Trong ngày trung tuần tháng 5, PV Dân Việt có mặt tại thủ đô Viêng Chăn, Lào giữa cái nắng nóng "như thiêu đốt da thịt". Tại đất nước "Triệu Voi", chúng tôi được trải nghiệm tuyến đường sắt tốc độ cao kết nối Lào – Trung Quốc.
Di chuyển 20km từ trung tâm thủ đô Viêng Chăn tới nhà ga đường sắt tốc độ cao, chúng tôi ngạc nhiên khi đất nước từng được "mệnh danh" có hạ tầng giao thông yếu kém bậc nhất khu vực Đông Nam Á. đến nay, bỗng nhiên cho thế giới thấy một tuyến đường sắt tốc độ cao có rất ít quốc gia khu vực có được.
Nhà ga đường sắt tốc độ cao tại thủ đô Viêng Chăn, Lào.
Xuyên suốt nhiều thế kỷ qua dòng chảy lịch sử, Lào là quốc gia có hạ tầng giao thông hạn chế, yếu kém bậc nhất khu vực do không có cảng biển, đường bộ đi lại khó khăn do địa hình đồi núi hiểm trở.
Đây cũng chính là tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại bậc nhất của đất nước "triệu voi" được đưa vào vận hành khai thác. Hệ thống phương tiện công cộng này đã gây chú ý cho nhiều người dân các nước Đông Nam Á và được người dân Lào chọn là phương tiện di chuyển từ thủ đô Viêng Chăn tới các tỉnh phía Bắc đất nước.
Cận cảnh bên trong nhà ga đường sắt.
Hàng ngày, tuyến đường sắt tốc độ cao thu hút rất nhiều người dân và du khách quốc tế sử dụng.
Có mặt tại nhà ga đường sắt tốc độ cao tại thủ đô Viêng Chăn, trước mắt chúng tôi là ga tàu được xây dựng kiên cố theo lối kiến trúc riêng biệt của đất nước Lào. Phía trước nhà ga là bãi đỗ xe rộng rãi thoáng đãng.
Hành khách xếp hàng đi qua cửa soát vé để vào nhà ga đường sắt.
Để đi vào bên trong nhà ga, hành khách phải mua vé tàu, xếp hàng để nhân viên kiểm tra theo từng bước với các thủ tục soi chiếu hành lý, kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Với hành khách nước ngoài, bắt buộc phải xuất trình hộ chiều kèm theo vé tàu.
Hành khách đi qua cửa soi chiếu an ninh.
Tiếp đó, hành khách ngồi ở khu vực chờ tàu, khi tàu tới hành khách tiếp tục phải trải qua thêm một bước kiểm tra vé tàu tại cửa lên tàu. Tại đây, hành khách xếp hàng đi ra cửa lên tàu, nhân viên đường sắt dùng thiết bị (giống 1 chiếc điện thoại) quét mã QR trên vé tàu đúng thông tin, hành khách mới được lên tàu.
Mọi người xếp hàng lên tàu, tự mang vác hành lý lên toa, không được ký gửi như khi đi máy bay. Nếu đặt vé trực tuyến, hành khách phải đăng ký tài khoản bằng đầu số điện thoại ở Lào. Còn khi mua vé trực tiếp tại ga, mọi người cần có hộ chiếu và đặt trước giờ tàu chạy. Thông thường vé mở bán trước 4 ngày.
Phần đường sắt chạy trên lãnh thổ Lào dài 422km với vẫn tốc tối đa 160km/h. Giá vé cố định, mỗi chặng có mức giá khác nhau. Các đoàn tàu đến ga và đi rất đúng giờ, chính xác từng phút như ở bảng thông báo.
Nếu như trước đây người dân Lào phải mất hơn 12giờ để lưu thông bằng đường bộ từ thủ đô Viêng Chăn đến thành phố Luang Prabang thì hiện nay nhờ có tàu cao tốc, thời gian di chuyển đã rút ngắn chỉ còn chưa đầy 2giờ.
Phía trong tàu được bố trí 5 hàng ghế bọc vải nỉ trang trí và đánh số thứ tự, vị trí ghế ngồi tương tự như ghế hành khách trên máy bay. Khu vực để hành lý của hành khách được thiết kế phía bên trên cao giống như máy bay.
Trong khoang hành khách có khu vực thông báo vận tốc, thời gian, vị trí tàu đang chạy qua khu vực nào. Trên tàu được bố trí 1 nhà vệ sinh, bồn rửa tay và khu vực quầy bar bán hàng thức uống, đồ ăn trên tàu.
Theo khảo sát của PV Dân Việt, đồ ăn, thức uống trên tàu không phong phú, khách có rất ít sự lựa chọn. Hành khách chỉ có thể mua bánh mì, nước lọc hoặc cơm phần tùy theo sự chuẩn bị của nhân viên. Không có mì ăn liền, cà phê hay một số đồ uống khác như trên thực đơn quảng cáo.
Hành khách xếp hành lý lên khu vực để hành lý.
Chia sẻ với PV Dân Việt, anh ÔLêy, người dân bản địa cho biết: "Khi chưa có tuyến đường sắt tốc độ cao, người dân chỉ có 1 sự lựa chọn di chuyển từ Viêng Chăn tới thành phố Luang Prabang hay các tỉnh phía Bắc nước Lào bằng đường bộ".
"Việc di chuyển bằng đường bộ mất khoảng 12 giờ rất khó khăn và nguy hiểm do đường hẹp có nhiều khúc cua qua những dãy núi", anh Ôlêy cho biết.
Anh ÔLêy, người dân bản địa chỉ tay hướng dẫn khách nước ngoài lên tàu.
Nêu ra khó khăn khi di chuyển bằng đường bộ, anh Ôlêy kể: "Đi từ Viêng Chăn tới thành phố Luang Prabang vào ngày trời mưa sạt lở, người dân phải ngủ tạm trên đường chờ đợi hơn 1 tuần mới có thể di chuyển được".
"Kể từ khi có tuyến đường sắt tốc độ cao, người dân rất vui mừng và lựa chọn đường sắt là phương tiện di chuyển", anh Ôlêy kể nói.
Hành khách trải nghiệm tuyến đường sắt tốc cao.
Được biết, tuyến đường sắt tốc độ cao Lào - Trung, dài 414 km từ thủ đô Viêng Chăn, Lào tới biên giới Trung Quốc, được khởi công từ năm 2016, với hợp đồng ban đầu trị giá 1,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, dự án phải mất tới 5 năm đầu tư xây dựng mới hoàn thành, thi công bởi Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc (CNRG), với tổng giá trị tăng lên 6 tỷ USD.
Hành khách dễ dàng di chuyển lên xuống tàu.
Báo South China Morning Post nói, theo thỏa thuận giữa hai bên năm 2016, Trung Quốc nắm giữ 70% liên doanh, Lào giữ 30% còn lại. "Do đây là dự án theo hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BOT), Chính phủ Lào sẽ tiếp nhận khai thác và nhận 100% lợi nhuận sau 50 năm", tờ Asia Times cho biết.
Tuyến đường sắt tốc độ cao này giúp đất nước "triệu voi" có khả năng mở rộng kết nối tới các nước láng giềng, lưu thông hàng hoá, phát triển du lịch tại nội địa. Người dân Lào cảm thấy phấn khích và hy vọng sẽ mở ra một tương lai phát triển rực rỡ cho đất nước.
Đặc biết, tuyến đường sắt cũng giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, du lịch phát triển. Nhiều doanh nghiệp Lào sẽ chuyển sang xuất khẩu sản phẩm, đặc biệt là nông sản, do đường sắt giúp tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc.
Chuyển đổi xanh không còn là lựa chọn, mà là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững. Đại diện Tập đoàn Gemadept chia sẻ 3 giá trị "không thể đong đếm được bằng tiền" trong chuyển đổi xanh.
Agribank triển khai chương trình ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh”, cùng hàng loạt chương trình tín dụng ưu đãi có quy mô lớn, lãi suất cạnh tranh và thủ tục linh hoạt.
Giá USD hôm nay 23/4 trên thế giới phục hồi so với sáng qua, sau khi phía Mỹ tin rằng căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc sẽ hạ nhiệt. Trong nước, tỷ giá trung tâm sáng nay tăng 20 đồng, lên 24.897 VND/USD.
Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các quầy dịch vụ trong bến xe cam kết không tăng giá dịch vụ và luôn nâng cao công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khoảng một tháng qua, nhiều người Gia Lai đã xuống Bình Định mua đất. Giá đất ở Bình Định có xu hướng tăng, đặc biệt là ở khu vực dự kiến đặt trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh mới sau khi sáp nhập với Gia Lai - Khu kinh tế Nhơn Hội.
Sau khi chứng kiến giá dầu thô thế giới lao dốc hai phiên liên tiếp, phiên giao dịch hôm nay ngày 23/4 giá dầu thô bất ngờ bật tăng dữ dội với mức tăng cao nhất trong 2 tuần trở lại đây.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), nhiều cổ đông bày tỏ quan tâm tới giá cổ phiếu của SHB cũng như “lộ trình” chuyển nhượng công ty tài chính, xây dựng trụ sở ngân hàng,...; đồng thời, đặt câu hỏi liên quan đến tác động từ thuế quan Mỹ.
"Nhiều tập đoàn lớn như NVIDIA, Samsung, Qualcomm, Meta, Google… đã chọn Việt Nam là trung tâm R&D, trung tâm đổi mới sáng tạo và trung tâm công nghiệp mới", Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng hé lộ.
Giá vàng liên tục tăng và phá kỷ lục khiến người dân Hà Nội đua nhau đi xếp hàng mua vàng. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng chỉ bán "nhỏ giọt", thậm chí có nơi tạm dừng bán ra.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trước ngày 25/4 thống kê danh sách Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch tỉnh, thành phố không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đầu tư công năm 2024, báo cáo Chính phủ