước Tuyên - chuyên gia nghiên cứu độc lập về nông nghiệp ở Đồng Tháp giải thích: “Tuy có thể bảo quản, lưu trữ lâu hơn so với nhiều loại hoa màu, nhưng gần như người trồng lúa rất khó có thể lưu trữ chờ thời cơ giá để bán. Bởi điều này đòi hỏi rất nhiều công sức và mặt bằng, và nhất là áp lực nhu cầu trả tiền mua sắm vật tư trước đó cũng như trang trải cuộc sống ... nên gần như rất ít có nông dân đủ điều kiện để trữ lúa lại chờ thời điểm bán với giá cao”.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến lúa hè thu rớt giá. Bên cạnh ảnh hưởng từ dịch COVID-19 khiến cho chi phí vận tải bị tăng và kéo dài ngày hơn, đồng tiền của hai quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu gạo là Ấn Độ và Thái Lan bị sụt giảm, khiến mặt bằng thị trường gạo thế giới bị kéo theo... đã trực tiếp “đè” giá xuống hơn mọi năm..., còn có yếu tố từ nạn chở củi “đốt” rừng.
Phun thuốc lần cuối cho cây lúa hè thu ở tỉnh Đồng Tháp.
Bởi ĐBSCL nói chung, Đồng Tháp nói riêng được xem như vựa lúa của thế giới, thế nhưng khi nơi đây đang bước vào thu hoạch với đa số nông dân đang rất cần bán lúa để trang trải chi phí... thì nhiều doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo trong nước lại nhập khẩu lúa, gạo từ bên ngoài vào.
Cụ thể hơn, ThS.Nguyễn Phước Tuyên cho biết, 5 tháng qua, Việt Nam đã nhập 1,6 triệu tấn lúa từ Campuchia và trên 300 ngàn tấn gạo từ Ấn Độ. Điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp do giá lúa gạo ngoại đang ở mức thấp.
Điển hình là gạo Ấn Độ rẻ bình quân 100 USD/tấn so với gạo cùng loại của Việt Nam do quốc gia này trúng mùa và đến thời điểm xả kho gạo dự trữ và nhất là được hưởng thuế suất 0% theo cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA).
Điều này đã trực tiếp dồn đẩy giá lúa trong nước vào “thế chân tường”. Bởi sau khi nhập về, số lúa gạo này được đấu trộn rồi gắn nhãn mác Việt để tiêu thụ trong nước và tham gia xuất khẩu. Cách làm này không chỉ khiến lúa gạo trong nước thua ngay trên sân nhà, mà còn gia tăng nguy cơ “đóng cửa” nhập khẩu đối với gạo Việt nếu bị quốc gia nhập khẩu truy xuất nguồn gốc.
Đó là chưa kể đến nguy cơ ảnh hưởng đến danh tiếng của chất lượng gạo Việt do phần lớn gạo Ấn Độ đã lưu trữ 2 năm, chất lượng, dinh dưỡng giảm... Và như thế, điều này còn có khả năng đốt cháy cả “rừng lúa gạo” vùng ĐBSCL mà trước hết là đốt cháy cả cuộc sống của những người gắn bó với cây lúa quê hương.
Thật ra không đợi đến vụ hè thu năm nay, mà từ nhiều năm qua, người trồng lúa ĐBSCL, Đồng Tháp nói riêng, thường xuyên đối mặt với khó khăn về lợi nhuận.
ThS.Nguyễn Phước Tuyên cho biết, kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy, sau 30 năm sản xuất ra lượng lúa xuất khẩu, ĐBSCL đã có 1,2 triệu người, chủ yếu là người trong độ tuổi lao động, phải bỏ ruộng quê đến các khu công nghiệp để làm việc.
Điều này, cho thấy lợi nhuận từ trồng lúa chưa đảm bảo được cuộc sống người trồng lúa. Và đó cũng là tình trạng chung của người trồng lúa ở Châu Á. Bởi theo các chuyên gia, lúa gạo là mặt hàng đặc biệt nhất trong nhóm nông sản khi mà giá cả và cả việc nhập - xuất khẩu lệ thuộc vào điều hành của chính sách quốc gia hơn là mặt bằng thị trường.
Mặt khác, sau cuộc “khủng hoảng thiếu” năm 2008, các quốc gia đã hạ quyết tâm hướng tới tự túc lúa gạo, càng khiến cho thị trường lúa gạo khó có khả năng tăng kịch trần. Vì thế, mỗi quốc gia đều có chính sách “bảo trợ” cho người trồng lúa riêng mình.
Theo ThS.Tuyên, vào thời điểm giá lúa ở Việt Nam đứng ở mức 4.200 đồng/kg, thì ở các nước khác ở mức cao gấp đôi, gấp 3 lần. Cụ thể, lúa ở Trung Quốc là 9.000 - 10.000 đồng; Nhật và Hàn Quốc tương đương 18.000 đồng/kg...
Đây như hồi chuông thúc đẩy việc trồng lúa trong nước cần có bước tiến theo tinh thần của nền nông nghiệp thông minh: Thông minh trong quy hoạch, trong sản xuất và tiêu thụ...
Theo đó, trước hết là cần thay đổi tư duy trồng lúa bằng mọi giá như thời gian qua, để tiến tới mục tiêu: chỉ nên trồng lúa ở những vùng dồi dào nước ngọt tự nhiên. Các vùng còn lại, bố trí giống cây, con bản địa...
Điều này không chỉ giảm được diện tích, sản lượng lúa, mà còn phát huy giá trị kinh tế từ việc tổ chức nuôi trồng giống cây, con đặc sản phù hợp môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn.
Để phát huy tối đa giá trị kinh tế, nên cơ cấu giống theo đặc tính sinh thái từng vùng - ThS.Tuyên đề xuất cụ thể: “Vùng nhiễm mặn, nên tập trung lúa đặc sản như Một bụi và các dòng ST24, ST25....
Vùng đất phù sa tập trung cho gạo thơm, gạo trắng và vùng nhiễm phèn chỉ nên tập trung trồng lúa năng suất cao”. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc bố trí mùa vụ thích ứng thời tiết.
Cụ thể, theo ThS.Tuyên, chỉ tập trung trồng lúa thơm trong vụ đông xuân, vì trong vụ hè thu, nền nhiệt độ cao sẽ giảm mùi thơm đặc trưng của tất cả các giống lúa...
“Để hiện thực hóa cuộc cách mạng trồng lúa trong nền nông nghiệp thông minh, cần phải thực thi cuộc đổi mới triệt để.
Trong đó, trước hết và quan trọng nhất là phải thực hiện theo tinh thần quyết liệt của tân Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan: Cán bộ không làm việc theo tư duy nhiệm kỳ, nông dân không sản xuất theo tư duy mùa vụ và doanh nghiệp không kinh doanh theo tư duy ăn sẵn”- xin mượn lời ThS.Nguyễn Phước Tuyên để kết thúc bài viết như một thông điệp lan: Khi và chỉ khi mọi người cùng nghĩ, cùng làm như thế thì lúa gạo Việt mới thoát khỏi cuộc gục ngã do tự giẫm đạp lên nhau trước khi “vươn ra biển lớn” để khẳng định và chiếm lĩnh.
Chị Đỗ Thị Dinh, chủ nông trại Rau thủy canh Thành Tâm xã Lộc An, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đang làm giàu nhờ mô hình trồng rau công nghệ cao.
3 con giáp này khởi đầu vất vả nhưng ngày càng bộc lộ tài năng và sức quyến rũ phi thường của mình và họ có thể thành công trong mọi việc họ làm!
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa mong muốn lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tiếp tục tập luyện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong Đề án sắp xếp tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị mới vừa được Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Bình thông qua, phương án xử lý tài sản công, đặc biệt là 79 trụ sở làm việc dự kiến dôi dư, đã được tính toán với ưu tiên rõ ràng: chuyển đổi công năng phục vụ các mục đích dân sinh thiết yếu như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao.
Từ hiệu quả kinh tế của cây trà hoa vàng, cây khôi nhung đem lại xã Xuân Long, huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ đẩy mạnh việc quy hoạch, phát triển, mở rộng diện tích trồng 2 lọa cây dược liệu này...
Công an TP.HCM đã tổ chức lễ xuất quân bảo đảm an ninh, trật tự, an tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tại Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, đơn vị soạn thảo là Bộ Nội vụ đề nghị tăng quyền cho chủ tịch UBND xã, phường sau khi sáp nhập. Theo đó, vị này không chỉ có quyền tuyển dụng, sử dụng mà còn có quyền miễn nhiệm, điều động cấp phó và cán bộ, công chức chuyên môn và điều hành các hoạt động trên địa bàn xã, phường.
Người đàn ông Nhật Bản Nobuhiko Suzuki vừa bị bắt vì giấu thi thể cha ruột suốt hai năm để trốn tránh chi phí tổ chức tang lễ và bị cáo buộc biển thủ tiền lương hưu của ông.
Khán giả gây sốt khi bắt gặp Vương Phi xuất hiện tại liveshow của bạn trai Tạ Đình Phong, cho thấy tình cảm bền chặt dù trải qua nhiều sóng gió suốt hơn hai thập kỷ.
Cô Nguyễn Thị Minh Thuý, hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội, nêu quan điểm: "Sử dụng AI trong học tập là tư duy hiện đại nhưng cần tiếp cận có trách nhiệm".
Có những chị em chỉ trong vòng 1 năm đã làm thẩm mỹ mắt tới vài lần. Tuy nhiên, theo bác sĩ Ngô Gia Long (Bs. Jack Long), một người không nên phẫu thuật thẩm mỹ vùng mắt quá nhiều lần trong cuộc đời, mỗi lần phẫu thuật nên cách nhau 6 tháng hoặc 1 năm.
Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.Hà Nội đang tìm bị hại trong vụ gây rối trật tự công cộng, xảy ra ngày 20/4/2025 tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.
Rắn thần ở vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang được nhắc đến như một phần quan trọng của văn hóa và tín ngưỡng dân gian ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo truyền thuyết, những con rắn này được coi là biểu tượng của thần linh, mang đến may mắn, tài lộc và bảo vệ người dân.
Sau trận thua trước Thể Công Viettel tại vòng 20 V.League 2024/2025 trên sân vận động Hàng Đẫy, CLB SLNA gửi công văn kiến nghị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Ban Trọng tài Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Để xem chương trình nghệ thuật 3D mapping ở vị trí đẹp nhất, nhiều người dân mang ghế ngồi sẵn trước trụ sở HĐND - UBND TP.HCM.
Nhận thấy sản xuất lúa vụ 3 cho lợi nhuận thấp nên nhiều hộ dân tại lung mướp ấp 2B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang thu hoạch xong vụ lúa Hè Thu chuyển sang trồng cây ấu Đài Loan mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (tháng 1/1973), Mỹ-ngụy Sài Gòn không thi hành nghiêm chỉnh hiệp định, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu công khai khẩu hiệu "4 không": Không có hòa bình, không có ngừng bắn, không có giải pháp chính trị, không có tổng tuyển cử.
Theo khảo sát, tại thời điểm tháng 4/2025, hai tỉnh Kiên Giang - An Giang có 298 đơn bị hành chính cấp xã, trong đó có đến 31 đơn vị hành chính cấp xã trùng tên nhau.
Chương trình "Đông ấm" 2024 do Văn phòng Đại diện Tây Bắc (báo Nông thôn Ngày nay) kết nối với chị Xà Thụy Hà Vy và nhóm bạn - những tấm lòng nhân ái đến từ Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội triển khai là hành trình sẻ chia đầy ý nghĩa, mang hơi ấm và tình thương đến với bà con khó khăn ở 2 tỉnh biên giới Sơn La, Lai Châu.
Phiên đấu giá khu đất 60ha một mặt giáp biển mênh mông tại TP.Vũng Tàu vừa được tổ chức thành công; giá chốt cao hơn 100 tỷ đồng so với giá khởi điểm.
Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái đã tổ chức kỳ họp thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái thành tỉnh Lào Cai (mới).
Văn Toàn, Tuấn Anh rời Thép xanh Nam Định? Harry Kane được khuyên về Ngoại hạng Anh ngay mùa hè nếu muốn phá kỷ lục; Real Madrid nín thở chờ Mbappe trước El Clasico; Arsenal gia nhập cuộc đua giành Kounde; Patrice Evra gây sốc, chuẩn bị thượng đài MMA.
Ngày 26/4, UBND tỉnh Thanh Hóa và Tập đoàn Sun Group tổ chức Lễ động thổ dự án quần thể du lịch tâm linh, di tích lịch sử Am Tiên.
Nguyên nhân dẫn tới việc bé trai rơi xuống bể nước tử vong tại Trường Mầm Non Cẩm Trung (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), bước đầu được xác định là do bảo vệ trường quên khóa cửa và đậy nắp bể sau khi bơm.
Các đối tượng lừa đảo liên tục đưa ra các yêu cầu, bắt ông Lê Hồng T. (Sơn La) phải chuyển tiền vào số tài khoản để điều tra. Công an Sơn La kịp thời ngăn chặn vụ việc.
Sở An toàn thực phẩm TP.HCM vừa có kết luận chính thức về vụ nghi học sinh bị ngộ độc tại Trường TH-THCS Tuệ Đức (TP.Thủ Đức) sau bữa ăn xế.
Ô tô chở rác do Trần Văn Hậu (45 tuổi, ngụ thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An) điều khiển va chạm xe máy làm 4 người tử vong. Xác định đây là vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, Cục CSGT Bộ Công an đã tới Long An phối hợp điều tra.
Cơ quan điều tra đã khởi tố hai bị can trong vụ sập nhà xưởng đang sửa chữa trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, khiến 3 người tử vong.
Thời Hán Vũ Đế, hàng vạn người lâm vào cảnh “máu chảy đầu rơi” vì hoàng đế bị ám ảnh bởi cổ trùng - loại trùng độc được luyện kỳ công, tương truyền có khả năng giúp chủ nhân ăn nên làm ra, thậm chí sát hại kẻ thù.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày thứ Bảy cho biết, Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh ủng hộ các quy tắc quốc tế trong vấn đề thuế quan do Mỹ áp đặt, đồng thời phản đối chủ nghĩa bảo hộ.
Đoàn Đại biểu Việt Nam do Tiến sĩ Phạm Quang Long dẫn đầu sẽ sang tham dự Giải đấu võ thuật quốc tế kỷ niệm 40 năm thành lập Vovinam – Việt Võ đạo Senegal, đồng thời biểu diễn Lân Sư Rồng để quảng bá và phát triển bộ môn này tại Senegal.