Hé lộ những gương mặt quan trọng của cuộc chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị mùa hè 1972 trong "Mưa đỏ"
Sau teaser trailer đầy cảm xúc, phim điện ảnh “Mưa đỏ” tiếp tục công bố loạt poster nhân vật, khắc họa rõ nét hai chiến tuyến giữa mùa hè năm 1972.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép hoạt động báo điện tử số 115/GP-BTTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 01/3/2022 và giấy phép sửa đổi, bổ sung số 55/GP-BVHTTDL do Bộ VHTTDL cấp ngày 11/6/2025
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
1. Với Madelene, 19 tuổi (tên đã được thay đổi), một tháng sau ngày gót giày của những người lính Đức in trên đường phố Paris, nỗi sợ hãi của cô dần nguôi ngoai khi cô nhận thấy họ "chẳng đến nỗi nào". Đóng quân cách nhà Madelene chỉ khoảng 150m, một sĩ quan Đức là Erst Steiner đôi lúc vẫn ghé thăm gia đình cô với những món quà là vài gói bơ, bao bột mì hoặc mấy hộp thịt. Bằng thứ tiếng Pháp "nửa nạc nửa mỡ", Steiner cho Madelene biết trước lúc chiến tranh nổ ra, anh ta là sinh viên Trường Đại học Hamburg, Đức.
Stephanie bị cạo trọc đầu trong tiếng cười chế nhạo của đám đông vì đã lấy chồng là lính Đức.
Đôi lần, Steiner ngỏ ý muốn cùng ăn tối với gia đình cô và sau bữa ăn, anh ta chơi vài bản nhạc trên cây đàn piano đặt ở phòng khách. Madelen nói: "Dần dà, sự có mặt của Steiner ở nhà tôi trở thành bình thường rồi sau vài tháng, qua lời Steiner và những tin tức trên đài phát thanh, tôi biết rằng cả châu Âu đã thuộc về người Đức nên khi anh ta ngỏ lời muốn cưới tôi, tôi đã đồng ý mà không hề do dự".
Với Marie, sáu tháng kể từ khi Paris rơi vào tay quân đội Quốc xã thì cô vừa tròn 20 tuổi. Trước đó, cô là sinh viên năm thứ hai ngành sư phạm tại Đại học Nam Paris và để có thể tiếp tục việc học, cũng như gia đình cô được nhận phiếu thực phẩm, Marie nhận lời làm nhân tình với một sĩ quan Quốc xã. Mặc dù thầy cô, bạn bè và hàng xóm chẳng ai nói ra nhưng tất cả đều nhìn cô với cặp mắt e dè. Marie cho biết trong lớp học cũng như trong các sinh hoạt thường ngày, mọi người vẫn chào hỏi cô nhưng chẳng ai tỏ ra thân mật với cô dù rất nhiều lần, cô đã cố chứng tỏ rằng cô không hề có ý làm hại họ. Việc cô trở thành nhân tình của gã sĩ quan Quốc xã chỉ vì thời thế.
Marie nói: "Suốt 4 năm, tôi sống trong cô độc. Tháng 6/1944, Paris được giải phóng, gã sĩ quan nhân tình của tôi bỏ chạy cùng đám lính bại trận, tôi nghĩ mình đã rũ bỏ được gánh nặng nhưng thật không may, những ê chề, nhục nhã mà tôi phải chịu đựng sau đó còn khủng khiếp gấp nghìn lần so với việc tôi bị bạn bè, hàng xóm cô lập".
Stephanie cũng vậy. Cô cũng bị cộng đồng xa lánh mặc dù cô không chủ động trong việc lấy chồng Đức mà bị ép buộc. Theo lời Stephanie, khi Đức chiếm nước Pháp, cha cô vốn là viên chức trong chính phủ Pháp chạy về miền nam rồi gia nhập hàng ngũ kháng chiến "Pháp tự do", lãnh đạo bởi tướng De Gaulle. Stephanie kể: "Một sáng, có 2 nhân viên an ninh Đức đến nhà hỏi về cha tôi. Mẹ tôi trả lời từ ngày ông ấy bỏ đi, gia đình chẳng còn nghe tin gì về ông ấy nữa".
Vài ngày sau, một sĩ quan Đức xuất hiện. Tự giới thiệu mình là Carl Elberg nhưng lần này anh ta không đề cập về người cha của Stephanie mà chỉ hỏi hoàn cảnh sống của hai mẹ con. Tiếp theo, tháng nào gia đình cô cũng nhận được phiếu thực phẩm loại 1. Stephanie kể tiếp: "Một hôm, Steiner hỏi tôi có muốn lấy anh ta không nhưng qua những lời lẽ bóng gió, tôi hiểu rằng nếu tôi không đồng ý thì cuộc sống và sinh mạng của mẹ con tôi sẽ gặp khó khăn, nếu không muốn nói là nguy hiểm vì gia đình tôi có người theo kháng chiến".
Những người lấy chồng Đức bị lùa ra đường chỉ với quần áo lót để người dân sỉ nhục.
Marie, Stephanie, Madelene chỉ là 3 trong số hơn 20.000 phụ nữ Pháp ở Paris buộc phải lấy chồng hoặc tự nguyện trở thành nhân tình của lính Đức và điều này được Bộ chỉ huy quân đội Đức ở Pháp đồng ý, thậm chí khuyến khích. Các tài liệu thu được sau ngày quân Mỹ và Đồng minh giải phóng nước Pháp năm 1944 cho thấy việc khuyến khích lính Đức lấy vợ hoặc có nhân tình người Pháp mang lại 2 lợi ích: Một là họ khó có thể phản bội, nhất là khi đã có con, hai là họ không dám ủng hộ phe kháng chiến và thậm chí nhiều trường hợp, họ còn trở thành điệp viên Đức, cung cấp tin tức về phe kháng chiến cho người Đức.
Theresa chẳng hạn, vốn là vũ công của hộp đêm Đôi giày Đỏ ở Paris. Khi quân Đức tiến vào, Đôi giày Đỏ vẫn được phép mở cửa làm nơi giải trí cho lính Đức. Trẻ, xinh gái, lại biết chút ít tiếng Đức, Theresa nhanh chóng trở thành ngôi sao và có nhiều mối quan hệ với các sĩ quan Đức. Nắm được yếu tố này, một nhóm kháng chiến ở Paris cử người móc nối cô nhưng họ không ngờ rằng cô là nhân tình của một sĩ quan mật vụ Gestapo.
Vì thế, tất cả những tin tức mà Theresa cung cấp cho kháng chiến đều là tin giả còn ngược lại, những tin tức về nhóm kháng chiến mà cô cung cấp cho người tình của cô lại là tin thật. Đỉnh điểm của việc này là khi 6 thành viên kháng chiến tổ chức ám sát người đứng đầu cơ quan an ninh Đức Quốc xã ở Paris rồi khi vào đến vị trí phục kích, tất cả đều bị Gestapo bắt và bị kết án tử hình.
Theo nhà sử học Jean Belmondo, Đại học Ecole Normale Superieure de Lyon, đau xót nhất là những phụ nữ có chồng là lính trong quân đội Pháp, bị người Đức bắt vào trại tù binh sau những trận giao tranh. Cách duy nhất để có thể sống an toàn, tìm được tiền và thức ăn nuôi gia đình là trở thành nhân tình hoặc vợ lính Đức. Khi nước Pháp giải phóng, nhiều gia đình tan vỡ cũng vì chuyện ấy còn những đứa trẻ cha Đức mẹ Pháp, chúng bị gạt hẳn ra ngoài lề.
Mẹ bị cạo trọc, con vô thừa nhận chỉ vì cha là thành viên Quốc xã.
2.Vài tháng sau ngày nước Pháp được quân Mỹ và Đồng minh giải phóng, số phận của những cô gái Pháp lấy chồng hoặc là nhân tình của lính Đức bắt đầu bị "tính sổ". Vẫn theo nhà sử học Jean Belmondo, người Pháp gọi sự trả thù này là "épuration sauvage - cuộc thanh trừng hoang dã" vì nó diễn ra tự phát và không chính thức nhưng rất man rợ. Ngoại trừ những người đã từng gây thiệt hại cho các tổ chức kháng chiến phải ra tòa lĩnh án tù nhiều năm, thậm chí bị xử bắn, còn thì tất cả đều bị cạo trọc đầu, bị buộc phải mặc quần áo lót rồi lùa ra đường để người dân chứng kiến.
Marie kể: "Đám đông đứng thành hàng dài hai bên phố. Họ không đánh đập tôi nhưng họ nhổ nước miếng và chửi tôi thậm tệ". Còn với Stepanie thì: "Họ gọi tôi là con điếm Đức. Một người đàn bà xông ra, bắt tôi quỳ xuống rồi bôi nhựa đường lên đầu tôi. Tiếp theo bà ta rắc lông vịt lên. Khi được cho về nhà, tôi phải mang cái đầu lông vịt suốt một quãng đường dài trong cái nhìn khinh bỉ của dân phố".
Một số liệu được công bố hồi cuối năm 1945 cho thấy đã có ít nhất 20.000 phụ nữ Pháp bị cạo trọc đầu và bị lăng nhục, 6.000 phụ nữ khác bị giết vì đã cộng tác với kẻ thù, hơn 200.000 đứa trẻ lai là kết quả của những mối tình chồng Đức vợ Pháp bị hắt hủi. Nhưng theo nhà nhà sử học Anthony Beevor, con số còn có thể cao hơn.
Trong cuốn sách đề cập đến sự trả thù của người Pháp với những phần tử đã cộng tác với Đức Quốc xã, ông Anthony Beevor viết: "Trên thực tế, một số phụ nữ Pháp có quan hệ với lính Quốc xã là gái mại dâm, số khác bị hãm hiếp nhưng tất cả đều bị đóng khung rồi buộc tội. Có người chỉ vì thù oán cá nhân nên mang họa như một thiếu nữ làm nghề bán vòng hoa cưới hỏi, tang lễ ở Toulouse.
Một sáng nọ, khi cô đứng cạnh cửa sổ thì một lính Đức đến bắt chuyện với cô.Tất cả cuộc trò chuyện của họ diễn ra bên cửa sổ, người lính Đức chưa hề bước chân vào nhà cô nhưng sau tháng 4/1945, một đám đông kéo đến lôi cô ra đường, lột quần áo, cạo trọc đầu rồi kéo lê cô đi khắp thị trấn. Trên cổ cô treo tấm bảng với dòng chữ đậm nét: "Tiếp tay cho kẻ thù".
Jack Colville, phóng viên của tạp chí Time đã ghi lại những gì ông nhìn thấy hồi tháng 6/1945: "Một chiếc xe tải mui trần chạy qua trước mặt tôi trong tiếng la ó, chửi bới của đám đông người Pháp. Ở thùng xe, có khoảng 30 phụ nữ Pháp đầu cạo trọc, mặt có dấu chữ thập ngoặc Đức Quốc xã viết bằng nhựa đường. Nhiều người trong số đó khóc nức nở, số khác cúi gằm, cam chịu…".
Và mặc dù Đại tá Henri Rol-Tanguy, người đứng đầu lực lượng kháng chiến Pháp tự do ở Paris đã cho treo những tấm áp phích cảnh báo về sự trả thù đối với những phụ nữ đã từng lấy chồng hoặc là nhân tình của sĩ quan, binh lính Quốc xã nhưng điều ấy cũng không ngăn cản được sự "lên đồng tập thể" của đám đông đang say máu căm hờn. Jack Colville viết tiếp: "Rất nhiều người bị oan nhưng họ lại không thể chứng minh nỗi oan của họ, chẳng hạn như một cô giáo Pháp tại trường trung học Argentan. Cô bị đám đông đánh đập đến tàn phế vì trong thời gian bị Quốc xã chiếm đóng, cô đã dạy tiếng Đức!".
Cũng sau khi thanh lọc những cô gái Pháp có quan hệ với lính Đức, người ta còn phát hiện hơn 200.000 đứa trẻ là kết quả của mối tình chồng Đức, vợ Pháp. Suốt 4 năm sau đó, những đứa trẻ ấy không được đi học và thậm chí cũng không được hưởng những phúc lợi an sinh xã hội. Madelene có đứa con trai lai Đức nói trong nghẹn ngào: "Con tôi bị lũ trẻ hàng xóm tẩy chay, thỉnh thoảng nó còn bị đánh. Trường học không nhận nó…", Pierre cũng lai Đức, mới 4 tuổi nhưng đã được mẹ dặn phải che giấu thân phận mình dù họ đã dọn nhà từ Paris về Cote Dazur.
Khi có ai hỏi đến cha, Pierre chỉ ngập ngừng: "Cha chết". Theo nhà sử học Jean Belmondo, nhiều trẻ khi lớn lên vẫn không biết nguồn gốc thật của mình vì mẹ họ đã qua đời. Rousseux chẳng hạn, mãi 17 tuổi anh mới tìm thấy cuốn nhật ký của mẹ và mới biết cha anh là người Đức. Sự thật ấy đã khiến anh sang Đức tìm cha ruột mình. Rousseux nói: "Mặc dù cha tôi cũng đã chết nhưng điều đáng buồn là những anh chị em cùng cha khác mẹ với tôi lại không nhìn nhận tôi. Họ nói rằng việc tôi xuất hiện đã phá vỡ sự bình lặng và lòng kính trọng đối với người cha của gia đình họ".
Với Josiane Kruger, lớn lên tại một ngôi làng ở miền đông nước Pháp, cô luôn cảm thấy có sự khác biệt so với những đứa trẻ khác.Cô không có cha, chỉ có mẹ và bà ngoại.Trong cuốn tự truyện phát hành năm 2001 tại Pháp, Kruger cho biết các bạn học thường gọi cô là "boche", một cách chửi thề trong tiếng Pháp dành cho người Đức.
Kruger nói: "18 tuổi, tôi mới được bà ngoại cho biết cha tôi là lính Đức.Trước khi tôi ra đời, đơn vị của cha tôi từ Pháp chuyển đến mặt trận Nga và không ai nghe được tin tức gì về ông nữa". Sau ngày nước Pháp giải phóng, phần lớn làng nơi Kruger sinh sống tẩy chay cô nhưng may mắn là cô không bị cạo trọc đầu và bị đem ra bêu riếu. Mãi đến năm 1948, Tổng thống Pháp De Gaule mới ban bố sắc lệnh cấm phân biệt đối xử nhưng nhiều đứa trẻ lai vẫn phải chịu sự ngược đãi và xa lánh suốt thời gian dài.
Năm 1956, như một phần của việc chuộc lại lỗi lầm vì đã chiếm đóng nước Pháp, chính phủ Tây Đức đồng ý cho tất cả những người lai Đức được nhập quốc tịch Đức, và được hưởng mọi quyền lợi như những công dân Đức nếu họ muốn. Về phía Pháp, quốc gia này cũng công nhận những phụ nữ đã lấy chồng lính Đức là những cuộc hôn nhân thật sự.
Vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày quân đội Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandy, giải phóng nước Pháp và toàn bộ châu Âu, Kruger viết thư cho Claude Chirac, con gái của Tổng thống Pháp Jacques Chirac, khi ấy là Giám đốc văn phòng quan hệ công chúng trực thuộc Phủ Tổng thống. Trong thư Kruger đề nghị Claude Chirac tận dụng vị trí này để phục hồi danh dự cho "những đứa trẻ bị nguyền rủa bởi chiến tranh" vì cũng như cô, "chẳng đứa trẻ nào được quyền chọn cách ra đời của chúng"…
Hậu Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường là hoàng đế mang vết nhơ "cõng rắn cắn gà nhà”, thậm chí bị coi là hoàng đế bán nước nhục nhã nhất trong lịch sử Trung Hoa, khi nhượng 16 châu cho người Khiết Đan ở phương bắc.
Sau teaser trailer đầy cảm xúc, phim điện ảnh “Mưa đỏ” tiếp tục công bố loạt poster nhân vật, khắc họa rõ nét hai chiến tuyến giữa mùa hè năm 1972.
Ngày 28/7, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) đã chính thức thông báo về việc áp dụng công nghệ VAR tại trận chung kết Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025 giữa đội tuyển U23 Việt Nam và đội tuyển U23 Indonesia.
Một người bạn từ TP Hồ Chí Minh ra Huế du lịch, sau khi đi dạo bên bờ sông Hương, ghé thăm đồi Thiên An, đồi Vọng Cảnh…khi trở về đã chia sẻ cảm nhận: “Người dân Huế quá sung sướng khi đang sống trong một “khu resort khổng lồ” mà không hề hay biết”.
Chiều 28/7, một vụ xả súng xảy ra tại chợ Or Tor Kor (quận Chatuchak, thủ đô Bangkok, Thái Lan) khiến 6 người thiệt mạng.
Vướng mắc cuối cùng liên quan đến việc nắn tuyến đường để bảo tồn biệt thự cổ Võ Hà Thanh (nhà lầu Ông Phủ, phường Trấn Biên, thuộc phạm vi TP Biên Hòa cũ) đã được tháo gỡ, Dự án Đường ven sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai mới, sau sáp nhập 2 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước) sẽ được tăng tốc thi công để hoàn thành.
Diễn viên Mai Huê trong vai Thảo hiện đang gây nhiều tranh cãi và là nhân vật bị khán giả cảm thấy bức xúc, ghét nhất trong phim "Dịu dàng màu nắng".
Vừa chính thức khai trương cuối tuần qua, Sun Gallery Vung Tau đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình Sun Property và đô thị biển Blanca City tiệm cận với khách hàng phía Nam.
Ông Piyasak, CEO của công ty tài chính Ngern Tid Lor (NTL) nổi tiếng Thái Lan, người đứng sau một trong những thương vụ IPO lớn nhất ngành tài chính chứng khoán Thái Lan, đã gia nhập làm thành viên HĐQT độc lập của F88 ngay trước thềm công ty này chuẩn bị lên UPCoM. Với những kinh nghiệm thực chiến quốc tế của mình, F88 kỳ vọng ông Piyasak sẽ mang lại những giá trị mới cho hành trình lớn hơn của mình trong tương lai.
Nguyên Hoàng hậu Viên Tề Quy yêu chồng hơn cả con trai, đã vì giang sơn xã tắc mà muốn giết con mình để ngăn họa về sau.
Các vị trí bị đứt gãy, nứt toát và sụt lún nằm trên tuyến Tỉnh lộ 627, Quốc lộ 40B đoạn đi qua xã Măng Ri và khu vực giáp ranh của địa phương này.
Mỗi ngày, anh Thành ở xã Mường Xén, Nghệ An nấu hơn 1.200 suất cơm gửi đến người dân vùng lũ. Không riêng anh Thành, nhiều người khác giữa tâm lũ đã có những hành động thiết thực giúp đỡ bà con trong lúc khốn cùng nhất.
Giải đấu Pickleball Negin Phantom 2025, đã quy tụ nhiều Ca sỹ, nghệ sỹ, diễn viên nổi tiếng cùng với các tay vợt là những gương mặt nổi tiếng trong giới Pickleball.
Là một trong 5 doanh nghiệp Việt Nam có điểm số ACGS cao nhất năm 2024, VPBank được vinh danh tại Hội nghị và Lễ trao giải Quản trị Doanh nghiệp ASEAN.
V.League 2025/2026 đang trong giai đoạn chuẩn bị cuối cùng, tuy nhiên đến nay CLB Quảng Nam vẫn chưa có văn bản xác nhận chính thức việc tiếp tục góp mặt ở mùa giải mới.
Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, làm việc với cán bộ ngoại giao cùng đại diện cộng đồng Việt Nam tại Nhật Bản.
"Hoa Lư mùa lễ hội" ghi lại những khoảnh khắc rực rỡ và trang nghiêm của vùng đất Cố đô trong mùa lễ hội truyền thống. Những đoàn rước kiệu uy nghi, nhịp trống hội vang vọng, múa rồng sôi động, cờ hoa rợp sắc... làm sống dậy khí thế đất kinh kỳ.
Nhưng điện thoại anh luôn sạch bóng, lịch trình rõ ràng như sách giáo khoa.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, lực lượng An ninh chính trị nội bộ cần kịp thời phát hiện những biểu hiện “lợi ích nhóm,” trục lợi, tác động thể chế, chính sách trong quá trình đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
Hàng loạt cửa hàng tiện ích gắn thương hiệu Winmart, Winmart+/Win xuất hiện ở các tỉnh lẻ, khu dân cư nông thôn cho thấy, Wincommerce (thuộc Tập đoàn Masan) đang dẫn đầu xu hướng hiện đại hoá thị trường nông thôn, thể hiện chiến lược "phủ sóng" ấn tượng, giúp WCM khai phá thị trường trị giá hàng chục tỷ USD.
Tàu ngầm Yasen-M được trang bị tên lửa siêu thanh Zircon có thể gây ra nguy cơ đe dọa nghiêm trọng cho hạm đội đối phương, Tạp chí Military Watch đưa tin sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh sản xuất hàng loạt tàu ngầm tuần dương.
Liên quan đến vụ dùng điếu cày đánh người xảy ra ở phường Liên Hòa, Quảng Ninh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Cố ý gây thương tích".
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 457/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tỉnh Đồng Nai. Theo quyết định này, Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Sơn làm Phó Trưởng ban thường trực.
Trung tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã báo cáo báo cáo với Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác về tình hình, kết quả công tác đảm bảo an ninh chính trị nội bộ thời gian qua, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng cần nâng cao vai trò lãnh đạo địa phương, thúc đẩy xóa nhà tạm, nhà dột nát. Gắn trách nhiệm người đứng đầu, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống dân cư.
Đỗ Chung Nguyên vừa gia nhập CLB Ninh Bình để mở ra cơ hội khoác áo U23 Việt Nam cũng như ĐT Việt Nam nếu anh thi đấu tốt và nhận được sự quan tâm của HLV Kim Sang-sik.
Ông Nguyễn Tiến Huấn, cựu chiến binh, nông dân ở thôn Khe Cò, xã Sơn Tiến, tỉnh Hà Tĩnh (trước đây, Sơn Tiến là một xã của huyện Hương Sơn cũ) đã làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn, nuôi lợn, trồng cây ăn quả...
Ngày 28/7, HĐND TP.HCM đã thông qua Tờ trình của UBND TP.HCM, về việc hỗ trợ đối với lực lượng cộng tác viên Đội quản lý trật tự đô thị và người ký hợp trong chỉ tiêu biên chế của Hội Chữ thập đỏ cấp huyện (cũ) nghỉ việc, do thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Cử tri đề nghị Bộ GDĐT có bộ sách giáo khoa chung áp dụng cho học sinh trên cả nước cho phù hợp với điều kiện thực tế xã hội hiện nay.
Suốt 8 năm qua, ông Nguyễn Văn Phân ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn, TP Cần Thơ sau sáp nhập tỉnh (trước sáp nhập tỉnh, Vĩnh Viễn là 1 xã của huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cũ) mạnh dạn thử nghiệm trồng dừa sáp trên vùng đất phèn. Kết quả bước đầu cho thấy cây dừa sáp trên đất phèn có thể mang lại hiệu quả kinh tế và nhân rộng tại địa phương.
Chúng tôi đi giữa những khu chợ bỏ hoang, được đầu tư bằng ngân sách nhà nước từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng để “sờ” được sự lãng phí. Những công trình được ví như "ung nhọt" lãng phí cần điều trị gấp.
3